• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tổng kết phương pháp đọc - hiểu văn bản văn học

Trong tài liệu thao t¸c LËp luËn b¸c bá (Trang 184-190)

Kết quả cần đạt

 Nắm được các kiến thức về thể loại văn học làm cơ sở cho việc đọc - hiểu văn bản văn học.

 Biết khái quát, đánh giá nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của văn bản văn học.

I  Những kiến thức về thể loại 1. Đặc điểm của văn bản thơ và cách đọc thơ.

2. Đặc điểm chung của tiểu thuyết, truyện ngắn và cách đọc các thể loại đó.

3. Đặc điểm của văn bản kịch và cách đọc văn bản kịch.

4. Đặc điểm của văn nghị luận và cách đọc văn nghị luận.

5. Đặc điểm các thể văn cổ như văn tế, chiếu, điều trần, kí sự và những điều cần lưu ý khi đọc các thể văn đó.

6. Đặc điểm của các thể thơ cổ như thơ Đường luật (thất ngôn bát cú, tứ tuyệt), thơ cổ thể (ca, hành), thơ hát nói và những điều cần lưu ý khi đọc các thể thơ đó.

7. Đặc điểm của thể loại phóng sự.

8. Sự khác biệt giữa thơ mới và thơ cổ điển.

II  Phương pháp khái quát nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của văn bản văn học

1. Khái quát các nội dung, tư tưởng chủ yếu của văn bản văn học

Trên cơ sở đọc - hiểu ý nghĩa của từ ngữ, câu, đoạn, nắm bắt ý chính được truyền đạt qua các phương tiện biểu đạt, người đọc phải biết khái quát. Yêu cầu của khái quát là rút ra một cách chuẩn xác và ngắn gọn những điều chủ yếu trong đề tài, chủ đề, cũng như thái độ của tác giả được biểu đạt trong văn bản văn học,...

Học cách tóm tắt văn bản văn học chính là thao tác đưa đến kĩ năng khái quát nội dung chủ yếu của văn bản. Nhưng việc khái quát mang tính chủ động, sáng tạo hơn là tóm tắt, nghĩa là người đọc phải tự lựa chọn tư tưởng chủ yếu của văn bản trên cơ sở đã cảm nhận. Chẳng hạn, khái quát nội dung bài Chiếu cầu hiền

(do Ngô Thì Nhậm viết), có thể nói đó là bài văn kêu gọi người hiền tài ra giúp nước, đồng thời đề ra ba biện pháp cụ thể nhằm chiêu tập người hiền tài. Khái quát nội dung bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có phần khó hơn. ở đây có vẻ đẹp mùa thu của quê hương, làng cảnh, có khuynh hướng ẩn dật, lánh đời, có nỗi buồn do "Tựa gối buông cần lâu chẳng được", nhưng chủ yếu là khát vọng một không gian thanh vắng, yên tĩnh cho tâm hồn.

Mỗi văn bản văn học có nhiều ý lớn, nhỏ, hợp thành tư tưởng của văn bản.

Sự khái quát đòi hỏi phải lựa chọn thông tin quan trọng phù hợp với nội dung và lời văn của văn bản văn học. Người đọc có thể tìm hiểu các từ then chốt trong nhan đề (như Hạnh phúc của một tang gia của Vũ Trọng Phụng, Thương vợ của Trần Tế Xương,...) ; có thể dựa vào câu hoặc đoạn văn tiêu biểu nhất, chẳng hạn đoạn chị em Liên đêm đêm cố thức để xem chuyến tàu từ Hà Nội về (Hai đứa trẻ  Thạch Lam), hoặc đoạn người tử tù Huấn Cao cho chữ (Chữ người tử tù  Nguyễn Tuân) ; có thể căn cứ vào các từ được lặp đi lặp lại như chìa khoá của văn bản ; có thể dựa vào tính cách, số phận của nhân vật chính, hoặc mâu thuẫn chủ yếu như trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (kịch Vũ Như Tô  Nguyễn Huy Tưởng),...

để khái quát tư tưởng của văn bản.

2. Khái quát đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của văn bản văn học

Đồng thời với việc khái quát nội dung, tư tưởng, cần nắm bắt đặc điểm hình thức nổi bật của văn bản văn học. Trước hết là nhận ra đặc điểm thể loại : thơ, truyện, nghị luận, kí sự, v.v. Sau đó là nhận ra cách viết của tác giả. Tuỳ theo loại văn bản mà tìm hiểu cách viết, bao gồm lời lẽ, kết cấu, các phép tu từ, ngôi kể (thứ nhất hay thứ ba), giọng điệu. Cuối cùng, nhận ra nét riêng, độc đáo của văn bản văn học.

