• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
30
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 11 Ngày soạn: .../ 11/2017

Ngày giảng : Thứ hai ngày ... tháng 11 năm 2017 CHÀO CỜ TUẦN 11

...

TIẾNG VIỆT

Tiết 101, 102: ƯU, ƯƠU

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-Đọc được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao từ và các câu ứng dụng.

- Viết được : ưu, ươu, trái lựu, hươu sao.

- Luyện nói từ 2-> 4 câu theo chủ đề: Hổ, báo , gấu, hươu, nai, voi.

2. Kĩ năng: rèn cho HS kỹ năng nghe, nói, đọc,viết.

3. Thái độ

- Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.

- Biết bảo vệ các con vật trong thiên nhiên.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: BĐDTV, 1 trái lựu , tranh luyện nói, 1 bầu rượu - HS : BĐDTV, VBT,SGK, bảng, giẻ lau, bút

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) sĩ số: 17; vắng 0 ..

II. Kiểm tra bài cũ: ( 6' )

- 4 HS đọc bảng con: eo, ao, trái đào, leo trèo, thổi sáo - 2 HS đọc câu ứng dụng trong SGK

- Viết bảng con: iêu, yêu, yêu quý

- Tìm từ ngoài bài có tiếng chứa vần iêu, yêu: VD: yểu điệu, thời khóa biểu.

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (2')

- Cho HS quan sát tranh rút ra từ - tiếng - vần mới : ưu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

2. Dạy vần

a. Nhận diện vần ( 3' )

+ Vần ưu có mấy âm ghép lại? Là những âm nào?

- Vần ưu có hai âm ghép lại, âm ư đứng trước, âm u đứng sau.

+ So sánh vần ưu với iu ? + Giống nhau: Cùng kết thúc bằng u + Khác nhau: ưu bắt đầu bằng u b. Đánh vần - đọc trơn - ghép ( 12' )

- GV đánh vần và đọc mẫu: - u - ư - ưu ( 5 HS, lớp ) - ưu ( 5 HS, bàn ) - GV giới thiệu tiếng mới: lựu

- Gọi HS phân tích tiếng lựu - Tiếng lựu có âm l đứng trước, vần ưu đứng sau, dấu thanh nặng dưới âm ư.

(2)

- GV đánh vần - đọc mẫu - lờ - ưu - lưu - nặng - lựu (5 HS - dãy)

- lựu ( 4 HS )

- Gọi HS đọc từ khóa - trái lựu ( 3 HS đọc )

- Đọc toàn cột - ưu - lựu - trái lựu( 2-> 3 HS đọc ) -> Dạy vần ươu theo hướng phát triển

( Qui trình tương tự như vần ưu )

- HS thực hành tương tự vần ưu - Gọi HS đọc cột 2 - 2 -> 3 HS đọc

- Gọi HS so sánh vần ươu với ưu + Giống nhau: Đều có âm u đứng sau + Khác nhau: Vần ươu có nguyên âm đôi ươ đứng trước.

- Gọi HS đọc toàn bài khóa bảng lớp,

SGK - 3 -> 5 HS

- Cho cả lớp ghép vần, tiếng - ưu - ươu - lựu - hưou Trò chơi: (3')

c. Đọc từ ngữ ứng dụng( 6' )

- Cho HS đọc thầm cột 1 kết hợp tìm tiếng có vần mới

chú cừu bầu rượu mưu trí bướu cổ

- Gọi HS phân tích từ; nêu tiếng mới - Từ chú cừu có hai tiếng, tiếng chú đứng trước, tiếng cừu đứng sau. Tiếng cừu có vần ưu vừa học

- Gọi HS đọc từ - chú cừu ( 2-> 3 HS đọc và phân tích tiếng cừu )

- Giải nghĩa từ - Con vật cùng họ với dê, nuôi để ăn thịt và lấy lông làm len.

-> Từ còn lại thực hiện tương tự - mưu trí: Mưu kế và tài trí.

* Cột 2 thực hiện tương tự - bầu rượu: Đồ dùng có chứa rượu, hình quả bầu.

- bướu cổ: Là căn bệnh ở người do thiếu chất i - ốt dẫn tới biểu hiện có 1 bướu cổ ở trước cổ. => chúng ta cần ăn muối i - ốt để tránh căn bệnh này.

- Gọi HS đọc toàn bài SGK trang 1 - 1 -> 2 HS đọc. Cả lớp đồng thanh d. Viết bảng con( 7' )

- GV hướng dẫn và viết mẫu - Hướng dẫn HS cách cầm phấn, tư thế ngồi trước khi viết bài.

- HS viết bảng con: Lần 1: ưu, ươu Lần 2: trái lựu Lần 3: hươu sao Củng cố: 1’

+ Con vừa học vần nào mới ? - Vầ ưu, ươu

- Thi chỉ nhanh đúng vần, tiếng bất kì - 2 cặp lên bảng chỉ nhanh đúng theo chỉ dẫn của cô.

(3)

Tiết 2

Kiểm tra: (3' )

- Ở tiết 1 con đã học vần nào mới? - Vần ưu, ươu - Hai vần đó có điểm nào giống và khác

nhau?

- 1 HS nhắc lại

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

3. Luyện tập

a. Luyện đọc: ( 10' )

- Gọi HS đọc bài bảng lớp, SGK ( Kết hợp kiểm tra chống đọc vẹt )

10 -> 12 HS đọc - Đọc câu ứng dụng SGK:

+ Trong tranh vẽ cảnh gì? - Tranh vẽ nai, cừu ra suối uống nước.

- Cho HS đọc nhẩm câu Buổi trưa, cừu chạy theo mẹ ra bờ suối.

Nó thấy bầy hươu nai đã ở đấy rồi.

- Gọi HS nêu từ mới trong câu và phân tích từ, tiếng mới trong từ, đọc từ.

- cừu, bầy hươu nai

- Gọi HS đọc cả câu 3 -> 5 HS đọc

+ Khi đọc câu có dấu phẩy và dấu chấm câu con cần chú ý điều gì?

- ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm.

- GV đọc mẫu câu ứng dụng 2 -> 3 HS đọc lại - Gọi HS đọc toàn bài trang 1-> 2 HS đọc Trò chơi: ( 3' )

b. Luyện viết ( 12' )

- GV hướng dẫn HS và viết mẫu vần ( Hướng dẫn cách cầm bút, tư thế ngồi viết )

- HS quan sát - viết: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao

- Chấm bài - nhận xét - 5 -> 7 bài c. Luyện nói ( 8' )

- Hôm nay chúng ta nói về chủ đề gì? - Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi - GV nêu câu hỏi gợi ý:

+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ các con vật gì?

- Hổ, báo, voi, nai, gấu, hươu.

+ Những con vật này sống ở đâu? - Trong rừng và đôi khi trong sở thú.

+ Trong những con vật này, con nào là thú ăn thịt, con nào là thú ăn cỏ? con nào là thú dữ nguy hiểm?

- Con hươu, nai, voi ăn cỏ. Con báo, hổ gấu, ăn thịt.

+ Con nào thích ăn mật ong? - Con gấu + Con nào to xác nhưng rất hiền lành? - Con voi + Ngoài ra con còn biết các con vật nào

ở trong rừng nữa?

- Con khỉ, con lợn rừng, con sư tử, ...

+ Con có biết bài thơ hay bài hát nào về những con vật này không?

- 1 số HS nêu: VD: Chú voi con ở bản Đôn,...

(4)

- Gọi HS luyện nói - mỗi em nói từ 2 ->

3 câu...

+ Hãy kể về một con vật mà em biết:

đặc điểm hình dáng, nơi sống, thức ăn, ..

- VD: Chủ nhật bố đưa con vào sở thú.

Con thấy voi đang ăn mía, gấu ăn mật ong. Thỏ đang ăn củ cà rốt. Còn nai đang nhảy múa cùng các bạn.

+ Voi là con vật to lớn nhất trong các con vật trong rừng. Voi rất khoẻ và thông minh .Voi giúp người được nhiều việc, nhất là việc chuyên chở các cây gỗ to trong rừng. Cha ông ta đã biết dùng voi để chiến đấu chống giặc xâm lược.

Bà Trưng, Bà Triệu đã từng cưỡi voi đuổi quân xâm lược.

+ Gấu to xác nhưng lại rất thích mật ong và hạt dẻ. Gấu được coi là con thú hiền.

Nhưng hiền hơn phải kể đến hươu và nai . Hươu, nai chỉ ăn cỏ, không làm hại người . Ngược lại, hươu nai còn bị con người săn bắt để lấy thịt ăn, lấy sừng làm thuốc, làm đồ mĩ nghệ.

* Các con cần làm gì để bảo vệ các con vật này?

+ Nhắc nhở mọi người không săn bắn và buôn bán các con vật trong rừng và trong sở thú.

IV. Củng cố - dặn dò ( 5' )

+ Hôm nay học vần gì? - Vần ưu, ươu

- Gọi HS đọc bài bảng lớp, SGK - 2 HS đọc

+ Tìm tiếng hoặc từ ngoài bài có vần - VD: chim khướu, bươu đầu, bướu cổ..., sưu tầm, cứu hoả, ngải cứu, lưu loát....

---

*Giáo án chiều

Ngày soạn: .../ 11/2017

Ngày giảng : Thứ hai ngày ... tháng 11 năm 2017 TOÁN

Tiết 41: LUYỆN TẬP

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Làm được các phép trừ trong phạm vi các số đã học.

- Biết biểu thị tình huống trong hình vẽ bằng phép tính thích hợp.

2.Kỹ năng

- Rèn cho HS có kỹ năng tính toán nhanh.

- biết sử dụng 1 số ngôn ngữ toán học.

3.Thái độ

-Giáo dục HS yêu thích môn toán, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

(5)

B. CHUẨN BỊ

- GV: nội dung bài 3 bảng phụ, 4 phiếu phép tính - HS: VBT, bút

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I. Ổn định tổ chức: ( 1' ) Sĩ số: 17; vắng: 0...

II. Kiểm tra bài cũ: ( 5')

- 3 HS lên bảng a. Tính: b. <, >, =, ? 3 + 2 = … 5 - 2… 4 - 1 5 - 2 = … 4 - 1 … 5 - 3 5 - 3 = … 5 - 4 … 3 - 1 c. Số?

- … = 2 5 - …= 1 … - 2 = 3 …- 1 = 4 - Dưới lớp đọc bảng trừ 5

III. Bài mới

1. Giới thiệu bài: ( 1' ) Hôm nay chúng ta học tiết luyện tập.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

2. Thực hành

Bài 1: Tính ( 6' ) Bài 1: Tính

- HS đọc yêu cầu - Tính

+ Dựa vào đâu để tính đúng và nhanh? - Dựa vào các phép trừ đã học.

+ Khi thực hiện phép tính con chú ý điều gì

- Viết các số thẳng cột với nhau - Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận

xét ( Sửa nếu sai ). - 2 HS lên bảng

5 4 5 3 5 4 3 2 4 1 2 3 2 2 1 2 3 1 + Vận dụng vào đâu để tính đúng kết

quả phép trừ?

- Bảng trừ trong phạm vi 3, 4, 5.

+ Cần chú ý gì khi viết kết quả? - Viết các số thẳng cột

Bài 2: Tính (6') Bài 2: Tính

- HS nêu yêu cầu - Tính

+ Con thực hiện mỗi cách tính này như thế nào?

+ Tính từ trái sang phải, mỗi cách tính thực hiện 2 lần.

- Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận xét. ( Sửa nếu sai ).

- 3 HS lên bảng

5 – 2 – 1 = 2 4 – 2 – 1 = 1 ...

5 – 2 – 2 = 1 5 – 1 – 2 = 2 + Khi thực hiện mỗi cách tính trên con

chú ý điều gì?

- Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. Tính 2 lần rồi ghi kết quả.

Bài 3: >, <, = ? (8') Bài 3: >, <, = ? - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - Điền dấu >, <, = ? + Để viết được dấu thích hợp vào chỗ

chấm, con phải làm gì?

- Con phải tính - so sánh - rồi điền dấu.

- Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận - 3 HS lên bảng

- - - - - -

(6)

xét. (Sửa nếu sai).

5 - 2 < 4 5 - 4 < 1 4 + 1 = 5 5 - 2 = 3 5 - 3 > 1 5 - 1 < 5 5 - 2 > 2 5 - 1 = 4 5 - 4 > 0 + Khi so sánh số với phép tính chúng ta

làm thế nào?

- Tính rồi so sánh kết quả với số. Sau đó điền dấu.

Bài 4 (6') Bài 4: Viết phép tính thích hợp

- HS nêu yêu cầu

+ Để viết được phép tính con dựa vào đâu?

- Nhìn vào tranh vẽ

- Gọi HS nêu bài toán - Lúc đầu có 5 con chim đang đậu trên cành, sau đó 2 con bay đi. Hỏi còn lại mấy con chim ?

- Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận xét. (Sửa nếu sai).

- 1 HS lên bảng: 5 - 3 = 2

+ Tại sao con viết được phép tính đó? - Vì lúc đầu có 5 con chim, sau đó có 3 con chim bay đi. Còn lại 2 con chim.

b. HS có thể viết phép tính 5 - 1 = 4 + Con có nhận xét gì về hai phép tính

trên?

- Đều là phép trừ trong phạm vi 5.

+ Muốn nêu được bài toán và viết đúng phép tính con cần phải làm gì?

- Quan sát tranh vẽ Bài 5: Điền số ? (5') Bài 5: Điền số

- HS nêu yêu cầu - Điền số

+ Muốn điền được số vào ô trống con phải làm gì?

- Tính để tìm kết quả phép trừ bên phải, sau đó tính để có kết quả hai bên bằng nhau rồi điền số vào ô trống.

+ Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận

xét. ( Sửa nếu sai ). - 1 HS lên bảng: 3 + = 5 - 2 + Muốn tìm số chưa biết ta phải làm gì? - Tính phép tính trừ và cộng.

4. Củng cố, dặn dò: 2’

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi " Làm tính tiếp sức "

- GV hướng dẫn HS cách chơi sau đó cho HS chơi. Dãy nào làm nhanh đúng là đội chiến thắng.

- Nhận xét – đánh giá

--- TH TIẾNG VIỆT

«n tËp

A. MỤC TIÊU

- Củng cố vÇn ưu, ươu, gióp HS đọc nhanh, đọc đóng c¸c từ ,c©u ứng dụng.

- Gióp HS nghe viết được bài.

B. CHUẨN BỊ:

Vë « li, B¶ng phô

0

(7)

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Ho t éng c a gv Ho t éng cạ đ ủ ạ đ ủa hs

1. Luyện đọc ưu, ươu.(10’)

-GV viết từ: quả lựu, bướu cổ, con hươu, bầu rượu, nghỉ hưu, chó cừu, con khướu, lưu ý, mưu trí.

2. Luyện viết (12’) -GV đọc cho HS viết:

+Chú cừu, mưu trí, bầu rượu, bướu cổ.

+ Buổi trưa, Cừu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy bầy hươu nai đã ở đấy rồi

- Hs viết vở ô li.

3. Hướng dẫn làm vở bài tập TV trang 43. (14’) Nối tranh với từ.

- Hs đọc từ cần nối.

- Hs tự làm.

Nối: Hs đọc từ và tự nối.

- Gọi hs đọc câu vừa nối.

Trái lựu líu lo Chú bé mưu trí Cô khướu đỏ ối - Gv nhận xét.

- Lớp viết bài.

4. Tổng kết (2p)

- Về nhà đọc kỹ bài và chuẩn bị bài sau.

HS đọc cá nhân

Thi đọc nhanh giữa các nhóm

HS nghe viết vào vở ô ly.

HS đọc và nêu yêu cầu bài HS làm vào vở bài tập.

- Hs đọc:

+ Trái lựu đỏ ối.

+ Chú bé mưu trí.

+ Cô Khướu líu lo.

--- HĐNGLL

CHỦ ĐIỂM NHÀ TRƯỜNG

---

Ngày soạn: .../ 11/2017

Ngày giảng : Thứ ba ngày ... tháng 11 năm 2017 TIẾNG VIỆT

Tiết: 103 104: ÔN TẬP

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

-Đọc được các vần có kết thúc bằng u, o các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 38 đến bài 43.

- Viết được các vần , từ ngữ ứng dụng từ bài 38 đến bài 43.

- Nghe hiểu và kể lại một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Sói và Cừu 2.Kĩ năng: Qua bài học rèn kỹ năng nghe ,nói, đọc, viết kể chuyện cho HS.

3.Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn học.

B. CHUẨN BỊ:

(8)

- GV: Bảng ôn, bút sáp, 1 số tờ báo, tranh minh họa câu chuyện - HS : VBT,SGK, VTV,bảng, giẻ lau, bút

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I. Ổn định tổ chức lớp: ( 2’) Sĩ số: 17; vắng 0...

II. Kiểm tra bài cũ: ( 6' )

- 4 HS đọc bảng con: ưu, ươu, mưu trí, hươu sao.

- Viết bảng con: ưu, ươu, trái lựu - 2 HS đọc câu ứng dụng trong SGK

- Tìm từ ngoài bài có tiếng chứa vần: VD: hữu nghị, bươu đầu.

- Nhận xét.

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (3')

- Tuần qua chúng ta đã học được vần gì mới?

- GV ghi các vần đó lên góc bảng. Sau đó GV gắn bảng ôn lên bảng để HS đối chiếu và so sánh các vần đó.

- Hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các vần này một lần nữa để các con biết đọc và viết một cách chắc chắn. GV ghi đầu bài: Ôn tập

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

2. Ôn tập

a. Các vần vừa học ( 5' )

- Gọi HS lên bảng chỉ vần đã học: - 3 HS chỉ vần: au, ao, eo, âu, êu, iu, ưu, iêu, yêu, ươu.

+ GV đọc vần, HS chỉ vần. - 3-> 5 HS đọc + HS chỉ vần và đọc vần trên bảng

b. Ghép chữ và vần thành tiếng ( 10' ) - GV: Các con hãy ghép các âm ở cột dọc với các âm, ở dòng ngang của bảng ôn và đọc các tiếng đó lên.

+ Bây giờ ghép âm a ở cột dọc với âm u

ở dòng ngang được vần gì? u o

a au ao

e eo

â âu ê êu ...

- Tương tự cho HS ghép các vần còn lại - Mỗi HS nêu miệng một vần ( 9 HS ) - GV lật bảng ôn đã có sẵn các vần cho

HS đọc kết hợp kiểm tra chống đọc vẹt

- 5 -> 7 HS đọc - cả lớp đồng thanh Trò chơi: (2')

c. Đọc từ ứng dụng ( 6' ) - Gọi 2 -> 3 HS đọc dòng 1

( Kết hợp kiểm tra chống đọc vẹt )

- ao bèo, cá sấu, kì diệu

(9)

GV giải thích từ: - cá sấu: Loài bò sát thường sống ở đầm lầy, sông lớn, khỏe và rất dữ, có bốn chân đuôi dài.

- kì diệu: Rất lạ lùng như không cắt nghĩa nổi, làm cho người ta phải ca ngợi.

- Gọi 1 -> 2 HS đọc lại các từ

- Đọc toàn bài trang 88 - 1 -> 2 HS đọc d. Viết bảng con: ( 6' )

- GV hướng dẫn và viết mẫu - Hướng dẫn HS cách cầm phấn, tư thế ngồi.

- HS viết bảng con: cá sấu, kì diệu Củng cố: Hôm nay chúng ta ôn những

vần nào?

- Vần au, ao, eo, âu, êu, iu, ưu, iêu, yêu, ươu.

- Gọi HS so sánh các vần có âm u ở cuối - 1 HS so sánh Tiết 2

Bài cũ: ( 3' )

+ Con hãy nhắc lại tên các vần hôm nay ôn?

- Vần au, ao, eo, âu, êu, iu, ưu, iêu, yêu, ươu.

+ Vần ao, eo có điểm nào giống và khác nhau?

- 1 HS nhắc lại

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 3. Luyện tập

a. Luyện đọc ( 10' )

- Gọi HS đọc bài bảng lớp - SGK - 10 -> 12 HS đọc ( Kết hợp kiểm tra bất kì )

- Đọc đoạn thơ ứng dụng:

+ Tranh vẽ gì? - Tranh vẽ sáo đang ăn châu chấu.

- Gọi HS đọc câu - 3 -> 5 HS đọc

Trò chơi: (3')

b. Luyện viết: ( 8' )

- GV hướng dẫn và viết mẫu - Hướng dẫn HS cách cầm bút, tư thế ngồi trước khi viết

- HS viết vào vở mỗi từ một dòng: cá sấu, kì diệu

- Chấm bài - nhận xét - 5 -> 7 bài c. Kể chuyện ( 10' )

- Gọi HS đọc tên câu chuyện - Sói và Cừu - GV kể chuyện lần 1 - Cả lớp theo dõi - GV kể lần, có kèm theo các tranh minh

họa

- GV đặt câu hỏi để HS dựa vào đó kể lại truyện

(10)

+ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

- Có 2 nhân vật: Sói và Cừu + Cừu gặp chó sói trong hoàn cảnh nào?

+ Chó sói muốn gì ở Cừu?

+ Chó sói là con vật như thế nào?

+ Nhờ đâu mà Cừu thoát chết?

+ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?

- Cừu gặm cỏ tên đồng, mải ăn Cừu đi mãi ra tận giữa bãi, chẳng thấy bóng dáng một người quen nào, gặp con sói đang đối đang lồng lộn đi tìm thức ăn.

- Sói muốn ăn thịt Cừu. Nó tiến đến đe dọa Cừu và nói: Này Cừu, hôm nay mày tận số rồi. Trước khi chết mày có mong ước gì không?

- là loài thú ăn thịt, ...

- Nhờ sự thông minh, nhanh trí ứng xử kịp thời

- không đi xa một mình, cần bình tĩnh để ứng xử thông minh, nhanh trí, ...

- GV nêu ý nghĩa của câu chuyện và nhận xét cách kể chuyện của HS.

IV. Củng cố, dặn dò: ( 6' )

+ Hôm nay các con ôn lại những vần gì?

- Gọi HS đọc lại bài bảng lớp, SGK - Nhận xet – đánh giá giờ học.

--- TOÁN

Tiết 42: SỐ 0 TRONG PHÉP TRỪ

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

-Nhận biết vai trò số 0 trong phép trừ: 0 là kết quả phép trừ hai số bằng nhau, một số trừ đi 0 bằng chính nó; biết thực hiện phép trừ có số 0; biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.

2.Kỹ năng

-Rèn cho HS kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

- Biết sử dụng 1 số ngôn ngữ toán.

3.Thái độ

-Giáo dục HS yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: mô hình 3 con thỏ, hình vẽ chấm tròn - HS: SGK. BĐ DT

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

I. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) II. Kiểm tra bài cũ :( 5’)

- 3 HS lên bảng a. Tính b. <, >, =?

5 – 4 – 1 = … 5 - 4… 4 - 1 2 + 3 – 4 = … 4 + 1 … 5 - 1 4 = 5 - … 5 - 4 … 3 - 2

(11)

c. Số?

5 - 1 = 3 + … 2 + 3 = 3 + … - HS dưới lớp đọc phép trừ trong phạm

vi 5

III. Bài mới:

1.Giới thiệu bàì: 1’

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

2. Giới thiệu phép trừ hai số bằng nhau ( 8' ) a. Giới thiệu phép trừ 1 - 1 = 0

- GV gài mô hình lên bảng và nêu câu hỏi:

+ Trên bảng có mấy con thỏ? - Có 1 con thỏ + Cô bớt đi mấy con thỏ? - bớt 1 con thỏ

- Gọi HS nêu bài toán - Có 1 con thỏ, bớt 1 con thỏ. Hỏi còn lại mấy con thỏ?

+ 1 con thỏ bớt 1 con thỏ còn mấy con thỏ?

- 1 con thỏ bớt 1 con thỏ còn 0 con thỏ.

+ Vậy 1 bớt 1 còn mấy? - 1 bớt 1 còn 0 + 1 bớt 1 còn 0 con viết được phép tính

nào?

1 - 1 = 0 ( 5 HS đọc ) b. Giới thiệu phép trừ 3 - 3 = 0 (Cho

HS sử dụng đồ dùng ) Tự nêu bài toán và phép tính theo sự hướng dẫn của GV

+ Ngoài phép tính 1 – 1 = 0; 3 - 3 = 0 cô có phép tính sau ai tính được kết quả?

2 - 2 = 0 4 - 4 = 0 5 - 5 = 0 +Con có nhận xét gì về các phép tính

vừa lập?

- Các phép tính này đều có kết quả bằng 0, đều có dấu trừ.

+ Một số trừ đi chính số đó thì bằng mấy?

- " Một số trừ đi chính số đó thì bằng 0"

( 3 HS nhắc lại ) 2. Giới thiệu phép trừ hai số bằng

nhau ( 7' )

a. Giới thiệu phép trừ 4 - 0 = 4

- GV gắn hình vẽ chấm tròn lên bảng hướng dẫn HS quan sát hình vẽ và nêu bài toán.

- Có 4 chấm tròn không bớt đi chấm tròn nào. Hỏi còn lại mấy chấm tròn?

( GV nêu: Không bớt đi chấm tròn nào nghĩa là bớt đi 0 chấm tròn ).

+ Vậy 4 chấm tròn bớt 0 chấm tròn còn lại mấy chấm tròn?

- 4 chấm tròn bớt 0 chấm tròn còn 4 chấm tròn.

+ 4 bớt 0 còn mấy? - 4 bớt 0 còn 4

+ 4 bớt 0 còn 4 con viết được phép tính nào?

4 - 0 = 4 ( 5 HS đọc ) b. Giới thiệu phép trừ 5 - 0 = 5 (Cho

HS sử dụng đồ dùng). Tiến hành

(12)

tương tự như phép trừ 4 - 0 = 4

+ Ngoài phép tính 4 - 0 = 4, 5 - 0 = 5 ai có thể nêu thêm phép trừ một số trừ đi 0?

1 - 0 = 1 2 - 0 = 2 3 - 0 = 3 - Con có nhận xét gì về các phép tính

trên?

- " Một số trừ đi 0 thì bằng chính số đó".

3. Thực hành

Bài 1: Tính ( 4’) Bài 1: Tính

- HS nêu yêu cầu

+ Để tính được kết quả đúng và nhanh con dựa vào đâu?

- Dựa vào các bảng trừ đã học.

- Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận xét ( sửa nếu sai ).

- 3 HS lên bảng 5 - 1 = 4 5 - 2 = 3 5 - 3 = 2 5 - 4 = 1 5 - 5 = 0

1 - 1 = 0 2 - 2 = 0 3 - 3 = 0 4 - 4 = 0 5 - 5 = 0 ...

+ Con có nhận xét gì về kết quả ở cột thứ hai và cột thứ ba ?

- Cột thứ hai các kết quả đều bằng 0.

Cột thứ ba các kết quả bằng chính số đó.

GV: " Một số trừ đi chính số đó thì bằng 0". Một số trừ đi 0 thì bằng chính số đó.

Bài 2: (cột 1, 2) ( 5’) Bài 2: (cột 1, 2)

- HS đọc yêu cầu - Tính

- Cho HS tự làm bài - đọc kết quả - nhận xét ( sửa nếu sai ).

- 3 HS lên bảng 0 + 2 = 2 2 + 0 = 2 2 - 2 = 0 2 -

0

= 2

0 + 3 = 3 3 + 0 = 3 3 - 3 = 0 3 - 0 = 3 + Con có nhận xét về hai phép tính

2 + 0 = 2 và 2 - 0 = 2 ?

- " Hai phép tính này đều có kết quả bằng 2".

+ Vậy một số cộng hoặc trừ đi 0 cho ta kết quả như thế nào?

- Một số cộng hoặc trừ đi 0 cho ta kết bằng chính số đó.

Bài 4: Viết phép tính thích hợp ( 4’) Bài 4: Viết phép tính thích hợp + Bài yêu cầu chúng ta làm gì? - Viết phép tính thích hợp

a. Để viết được phép tính con dựa vào đâu?

- Nhìn vào tranh vẽ

- Cho HS nêu bài toán - Có 3 con ngựa trong chuồng, cả 3 con đều chạy đi. Hỏi trong chuồng còn mấy con ngựa?

- Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận 3 - 3 = 0

(13)

xột ( sửa nếu sai ).

b. Với tranh vẽ thứ hai cho HS trao đổi với nhau để nờu bài toỏn và phộp tớnh tương ứng.

- Cú 2 con chim đang đậu trờn cành, cả 2 con đều bay đi. Hỏi trờn cành cũn mấy con chim?

2 - 2 = 0 + Làm thế nào để viết được phộp tớnh

thớch hợp?

- Quan sỏt tranh - nờu bài toỏn

4. Củng cố, dặn dũ: (5’)

+ Ai cú thể nờu được một số mà lấy số đú trừ đi chớnh số đú cũng bằng chớnh nú?

- Số 0

- Gọi HS nờu phộp tớnh đú? 0 - 0 = 0

---

*Giỏo ỏn chiều

Ngày soạn: .../ 11/2017

Ngày giảng : Thứ ba ngày ... thỏng 11 năm 2017 TH TOÁN

LUYỆN TẬP: TIẾT 1

A. MỤC TIấU:

- Ôn tập cho hs các phép tính trừ trong phạm vi 5

B. CHUẨN BỊ:

Sách thực hành Toán và TV.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của gv Hoạt đông của hs

1. HD học sinh làm bài trong vở thực hành 35p Bài 1: Tính

- Hd hs tự nhẩm tính rồi điền kết quả

Bài 2: Số?

5 - = 5 4 - = 0 3 - = 1 + 2 - HS tự làm nêu kết quả

Bài 3: Viết phép tính thích hợp - GV nêu yêu cầu bài

- yêu cầu HS nêu bài toán, nêu phép tính

Bài toán: Trong lồng có 2 con chim, 2 con bay đi.

Hỏi còn lại mấy con chim?

2 - 2=0 - GVNX

Bài 4: Khoanh vào phép tính có kết quả là 0

-HD học sinh đọc phép tính tìm kết quả và khoanh

0+ 0 5 - 5 Bài 5: Số?

- HD thực hiện phép tính rồi điền kết quả vào hình tròn.

- 0 - 4

- Học sinh viết vở - Hs tự làm bài

- 2 HS làm bảng, lớp làm vào vở

- 2HS làm bảng phụ - 1 hs nêu yêu cầu.

- HS tự làm bài

- Hs chữa bài từng phép tính - Hs khác nhận xét, bổ sung( nếu

5 5 4

(14)

- 2 - 1 2. Củng cố, dặn dò: 5p - GV chấm một số bài - GV nhận xét tiết học

có)

---

--- TH TIẾNG VIỆT

ễN TẬP

A. MỤC TIấU:

- Hs đọc, viết 1 cách chắc chắn các vần u,ơu - Hs biết đọc và làm đúng các dạng bài tập đã học - Rèn chữ viết cho hs

B. CHUẨN BỊ:

Sách thực hành Toán và Tviệt - Tập 1

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của gv Hoạt động của hs

1. HD học sinh làm bài trong vở thực hành Tiết 1: 12p

Bài 1: Nối chữ với hình - Quan sát hình vẽ - Đọc các từ

- Học sinh tự nối - GVNX

Bài 2: Đọc “ Hơu, Cừu và Sói”

- Quan sát tranh.

? Tranh vẽ gì?

- HS đọc thầm 2p - GV đọc mẫu bài đọc - Cho hs đọc từng câu.

- HD học sinh đọc cả bài Bài 3: Viết

- Cho hs đọc câu: Hơu và mẹ ra suối chơi.

- HD học sinh viết vở bài tập Tiết 2: 12p

Bài 1: Tìm tiếng có vần on? Tiếng có vần an?

- HD học sinh đọc các từ đó

- HD hs đánh dấu các tiếng có vần on, an - Gv NX học sinh chữa bài

Bài 2: Đọc “ Hơu, Cừu và Sói” (2) - HS đọc thầm 2p

- GV đọc mẫu bài đọc - Cho hs đọc từng câu.

- HD học sinh đọc cả bài Bài 3: Viết

- Cho 1 hs đọc câu: Lon xon gà con mới nở - HD học sinh viết vở bài tập

Tiết 3: 12p Bài 1: Nối tiếng với vần

- HD học sinh đọc các từ đó

- HD hs nối các từ với vần tơng ứng

-HS nêu hình vẽ - 2 HS đọc các từ - HS làm bài

- HS trả lời câu hỏi

- HS đọc lần lợt cá nhân, tổ,

đồng thanh.

- 3-4 HS đọc câu, đồng thanh - HS viết vở

- 2 Hs đọc - HS tự làm

- HS đọc thầm bài đọc - HS nghe

- HS đọc từng câu cá nhân - HS đọc cá nhân, đồng thanh - 3-4 HS đọc câu, đồng thanh - HS viết vở

3 1 0

(15)

- Gv NX học sinh chữa bài

Bài 2: Đọc “ Hơu, Cừu và Sói” (3) - HS đọc thầm 2p

- GV đọc mẫu bài đọc - Cho hs đọc từng câu.

- HD học sinh đọc cả bài Bài 3:

- Cho 1 hs đọc câu: Cô ân cần dặn bé.

- HD học sinh viết vở bài tập - GV chấm một số bài

2. Củng cố, dặn dò:2p - Gv nhận xét tiết học

- HD học sinh về nhà viết lại từ vừa viết vào vở ô li.

