• Không có kết quả nào được tìm thấy

BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2.38 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU

2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng chung của nhóm đối tượng nghiên cứu

Tuổi, giới:

 BN được thu thập các giá trị tuổi, thống kê tuổi trung bình mắc bệnh, tuổi lớn nhất và nhỏ nhất trong nhóm nghiên cứu tại thời điểm chẩn đoán xác định.

 Giới: tỉ lệ mắc bệnh của từng giới, tỉ lệ mắc bệnh giữa 2 giới phân theo độ tuổi.

Tiền sử bản thân:

Các bệnh lý có từ trước thông qua hỏi bệnh trực tiếp hoặc khai thác gia đình: THA, đau đầu, chấn thương sọ não, co giật, động kinh, bệnh gan thận đa nang... Các thói quen uống rượu, hút thuốc lá. Tiền sử được chẩn đoán TP ĐMN từ trước

Thời gian:

Thời gian vào viện là thời gian khởi phát bệnh đến lúc BN nhập viện, thời gian phẫu thuật sau vào viện là thời gian từ lúc bệnh nhân vào viện đến thời điểm can thiệp phẫu thuật, tổng thời gian điều trị: các mốc thời gian được tính từ lúc có triệu chứng đầu tiên tới khi BN đến nơi thực hiện đề tài, tính theo ngày và tính giá trị trung bình của các biến cố.

Cách khởi phát bệnh:

- Đột ngột: các triệu chứng lâm sàng diễn ra đột ngột dưới 30 phút - Cấp tính: các triệu chứng lâm sàng diễn ra : 30 - 60 phút

- Từ từ tăng dần: các triệu chứng diễn ra trên 60 phút đến nhiều ngày.

Các triệu chứng lâm sàng khi khởi phát bệnh:

Lý do chính khiến BN than phiền được nghi nhận: đau đầu, buồn nôn và nôn, mất tri giác tạm thời, co giật động kinh, hôn mê sau đột quỵ hay các dấu hiệu TK khu trú: liệt vận động, sụp mi, nhìn mờ...

Thống kê các triệu chứng và hội chứng lâm sàng khi đến viện:

Các triệu chứng: đau đầu, suy giảm tri giác, động kinh co giật (cục bộ hay toàn thân), hội chứng màng não,THA, rối loạn thân nhiệt, các dấu hiệu TK khu trú: liệt dây TK II, dây TK II, nhìn mờ, nói khó, liệt nửa người.

Tổn thương dây TK II được xác định khi khám lâm sàng bằng cách kiểm tra thị lực sơ bộ bằng đếm ngón tay cách 2m và thị trường đối chứng với người bệnh nếu BN hợp tác. Khi có bất thường sẽ được đánh giá bởi các bác sĩ chuyên khoa mắt đo thị lực tiêu chuẩn về các mức độ (sáng tối, thang điểm thị lực từ 1/10 đếm 10/10).

Tổn thương TK III: xác định khi BN có triệu chứng sụp mi và giãn đồng tử.

Dấu hiệu TK khu trú được xác định khi BN có yếu nửa người (xác định bằng thử sức cơ, có đối chiếu 2 bên) hoặc rối loạn ngôn ngữ.

 Nghiên cứu mối liên hệ: giữa các dấu hiệu lâm sàng (liệt vận động , liệt dây TK II, TK III) với vị trí TP ĐM thông trước vỡ.

Khảo sát phân độ lâm sàng: mức độ lâm sàng khi vào viện, trước mổ theo phân độ của Liên đoàn phẫu thuật TK thế giới (WFNS). Mối tương quan giữa các mức độ lâm sàng với từng hướng TP động mạch thông trước.

Bảng 2.1. Phân độ lâm sàng theo WFNS

Độ Điểm Glasgow Dấu hiệu thần khinh khu trú

I 15 Không

II 13- 14 Không

III 13- 14 Có

IV 7- 12 Có hoặc không

V 3- 6 Có hoặc không

2.3.2. Nghiên cứu hình ảnh học của vỡ túi phình động mạch thông trước 2.3.2.1. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính không tiêm thuốc cản quang

 Thống kê thời gian từ khi mắc bệnh đến thời điểm chụp phim (ngày), xác định mối liên quan giữa mức độ CMDMN với thời điểm chụp, mối liên quan giữa mức độ chảy máu với vị trí vỡ TP ĐM thông trước.

 Dấu hiệu gợi ý vỡ TP ĐM thông trước là có chảy máu dưới màng nhện (khe liên bán cầu, bể trên yên, khe Sylvius, bể quanh thân não), có máu tụ hồi thẳng. Đánh giá mức độ CMDMN dựa vào phân độ của Fisher, đánh giá mức độ phù não.

Thống kê các biến chứng của vỡ TP ĐM thong trước trên phim chụp: chảy máu nhu mô não, giãn não thất, chảy máu não thất, chảy máu dưới màng cứng.

2.3.2.2. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính đa dãy dựng hình mạch não (MSCT) + Xác định thời điểm chụp, liên quan giữa thời điểm chụp với dấu hiệu chảy máu và hình thức chảy máu trên phim chụp.

+ Nghiên cứu đặc điểm của vỡ TP ĐM thông trước qua hình ảnh trực tiếp trên các mặt phẳng MIP, MPR và VRT: xác định vị trí, kích thước, hình dáng, hướng, tỷ lệ đáy cổ của TP động mạch thông trước.

+ Đánh giá các nhánh động mạch não trước A1, A2 và hướng xoay của phức hợp động mạch thông trước.

+ Đánh giá các động mạch xuyên đi ra từ phức hợp động mạch thông trước, mối liên quan của các nhánh này với túi phình động mạch.

+ Xác định số lượng TP ĐMN, các dị dạng mạch máu não khác phối hợp với TP ĐM thông trước.

+ Đánh giá độ chính xác trong chẩn đoán vỡ TP ĐM thông trước khi có nhiều TP ĐMN.

2.3.3. Xét nghiệm sinh hóa máu để xác định về rối loạn điện giải:

+ Hạ Natri máu khi trị số Natri máu < 135mmol/l.

+ Tăng Natri máu khi trị số Natri máu > 145mmol/l.

+ Hạ Kali máu khi trị số Kali máu < 3,5 mmol/l.

+ Tăng Kali máu khi trị số Kali máu > 5mmol/l.