Để nắm bắt được các đặc điểm nêu trên, cần so sánh với các văn bản văn học tương đồng hay khác biệt. Ví dụ so sánh bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính với ca dao, so sánh ngôn từ của truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) với đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Số đỏ Vũ Trọng Phụng),...

III  đánh giá nội dung tư tưởng và nghệ thuật của văn bản văn học

1. Đánh giá nội dung, tư tưởng của văn bản văn học

Đọc một văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật, người đọc phải biết đánh giá nội dung, tư tưởng của văn bản. Trên cơ sở khái quát tư tưởng chủ yếu của văn bản văn học, người đọc phải nhận ra tư tưởng nhân văn, khuynh hướng dân chủ, tiến bộ, tinh thần yêu nước, yêu hoà bình, ý thức phê phán các tư tưởng phi nhân đạo, chuyên chế, dối trá. Đó là những giá trị cơ bản của văn học. Người đọc phải chỉ ra

được đóng góp riêng của từng văn phẩm, thi phẩm để làm sâu sắc thêm các tư tưởng lớn của nhân loại. Người đọc cần nêu ra những điểm mình tâm đắc, đồng cảm, thích thú và có thể nêu cả những điểm còn băn khoăn. Để hiểu giá trị đặc sắc trong tư tưởng của văn bản, người đọc cần đọc nhiều tác phẩm để so sánh ; đồng thời cần có tri thức về văn học sử, về bối cảnh xã hội quá khứ hay cuộc sống hiện tại để cảm nhận thật sâu sắc một tư tưởng độc đáo, mới mẻ nào đó.

2. Đánh giá đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của văn bản văn học

Dựa trên yêu cầu về sự thống nhất giữa hình thức với nội dung, người đọc khẳng định giá trị và sự phù hợp của hình thức nghệ thuật với nội dung, tư tưởng ; chỉ rõ những đặc điểm độc đáo về hình tượng nhân vật, về ngôn từ, chi tiết nghệ thuật, kết cấu, đặc biệt là những đặc điểm mà mình cảm thấy thích thú. Đó có thể là những từ dùng đắt, những chi tiết độc đáo, cách vẽ chân dung mới lạ, cách kể chuyện khác thường, nhờ đó mà người đọc thêm yêu tác phẩm.

Hướng dẫn học bài

1. Kiến thức về thể loại có ý nghĩa như thế nào đối với việc đọc - hiểu văn bản văn học ? 2. Nêu những yêu cầu về phương pháp khái quát và đánh giá nội dung, tư tưởng và

nghệ thuật của văn bản văn học.

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

(Tiếp theo)

Kết quả cần đạt

 Hiểu được tầm quan trọng của trật tự từ và hư từ trong việc tổ chức câu và biểu thị nghĩa.

Biết vận dụng những hiểu biết trên vào việc đọc - hiểu văn bản và làm văn.

III  Các phương tiện ngữ pháp chủ yếu của tiếng Việt 1. Trật tự từ

Trong tiếng Việt, trật tự xếp đặt các từ có một vai trò cực kì quan trọng : sự thay đổi trật tự các từ thường dẫn đến sự thay đổi về nội dung. Sau đây, chúng ta xem xét vai trò của trật tự từ trong câu và trong cụm từ.

a) Vai trò của trật tự từ trong câu

Trật tự sắp đặt các từ được coi là phương tiện ngữ pháp chủ yếu để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu. Xét hai câu :

Mình nhớ ta như cà nhớ muối, Ta nhớ mình như Cuội nhớ trăng.

(Ca dao)

Phần in đậm đồng nhất về thành phần từ vựng (cùng có ba từ : mình, ta, nhớ) nhưng khác biệt hoàn toàn về nghĩa, do các từ có chức năng ngữ pháp khác nhau.

Trong câu thứ nhất, từ mình (đứng trước động từ vị ngữ) đóng vai chủ ngữ, biểu thị chủ thể của hành động (ai nhớ ?  mình nhớ) ; trong câu thứ hai, từ mình (đứng sau động từ vị ngữ) đóng vai bổ ngữ, biểu thị đối tượng của hành động (nhớ ai ?

 nhớ mình). Tương tự như vậy, từ ta trong hai câu trên có sự thay đổi về vai trò khi thay đổi vị trí đối với động từ vị ngữ.

b) Vai trò của trật tự từ trong cụm từ

Có thể thấy vai trò của trật tự từ được thể hiện rất rõ trong cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ.

Chẳng hạn, trong cụm danh từ, sự thay đổi vị trí các từ có thể dẫn đến sự thay đổi về ý nghĩa. Ví dụ : giếng nước  nước giếng, phòng năm  năm phòng,...