- 2 Hs đọc - HS tự nối

- HS đọc thầm bài đọc - HS nghe

- HS đọc từng câu cá nhân - HS đọc cá nhân, đồng thanh - 3-4 HS câu, đọc đồng thanh - 2 HS phân tích

- HS viết vở

---

Ngày soạn: .../ 11/2017

Ngày giảng : Thứ tư ngày ... thỏng 11 năm 2017 TIẾNG VIỆT

Tiết 105, 106: ON, AN

A. MỤC TIấU

1.Kiến thức

-Đọc được: on, an, mẹ con, nhà sàn, từ và cỏc cõu ứng dụng.

- Viết được on, an, mẹ con, nhà sàn.

- Luyện núi từ 2-> 4 cõu theo chủ đề: Bộ và bạn bố 2. Kĩ năng

- Qua bài đọc rốn cho HS kỹ năng nghe, núi, đọc,viết.

3.Thỏi độ

-Giỏo dục HS yờu thớch mụn Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ

- GV: BĐDTV, rau non, hũn đỏ, tranh luyện núi - HS : BĐDTV, VBT,SGK, bảng, giẻ lau, bỳt

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) sĩ số:17; vắng 0..

II. Kiểm tra bài cũ: ( 6' )

- Đọc bảng con, SGK - 4 HS đọc bảng con: iu, ưu, ươu, ao bốo - 2 HS đọc SGK

- Viết bảng con: - cỏ sấu, kỡ diệu

- Kiểm tra VBT - Cả lớp để vở lờn bàn

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (2')

- Cho HS quan sỏt tranh rỳt ra từ - tiếng - vần mới : on

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

2. Dạy vần

a. Nhận diện vần ( 3' )

- Vần on cú mấy õm ghộp lại? Là những õm nào?

- Vần on cú hai õm ghộp lại, õm o đứng trước, õm n đứng sau

(16)

- So sánh vần on với oi? + Giống nhau: Đều có âm o đứng trước + Khác nhau: Vần on có âm n ở cuối b. Đánh vần - đọc trơn - ghép ( 12' )

- GV đánh vần và đọc mẫu: - o - nờ - on ( 5 HS, lớp ) - on ( 5 HS, bàn ) - GV giới thiệu tiếng mới: con

- Gọi HS phân tích tiếng con - Tiếng con có âm đứng trước, vần on đứng sau.

- GV đánh vần - đọc mẫu - cờ - on - con ( 5 HS - dãy ) - con ( 4 HS ) - Gọi HS phân tích từ khóa và đọc từ - mẹ con ( 3 HS đọc )

- Đọc toàn cột - on - con - mẹ con ( 2-> 3 HS đọc ) -> Dạy vần an ( Qui trình tương tự như

vần on ) - HS thực hành tương tự vần on

- Giải nghĩa từ: nhà sàn: Nhà có sàn để ở, phía dưới để trống.

- Gọi HS đọc cột 2 - 2 -> 3 HS đọc

- Gọi HS so sánh vần an với on + Giống nhau: Kết thúc bằng n + Khác nhau: Vần an bắt đầu bằng a - Gọi HS đọc toàn bài khóa bảng lớp,

SGK - 3 -> 5 HS

- Cho cả lớp ghép vần, tiếng - on , an, con, sàn Trò chơi: (3')

c. Đọc từ ngữ ứng dụng( 6' )

- Cho HS đọc thầm cột 1 kết hợp tìm tiếng có vần mới

rau non thợ hàn hòn đá bàn ghế

- Gọi HS phân tích từ; nêu tiếng mới - Từ rau non có hai tiếng, tiếng rau đứng trước, tiếng non đứng sau. Tiếng non có vần on vừa học

- Gọi HS đọc từ rau non - rau non ( 2-> 3 HS đọc và phân tích tiếng )

- Giải nghĩa từ: ( Đưa vật mẫu ) - rau non: rau mới mọc chưa già.

-> Từ còn lại thực hiện tương tự

+ Cột 2 thực hiện tương tự - thợ làm nghề hàn

- Gọi HS đọc toàn bài SGK trang 1 - 1 -> 2 HS đọc. Cả lớp đồng thanh d. Viết bảng con( 7' )

- GV hướng dẫn và viết mẫu - Hướng dẫn HS cách cầm phấn, tư thế ngồi trước khi viết bài.

- HS viết bảng con: Lần 1: on, an Lần 2: mẹ con Lần 3: nhà sàn Củng cố: 2’

+ Con vừa học vần nào mới ? - on, an

- Thi chỉ nhanh đúng vần, tiếng bất kì - 2 cặp lên bảng chỉ nhanh đúng theo chỉ dẫn của cô.

(17)

Tiết 2

Kiểm tra: (3' )

- Ở tiết 1 con đã học vần nào mới? - Vần on , an - Hai vần đó có điểm nào giống và khác

nhau?

- 1 HS nêu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

3. Luyện tập

a. Luyện đọc: ( 10' )

- Gọi HS đọc bài bảng lớp, SGK ( Kết hợp kiểm tra chống đọc vẹt )

10 -> 12 HS đọc - Đọc câu ứng dụng SGK:

+ Bức tranh vẽ gì? - Gấu mẹ, gấu con đang cầm đàn; Thỏ mẹ, thỏ con đang nhảy múa.

+ Cho HS đọc nhẩm câu Gấu mẹ dạy con chơi đàn. Còn Thỏ mẹ thì dạy con nhảy múa.

+ Gọi HS nêu từ mới trong câu và phân

tích từ, nêu tiếng mới trong từ, đọc từ. - dạy con: 2-> 3 HS đọc - Còn

+ Gọi HS đọc cả câu 3 -> 5 HS đọc

+ Khi đọc câu có dấu chấm con cần chú ý điều gì?

+ nghỉ hơi

+ GV đọc mẫu câu ứng dụng 2 -> 3 HS đọc lại - Gọi HS đọc toàn bài trang 1-> 2 HS đọc Trò chơi: ( 3' )

b. Luyện viết ( 12' )

- GV hướng dẫn HS và viết mẫu vần ( Hướng dẫn cách cầm bút, tư thế ngồi viết )

- HS quan sát - viết: on, an, mẹ con, nhà sàn.

- Chấm bài - nhận xét - 5 -> 7 bài c. Luyện nói ( 7' )

- Hôm nay chúng ta nói về chủ đề gì? - Bé và bạn bè - GV nêu câu hỏi gợi ý:

+ Quan sát tranh và cho biết tranh vẽ ai? - Tranh vẽ bé có búp bê, bé chơi với các bạn.

+ Bạn của con là những ai? Bạn ở đâu?

+ Con có quý các bạn đó không?

+ Các bạn ấy là người như thế nào?

+ Con và các bạn thường chơi những trò gì?

+ Con và các bạn thường giúp đỡ nhau những việc gì?

+ Bố mẹ con có quý các bạn của con không? Vì sao?

- Gọi HS luyện nói - mỗi em nói từ 2 ->

3 câu.

- VD: Bé khoe với bạn bé được mẹ mua cho búp bê. Bé cùng chơi búp bê với các

(18)

bạn.

+ Ở trường con thường chơi trò chơi nhảy dây với các bạn. Con rất thích chơi cùng các bạn ở lớp.

IV. Củng cố - dặn dò ( 6' )

- Hôm nay học vần gì? + Vần on, an

- Gọi HS đọc bài bảng lớp, SGK - 2 HS đọc

- Tìm tiếng hoặc từ ngoài bài có vần - VD: ném còn, gọn gàng, thán phục, tan học, ...

...

TOÁN

Tiết 43: LUYỆN TẬP

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Thực hiện được phép trừ hai số bằng nhau, phép trừ một số cho số 0; biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học.

2. Kỹ năng

-Rèn cho HS kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3.Thái độ

-Giáo dục HS yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

B. CHUẨN BỊ

- GV: VBT, nội dung bài 2, bài 4 bảng phụ - HS: VBT, bút

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) sĩ số: 17; vắng 0..

II.Kiểm tra bài cũ :( 5’)

- 3 HS lên bảng 1 Tính

3 - 3 = … 1 – 0 =…

2 - 2 = … 3 – 0 =…

5 - 5 = … 4 – 0 =…

2. Số?

5 - … = 2 1 = 2 - … … - 1 = 3 4- 1 = 3 + ..

- HS dưới lớp đọc các bảng trừ đã học III. Bài mới:

1.Giới thiệu bài: ( 1’ ) Hôm nay chúng ta luyện tập về số 0 trong phép trừ.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

2. Nội dung

Bài 1: Tính ( 5’ ) Bài 1: Tính - Gọi HS đọc yêu cầu

+ Để tính được kết quả đúng và nhanh con dựa vào đâu?

