• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tai biến, biến chứng của phẫu thuật và hướng xử trí:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.5. ĐIỀU TRỊ U THẦN KINH THÍNH GIÁC

1.5.2. Tai biến, biến chứng của phẫu thuật và hướng xử trí:

− Biến chứng thấp hơn đường mổ dưới chẩm:

+ Không cần hoặc chỉ vén tối thiểu bán cầu tiểu não để bộc lộ và lấy u nên não không bị dập.

+ Biến chứng rò DNT thấp hơn so với đường mổ dưới chẩm (8-11%).

+ Nếu chảy máu gây tụ máu nội sọ, có thể giảm áp lực nội sọ rất nhanh ngay tại giường bệnh bằng cách cắt chỉ vết mổ, lấy bỏ mỡ, cân và máu tụ.

− Cho phép phục hồi chức năng trong cùng thì phẫu thuật:

+ Nếu dây VII bị đứt có thể nối lại ngay kiểu tận-tận hoặc ghép bằng đoạn dây TK tai lớn, TK mác.

+ Cấy ốc tai điện tử (nếu bảo tồn được dây TK ốc tai) hoặc điện cực thính giác thân não để phục hồi chức năng nghe.

Nhược điểm [5],[104]:

− Phải hi sinh sức nghe còn lại nếu bệnh nhân còn nghe được. Tuy nhiên khả năng bảo tồn sức nghe khi khối u có kích thước > 20 mm chỉ khoảng 17%.

− Mất nhiều thời gian hơn để tạo đường mổ.

− Cần có thêm một thì lấy mỡ bụng hoặc cân và mỡ đùi, sẹo mổ có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

nguy hiểm do gây nhồi máu thân não. Nếu xảy ra đứt cần kẹp ĐM lại, thở máy và điều trị chống phù não (corticoid, dẫn lưu não thất, ...).

Chảy máu sau mổ:

− Xảy ra với tỷ lệ < 1%, gây tụ máu trong GCTN dẫn đến nhồi máu thân não. Biểu hiện bằng hội chứng TALNS và dấu hiệu TK khu trú: liệt nửa người, suy hô hấp, nhịp tim chậm, tăng huyết áp tâm thu, giãn đồng tử.

Khi nghi ngờ biến chứng này cần chụp CLVT sọ não cấp cứu để chẩn đoán, nếu tụ máu nhiều phải dẫn lưu não thất, mở lại hốc mổ lấy máu tụ và cầm máu.

* Thần kinh trung ương [6]:

− Phù não gây TALNS: do thiếu máu và dập não trong quá trình bộc lộ và lấy u. Để giảm thiểu biến chứng này cần hạn chế vén não, mở tháo DNT sớm để giảm áp lực, kết hợp sử dụng thuốc lợi tiểu, corticoid (dexamethasone) và liệu pháp tăng thông khí. Trường hợp tối cấp đe doạ biến chứng tụt kẹt cần mở lại hốc mổ và cắt một phần tiểu não.

− Viêm màng não (VMN): tỷ lệ khoảng 0,14-8,2% với hai thể nhiễm khuẩn và vô khuẩn (do bột xương trong quá trình khoan rơi vào trong DNT). Biến chứng này có thể hạn chế được bằng cách đảm bảo vô khuẩn trong quá trình phẫu thuật (một số phẫu thuật viên còn pha kháng sinh vào dung dịch bơm rửa), không để bột xương sau khi khoan rơi vào DNT, bít lấp các thông bào xương thái dương và đóng vết mổ tốt để tránh rò DNT.

− Đau đầu kéo dài sau mổ: tỷ lệ khoảng 0-73%, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đường mổ, kĩ thuật mổ, thời gian đánh giá… tuy nhiên hay gặp ở đường mổ qua hố sọ giữa (do dập não) và đường dưới chẩm (do dập não, bột xương rơi vào DNT, kẹt dây TK chẩm vào vết mổ, dính màng não vào các cơ vùng cổ gáy, …).

