• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhận xét đánh giá

- Tháng 2/1954, ta giải phóng thị xã Kon - Tum, uy hiếp Plây - cu, Pháp phải tăng quân giữ Plây - cu, đây thành nơi tập trung quân thứ năm của Pháp.

* Ý nghĩa : Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản, tạo điều kiện cho ta giành thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ

C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP.

a) Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về

b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân hoàn thành bảng hoạc vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các cuộc tiến công của ta trong chiến cuộc Dông Xuân 1953-1954

thời gian 5 phút

c) Sản phẩm: vẽ được sơ đồ hoăc lập bảng;

d) Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức tổ chức cho học sinh lập bảng niên biểu các sự kiện chính tong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1945 hoặc v

Dự kiến sản phẩm

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

b) Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm hoàn thành bài tập ở nhà thời gian 5 p

c) Sản phẩm học tập: bài tập d) Cách thức tiến hành hoạt động

GV giao bài tập cho HS về nhà thực hiện Câu hỏi

1. Nghệ thuật quân sự của Đảng ta khi chỉ đạo tiến công trong Đông xuân 1953-1954?

2. Vì sao nói Cuộc tấn công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ

Dự kiến sản phẩm

1. Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách điều địch để đánh địch. Lợi dụng điểm yếu của kế hoạch Nava là mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng để đánh và phân tán lực lượng để giữ. Cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953 - 1954 đã làm phân tán cao độ khối cơ động chiến lược của địch, khoét sâu vào điểm yếu của kế hoạch Nava. Từ kế hoạch ban đầu là tập trung quân đông ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nava đã phải điều quân thành 5 nơi tập trung quân khác nhau =>

bước đầu kế hoạch Nava bị phá sản

2. Cuộc tấn công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta đã bước đầu làm phá sản kế hoạch Na-va của Pháp – Mĩ vì:

+ Pháp – Mĩ phải phân tán lực lượng đối phó với ta.

+ Điện Biên Phủ từ chỗ không có trong kế hoạch Na-va thì sau chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 trở thành trung tâm của kế hoạch Na-va.

+ Chuyển từ đồng bằng lên miền núi (Điện Biên Phủ).

HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC:

- Học bài cũ, làm bài tập ở SGK

BÀI 27.

CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC (1953 - 1954).

(Tiếp theo) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS trình bày được

- Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, nội dung Hiệp định Giơ- ne –vơ.

- Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 2. Năng lực :

Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp

Năng lực tái hiện bối cảnh lịch sử phân tích, nhận định đánh giá âm mưu, thủ đoạn chiến tranh của Pháp.

Đánh giá được sự lãnh đạo tài tình của Đảng ta đã đưa cuộc KC của dân tộc có những bước phát triển như thế nào

3. Phẩm chất: Bồi dưỡng cho HS lòng yêu nước tinh thần cách mạng lòng đoàn kết dân tộc, đoàn kết với nhân dân Đông Dương, đoàn kết quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và niềm tự hào dân tộc

Tranh ảnh, máy chiếu…

IV. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint. Máy tính

- Bản đồ Chiến dịch Điện Biên Phủ, tranh ảnh liên quan . - Các video về chiến dịch Điện Biên Phủ

- Các số liệu:bổ sung thêm về công việc chuẩn bị của ta: huy động 1L. Lượng lớn: 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo, nhiều tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải, quân y…

với tổng số 55.000 quân. Hàng chục nghìn tấn vũ khí đạn dượt, 27.000 tấn gạo, 628 ô tô tải, 11.800 thuyền bè, 21.000 xe đạp, hàng nghìn xe ngựa, trâu bò..chuyển ra mặt trận.

2. Học sinh

Học bài cũ, tìm hiểu trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ. (3 phút)

CH: Trình bày nội dung kế hoạch Na Va?

Trả lời:

+ Bước 1: Thu — Đông 1953 và Xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Trung và Nam Đông Dương.

+ Bước 2: Từ Thu — Đông 1954, thực hiện tiến công chiến lược ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, kết thúc chiến tranh.

3. Bài mới

A.TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (3 phút)

a. Mục tiêu: giúp HS huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới, còn nhằm tạo ra hứng thú và và một tâm thế tích cực để HS bước vào bài học mới.

b. Nội dung: GV cho HS xem 1 bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp..., Sau đó GV hỏi:

Hình ảnh trên là ai? Sự kiện nào gắn liền với tên tuổi của ông? HS suy nghĩ trả lời…

c. Dự kiến sản phẩm:

- Dự kiến HS trả lời: Đại tướng Vó nguyên Giáp tên ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954

- GV bổ sung và dẫn dắt vào bài mới: ……..

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:

II.Cuộc tiến công chiến lược đông — xuân 1953 — 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

1.Cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954.

2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954

a) Mục tiêu: Trình bày được những nét chính về chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trình bày hiểu biết về tập đoàn cứ điểm điện biên phủ, trình bày trên lược đồ, xem video để hiểu được sự chiến đấu anh dung của chiến sĩ bộ đội

thời gian 15 p

c) Sản phẩm:đánh giá được tập đoàn cứ điểm ĐBP và trình bày diễn biến trên lược đồ d) Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS Gợi ý sản phẩm