• Không có kết quả nào được tìm thấy

Có sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch

Trong tài liệu Khái niệm du lịch văn hóa (Trang 100-105)

3.2. Một số giải pháp để khai thác các giá trị của chùa Ba Vàng phục vụ

3.2.6. Có sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch

Ngành du lịch hiện nay đang từng bước phát triển, bên cạnh nhà nước ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư thì mọi người dân cũng phải có ý thức

đóng góp nhằm giữ gìn và khai thác các giá trị lịch sử văn hóa nhằm phục vụ cho phát triển du lịch.

- Chính quyền địa phương là những người trực tiếp tiếp xúc với khách đặc biệt là vào lễ hội. Chính quyền và ban quản lý chùa Ba Vàng cần trang bị cho người dân nơi đây những kiến thức cần thiết để họ hiểu về các giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc của chùa. Tạo cho họ niềm yêu mến, tự hào về di sản văn hóa mà ông cha ta đã để lại. Từ đó, họ ý thức được ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy tốt những giá trị đó. Họ sẽ giới thiệu cho du khách những điều họ biết bằng niềm tự hào, trân trọng lớn lao. Và từ đó du khách cũng có ý thức hơn, thêm trân trọng hơn những nét đẹp văn hóa của địa phương cũng như giá trị văn hóa của điểm di tích mà mình được thẩm nhận, thưởng thức.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ an toàn, tính mạng, tài sản của khách, tạo điều kiện cho các đoàn du lịch đi lại dễ dàng, làm cho khách tin tưởng vào một môi trường du lịch lành mạnh, để lại được nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách. Xây dựng nếp sống văn minh trong việc giao thiệp với mọi người cũng như đối với du khách ở những nơi công cộng. Xây dựng nếp sống lành mạnh, không làm hủy hoại tới môi trường, tự tiện xả rác nơi công cộng cũng như khu di tích. Bài trừ tệ nạn xã hội, mê tín di đoan, ăn cắp, ăn xin, tạo ấn tượng xấu đối với khách du lịch.

Tiểu kết chương 3

Với giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh có ý nghĩa vô cùng to lớn của mình, chùa Ba Vàng đang thu hút đông đảo được khách du lịch, giúp cho thế hệ trẻ tìm về được với cội nguồn và bản sắc dân tộc, giáo dục ý thức về giữ gìn và phát huy giá trị mà ông cha ta để lại. Đồng thời, tái hiện lại thế giới tâm linh mà sau này trong tương lai không xa chùa Ba Vàng sẽ trở thành một trong những trung tâm Phật Giáo lớn của cả nước, thể hiện qua các công trình chính, những công trình kiên trúc nguy nga, hoành tráng, cùng với những pho tượng lớn. Hơn thế, đây là nơi tập trung đông đảo các tín đồ cũng như chúng sinh tin tưởng vào sự từ

với nét đẹp kỳ ảo và sự hoành tráng, đồ sộ của các công trình kiến trúc, cảnh quan và môi trường thiên nhiên sẽ là điểm thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài. Là điểm nhấn tạo đà cho du lịch thành phố Uông Bí phát triển theo xu thế của thế giới. Chùa Ba Vàng thực sự là một thế mạnh trong khai thác phát triển du lịch văn hóa của thành phố Uông Bí cần được giữ gìn và khai thác có hiệu quả.

Có thể nói, chùa Ba Vàng là một điểm du lịch văn hóa rất tiềm năng của thành phố Uông Bí. Để khai thác tốt các tiềm năng du lịch này cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền và nhân dân địa phương. Hơn nữa, trong chiến lược khai thác các giá trị của chùa phục vụ du lịch văn hóa, cần đặc biệt quan tâm đến các biện pháp tu bổ, bảo tồn và bảo vệ di tích. Cùng với đó là các biện pháp đồng bộ để phát triển du lịch góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của thành phố Uông Bí nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung, theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhưng không đánh mất bản sắc quê hương.

KẾT LUẬN

Ngày nay, du lịch văn hóa với hình thức tham quan các di tích lịch sử kết hợp với lễ hội và thăm các làng nghề truyền thống đang phát triển mạnh. Loại hình du lịch này không chỉ có mục đích tham quan các di tích lịch sử văn hóa như đình, chùa, các lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian mà còn có thêm những kiến thức về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, môi trường gắn liền với các giai đoạn phát triển của địa phương nói riêng và đất nước nói chung.

Các di tích lịch sử văn hóa, cùng với các phong tục tập quán lễ hội là yếu tố bảo lưu các giá trị truyền thống đã được tích bao đời nay của cộng đồng cư dân Việt. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch giúp ôn lại những truyền thống quý báu của quê hương, từ đó có tác dụng giáo dục mọi người hướng về cội nguồn, bồi đắp và phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn các di tích lịch sử, các giá trị truyền thống của dân tộc.

Chùa Ba Vàng được xây dựng lưng chừng núi Thành Đẳng, còn gọi là núi Ba Vàng thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Có thể nói, đây là một điểm đến văn hóa, tâm linh mới khá lý tưởng. Du khách đến đây, không chỉ tham quan, vãn cảnh chùa mà còn được chiêm ngưỡng những kỳ tích của Phật Giáo, được nghe giảng pháp lý về những câu chuyện luân hồi,...

Mặc dù vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng mỗi ngày khu chùa Ba Vàng vẫn đón hàng nghìn lượt du khách tới tham quan. Với tổng diện tích là 123,81 ha, là truyền thừa của phái Trúc Lâm Yên Tử, lại là một khu sinh thái sơn thủy hữu tình, có rồng chầu, hổ phục. Chùa Ba Vàng đã trở thành một địa danh lịch sử, văn hóa, tâm linh, sinh thái, hấp dẫn.

Hy vọng rằng trong tương lai với sự vươn mình và trỗi dậy của chùa Ba Vàng, cùng với cơ chế mở cửa của Đảng và Nhà nước, sự hoàn thiện cơ chế và các chính sách, sự đầu tư cho phát triển du lịch,… chùa Ba Vàng sẽ làm nên những kỷ lục khác của Việt Nam trong ngành du lịch nước nhà và tiên bước cùng thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thúy Anh (2011), Du lịch văn hóa, Nhà XB Giáo dục Việt Nam.

2. Đặng Văn Bài (2008), “Vài vấn đề về bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lưu niệm danh nhân” (trong “Một con đường tiếp nhận di sản Văn hóa”, tập 4 - Cục Di sản Văn hóa).

3. Vũ Thế Bình (2008), “Một số vấn đề về du lịch văn hóa ở Việt Nam”, (trong “Một con đường tiếp cận di sản”) Cục Di sản Văn hóa.

4. Đoàn Văn Cương (2010), Tạp chí du lịch Việt Nam tháng 1.

5. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2006), Quản trị kinh doanh lữ hành, Nhà XB Trường ĐH kinh tế quốc dân.

6. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật du lịch, NXB Chính trị Quốc gia.

7. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn khoa học du lịch, Nhà XB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Bùi Thanh Thủy (2009), “Nội hàm Văn hóa du lịch”, Tạp chí du lịch Việt Nam số 12.

9. Tượng cổ Việt Nam với truyền thống điêu khắc dân tộc (2001), NXB Mỹ thuật.

10. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, Nhà XB Giáo dục.

PHỤ LỤC

Trong tài liệu Khái niệm du lịch văn hóa (Trang 100-105)