- Dựa vào các bảng cộng và trừ đã học.

- Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận xét - sửa nếu sai.

- 4 HS lên bảng

(19)

5 – 0 = 5 4 – 1 = 3 3 – 3 = 0 ...

5 – 5 = 0 4 – 4 = 0 3 – 2 = 1 ...

+ Con có nhận xét gìphép trừ hai số bằng nhau, phép trừ một số cho số 0;

- Phép trừ hai số bằng nhau cho ta kết quả bằng 0.Phép trừ một số với số 0 cho ta kết quả bằng chính số đó.

Bài 2: Tính ( 5’) Bài 2: Tính

- Gọi HS nêu yêu cầu

+ Dựa vào đâu để tính? - Dựa vào các phép trừ đã học + Khi thực hiện phép tính theo cột dọc

cần chú ý điều gì?

- Viết kết quả thẳng cột với hai số ở trên.

- Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận xét - sửa nếu sai.

- 2 HS lên bảng

5 5 4 ...

2 0 4 3 5 0 + Cần ghi nhớ những gì qua bài tập

này?

- Tính đúng kết quả phép trừ rồi viết số thẳng cột.

Bài 3: Tính ( 6’) Bài 3: Tính

- Gọi HS nêu yêu cầu

+ Con thực hiện mỗi cách tính này như thế nào?

- Tính từ trái sang phải, mỗi cách tính thực hiện 2 lần rồi ghi kết quả.

- Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận xét - sửa nếu sai.

- 3 HS lên bảng

2 – 1 – 0 = 1 3 – 1 – 2 = 0 ...

4 – 1 – 3 = 0 4 – 0 – 2 = 2 + Khi thực hiện mỗi cách tính con cần

chú ý điều gì?

- Thực hiện cách tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Bài 4:>, <, = ? ( 6’) Bài 4:>, <, = ?

+ Bài yêu cầu gì? - Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm.

+ Để viết được dấu thích hợp vào chỗ chấm, con phải làm gì?

-Con phải tính kết quả phép trừ - so sánh rồi điền dấu.

- Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận xét - sửa nếu sai.

5 – 3 = 2 5 – 1 > 2 ...

5 – 4 < 3 3 – 0 > 1 + Tại sao con điền dấu < vào phép tính

5 – 4 < 3

- Vì 5 – 4 = 1. Mà 1 < 3 Nên 5 – 4 < 3 + Khi so sánh phép tính với số ta làm

thế nào?

- Con phải tính kết quả phép trừ - so sánh kết quả với số - điền dấu.

Bài 5:- Viết phép tính thích hợp.( 6’) Bài 5: Viết phép tính thích hợp.

+ Gọi HS đọc yêu cầu

a. Để viết được phép tính thích hợp con phải làm gì?

- Nhìn vào tranh vẽ - Yêu cầu HS quan sát tranh, nêu bài

toán và phép tính.

4 - 1 = 3

- - -

(20)

+ Tại sao con viết được phép tính đó? - Vì lúc đầu có 4 con vịt, có 1 con vịt chạy đi. Còn lại 3 con vịt

b. Thực hiện tương tự b. 4 - 0 = 4

+ Để viết được phép tính đúng con phải làm gì?

- Quan sát tranh nêu bài toán

IV. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Cho một HS nêu phép tính và chỉ định HS khác nêu kết quả. HS nêu kết quả đúng được quyền nêu phép tính và chỉ HS khác nêu kết quả.

VD: 4 - 4 = 0 5 - 3 = 2 3 - 1 = 2 4 - 0 = 4 3 - 3 = 0

3 - 0

= 3

5 - 0 = 5 5 - 5 = 0 2 - 2 = 0 2 - 0 = 2 1- 1 = 0 1 - 0 = 1

--- Ngày soạn: .../ 11/2017

Ngày giảng : Thứ năm ngày ... tháng 11 năm 2017 TOÁN

Tiết 44: LUYỆN TẬP CHUNG

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-Giúp HS củng cố về thực hiện được phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học. Phép cộng với số 0. Phép trừ một số trừ đi 0, phép trừ hai số bằng nhau. Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.

2. Kỹ năng

-Rèn cho HS kĩ năng tính toán nhanh, thành thạo.

3.Thái độ : Giáo dục HS yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

B. CHUẨN BỊ:

- GV: bài 1, 4 bảng phụ. Tranh vẽ quả bóng, ô vuông đã ghi số.

- HS: VBT, bút

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)- Hát chuyển tiết II.Kiểm tra bài cũ :( 5’)

- 3 HS lên bảng 1. Tính 2. <, >, = ? 5 - 0 = 5 2 – 0 = 0 +2 5 - 4 = 1 3 – 0 > 3 - 3

5 - 5 = 0 4 – 4 < 4 - 0 3. Số?

3 - 0 = 3 1 = 3 - 2 4 - 0 = 4 5 = 3 + 2 - HS đọc các bảng trừ đã học

(21)

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1' ) Hôm nay chúng ta học tiết: Luyện tập chung

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

2. Thực hành

Bài 1: Tính (7’ Bài 1: Tính

+ Bài yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Bài có mấy phần? Là những phần nào?

- Bài có 2 phần a, và b.

+ Phần a. Để tính được kết quả đúng và nhanh con dựa vào đâu?

- Dựa vào các bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi các số đã học.

+ Khi viết số con viết như thế nào? - Viết các số phải thật thẳng cột.

- Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận xét - sửa nếu sai.

- 4 HS lên bảng

3 4 1 3 2141

1 5 5 2

5 3 5 2 ...

0302

5 0 5 0 + Một số cộng với 0 và 0 cộng với một

số cho ta kết quả thế nào?

-Một số cộng với 0 và 0 cộng với một số cho ta kết quả bằng chính số đó.

+ Một số trừ đi 0 cho ta kết quả gì? - Một số trừ đi 0 cho ta kết quả bằng chính số đó.

+ Một số trừ đi chính số đó cho ta kết quả thế nào?

- Một số trừ đi chính số đó cho ta kết quả bằng 0.

Bài 2: Tính ( 7’) Bài 2: Tính

+ Bài yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Con làm thế nào để tính được kết quả đúng và nhanh?

- Dựa vào các bảng cộng và bảng trừ đã học.

- Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận xét - sửa nếu sai.

- 5 HS lên bảng 5 + 0 = 5 0 + 5 = 5

2 + 3 = 5 3 + 2 = 5

...

+ Con có nhận xét gì về hai phép tính ở mỗi cột?

- Khi đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không thay đổi.

Bài 3 :>, < , = ? ( 7’) Bài 3 :>, < , = ?

- Gọi HS đọc yêu cầu - Điền dấu >, <, = ? vào chỗ chấm.

+ Để viết được dấu thích hợp vào chỗ chấm, con phải làm gì?

-Con phải tính kết quả phép cộng hoặc trừ - so sánh - rồi điền dấu.

- Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận xét - sửa nếu sai.

- 3 HS lên bảng làm bài

4 + 1 > 4 5 – 1 < 5 ...

4 + 1 = 5 5 – 0 = 5 4 - 1 < 4 4 + 1 > 4

+ Tại sao con điền dấu > vào phép tính - Vì 4 + 1 = 5. Mà 5 > 4 Nên 4 + 1 > 4

- + + -

- - + -

(22)

4 + 1 > 4

+ Khi so sánh phép tính với số con cần ghi nhớ điều gì?

- Thực hiện phép tính rồi so sánh từ trái sang phải.

Bài 5: Viết phép tính thích hợp. (7’) Bài 5: Viết phép tính thích hợp.

- Gọi HS đọc yêu cầu

+ Bài có mấy phần? là những phần nào? - Bài có hai phần a và b.

a. Để viết được phép tính con phải làm gì?

- Nhìn vào tranh vẽ - Cho HS nêu bài toán rồi viết phép tính

ứng với tình huống của bài toán

- 2 HS nêu bài toán. Cả lớp làm bài vào vở. 2 HS lên bảng làm bài.

2 + 3 = 5 hoặc 3 + 2 = 5 b. Cho HS quan sát tranh- Gọi HS nêu

bài toán

- 2 HS nêu bài toán - Cho HS làm bài - đọc kết quả - nhận

xét - sửa nếu sai.

- Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm bài. 5 - 2 = 3

+ Tại sao con viết được phép tính 5 – 2 = 3

Lưu ý: Đối với phần b cho HS chọn phép tính phù hợp nhất với tình huống đã được định hướng trong bức tranh.