* Liệt các dây thần kinh sọ [6],[104]:

− Liệt mặt ngoại biên: do dây VII bị phù nề, co kéo, bỏng nhiệt do đông điện, thậm chí bị đứt trong quá trình phẫu tích u. Biến chứng này có thể được hạn chế bằng cách phát hiện sớm dây VII ở đầu thì phẫu thuật dựa vào các mốc giải phẫu cố định ở đáy ống tai trong và GCTN, tránh co kéo khối u quá nhiều, không đông điện quanh dây VII.

− Liệt dây V: gây tê bì vùng mặt và mất cảm giác giác mạc, làm tăng nguy cơ viêm loét giác mạc nếu đi kèm với liệt mặt ngoại biên.

− Liệt dây VI: gây nhìn đôi, biến chứng này rất hiếm gặp, xảy ra với những khối u quá lớn, phát triển về phía trước và dính vào dây TK này.

− Liệt các dây IX-X-XI: tỷ lệ khoảng 4%, gây nuốt sặc dẫn đến nguy cơ viêm phổi do hít. Một số trường hợp bệnh nhân cần phải đặt sonde dạ dày hoặc mở khí quản, hướng dẫn tập luyện phục hồi chức năng nuốt và phát âm.

* Rò dịch não tuỷ [104],[105]:

− DNT rò qua vết mổ hoặc vòi tai với tỷ lệ khoảng 1-5%. Do có đường thông thương với khoang dưới nhện, rò DNT có thể dẫn đến VMN.

Ngăn ngừa bằng cách đóng kín màng não, bít lấp các thông bào xương thái dương và vòi tai, khâu đóng vết mổ theo bình diện giải phẫu.

− Khi xảy ra rò DNT cần được xử lí triệt để bằng cách khâu thêm vết mổ, băng ép, cho thuốc lợi tiểu, đôi khi có thể đặt dẫn lưu não thất trong vòng 3-5 ngày. Nếu các biện pháp nội khoa trên thất bại cần mở lại để bít lấp hốc mổ và/hoặc vòi tai bằng mỡ bụng.

1.5.3. Vấn đề u tồn dư và tái phát sau phẫu thuật

U TKTG có bản chất lành tính, vì vậy để lại một phần khối u có thể được lên kế hoạch trước mổ (BN cao tuổi, mắc các bệnh nội khoa không thể chịu đựng cuộc mổ kéo dài) hoặc quyết định trong mổ (nếu lấy hết u sẽ làm tăng

nguy cơ biến chứng TK hay BN có những diễn biến bất thường khác) [43].

Phẫu thuật có tác dụng thu nhỏ thể tích, cắt đứt nguồn mạch máu nuôi từ đó có thể ngăn ngừa khối u phát triển trở lại [106]. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phát triển trở lại nếu lấy không hết u là 3-38%; khả năng phát triển trở lại cao hơn nếu còn u trong ống tai trong [43],[107].

Trong trường hợp lấy hết u về đại thể vẫn có thể tái phát do một số tế bào u còn sót lại trên các dây TK. Theo một số tác giả, tỷ lệ tái phát ở những trường hợp lấy hết u là khoảng 0,3-1% [107],[108].

Tương tự như những khối u nguyên phát, u tồn dư phát triển trở lại hoặc u tái phát thường không biểu hiện triệu chứng cho đến khi đạt được kích thước đủ lớn gây chèn ép nội sọ, thường xảy ra trong vòng 1-3 năm đầu tiên sau phẫu thuật. Vì thế, những bệnh nhân được phẫu thuật u TKTG cần được theo dõi định kì bằng chụp CHT sọ não có tiêm đối quang từ ít nhất 5 năm sau phẫu thuật [107]. Tuỳ tốc độ phát triển và mức độ chèn ép não, điều trị phẫu thuật hay xạ phẫu có thể được chỉ định, tuy nhiên tỷ lệ biến chứng TK (liệt mặt ngoại biên, tổn thương dây V) đối với cả hai phương pháp nói trên đều cao hơn so với phẫu thuật lần đầu [108].