• Không có kết quả nào được tìm thấy

ÔN TẬP

III. Tiến hành hoạt động:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. khởi động: 3’

- Xin nhiệt liệt chào đón các thầy cô giáo và các bạn học sinh đến dự tiết sinh hoạt chủ đề với lớp 2D -Trường Tiểu học Hồng Thái Đông. Thay mặt tập thể lớp 2D xin kính chúc các thầy cô và các bạn dồi dào sức khỏe, chúc tiết sinh hoạt của chúng ta thành công tốt đẹp.

- Sau đây cô xin mời các bạn đứng lên, chúng ta cùng khởi động bằng một bài hát đó là bài “Sắp đến Tết rồi”.

- Bạn nào cho cô biết trong bài hát vừa rồi nhắc đến điều gì?

- GV giới thiệu: Mùa Xuân đem đến cho vạn vật một sức sống mới, những niềm vui đoàn tụ, khởi đầu những khát khao, hy vọng - thậm chí cả những mơ ước được chiến thắng và thay đổi số phận! Mùa Xuân khiến vạn vật sinh sôi, cây lá đâm chồi nảy lộc, ngàn hoa đua nhau khoe sắc đưa hương và con người tràn đầy nhựa sống. trong tinh thần hân hoan vui vẻ của ngày Tết, hôm nay cô trò chúng mình sẽ cùng nhau sinh hoạt lớp theo chủ điểm

“Ngày Tết quê em”.

Cô xin thông qua nội dung tiết sinh hoạt lớp như sau:

1. Sơ kết hoạt động tuần 19

2. Phương hướng hoạt động tuần 20

3. Sinh hoạt theo chủ điểm “Ngày Tết quê em”.

Sau đây cô xin mời lớp phó học tập lên điều hành sinh hoạt lớp.

2. Sinh hoạt lớp (10’)

- Lớp phó học tập điều hành sinh hoạt lớp

- GV nhận xét tuyên dương HS, phát động thi đua tuần sau.

Cô cảm ơn các con. Cô nhất trí với phần báo cáo của các con. Cô cũng đồng ý với những bạn được lớp đề nghị tuyên dương.

Cô còn tuyên dương thêm bạn …. Đã nhặt được …… và trả lại bạn …...

Cô đề nghị cả lớp tuyên dương các bạn nào. (gv tặng quà cho hs)

Cô thấy trong tuần vừa rồi các con học tập rất tốt, có ý thức giữ gìn vệ sinh. Nhưng bên cạnh đó còn những tồn tại nhỏ: còn

- HS hát, vận động theo nhạc

- Nhắc đến ngày Tết cổ truyền.

- 3 tổ trưởng báo cáo - Lớp phó báo cáo

- Lớp trưởng nhận xét, tổng hợp ý kiến - Đề nghị tuyên dương HS.

- Nêu phương hướng tuần sau

- Lớp trưởng tổ chức lấy ý kiến phát biểu của các bạn (3 ý kiến).

- HS lắng nghe

quên sách quên vở, nói chuyện riêng trong lớp. Cô mong trong tuần tới các con sẽ cố gắng hơn để hạn chế những tồn tại nhỏ đó nhé.

*Phương hướng:

1. Chấp hành tốt an toàn giao thông đội mũ bảo hiểm khi đến trường.

2. Làm bài tập đầy đủ và hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài.

3. Các con thự hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp để phòng chống các dịch bệnh đặc biệt là dịch Covid 19 nhé.

Cuối cùng cô muốn căn dặn: các con tiếp tục duy trì tốt mọi nề nếp của trường, lớp, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Sẽ rất khó khăn, nhưng mọi vấn đề đều có thể thay đổi được nếu các con cố gắng.

3. Sinh hoạt chủ điểm tháng: Mừng Đảng, mừng xuân

Hoạt động 1: Khám phá: Trò chơi hái lộc đầu xuân (8’)

Tết là ngày đoàn tụ, là ngày tạ ơn và là ngày của hi vọng. Hằng năm mỗi khi tết đến xuân về thì dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu mọi người cũng trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Trong ngày tết có nhiều phong tục tốt đẹp và đậm tính nhân văn mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy để Tết Nguyên Đán mãi là nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Trên tinh thần đó, tiết sinh hoạt hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau sinh hoạt theo chủ điểm Ngày tết quê em

- Gv cho HS xem video giới thiệu về ngày Tết.

