• Không có kết quả nào được tìm thấy

1.5.1. Sụn loa tai

Sụn loa tai có ưu điểm là nguồn cung dồi dào hơn sụn vách ngăn, có thể lấy được mảnh sụn loa tai ho c mảnh ghép phức hợp da- sụn tai, vùng cho sụn dễ khuất dấu và ít có biến dạng hậu phẫu. Sụn loa tai giòn hơn sụn vách ngăn do vậy khó cắt gọt và tạo hình chính xác.51, 52 Tuy nhiên với đ c

tính mềm hơn sụn vách ngăn nên sụn loa tai khá yếu và có hình dạng cong bất thường, không phù hợp trong trường hợp cần tăng cường khung nâng đỡ sống mũi. Không thể dùng sụn loa tai để nâng sống mũi. Trong trường hợp cánh mũi xẹp thì sụn loa tai không đủ khỏe để nâng đỡ cánh mũi. Sụn loa tai chỉ thích hợp dùng như vạt phủ (onlay) để cải thiện đường viền vùng đỉnh mũi, ho c sử dụng dưới dạng nẹp viền cánh mũi, nẹp sống mũi, cột trụ mũi.53 Vạt sụn loa tai với hình dáng cong bất thường, thậm chí vạt có thể biến dạng do sẹo co kéo sau phẫu thuật do vậy nó không có khả năng cải thiện sức chống đỡ cho cấu trúc khung của mũi như vạt lấy từ nguồn sụn vách ngăn ho c sụn sườn tự thân.

1.5.2. Sụn vá n ăn

Sụn vách ngăn tự thân gần như đáp ứng được các đ c điểm của mảnh ghép lý tưởng, ngoại trừ kích thước giới hạn của nó. Phần sụn vách ngăn dày nhất ở phần dưới của nó (nơi tiếp giáp với xương lá mía) là nguồn cho vạt sụn cần tính cứng chắc để nâng đỡ các cấu trúc mềm khác. Phần trên của sụn vách ngăn mỏng dần, ít cứng chắc, có thể sử dụng để tạo hình cánh mũi. Sụn vách ngăn được sử dụng dưới nhiều dạng phong phú cho các mục đích khác nhau như: nâng đỡ cánh mũi, đỉnh mũi ho c có thể được sử dụng dưới dạng các mảnh nhỏ (độn 1 hay nhiều lớp) để chỉnh sửa sống mũi lệch. Sụn được sử dụng để nâng đỡ ho c tạo các đường viền cong tại nhiều vị trí khác nhau của mũi. Những vạt sụn lớn (liền mảnh ho c nhiều lớp) được sử dụng để tăng chiều cao sống mũi trong dị tật bẩm sinh, trong chấn thương, ho c sống mũi bị lõm bẹt do di chứng phẫu thuật ho c làm hẹp chân cánh mũi cải thiện góc mũi môi. Những vạt sụn nhỏ được sử dụng để độn những vị trí bất đối xứng khác nhau của đường viền mũi.

1.5.3. Sụn sườn

Sụn sườn tự thân lựa chọn làm chất liệu ghép trong trường hợp cần phẫu thuật sửa chữa nhiều biến dạng n ng của đỉnh mũi, sống mũi, trụ mũi nhưng khối lượng và thể tích sụn vách ngăn và sụn loa tai không đủ ho c đã cạn kiệt vì đã được dùng ở các phẫu thuật trước đó.54, 55 Với đ c điểm nguồn cung dồi dào và tính đa dụng, sụn sườn tự thân đáp ứng đủ lượng sụn cần thiết giúp phẫu thuật viên tạo hình có thể sửa chữa nhiều biến dạng cấu trúc của mũi.

55-57 Sụn sườn có các ưu điểm cứng chắc, có thể được cắt gọt thành nhiều hình dạng và kích thước phụ thuộc vào các biến dạng của bệnh nhân.58

Sụn sườn tiêu không đáng kể nếu không bị nghiền nhỏ ho c bị làm giập quá mức,51 Sụn sườn có thể bảo quản bằng làm lạnh và được ghép trong vòng vài ngày mà vẫn đảm bảo khả năng vạt sống tốt.59 Phẫu thuật lấy vạt sụn sườn có thể thực hiện đồng thời trong ca phẫu thuật tạo hình mũi nhờ một kíp phẫu thuật khác, do vậy giúp làm giảm thời gian phẫu thuật.60

Một số nghiên cứu in vitro cho thấy vạt sụn sườn cong vênh tối đa sau 15 đến 30 phút sau cắt gọt tạo hình,55, 61, 62

nhưng thực tế lâm sàng thì khó đoán trước được vì có báo cáo ghi nhận hiện tượng cong vênh vạt sụn diễn ra thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật.63 Nghiên cứu của Sherris DA sử dụng kỹ thuật ghép vách ngăn, ghép trụ mũi, sống mũi và đỉnh mũi cho 14 bệnh nhân với 40 vạt từ 20 sụn sườn tự thân. Thời gian theo dõi các bệnh nhân từ 6 tháng đến 31 tháng không có hiện tượng tiêu vạt, cong vênh vạt.64

Gunter JP nghiên cứu về độ cong vênh của vạt sụn sườn bằng cách so sánh 9 mẫu sụn sườn kích thước 4 x 10 x 40 mm lấy trên xác tươi. Các mẩu sụn này được cắm dây kim loại Kirchner cỡ 0,035 dọc theo trục của sụn để chống cong vênh. 9 mẫu sụn khác của nhóm chứng không cắm dây chống cong. Kết quả sau 10 ngày, độ cong vênh của nhóm chứng là 8,9 độ, cong nhiều hơn so với nhóm được cắm dây Kirchner có độ cong là 2,2 độ.

Nghiên cứu của Gunter JP chứng minh rằng biện pháp cố dịnh trong của sụn sườn có khả năng chống lại sự cong vênh của vạt sụn.65 Vạt trụ mũi từ sụn sườn tự thân có dây thép chống cong của Gunter JP có phần dây thép được cắm vào lỗ khoan sẵn vùng gai mũi trước để cố định chân vạt sụn trụ mũi. Sau khi trụ trong được khâu với vạt sụn trụ mũi thì độ xoay của đỉnh mũi được điều chỉnh bằng cong dây thép tại vị trí tiếp xúc với xương hàm ở gai mũi trước (Hình 1.14)

Hình 1.15. Vạt ghép trụ mũi bằng sụn sườn tự thân có dây Kirchner chống cong.65 (Nguồn: Gunter JP. 1997)