• Không có kết quả nào được tìm thấy

2.2 Ẩm thực dân gian Hà Nội

2.2.2 Đồ uống tiêu biểu

2.2.2.2 Rượu

ch

ngâu và úp các chén kín hoa, bưng khay để lên nồi nước sôi cho hương hoa bám vào lòng chén.

Pha trà mạn ngon và rót đều vào từng chén, mỗi người tham gia sẽ phải đoán hương trà trong chén của mình và cùng nhận xét. Sau mỗi chén trà, người chủ trà lại hoán vị hương để ai cũng được thưởng thức hết cái tinh tuý của hội trà ngũ hương.

Văn hóa thể hiện được con người. Văn hóa thưởng trà của người Hà Nội xưa là đỉnh cao của nền văn hóa trà Việt. Bởi nơi đây là thủ đô của đất nước, nơi hội tụ những bậc hiền tài của quốc gia, những con người có tầm hiểu biết sâu rộng về nền văn hóa dân tộc. Và văn hóa thưởng trà là một trong những nét văn hóa độc đáo và tinh tế nhất của người Tràng An xưa. Sự tinh tế và cẩn trọng được thể hiện qua từng cung đoạn từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, trà cụ, không gian và tâm thế thưởng trà đến cách thức pha chế và cao độ là nghệ thuật thưởng thức trà. Hiếm có nơi nào trên đất nước Việt Nam có số lượng người hiểu trà và yêu trà như Hà Nội. Có những gia đình nghệ nhân trà suốt bao nhiêu đời còn truyền lại đến ngày nay cho con cháu niềm đam mê và nhiệt huyết giữ gìn hương trà Việt. [Phụ lục I.Hình 13]

ch

Nằm cạnh Hồ Tây với hoa sen thơm ngát nên Thụy Chương cũng nổi tiếng khắp kinh thành với loại rượu nhụy sen. Một vùng đất khác cũng nấu rượu rất nổi tiếng, đó là Kẻ Mơ.

Em là con gái kẻ Mơ

Em đi bán rượu tình cờ gặp anh Rượu ngon chẳng quản be sành...

Áo rách khéo vá hơn lành vụng may.

Trong dân gian lưu truyền "Rượu làng Mơ, thơ làng Lũ" (Kim Lũ, quận Hoàng Mai nổi tiếng có nhiều người làm thơ hay trong đó phải kể đến Nguyễn Siêu). Một câu khác là "Rượu làng Mơ, cờ Mộ Trạch" (làng có nhiều người chơi cờ tướng giỏi ở huyện Bình Giang, Hải Dương), điều đó cho thấy rượu Mơ không chỉ có tiếng ở Thăng Long mà còn có tiếng vang khắp thiên hạ. Phía Tây nam thành Thăng Long có làng Vọng (nay là phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân) nấu rượu rất ngon, ngoài ra trong ca dao tục ngữ còn nói đến rượu làng Ngâu (nay là Yên Ngưu, Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì), làng Thổ Khối (Gia Lâm). Trong "Dư địa chí", Nguyễn Trãi cũng nhắc đến rượu sen, rượu cúc như đặc sản lâu đời của Thăng Long.

Ngoài những loại rượu trên còn có rượu nếp gày làng Tó cũng khá nổi tiếng.

Đến làng Tó những ngày này, đâu đâu cũng thấy người ta nhộn nhịp nổi lửa đồ xôi, vào men, ủ rượu.

Nhà nào nhà nấy lá sen tươi để thành từng xếp, xôi nếp trắng, nếp cẩm được rải tràn trên các tấm nia. Tiếng giã men thậm thịch vang xa... Có tới cả trăm hộ nông dân làm nghề truyền thống này. Mỗi buổi sáng vài chục gánh rượu nếp theo các chuyến xe khách, xe lam vào nội thành để tiêu thụ rượu, đấy là chưa kể đội ngũ bán rượu rong, gánh hoặc đạp xe tới khắp hang cùng ngõ hẻm của thành phố. Sự hấp dẫn của rượu nếp làng Tó là hương vị thơm ngon, chất men say nồng, hạt gạo nếp săn tròn, mẩy, nước ngọt, không chua.

Chẳng may có mẻ nào làm hỏng (dùng men non, hay ủ chưa tốt) người dân làng Tó đều giữ lại ăn, “nhường” của ngon cho thiên hạ

ch

Rượu nếp làng Tó qua nhiều thời kỳ, đến nay đã “đổi mới” khá nhiều về cả cách làm, cách bán, lẫn chất lượng. Công thức tuy vẫn vậy, song người ta đã đơn giản đi nhiều thao tác, không cầu kỳ như xưa. Cách làm đơn giản, nên cả làng ai cũng có thể làm được. Men khô đuợc bán sẵn đầy chợ, chẳng ai cầu kỳ tự làm men lấy. Nhưng quan trọng nhất, theo dân làng cho biết, là chất lượng gạo nếp hiện nay, do chạy theo năng suất nên thua kém xa gạo nếp trước kia (kể cả loại nếp cái hoa vàng cũng đã bị lai tạp, thoái hoá đi nhiều ).

Kèm theo rượu nếp, trong thúng mủng, gánh hàng của họ bao giờ cũng có đủ các loại rượu ngang, quốc lủi, nếp cẩm, nếp than... đáp ứng tùy theo nhu cầu và túi tiền của ngươì tiêu dùng.

Ngoài ra, người dân làng Tó còn đi tứ xứ khắp nơi mang theo nghề truyền thống của làng mình đến cả vùng núi cao, lẫn miền biển. Không ít các thôn nữ của làng đã vào làm dâu tận thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam, đem theo hương vị rượu nếp của quê hương mình. Nhiều người đã ăn nên làm ra nhờ làm và bán rượu nếp nơi phương xa, nhưng không bao giờ quên sứ xở làng quê với nghề truyền thống làm rượu nếp, bánh đúc nổi tiếng của cha ông mình.

Làng Tó Tả đang trong quá trình đô thị hóa, ruộng đất cũng ít đi nhiều.

Vì thế, người làm rượu nếp không còn phải qua các khâu giã, dần, sàng gạo mà mua gạo từ các thương lái; men khô cũng được bán khắp các chợ nên không cần dùng công tự chế như xưa.

Cách bán cũng thay đổi khá nhiều. Nếu xưa kia, dân làng Tó thường để sản phẩm trong một cái rá tre, dưới đáy lót một lớp lá chuối tươi, bên trên đậy miếng vải màn trắng muốt. Chiếc bát sành được đặt ở dưới để hứng chất nước men sánh ngọt và cay dịu màu vàng, đỏ. Mỗi khi đầy bát, cô bán hàng lại rót vào cái bình để khi có khách thì rưới lên bát cơm rượu. Chiếc rá tre ngày nào giờ cũng được thay bằng chiếc chậu, xô nhựa nhỏ xinh, nước rượu tiết ra được giữ lại ở phía dưới… Cách làm, cách bán của người làng Tó nay tuy có khác nhưng hương vị rượu nếp nơi đây vẫn không hề thay đổi.

ch

Mấy năm nay, những người sành ăn ở nội thành thường kết hợp sữa chua với nếp cẩm. Vì thế, món đặc sản làng Tó không chỉ thịnh vào dịp Tết giết sâu bọ mà nhanh chóng trở thành món quà quê thời thượng. Thế là làng rượu nếp lại có thêm “đất dụng võ”, sản phẩm được làm nhiều hơn. Nhiều hộ gia đình không chỉ sống được mà còn khấm khá lên nhờ rượu nếp.

2.3 Thực trạng khai thác văn hóa ẩm thực dân gian tại Hà Nội