• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các chỉ tiêu nghiên cứu

Trong tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG (Trang 66-70)

Độ V: Bệnh nhân cần được theo dõi suốt đời

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.6. Các chỉ tiêu nghiên cứu

 Kích thước ĐMV (mm) ở từng vị trí: ĐMV trái chính (LMCA); ĐM liên thất trước (LAD); ĐM mũ (LCx); ĐMV phải (RCA). Sau đó, kích thước ĐMV sẽ được qui đổi thành chỉ số Z-score (diện tích da) theo nghiên cứu của Kurotobi S và cộng sự [41] theo thang điểm Boston.

Trong đó, diện tích da được quy đổi từ chiều cao, cận nặng theo nghiên cứu của Haycock và cộng sự [94]. Riêng ĐM mũ vì không có công thức tính giản lược, nên sẽ áp dụng theo công thức tính của ĐM liên thất trước

 Hình thái tổn thương ĐMV: Giãn, phình nhiều đoạn, hẹp, huyết khối…

 Biểu hiện nghi ngờ viêm mạch vành.

 Ghi nhận tuổi bệnh, tuổi thực khi làm SA.

Những điểm cần phân tích tổn thương ĐMV trên SA tim:

Đánh giá tổn thương ĐMV trên từng vị trí ở mỗi bệnh nhân

Tổn thương ĐMV được quy đổi, đánh giá đồng thời theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (theo chỉ số Z-score) và Ủy ban nghiên cứu Kawasaki của Nhật Bản (theo kích thước thật của từng ĐMV (mm) tùy theo tuổi), theo mức độ tổn thương (giãn ĐK nhẹ, giãn vừa, giãn khổng lồ, phình), sự đồng thuận trong phân loại của hai tiêu chuẩn này với từng ĐMV nói riêng và cả 4 ĐMV nói chung trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu

Đánh giá tổn thương ĐMV trên từng vị trí ĐM + Theo kích thước thực tế ĐMV theo tuổi (JMH)

Giãn: Trẻ <5 tuổi (60 tháng) ĐK≥3mm;

Trẻ ≥5 tuổi (60 tháng) ĐK ≥ 4mm.

+ Theo chỉ số Zscore (AHA).

Tổn thương ĐMV khi ĐK ≥ 2,5SD.

+ Đánh giá mức độ tổn thương ĐMV theo AHA Giãn nhẹ: ĐK < 5mm.

Giãn vừa: 5mm ≤ ĐK < 8mm.

Giãn khổng lồ: ĐK ≥ 8mm.

+ Phình ĐMV: ĐK chỗ phình ≥ 6mm hoặc ≥ 5mm với trẻ ≤ 24 tháng.

Đánh giá tổn thương ĐMV trên từng bệnh nhân

o Không có tổn thương ĐMV: Cả 4 ĐMV bình thường.

o Có tổn thương ĐMV: Khi có ít nhất 1 trong 4 ĐMV kể trên có tổn thương ĐMV.

o Mức độ giãn ĐMV.

* Nhẹ: Có tổn thương ĐMV, không có ĐMV nào tổn thương ở mức độ vừa hoặc giãn khổng lồ.

* Vừa: Có ít nhất tổn thương 1 ĐMV ở mức độ vừa, không có ĐMV nào bị giãn khổng lồ.

* Giãn khổng lồ: Khi có ít nhất 1 trong 4 ĐMV bị giãn khổng lồ.

Diễn biến tổn thương phình ĐMV trên SA theo thời gian.

Đánh giá hồi phục ĐMV trên SA tim: Đánh giá ở thời điểm kết thúc nghiên cứu.

Tổn thương mạch hệ thống (Nách, bẹn, thận, cảnh…).

