• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC

2.2 Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán

2.2.3 Thực hiện chu kì kiểm toán TSCĐ tại Công ty TNHH MACS LOGISTIC

Kiểm toán viên dựa vào chương trình kiểm toán mẫu để thực hiện công việc kiểm toán chi tiết khoản mục TSCĐ. Các công việc kiểm toán viên thực hiện trong thủ tục kiểm toán TSCĐ bao gồm:

2.2.3.1 Thực hiện thủ tục chung

KTV tiến hành xem xét kiểm tra chính sách áp dụng tại công ty TNHH MACS LOGISTIC xem có nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định hay không trên giấy tờ làm việc D741:

2.2.3.2 Thực hiện thủ tục phân tích

Dựa vào BCTC năm trước và năm nay trước kiểm toán, KTV so sánh số và phân tích được sự tăng giẩm của số dư tại khoản mục TSCĐ năm trước và năm nay. Biến động được KTV trình bày qua phần làm việc D742

Nhận xét:

Qua kiểm tra ta thấy, tài sản cố định trong năm không tăng hay giảm về nguyên giá.

Kiểm tra tính hợp lý của việc xác đinh thời gian sử dụng hữu ích của tài sản ở đơn vị ta thấy thời gian sử dụng hữu ích máy móc thiết bị là 7 năm;

phương tiện vận tải là 6-10 năm. Đối chiếu theo khung thời gian trích khấu hao các loại tài sản cố định Ban hành kèm theo thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013 của Bộ Tài Chính là phù hợp.

2.2.3.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

• Kiểm tra nguyên giá TSCĐ:

Thu thập Bảng tổng hợp tình hình biến động từng loại TSCĐ (nguyên giá, HMLK, số đầu kỳ, số cuối kỳ…). Kiểm tra tính chính xác số học và đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, bảng cân đối SPS, BCTC). Phần làm việc D710 của KTV:

Đọc lướt Sổ Cái, bảng cân đối số phát sinh năm nay để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu có bất thường). KTV trình bày qua PLV D751:

• Quan sát thực tế TSCĐ:

Tham gia chứng kiến thực tế kiểm kê TSCĐ cuối kì, đảm bảo các thủ tục kiểm kê được thực hiện phù hợp. Xem xét có chênh lệch giữa kiểm kê thực tế và số liệu trên sổ sách. Kiểm tra đối chiếu biên bản kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp, số chi tiết TSCĐ, PLV D758:

• Kiểm tra khấu hao TSCĐ:

Kiểm tra tính hợp lý của Bảng tính khấu hao về: Phân loại nhóm tài sản;

Khoản mục chi phí phân bổ căn cứ bộ phận và mục đích sử dụng; Tính phù hợp về thời gian khấu hao so với quy định hiện hành, so với đặc điểm sử dụng của đơn vị; Tính nhất quán trong phân bổ giữa năm nay với năm trước, giữa các kỳ trong năm, giữa các tài sản cùng loại;…

Ước tính độc lập chi phí khấu hao trong kỳ và so sánh với số liệu của DN.

Được thể hiện qua giấy tờ làm việc D754 của KTV:

=> Chênh lệch trong bảng khấu hao là (16) đồng.Chênh lệch nhỏ có thể bỏ qua.

Giải thích cho chênh lệch trên KTV có PLV D754:

2.2.4 Kết thúc cuộc kiểm toán

Trong giai đoạn này, KTV thực hiện các công việc sau:

- Soát xét giấy tờ làm việc của nhóm kiểm toán - Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC - Tổng hợp kết quả báo cáo kiểm toán

- Hoàn chỉnh và phát hành chính thức Báo cáo kiểm toán, Thư quản lý - Công bố báo cáo kiểm toán

* Soát xét giấy tờ làm việc của KTV:

Sau mỗi ngày, trưởng nhóm sẽ tổng hợp giấy tờ và phần làm việc của các thành viên trong nhóm. Sau đó, cả nhóm sẽ cùng thảo luận trước khi lập biên bản để nêu lên những kiến nghị , các bút toán điều chỉnh từng khoản mục.

Đối với Khoản mục TSCĐ, các giấy tờ làm việc do chị Trần Thị Quý thực hiện, là một kiểm toán viên có nhiều kinh nghiệm, chị đã phản ánh được đầy đủ những thông tin cần thiết về đối tượng, mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ trên giấy tờ làm việc một cách chặt chẽ, dễ hiểu.

* Soát xét các sự kiện xảy ra sau khi lập BCTC:

Việc soát xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC rất quan trọng, các sự kiện này có thể ảnh hưởng trọng yếu hoặc không trọng yếu đến BCTC. Tuy nhiên, trong quá trình soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập BCTC, KTV nhận thấy không có vấn đề gì phát sinh đối với khoản mục TSCĐ gây ảnh hưởng đến BCTC và báo cáo kiểm toán.

* Tổng hợp kết quả kiểm toán:

Tổng hợp kết quả báo cáo kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán nhằm tổng hợp công việc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán. Mỗi nhóm kiểm toán tham gia cuộc kiểm toán phải gửi kết quả kiểm toán của mình cho trưởng nhóm kiểm toán, trưởng nhóm là người chịu trách nhiệm tổng hợp và gửi kết quả kiểm toán cho KTV và được thể hiện trên trang tổng hợp và trường hợp và thường bao gồm các nội dung sau:

- Các sai phạm đã phát hiện khi kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ và số dư tài khoản và đánh giá mức độ của sai phạm.

- Nguyên nhân của sai lệch (nếu có) và bút toán điều chỉnh sai phạm. Sau khi tổng hợp các kết quả kiểm toán do Trưởng nhóm kiểm toán thực hiện, KTV sẽ đưa ra trao đổi với đơn vị được kiểm toán

Do trong kỳ không xảy ra sai sót tại khoản mục Tài sản cố định nên KTV không có ý kiến về khoản mục này và lên giấy tờ làm việc phục vụ cho khoản mục TSCĐ trong thuyết minh BCTC. Phẩn tổng hợp ý kiến kiểm toán được thể hiệ trên giấy tờ làm việc D740 và tổng hợp để phục vụ thuyết minh trên báo cáo tài chính (PLV D720):

• Chuẩn bị dự thảo Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý Trên cơ sở các bằng chứng và các phát hiện thu thập được trên giấy tờ làm việc của nhóm kiểm toán thực hiện, KTV tiến hành lập Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán và lập dự thảo Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý. Trước khi hoàn thành cuộc kiểm toán, Hồ sơ kiểm toán phải trải qua soát xét lần cuối của BGĐ đối với Hồ sơ kiểm toán trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức.

• Công bố báo cáo kiểm toán:

Sau khi tiến hành thảo luận với khách hàng và đi đến thống nhất về kết quả kiểm toán, theo như Hợp đồng đã ký kết, Công ty TNHH Nexia lập và công bố Báo cáo kiểm toán chính thức. Trong báo cáo gồm:

- Báo cáo của Ban giám đốc - Báo cáo của Kiểm toán viên

- Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2021

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021 - Thuyết minh Báo cáo tài chính năm 2021

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHU