• Không có kết quả nào được tìm thấy

So sánh đặc điểm huyệt Ủy trung trên bệnh nhân yêu cước thống thể

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. So sánh đặc điểm huyệt Ủy trung trên bệnh nhân yêu cước thống thể

Như vậy, có thể nhận định rằng các huyệt châm cứu có cấu trúc hình thái nhất định chiếm một diện tích trên bề mặt da. Vùng huyệt có số lượng khá cao các sợi thần kinh ngoại vi, động mạch, tĩnh mạch và mạch bạch huyết dưới da. Các sợi thần kinh ngoại vi tạo thành mạng lưới quấn quanh mạch máu, có nhiều đầu mút thần kinh và các tế bào có hoạt tính sinh học cao. Điều này làm sáng tỏ quan niệm về huyệt theo các y văn cổ, huyệt là nơi thần khí vận hành nhưng không phải là hình thái tại chỗ của da, gân, cơ, xương. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy có sự khác nhau về đặc điểm sinh học giữa huyệt và vùng ngoài huyệt, giữa các huyệt trên cơ thể người bình thường. Thông qua những đặc điểm sinh học của huyệt vị có thể xác định sự mất cân bằng âm dương của kinh lạc, từ đó có thể phân tích nguyên nhân gây bệnh, đưa ra phương pháp điều trị.

4.2. So sánh đặc điểm huyệt Ủy trung trên bệnh nhân yêu cước thống thể

liệu về nhiệt độ da, cường độ dòng điện qua da vùng huyệt Ủy trung trên bệnh nhân yêu cước thống thể thận hư trong nghiên cứu này cho thấy nhiệt độ da, cường độ dòng điện qua da vùng huyệt thấp hơn so với chỉ số này ở người bình thường cùng tuổi, cùng giới. Điều này chứng tỏ khi cơ thể bị bệnh, khí huyết lưu thông trong kinh mạch bị giảm sút thì sự dinh dưỡng, tính dẫn truyền của tổ chức da vùng huyệt Ủy trung ở bệnh nhân yêu cước thống thể thận hư cũng giảm.

Đỗ Công Huỳnh thì cho rằng sự biến đổi của nhiệt độ da và cường độ dòng điện qua da được xem như là biểu hiện của sự biến động của các chức năng của hệ thần kinh tự chủ, mà đầu tiên là hệ thần kinh giao cảm. Khi cơ thể bị tác động bởi các yếu tố gây hại thì hệ thần kinh tự chủ được hoạt hoá đầu tiên [12].

Qua phân tích các số liệu nghiên cứu về đặc điểm của huyệt Ủy trung ở người bình thường và bệnh nhân yêu cước thống thể thận hư có thể thấy rằng công năng hoạt động của tạng Thận tương ứng với tình trạng sinh lý, bệnh lý của bệnh nhân yêu cước thống “ Thận âm bất túc, không thể nhu dưỡng yêu tích; Thận dương bất túc, không thể ôn ấm cân mạch”.

4.2.2. Về sự biến đổi các đặc điểm của huyệt Ủy trung sau khi điện châm Kết quả nghiên cứu được trình bày trên các bảng 3.7 đến 3.8 cho thấy sau 7 ngày điều trị bằng điện châm thì nhiệt độ da (31,34 ± 0,45), cường độ dòng điện qua da huyệt Ủy trung (111,22  6,18) của bệnh nhân tăng lên về gần với các chỉ số này ở người trưởng thành bình thường cùng lứa tuổi (p<0,05).

Theo Y học cổ truyền, kinh lạc là đường lưu thông của khí huyết. Khí huyết đầy đủ thông suốt thì cơ thể khỏe mạnh, ngược lại khí huyết suy giảm, lưu thông khí huyết bị rối loạn thì sinh ra bệnh tật. Kinh khí Túc Thiếu âm

Thận từ mắt cá trong lên Âm cốc, sang ngang vào nếp gấp khuỷu mà gặp Ủy trung, do đó Ủy trung trị đau lưng tốt do hội tu kinh khí Túc Thái Dương và Túc Thiếu Âm. Do vậy, khi kích thích điện lên huyệt Ủy trung sẽ làm điều khí hòa huyết thông suốt trong kinh mạch, từ đó trị được bệnh.

Nghiên cứu của Phạm Hữu Lợi [110] về sự biến đổi đặc điểm của một số huyệt Nguyên trên bệnh nhi viêm não Nhật Bản cho thấy huyệt Nguyên ở bệnh nhi viêm não Nhật Bản có nhiệt độ cao hơn nhưng cường độ dòng điện thấp hơn so với trẻ bình thường khỏe mạnh. Như ta đã biết, khi nhiệt độ cơ thể tăng sẽ gây giãn mạch, khí huyết tập trung nhiều nên cường độ dòng điện sẽ tăng lên. Sở dĩ có sự trái ngược nhiệt độ da ở bệnh nhi viêm não Nhật Bản là do bệnh thuộc chứng Quyết nên ở bệnh nhân có hiện tượng người nóng nhưng chân tay lại lạnh nên nhiệt độ tại huyệt Nguyên sẽ thấp hơn so với trẻ bình thường. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh và cộng sự [22] về đặc điểm của huyệt Nguyên trên bệnh nhân loét dạ dày - hành tá tràng cho thấy huyệt Nguyên ở bệnh nhân loét dạ dày hành tá tràng có nhiệt độ da, cường độ dòng điện qua da thấp hơn và điện trở da cao hơn so với người bình thường.

Dưới tác dụng điều trị của điện châm cho thấy có sự tương ứng giữa mức độ phục hồi trên lâm sàng với sự trở về bình thường của nhiệt độ và cường độ dòng điện tại các huyệt Nguyên của trẻ viêm não Nhật Bản. Dưới tác dụng điện châm huyệt Túc tam lý, nhiệt độ, cường độ dòng điện qua da tăng lên còn điện trở da giảm xuống tại 12 cặp huyệt Nguyên ở bệnh nhân loét dạ dày- hành tá tràng [22].

Như vậy, điện châm có tác dụng điều chỉnh các chỉ số đặc điểm của huyệt (nhiệt độ da, cường độ dòng điện qua da) ở mức không bình thường trở về mức bình thường. Điều này cho thấy nhận thức của người xưa về sự phát sinh của bệnh tật và châm cứu có tác dụng điều khí, hòa huyết, lập lại thăng bằng âm dương là có cơ sở khoa học.

4.3. Tác dụng của điện châm huyệt Ủy trung trong điều trị bệnh nhân