• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Tỷ lệ các dấu ấn VRVGB: HBeAg, anti-HBs, anti-HBe, IgG anti-HBc trong máu các bà mẹ mang HBsAg(+) tính bằng tỷ lệ%.

- Tỷ lệ các dấu ấn VRVGB: HBsAg, HBeAg, anti-HBs trong máu cuống rốn tính bằng tỷ lệ%.

- Mối liên quan giữa sự xuất hiện của các dấu ấn VRVGB trong máu cuống rốn với các dấu ấn trong máu mẹ được so sánh bằng tỷ lệ giữa hai nhóm độc lập.

- Mối liên quan giữa sự xuất hiện của các dấu ấn VRVGB trong máu con sau tiêm phòng với các dấu ấn trong máu cuống rốn được so sánh bằng tỷ lệ giữa hai nhóm độc lập.

- Mối liên quan giữa sự xuất hiện của các dấu ấn VRVGB trong máu con sau tiêm phòng với các dấu ấn trong máu mẹ được so sánh bằng tỷ lệ giữa hai nhóm độc lập.

- Phân loại kết quả sau tiêm phòng: [1], [11]

+ Trẻ có VRVGB sau tiêm phòng là trẻ có xét nghiệm HBsAg(+) tại thời điểm khi trẻ 12 tháng tuổi.

+ Trẻ không có VRVGB sau tiêm phòng là trẻ có xét nghiệm HBsAg(-) ở thời điểm trẻ 12 tháng tuổi.

+ Trẻ tiêm chủng thành công là trẻ có xét nghiệm HBsAg(-) và định lượng kháng thể anti-HBs≥ 10mUI/ml lúc 12 tháng tuổi.

+ Trẻ tiêm chủng thất bại là trẻ có xét nghiệm HBsAg(+) hoặc xét nghiệm HBsAg(-) nhưng anti-HBs <10mUI/ml lúc trẻ 12 tháng tuổi.

+ Trẻ có đáp ứng miễn dịch dưới ngưỡng bảo vệ là trẻ có kháng thể 0 ≤ anti-HBs <10mUI/ml lúc trẻ 12 tháng tuổi.

+ Trẻ có đáp ứng miễn dịch yếu là trẻ có kháng thể 10mUI/ml ≤ anti-HBs ≤ 100mUI/ml lúc trẻ 12 tháng tuổi.

+ Trẻ có đáp ứng miễn dịch tốt là trẻ có kháng thể anti-HBs ≥ 100mUI/ml lúc trẻ 12 tháng tuổi.

- Mối liên quan giữa tiêm chủng thất bại với các dấu ấn trong máu mẹ được so sánh bằng tỷ lệ giữa hai nhóm độc lập.

- Mối liên quan giữa tiêm chủng thất bại với các dấu ấn trong máu cuống rốn được so sánh bằng tỷ lệ giữa hai nhóm độc lập

- So sánh tỷ lệ giữa hai nhóm độc lập sử dụng test khi bình phương χ2 cho bảng 2 x 2, nếu tần số mong đợi (tổng dòng nhân với tổng cột chia cho tổng chung) nhỏ hơn 5 thì tính theo công thức khi bình phương χ2 hiệu chỉnh Yates, hoặc theo công thức test chính xác của Fisher.

- So sánh giá trị trung bình giữa hai nhóm: tuổi, cân nặng, nồng độ kháng thể:

Với cỡ mẫu đủ lớn (n1> 30, n2> 30 ) thì dùng Z test

1 2

12 22

1 2

S S

Z X X /

n n

  

Vói cỡ mẫu nhỏ (n1 ≤ 30, n2 ≤30) thì sử dụng test t Student

1 2

p

1 2

1 1 t X X / S .

n n

  

Trong đó sp là độ lệch chuẩn gộp của hai mẫu.

- Sự lây truyền của VRVGB từ mẹ sang con ngay sau sinh được xác định bằng sự có mặt của các dấu ấn HBsAg, HBeAg trong máu cuống rốn. Nguy cơ xuất hiện các dấu ấn của VRVGB trong máu cuống rốn khi có sự xuất hiện của một dấu ấn của VRVGB như HBeAg, anti-HBe, IgG anti-HBc trong máu mẹ được tính bằng tỷ suất chênh OR (Odds ratio). Phân tích so sánh tần số phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ giữa nhóm bệnh và nhóm chứng.

Bệnh Chứng Tổng

Phơi nhiễm a b a+b

Không phơi nhiễm c d c+d

Tổng a+c b+d a+b+c+d

Tỷ suất chênh OR (Odds ratio) có công thức:

a / b OR  c / d

- Giá trị so sánh χ2, p, χ2 có hiệu chỉnh Yates trong trường hợp mẫu nhỏ để xác định độ tin cậy của tỷ suất chênh OR giữa tỷ lệ trẻ mắc bệnh và yếu tố

nguy cơ . Giá trị p được kết hợp với giá trị của OR trong nhận định và đánh giá mức độ liên quan.

Ở ngưỡng p<0,05, nếu:

OR > 1: Nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở nhóm có yếu tố nguy cơ OR= 1 Không có yếu tố kết hợp giữa yếu tố nguy cơ và bệnh.

OR< 1: Có sự kết hợp ngược lại hay giảm nguy cơ mắc bệnh ở nhóm có yếu tố nguy cơ.

- Nguy cơ tương đối xuất hiện các dấu ấn của VRVGB trong máu trẻ lúc 12 tháng tuổi khi có sự xuất hiện của một dấu ấn của VRVGB như HBeAg, anti-HBe, IgG anti-HBc trong máu mẹ hoặc máu cuống rốn được tính bằng nguy cơ tương đối RR (Relative ratio). Phân tích so sánh tần số phơi nhiễm với một yếu tố nguy cơ giữa nhóm bệnh và nhóm chứng.

Bệnh Chứng Tổng

Phơi nhiễm a b a+b

Không phơi nhiễm c d c+d

Tổng a+c b+d a+b+c+d

Nguy cơ tương đối RR (Relative Risk) có công thức:

e o

CI a / (a b) RR CI c / (c d)

  

Trong đó: CIe: số mới mắc tích lũy ở nhóm có phơi nhiễm CIo: số mới mắc tích lũy ở nhóm không phơi nhiễm.

Ở ngưỡng p<0,05, nếu:

RR > 1: Có sự kết hợp dương tính hay nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở nhóm có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ.

RR= 1: tỷ lệ mới mắc bệnh của cả hai nhóm phơi nhiễm và không phơi nhiễm như nhau và do đó không có yếu tố kết hợp giữa yếu tố phơi nhiễm và bệnh.

RR< 1: Có sự kết hợp ngược lại hay giảm nguy cơ mắc bệnh ở nhóm có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ.