• Không có kết quả nào được tìm thấy

TRẠNG THÁI TỒN TẠI CỦA KẾT CẤU ĐẤT

Chương I:HẠT CƠ GIỚI VÀ THÀNH PHẦN CƠ GIỚI ĐẤT

Chương 2: TỶ DIỆN CỦA ĐẤT VÀ KẾT CẤU ĐẤT

2.5. TRẠNG THÁI TỒN TẠI CỦA KẾT CẤU ĐẤT

Các loại đất có quá trình hình thành và phát triển khác nhau, do vậy chúng có loại hình kết cấu riêng. Trong đất thường kết cấu của các tầng đất có độ sâu khác nhau cũng khác nhau.

Cần phân biệt hai khái niệm về cấu trúc đất: Khái niệm đặc trưng về phương diện hình thái và khái niệm về ý nghĩa nông học.

Về phương diện hình thái, Zakharov phân cấu trúc đất thành các loại sau

(Hình 2.1):

Hình 2.1 : Các dạng cấu trúc dết theo phương diện hình thái (Theo S.A.Zakharov)

2.5.1. Dạng cấu trúc hình khối: I

Có nhiều loại khác nhau, được phân ra bởi hình dạng bề mặt của hạt kết: Loại có bề mặt phẳng, góc cạnh rõ ràng và loại có bề mặt phẳng và tròn xen kẽ. Hai loại này thường có đường kính lớn hơn 5 mm.

- Cấu trúc viên: Có hình cầu, chủ yếu tìm thấy ở tầng A, có kích thước nhỏ từ 1 - 10 mm, là loại hạt kết tốt của đất.

Theo hình 2.1 : 1. Cấu trúc cục lớn 2. Cấu trúc cục 3 . Cấu trúc cục nhỏ 4. Cấu trúc phấn bụi 5. Cấu trúc hạt lớn 6. Cấu trúc hạt 7. Cấu trúc hạt nhỏ 8. Cấu trúc viên lớn 9. Cấu trúc viên 10. Cấu trúc bột

11. Những cấu trúc riêng biệt ở rễ.

2.5.2. Dạng cấu trúc hình trụ: II

Được phát triển theo chiều sâu. Được hình thành ở các loại đất sét, đặc biệt là keo sét monmorilonit như đất macgalit hay đất kiềm, đất mặn trong điều kiện khô hạn.

Sự hình thành của loại hạt kết này tạo ra các khe hở lớn theo chiều thẳng đứng. Đất có loại hạt kết này thường thấm nước tốt.

Theo hình 2.1 : 12. Cấu trúc cột 13. Cấu trúc trụ

14. Cấu trúc lăng trụ cỡ to 15. Cấu trúc lăng trụ trung bình 1 6. Cấu trúc lăng trụ cỡ nhỏ 17. Cấu trúc lăng trụ cỡ nhỏ nhất.

2.5.3. Cấu trúc dạng hình tấm, phiến, dẹt: III

Là dạng cấu trúc phát triển theo chiều ngang, dẹt, mảng. Loại hạt kết này được hình thành chủ yếu ở các loại đất có thành phần cơ giới nặng mới được lắng đọng trong điều kiện khô hạn. Loại này thường có độ bền kém, được hình thành do sự trương co của các hạt sét.

Theo hình 2. 1 : 18. Cấu trúc dẹt 19. Cấu trúc tấm, vỉa 20. Cấu trúc hình lá 21. Cấu trúc vẩy 22. Cấu trúc vẩy nhỏ.

Người ta phân hạt kết theo kích thước như bảng 2.4

Về phương diện nông học, cấu trúc viên và cấu trúc cục nhỏ được gọi là những cấu trúc tốt, gồm những đoàn lạp có kích thước từ 0,25 đến 10 mm. Về phương diện chất lượng, cấu trúc được coi là tốt nếu chúng có độ xốp thích hợp, sau khi mưa, sau khi tưới, qua suốt quá trình làm đất như cày, bừa, vun xới v.v..chúng vẫn giữ được độ bền trong nước, độ bền cơ học.

