• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các chỉ tiêu nghiên cứu trên lâm sàng

Trong tài liệu QUA ĐƯỜNG ÂM ĐẠO (Trang 52-56)

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu trên lâm sàng

2.2.4.1. Các đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu - Tuổi: tính bằng năm.

- Tiền sử: Các bệnh lý nội khoa ảnh hưởng tới khả năng phẫu thuật.

- Hỏi bệnh, xem giấy ra viện hoặc quan sát vết mổ.

- Tiền sử các bệnh lý: tim mạch, hô hấp, chuyển hoá … - Tiền sử sinh đẻ và phẫu thuật ổ bụng trước đây

+ Số lần sinh con trước đây, có mấy lần sinh con đường âm đạo.

+ Ruột non, ruột già, dạ dày, đường mật, gan, tuỵ, lách, tử cung, phần phụ, (khám vết mổ, xem giấy ra viện).

+ Vùng bẹn phải (có mở thông với ổ bụng) và các cơ quan khác (có liên quan trong ổ bụng).

+ Nguyên nhân phẫu thuật lần đầu, lần 2, lần 3.

+ Phẫu thuật lần đầu có VPM không: hỏi bệnh, khám bụng có vết tích ống dẫn lưu.

+ Các loại đường mổ cũ (quan sát trên thành bụng, hỏi BN): đường trắng giữa trên rốn, đường trắng giữa dưới rốn, đường trắng giữa trên dưới rốn, đường cạnh bên (phải, trái), đường pfanelstiel, đường mổ khác (PTNS, mở hậu môn nhân tạo)

+ Đã phẫu thuật mấy lần trong ổ bụng: ghi nhận các phẫu thuật trong lần mổ trước có liên quan tới ổ bụng (1, 2, 3 lần).

2.2.4.2. Các đặc điểm lâm sàng

* Dấu hiệu toàn thân:

- Tình trạng toàn thân: nhiệt độ, da, niêm mạc, lưỡi.

- Mạch, huyết áp, tình trạng nhiễm khuẩn

* Triệu chứng thực thể:

- Sốt.

- Trướng bụng: phụ thuộc vào chủ quan của thày thuốc khi đánh giá:

+ Không trướng: bụng xẹp,

+ Trướng nhẹ: Bụng trướng không rõ rệt.

+ Trướng rõ: Trướng rõ rệt, dễ thăm khám được.

- Điểm đau khu trú:

+ Không có điểm đau khu trú.

+ Có điểm đau khu trú.

- Phản ứng thành bụng:

+ Không có phản ứng thành bụng.

+ Có phản ứng thành bụng.

- Cảm ứng PM:

+ Không có cảm ứng PM.

+ Có cảm ứng PM.

- Gõ bụng: Gõ đục vùng thấp, gõ vang vùng đỉnh bụng lúc BN nằm.

- Tình trạng BN được điều trị ban đầu tại cơ sở y tế trước khi tới bệnh viện Việt Đức như: truyền dịch, kháng sinh, giảm đau…

2.2.4.3. Các xét nghiệm cận lâm sàng

* Siêu âm bụng:

- Phương tiện: BN được siêu âm tại phòng siêu âm thuộc khoa chẩn đoán hình ảnh của bệnh viện hữu nghị Việt Đức trên máy Kontron sigma, RT-fino, ATL có đầu dò tần số cao. Các kỹ thuật siêu âm tìm dấu hiệu viêm RT bao gồm kỹ thuật ép đầu dò

- Nhận định kết quả:

+ Ruột thừa bình thường trên siêu âm có hình ống với một đầu tịt và một đầu cắm vào manh tràng, có thể đè dẹt được ít nhiều, không có nhu động.

Trên lớp cắt ngang thấy các lớp từ trong ra ngoài là bề mặt niêm mạc: tăng âm, lớp niêm mạc: ít âm, lớp dưới niêm mạc: tăng âm, lớp cơ: ít âm, bề mặt thanh mạc: tăng âm. Độ dày thành của nó phải ≤ 3mm đo từ bề mặt niêm mạc tới lớp thanh mạc, thường đo đường kính ngang theo chiều trước sau < 6mm.

+ Ruột thừa viêm thì không bị xẹp khi đè ép đầu dò và xuất hiện dưới dạng hình tròn trên mặt cắt ngang. Đường kính RT đo được từ 6mm trở lên

+ Tình trạng thâm nhiễm mỡ quanh RT được phát hiện qua siêu âm và là yếu tố phối hợp hay dùng để chẩn đoán viêm RT.

+ Ruột thừa viêm đã vỡ, ở giai đoạn sớm thấy thành RT có một vùng mất liên tục, có vùng mất sự phân biệt giữa các lớp của RT, có thể thấy các ổ áp xe nhỏ trong lớp cơ. Muộn hơn có thể thấy khối tụ dịch ở vùng đáy hoặc sau manh tràng có vỏ dày và ít âm của PM. Dịch trong khối không trong, có nhiều lắng cặn hoại tử hoặc các bọt hơi, ấn đầu dò BN sẽ đau.

+ Dịch trong ổ bụng: có thể có dịch giữa các lớp PM và giữa các quai ruột, nhưng không có khối dịch khu trú. Nếu VPM RT có thể thấy các dấu hiệu: PM dày, có dịch Douglas, Morison và giữa các quai ruột.Thủng RT có thể được chẩn đoán khi RT có bờ bất thường hay khi tụ dịch quanh RT được ghi nhận.

+ Hình ảnh sỏi trong lòng RT.

lớp vi tính và cắt lớp vi tính có thể loại trừ viêm RT khi thấy RT bình thường.

+ Đường kính của RT bình thường trên cắt lớp vi tính nhỏ hơn hoặc bằng 6mm với độ dày thành 1-2 mm

+ Ruột thừa viêm xuất hiện như một cấu trúc hình ống rộng, đầu tận.

Hình RT to tăng kích thước, thành dày, sau tiêm ngấm thuốc, lòng có chứa dịch được xem là dấu hiệu điển hình của viêm RT. Ruột thừa được gọi là to khi có đường kính >6mm, thành RT dày >2 mm.

+ Viêm quanh RT: được đánh giá bằng mức độ thâm nhiễm mỡ quanh RT.

- Tụ dịch quanh RT: do phản ứng viêm gây xuất tiết dịch. Trên cắt lớp vi tính có thể phân biệt dịch với thâm nhiễm mỡ bằng cách đo tỷ trọng (tỷ trọng dịch là tỷ trọng dương từ 0 đến 20HU, còn tỷ trọng mỡ là tỷ trọng âm từ -10HU đến -120HU).

- Sỏi trong lòng RT.

* Xét nghiệm bạch cầu:

- Phương tiện: (được thực hiện tại khoa huyết học – bệnh viện Việt Đức trên máy Sysmex XT-1800i).

- Bạch cầu: Bình thường, tăng hoặc giảm.

+ Tăng (> 10,0 G/l)

+ Bình thường (5,0 – 10,0 G/l) + Giảm (< 5,0G/l)

2.2.5. Quy trình phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa qua đường âm đạo

Trong tài liệu QUA ĐƯỜNG ÂM ĐẠO (Trang 52-56)