Các con vừa được xem một đoạn video ngắn giới thiệu về ngày tết cổ truyền. để kiểm tra xem các con đã quan sát và lắng nghe được gì trong video vừa rồi cô trò mình sẽ cùng nhau tham gia trò chơi nhỏ mang tên hái lộc đầu xuân. Các con sẽ chọn những phong lì xì, bên trong phong lì xì sẽ có câu hỏi và món quà. Nếu các con

- HS theo dõi

- HS chọn lì xì để trả lời câu hỏi - Chúc tết

- Chúc tết

trả lời đúng câu hỏi các con sẽ dành được phần quà trong lì xì. Các con đã nắm rõ luật chơi chưa?

- Chúng ta bắt đầu trò chơi.

- Trò chơi hái lộc trả lời câu hỏi:

+ Đây là 1 nghi lễ phong tục mà khi gặp nhau vào các ngày tết thường thực hiện và chào hỏi nhau.

+ Vị khách đầu tiên đến nhà chúc tết được gọi là gì ?

+ Khoảng khắc chuyển tiếp từ năm này sang năm khác gọi là gì?

+ Nghi lễ diễn ra vào ngày 23 tháng chạp âm lịch gọi là gì?

+ Bánh chưng hình gì và tượng trưng cho cái gì?

+ Hoa tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc?

+ Loài hoa nào tượng trưng cho mùa xuân ở miền Nam?

+ Vào ngày Tết, trẻ em thích nhất điều gì?

Hoạt động 2: Trải nghiệm, kết nối cảm xúc: (10’)

- Vừa rồi các con đã được tìm hiểu về phong tục ngày Tết quê hương và chắc chắn các con sẽ rất hào hứng đến với hoạt động tiếp theo sau một thời gian miệt mài chuẩn bị các nhóm đang rất nóng lòng muốn được thể hiện những cảm xúc của mình về chủ điểm Ngày Tết quê em bằng rất nhiều những hình thức trải nghiệm khác nhau.

GV chia lớp làm 3 nhóm ( mỗi tổ làm 1 nhóm)

- Giao nhiệm vụ từng nhóm:

+ Nhóm 1: Hát hoặc múa về ngày Tết + Nhóm 2: Kể chuyện hoặc đọc thơ về ngày tết

+ Nhóm 3: Thuyết trình tranh vẽ.

Hoạt động 3: Tổng kết và trao thưởng Các con ạ sau một thời gian ngắn các con đã được trải nghiệm, thể hiện những tình cảm, cảm xúc của từng người về ngày tết cổ truyền bằng những cách rất riếng và chắc chắn các bạn sẽ rất háo

- Người xông nhà - Giao thừa

- Tết ông Công, ông Táo

- Hình vuông, tượng trưng cho đất - Hoa đào

- Hoa mai - Lì xì

hức chờ đón kết quả chung cuộc của ngày hôm nay. Cô rất vui mừng thông báo

+Giải sáng tạo nhất: Dành cho phần thuyết trình tranh của tổ 3

+ Giải thưởng tự tin Nhất: dành cho phần đọc thơ của tổ 2

+ Giải thưởng Họa my vàng: dành cho bạn thể hiện bài hát của tổ 1.

*Kết thúc: Các con ạ, vừa rồi cô thấy bạn Tùng đã thuyết trình bức tranh rất ý nghĩa, để có được cuộc sống yên bình ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay là nhờ công lao của các anh bộ đội đã hi sinh trong chiến tranh, và trong hòa bình các anh bộ đội cũng vẫn vững tay sung để bảo vệ bình yên cho Tổ quốc, vậy các con sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với các chú bộ đội?

- GV nhận xét, tuyên dương HS

-Hs nói theo ý hiểu

---THỰC HÀNH KIẾN THỨC

ÔN TẬP I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Làm đúng và nhớ cách viết những chữ có âm hoặc dấu thanh dễ lẫn:

l/n; dấu hỏi/ dấu ngã.

- Củng cố đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào?

2. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập phân biệt những chữ có âm đầu và dấu thanh dễ viết sai do ảnh hưởng phát âm của HS: l/n; dấu hỏi/dấu ngã.

3. Thái độ: Có ý thức viết cẩn thận ngồi đúng tư thế.

II. Đồ dùng dạy - học

Tài liệu liên quan