Bảng 2.4: Đánh giá hạt kết theo kích thước (mm) (Theo Raymond W. Miller và Rây L. Donahue - 1990)

Đánh giá Hình tấm Hình trụ Hình khối Viên Rất nhỏ hay rất mỏng < 1 < 10 < 5 < 1

Nhỏ hay mỏng 1 2 10 20 5 - 10 1 2

Trung bình 2 - 5 20 - 50 10 - 20 2 - 5

To hay dày 5 - 10 50 - 100 20 - 50 5 - 10

Rất to hay rất dày > 10 > 100 > 50 > 10 Ở nước ta, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá bazan là loại đất có cấu trúc tết Nhờ độ xốp của những đoàn lạp thích hợp làm cho loại đất này có những tính chất vật lý - nước ưu việt, đặc biệt là tính thấm nước. ở những vùng đất bazan, đặc biệt là vùng Tây Nguyên sau những trận mưa, thậm chí mưa to cũng rất ít thấy dòng chảy trên mặt.

Sở dĩ như vậy là do tính thấm tốt, đoàn lạp có độ bền cơ học, độ bền trong nước, chúng không bị phá huỷ khi có sự tác động của nước mưa.

Ngược lại, có những loại cấu trúc dễ bị tan ra khi gặp tác động của nước.Trong trường hợp như vậy những keo dính kết trong đất hoàn toàn bị trương.

Những cấu trúc đó, về phương diện sản xuất nông nghiệp được đánh giá là không tốt, chúng gặp trong tầng tích tụ, ở những đất mặn và đất bạc mầu, một số đất đầm lầy.

Bên cạnh những cấu trúc lớn (> 0,25 mm), để đánh giá chất lượng đất còn phải dựa vào đặc trưng của cấu trúc nhỏ (vi đoàn lạp). Những cấu trúc này phải bền trong nước và tơi xốp. Những vi đoàn lạp tương ứng với kích thước 0,25 - 0,05 và 0,05 - 0,01 mm là những vi cấu trúc tốt nhất. Những vi đoàn lạp có kích thước muôn trung bình (0,0 1 - 0,005 mm) là những vi đoàn lạp không tốt. Chúng gây khó khăn cho tính thấm không khí và tính thấm nước của đất do tính chất kết dính của chúng, do khả năng bốc hơi cao và do một số tính chất không tốt khác.

Những dẫn liệu thu được khi nghiên cứu đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá baza ở vùng Tây Nguyên (Trần Kông Tấu, 1982), kết quả phân tích vi đoàn lạp cho thấy cấp hạt 0,25 - 0,05 mm chiếm từ 30 - 46 %; cấp hạt 0,05 - 0,01 mm dao động từ 7 - 28

%. Hai cấp hạt này chiếm ưu thế, trong khi đó hạt 0,01 - 0,005 mm chỉ chiếm trên dưới 5 %.

Như vậy, rõ ràng khi đánh giá cấu trúc không nên chỉ giới hạn bằng những số liệu khi phân tích cấu trúc lớn mà cần phải tiến hành phân tích vi đoàn lạp. Cần phải chú ý rằng không nên hiểu và quy định một cách máy móc đối với những vùng khí hậu, đất đai khác nhau. ở những vùng thừa ẩm kích thước thích hợp của những đoàn lạp lớn hơn hoặc tương đương 10 mm để có thể đảm bảo được sự thấm nước, thêm

không khí. Đối với các vùng đầm lầy với những cấu trúc có kích thước như vậy thì chúng có khả năng đảm bảo được việc thoát nước cho đất.

Ngược lại, đối với những vùng bán khô hạn hoặc khô hạn, những nơi có độ thông thoáng dư thừa thì kích thước của những đoàn lạp gần như viên là tốt. Tuy nhiên, do hiện tượng xói mòn (xói mòn do nước, xói mòn do gió) nên xuất hiện một số yếu tố có tính chất giới hạn. Đối với những vùng có gió mạnh, kích thước đoàn lạp lớn hơn 2 tâm được coi là thích hợp, có hiệu quả trong việc chống xói mòn. Những đo ìn lạp có kích thước nhỏ sẽ kém hiệu quả hơn vì chúng dễ bị gió cuốn đi.