- Vì chùm bóng có 5 quả bóng , có 2 quả bị đứt dây bay đi. Còn lại 3 quả bóng.

+ Con có nhận xét gì về hai phép tính ở bài 5?

- Phần a là hai phép cộng trong phạm vi 5. Phần b là phép trừ trong phạm vi 5.

4. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Trò chơi: Buộc dây cho bóng.

( Củng cố cho HS về phép cộng, trừ trong phạm vi 5 ).

- HS nối bóng với ô ghi kết quả thích hợp ở dưới. Mỗi HS chỉ nối một lần và chuyển cho bạn khác nối tiếp. Đội nào xong trước, nối đúng là thắng.

- 2 đội chơi: Mỗi đội 5 HS

---

TIẾNG VIỆT

Tiết: 107, 108 : ÂN, Ă, ĂN

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Đọc được: ân, ă, ăn, cái cân, con trăn, từ và câu ứng dụng.

- Viết được : ân, ăn, cái cân, con trăn.

- Luyện nói từ 2-> 4 câu theo chủ đề: Nặn đồ chơi 2. Kĩ năng

-Qua bài đọc rèn cho HS kỹ năng nghe, nói, đọc,viết.

3.Thái độ

- Giáo dục HS yêu thích môn Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ:

(23)

- GV: BĐDTV, cái cân, khăn rằn, tranh con trăn, tranh luyện nói - HS : BĐDTV, VTV,SGK, bảng, giẻ lau, bút

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I. Ổn định tổ chức lớp: ( 1’) sĩ số 17; vắng 0..

II. Kiểm tra bài cũ: ( 6' )

- 4 HS đọc bảng con: : on, an, bàn ghế, rau non, thợ hàn, hòn đá.

- 2 HS đọc câu ứng dụng trong SGK - Viết bảng con:on, an, mẹ con

- Tìm tiếng hoặc từ ngoài bài có tiếng chứa vần on, an: VD: chơi còn, bán hàng.

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (1')

- Trên tay cô có cái gì? cái cân: Cái cân là dụng cụ để cân độ nặng, nhẹ của vật. GV giới thiệu từ ngữ - tiếng - vần mới : ân

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

2. Dạy vần

a. Nhận diện vần ( 3' )

+ Vần ân có mấy âm ghép lại? Là những âm nào?

- Vần ân có hai âm ghép lại, âm â đứng trước, âm n đứng sau

+ So sánh vần ân với an ? + Giống nhau: Đều có âm n đứng sau + Khác nhau: Vần ân có âm â đứng trước, vần an có âm a đứng trước.

b. Đánh vần - đọc trơn - ghép ( 12' )

- GV đánh vần và đọc mẫu: - â - n - ân ( 5 HS, lớp ) - ân ( 5 HS, bàn ) - GV giới thiệu tiếng mới: cân

- Gọi HS phân tích tiếng cân - Tiếng cân có âm c đứng trước, vần ân đứng sau.

- GV đánh vần - đọc mẫu - cờ - ân - cân( 5 HS - dãy ) - cân ( 4 HS ) - Gọi HS đọc từ khóa - cái cân ( 3 HS đọc )

- Đọc toàn cột - ân , cân , cái cân( 2-> 3 HS đọc ) -> Dạy âm ă, vần ăn theo hướng phát

triển ( Qui trình tương tự như vần ân ) - HS thực hành tương tự vần ân + GV đưa ra tranh minh họa con trăn:

Trăn là loài rắn lớn, không có nọc độc, thường sống ở nơi râm mát ẩm ướt.

- Gọi HS đọc cột 2 - 2 -> 3 HS đọc

- Gọi HS so sánh vần ăn với ân + Giống nhau: Đều có âm n đứng sau + Khác nhau: Vần ăn có ă đứng trước - Gọi HS đọc toàn bài khóa bảng lớp,

SGK - 3 -> 5 HS

- Cho cả lớp ghép vần, tiếng - â, ăn, cân, trăn Trò chơi: (2')

c. Đọc từ ngữ ứng dụng( 6')

(24)

- Cho HS đọc thầm cột 1 kết hợp tìm tiếng có vần mới

bạn thân khăn rằn gần gũi dặn dò

- Gọi HS phân tích từ; nêu tiếng mới - Từ bạn thân có hai tiếng, tiếng bạn đứng trước, tiếng thân đứng sau. Tiếng thân có vần ân vừa học

- Gọi HS đọc từ - bạn thân: ( 2-> 3 HS đọc và phân tích tiếng )

- bạn thân: Người bạn gần gũi, thân thiết, gắn bó chia sẻ với mình mọi niềm vui nỗi buồn.

+ Bạn thân của con là ai?

Từ còn lại thực hiện tương tự - gần gũi: Từ dùng để chỉ người, sự vật gần nhau, có quan hệ về tinh thần, tình cảm và thường xuyên tiếp xúc với nhau.

Khăn rằn: Là nét đặc trưng riêng cho bản sắc văn hóa của người đồng bằng sông Cửu Long. Chiếc khăn thường có hai màu đen và trắng hoặc nâu và trắng.

Khăn có chiều dài và có ô vuông nhỏ.

Phụ nữ thường buộc khăn trên đầu, nam giới thì cột ngang trái. Khăn còn được quàng ở cổ.

-dặn dò: Là dặn với thái độ hết sức quan tâm

- Gọi HS đọc toàn bài SGK trang 1 - 1 -> 2 HS đọc. Cả lớp đồng thanh d. Viết bảng con( 7' )

- GV hướng dẫn và viết mẫu - Hướng dẫn HS cách cầm phấn, tư thế ngồi trước khi viết bài.

- HS viết bảng con: Lần 1: ân, ăn Lần 2: cái cân Lần 3: con trăn Củng cố: 2’

+ Con vừa học âm và vần nào mới ?

- Âm ă, vần ân, ăn

- Thi chỉ nhanh đúng vần, tiếng bất kì - 2 cặp lên bảng chỉ nhanh đúng theo chỉ dẫn của cô.

Tiết 2

Kiểm tra: (3' )

+ tiết 1 con đã học âm và vần nào mới? - Âm ă, vần ân, ăn + Hai vần đó có điểm nào giống và khác

nhau?

- 1 HS nêu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

3. Luyện tập

a. Luyện đọc: ( 10' )

(25)

- Gọi HS đọc bài bảng lớp, SGK (Kết hợp kiểm tra chống đọc vẹt)

10 -> 12 HS đọc - Đọc câu ứng dụng SGK:

+ Quan sát tranh và cho biết các bạn nhỏ đang làm gì?

- Tranh vẽ hai bạn nhỏ đang xem vỏ ốc, san hô do bố một bạn là thợ lặn mang về.

- Cho HS đọc nhẩm câu Bé chơi thân với bạn Lê. Bố bạn Lê là thợ lặn.

- Gọi HS nêu từ mới trong câu và phân tích từ, nêu tiếng mới trong từ, đọc từ.

- bé chơi thân, thợ lặn ( Mỗi từ 2-> 3 HS đọc )

- Gọi HS đọc cả câu 3 -> 5 HS đọc

+ Khi đọc câu có dấu chấm con cần chú ý điều gì?

-nghỉ hơi

- GV đọc mẫu câu ứng dụng 2 -> 3 HS đọc lại - Gọi HS đọc toàn bài trang 1-> 2 HS đọc Trò chơi: ( 3' )

b. Luyện viết ( 12' )

- GV hướng dẫn HS và viết mẫu vần ( Hướng dẫn cách cầm bút, tư thế ngồi viết )

- HS quan sát - viết: ân, ăn, cái cân, con trăn

- Chấm bài - nhận xét - 5 -> 7 bài c. Luyện nói ( 6' )

- Hôm nay chúng ta nói về chủ đề gì? - Nặn đồ chơi - GV nêu câu hỏi gợi ý:

+ Quan sát tranh và cho biết các bạn nhỏ đang làm gì?

- Tranh vẽ các bạn nhỏ đang nặn đồ chơi.

+ Các bạn ấy nặn những con gì, vật gì?

+ Nặn đồ chơi có thích không?

+ Lớp chúng ta ai đã nặn được đồ chơi?

+ Đồ chơi thường được nặn bằng gì? - đất, bột gạo nếp, bột dẻo, ...

+ Con đã nặn được những đồ chơi gì?

+ Sau khi nặn đồ chơi xong, con phải làm gì?

- Thu dọn cho ngăn nắp và sạch sẽ, rửa tay chân, thay quần áo.

- Gọi HS luyện nói - mỗi em nói từ 2 ->

3 câu.