Cũng như vậy, trong cụm động từ và cụm tính từ, sự thay đổi trật tự các từ sẽ dẫn đến những thay đổi về nghĩa rất đa dạng. Chẳng hạn : được bơi  bơi được, học lại lại học, đến bạn bạn đến, chậm nói nói chậm, giàu lòng thương người lòng thương người giàu,...

2. Hư từ

Trong tiếng Việt, hư từ có vai trò quan trọng trong việc tổ chức câu. Vai trò này được thể hiện ở hai phương diện : biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu và biểu thị một số ý nghĩa ngữ pháp trong câu.

a) Hư từ biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu

Nhờ hư từ, quan hệ ngữ pháp giữa các từ trong câu được thể hiện rõ.

Hư từ đánh dấu quan hệ chính phụ. Ví dụ :

Hôm đó tôi vào nghỉ ở dinh cũ của tiên phụ tôi. Người anh của tôi làm quan Thự trấn Lạng Sơn, có một cái dinh ở làng.

(Lê Hữu Trác  Thượng kinh kí sự)

Hư từ đánh dấu quan hệ đẳng lập. Ví dụ :

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu.

(Xuân Diệu – Vội vàng)

Hư từ còn được dùng để đánh dấu quan hệ chủ – vị, đặc biệt trong những trường hợp có sự so sánh, tương phản hay tương đồng. Ví dụ :

Chúng tôi thường nghe binh pháp nói : Bảo toàn được đất nước là tốt nhất, làm tan nước thì kém hơn, bảo toàn được quân thì tốt nhất, làm tan quân thì kém hơn.

(Nguyễn Khoa Chiêm  Nam triều công nghiệp diễn chí)

Nay anh tôi quả nhiên thi đỗ, còn tôi thì phiêu bạt giang hồ, há chẳng phải một câu sấm của trẻ con đó sao ?

(Lê Hữu Trác  Thượng kinh kí sự)

b) Hư từ biểu thị một số ý nghĩa ngữ pháp trong câu

Hư từ giúp nhận diện các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, chẳng hạn các tình thái từ à, ư, nhỉ, nhé, đây, đấy, đi, thôi, chăng,... Ví dụ :

Đan Thiềm :  Ông phải trốn đi. (Có tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí) Ông phải trốn đi (lời có vẻ van lơn). Trong lúc biến cố này, ông hãy tạm lánh đi. Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Họ không phân biệt phải trái. Ông trốn đi.

(Nguyễn Huy Tưởng  Vũ Như Tô)

Hư từ biểu thị những ý nghĩa về số lượng đứng trước danh từ trong câu. Đây là chức năng của các từ như những, các, mọi, mỗi, từng,... Ví dụ :

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người, từng người một.

(Minh Huệ  Đêm nay Bác không ngủ)

Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ ?

(Nguyễn Du  Truyện Kiều)

Có thể nói hư từ, cùng với trật tự từ, là hai phương tiện ngữ pháp chính để tổ chức câu tiếng Việt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc sử dụng hư từ lại có

tính tuỳ nghi (tức không bắt buộc phải có). Trong những trường hợp như vậy, ngữ cảnh sẽ tham gia vào việc hiểu đúng nghĩa của câu. Chẳng hạn, người Việt nói :

 anh tôi (không nhất thiết phải nói : anh của tôi),

 hôm nay chủ nhật (không nhất thiết phải nói : hôm nay là chủ nhật).

Luyện tập

1. Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta.

(Lê Duẩn)

a) Nêu sự khác biệt về chức năng ngữ pháp của những từ ngữ được in đậm trong câu trên.

b) Cho biết vì sao có sự khác biệt đó.

2. Kiều bị Khuyển Ưng bắt về nhà Hoạn Thư. Và đây là hình ảnh của Hoạn Bà, mẹ Hoạn Thư, xuất hiện trước mắt Kiều :

Ban ngày sáp thắp hai bên,

Giữa giường thất bảo ngồi trên một bà.

(Nguyễn Du – Truyện Kiều)

Trật tự từ ngữ ở câu thứ hai khác với lời nói bình thường như thế nào ? Điều đó có hiệu quả gì ?

3. Chỉ ra sự khác biệt về nghĩa giữa hai câu sau đây : a) Cuộc săn những người nô lệ đã kết thúc.

b) Cuộc săn của những người nô lệ đã kết thúc.

4. Cho biết sự khác biệt về nghĩa của từ lại trong những câu sau đây : a) Thằng bé chạy lại chỗ ông nội.

b) Giữa lúc cấp thiết ấy, con chó lại lăn ra chết.

c) Thằng bé đọc lại bài thơ Con cóc.

Theo anh (chị), có nhiều từ lại khác nhau hay chỉ có một từ lại với nhiều chức năng khác nhau ?

Trong tài liệu thao t¸c LËp luËn b¸c bá (Trang 184-190)