2.2.6.4. Các biểu hiện tổn thương ĐMV trên chụp MSCT- 256 dãy o Thời gian từ khi bị bệnh - >chụp MSCT (tháng).

o Tuổi thực khi chụp cắt lớp vi tính ĐMV (tháng).

o Vị trí tổn thương ĐMV trên từng ĐMV và khả năng nhìn thấy đánh giá từng đoạn ĐMV, theo sơ đồ của Hiệp hội Tim mạch Mỹ sửa đổi (hình 2.1).

o Chất lượng hình ảnh đánh giá từng đoạn ĐMV được chia ra làm 4 mức độ với thang điểm tương ứng (hình 2.2).

o Kích thước ĐMV (mm) ở từng vị trí: ĐMV trái chính (LMCA), ĐM liên thất trước (LAD), ĐM mũ (LCx), ĐMV phải (RCA).

o Số lượng ĐMV bị tổn thương ở từng bệnh nhân.

o Số lượng vị trí tổn thương trên từng ĐMV.

o Hình thái tổn thương ĐMV: Giãn, phình, hẹp, huyết khối, vôi hóa ĐMV.

o Kiểu hẹp ĐMV (hẹp đoạn, tại chỗ, tắc).

o Mức độ hẹp ĐMV: Hẹp ĐMV được phân ra làm 5 mức: Không hẹp, hẹp rất nhẹ: ĐK lòng mạch giảm 1-29%; Hẹp nhẹ: ĐK lòng mạch giảm 30-49%; Hẹp vừa: ĐK lòng mạch giảm 50-69%; hẹp nặng: ĐK lòng mạch giảm 70-99%; Tắc: hẹp 100%.

Những điểm cần phân tích trong đánh giá tổn thương ĐMV trên chụp MSCT-256 dãy ĐMV

Đánh giá ĐMV theo chẩn đoán hình ảnh (hình thái): Dựa vào ĐK thực tế và hình thái ĐMV: Dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá hồi phục,thoái triển ĐMV. Hồi phục,thoái triển ĐMV khi ĐMV không còn hình ảnh phình, giãn, và chưa có hẹp, vôi hóa .Tổn thương ĐMV tồn dư khi ĐMV còn hình ảnh phình, giãn và/ hoặc xuất hiện hẹp,vôi hóa

Đánh giá trên từng ĐMV, từng đoạn của ĐMV

 Bình thường/ Bất thường/ Vôi hóa.

 Giãn, phình ĐMV.

 Hẹp: Độ hẹp được quy đổi luôn thành tỷ lệ% hẹp.

 Huyết khối.

Đánh giá trên từng BN

Hồi phục: Cả 4 ĐMV được đánh giá không còn phình giãn và chưa xuất hiện hẹp hay vôi hóa.

Tổn thương tồn dư: Khi ít nhất 1 trong 4 ĐMV kể trên còn tổn thương tồn dư.

Xuất hiện phình mới: Chỉ xét ở các BN đã được chụp MSCT ít nhất 2 lần: Thêm 1 vị trí phình mới xuất hiện không phải là tổn thương phình trên lần chụp MSCT trước đó.

Theo chỉ số Z-score: Kích thước mỗi ĐMV trên chụp MSCT cũng được quy đổi ra Z-score giống như SA, dùng chỉ số Z-score để đánh giá tiến triển kích thước tổn thương phình ĐMV ở những BN được chụp MSCT 2 lần

Giá trị chẩn đoán của SA trong đánh giá tổn thương phình ĐMV so với chụp MSCT-256 dãy ĐMV: Tổn thương âm tính giả, dương tính giả, giá trị tiên đoán âm tính, tiên đoán dương tính ở cùng thời điểm trong việc đánh giá phình ĐMV.

Phân độ tổn thương ĐMV

Đánh giá tiến triển tổn thương ĐMV trên chụp 256 dãy ĐMV và các yếu tố liên quan: Tuổi mắc bệnh, tuổi bệnh, giới tính, vị trí, số lượng, kích thước, hình thái ĐMV bị tổn thương trong giai đoạn cấp, được dùng IVIG…

Kết quả tiến triển tổn thương ĐMV được đánh giá bằng chụpMSCT- 256 dãy ĐMV trong thời gian theo dõi

Trong tài liệu ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG (Trang 66-70)