- VD: Bạn Hùng đã nặn xong một chú bộ đội khoác khẩu súng trên vai . Bạn đang nặn tiếp một con voi . Chắc bạn muốn cho chú bộ đội đứng trên con voi ra trận đánh giặc.

- Bạn Lan đã nặn được một con gà, một con thỏ. Bạn còn đang nặn tiếp một con vật nữa, con không nhận ra được đó là con gì.

- Còn bạn Nam đang nặn xong một con chim. Bạn cắm con chim nặn được vào đầu một cái que và thích thú giơ cái

(26)

que có con chim lên. Bạn thích thú làm động tác như con chim đang lượn bay trên bầu trời cao.

IV. Củng cố - dặn dò ( 6' )

+ Hôm nay chúng ta học âm và vần nào?

- Âm ă, vần ăn, ân - Gọi HS đọc bài bảng lớp, SGK - 2 HS đọc

- Tìm tiếng hoặc từ ngoài bài có vần ăn, ân?

- VD: múa lân, cái sân, rau cần, tinh thần... may mắn, dài ngắn, cắn xé,...

---

Ngày soạn: .../ 11/2017

Ngày giảng : Thứ sáu ngày ... tháng 11 năm 2017 TẬP VIẾT

Tiết 109: CÁI KÉO, TRÁI ĐÀO, SÁO SẬU, LÍU LO, HIỂU BÀI, YÊU CẦU

A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức

- Viết đúng các chữ: cái kéo, trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một.

2. Kĩ năng

- Rèn cho HS kĩ năng viết nhanh, liền mạch, thẳng dòng, khoảng cách đều đặn.

3. Thái độ

-Giáo dục HS yêu thích môn tập viết, thấy được vẻ đẹp của chữ viết. Từ đó HS có ý thức rèn chữ đẹp và giữ được sách vở sạch.

B. CHUẨN BỊ

- GV: bảng phụ.

- HS: VTV, bút, bảng con, giẻ lau, phấn.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I. Ổn định tổ chức ( 2' ) - Lớp 1B: Vắng ….

II. Kiểm tra bài cũ ( 5' )

- Gọi 2 HS lên bảng viết: - đồ chơi, tươi cười - Dưới lớp viết bảng con: - vui vẻ

- Kiểm tra VTV - Cả lớp để vở lên bàn

III. Bài mới

1. Giới thiệu bài ( 3' )

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

2. Hướng dẫn cách viết

a. Hướng dẫn viết bảng con ( 10' )

- Gọi HS đọc các từ ở bảng phụ - 1 HS đọc

+ Trong bài những chữ nào cao 5 ô li? - Chữ k, l, h, b, y

(27)

+ Chữ nào cao 4 ô? - Chữ đ

+ Chữ nào cao 3 ô li? - chữ t

+ Các chữ còn lại cao mấy ô? Là những chữ nào?

- Các chữ còn lại cao 2 ô đó là chữ c, a, i, e, o, r, â, u, ê, â.

-> GV chốt lại độ cao các chữ

+ Vị trí dấu thanh trong chữ mùa như thế nào?

- Chữ cái có dấu thanh sắc đặt đường kẻ 4 trên con chữ a

-> Các chữ còn lại lần lượt hỏi tương tự - kéo, trái, đào, sáo, sậu, líu, hiểu, bài, cầu

+ Khoảng cách giữa các chữ trong từ được viết như thế nào?

- Các chữ trong từ cách nhau 1 chữ 0.

+ Khoảng cách từ cách từ như thế nào? - Từ cách từ 1 ô

- Gọi HS đọc 3 từ đầu - cái kéo, trái đào, sáo sậu + Từ cái kéo gồm mấy chữ? chữ nào

mới được học?

- Từ cái kéo gồm có hai chữ, chữ kéo mới học

- GV viết mẫu kết hợp nêu qui trình viết chữ .

- HS quan sát viết bảng con: kéo -> Từ trái đào, sáo sậu thực hiện tương

tự

- HS viết bảng con: đào, sậu - Gọi HS đọc ba từ cuối - líu lo, hiểu bài, yêu cầu - Các từ líu lo, hiểu bài, yêu cầu thực

hiện tương tự

- HS viết bảng con: líu, hiểu, yêu b. Hướng dẫn viết vở ( 13' )

- Khoảng cách giữa các chữ trong từ như thế nào? Từ cách từ ra sao?

- Các chữ trong từ cách nhau 1 chữ 0.Từ cách từ 1 ô.

- GV viết mẫu từ: cái kéo - Cả lớp viết vào vở: cái kéo - Các từ còn lại thực hiện lần lượt như

trên.

- trái đào, sáo sậu, líu lo, hiểu bài, yêu cầu

3. Nhận xét: ( 5' )

- GV nhận xét 1 số bài. - 3 -> 5 bài - Cho HS quan sát một số bài mẫu, chuẩn

IV. Củng cố, dặn dò: ( 2' )

+ Hôm nay con viết những từ nào? - 1 HS nhắc lại nội dung bài viết + Chữ nào trong bài cao 4 ô li? - Chữ đ

+ Khoảng cách giữa các chữ trong từ và Từ cách từ như thế nào?

- Các chữ trong từ cách nhau 1 chữ 0.Từ cách từ 1 ô.

--- TẬP VIẾT

Tiết 110: CHÚ CỪU, RAU NON, THỢ HÀN, KHÂU ÁO, CÂY NÊU, DẶN DÒ

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Viết đúng các chữ: chú cừu, rau non, thợ hàn, khâu áo, cây nêu, dặn dò kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một.

2. Kĩ năng

(28)

- Rèn cho HS kĩ năng viết nhanh, liền mạch, thẳng dòng, khoảng cách đều đặn.

3.Thái độ

-Giáo dục HS yêu thích môn tập viết, thấy được vẻ đẹp của chữ viết. Từ đó HS có ý thức rèn chữ đẹp và giữ được sách vở sạch.

B. CHUẨN BỊ

- GV: Bảng phụ.

- HS: VTV, bút, bảng con, giẻ lau, phấn.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

I. Ổn định tổ chức ( 2' ) hát chuyển tiết

II. Kiểm tra bài cũ ( 5' )

- Gọi 2 HS lên bảng viết: - cái kéo, trái đào - Dưới lớp viết bảng con: - sáo sậu

- Kiểm tra VTV - Cả lớp để vở lên bàn

III. Bài mới

1. Giới thiệu bài ( 3' )

- GV ghi đầu bài: Tuần 10

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

2. Hướng dẫn cách viết

a. Hướng dẫn viết bảng con ( 10' )

- Gọi HS đọc các từ ở bảng phụ - 1 HS đọc + Trong bài những chữ nào cao 5 ô li? - Chữ h, k, y.

+ Chữ nào cao 4 ô? - Chữ d

+ Chữ nào cao 3 ô li? - chữ t

+ Các chữ còn lại cao mấy ô? Là những chữ nào?

- Các chữ còn lại cao 2 ô li: chữ c, u, ư, r, a, o, n, ơ, â, ê, ă.

-> GV chốt lại độ cao các chữ

- Vị trí dấu thanh trong chữ chú như thế nào?

- Chữ chú có dấu thanh sắc đặt đường kẻ 4 trên con chữ u

-> Các chữ còn lại lần lượt hỏi tương tự - cừu, thợ, hàn, áo, dặn, dò.

+ Khoảng cách giữa các chữ trong từ được viết như thế nào?

- Các chữ trong từ cách nhau 1 chữ 0.

+ Khoảng cách từ cách từ như thế nào? - Từ cách từ 1 ô

- Gọi HS đọc 3 từ đầu - chú cừu, rau non, thợ hàn + Từ chú cừu gồm mấy chữ? chữ nào

mới được học?

- Từ chú cừu có hai chữ, chữ cừu mới học

- GV viết mẫu kết hợp nêu qui trình viết chữ .

- HS quan sát viết bảng con: cừu -> Từ rau non, thợ hàn thực hiện tương

tự

- HS viết bảng con: hòn, hàn - Gọi HS đọc ba từ cuối - khâu áo, cây nêu, dặn dò - Từ khâu áo, cây nêu, dặn dò thực hiện

tương tự

- HS viết bảng con: khâu, nêu, dặn b. Hướng dẫn viết vở ( 13' )

+ Khoảng cách giữa các chữ trong từ như thế nào? Từ cách từ ra sao?

- Các chữ trong từ cách nhau 1 chữ 0.Từ cách từ 1 ô.

(29)

- GV viết mẫu từ: cái kéo - Cả lớp viết vào vở: cái kéo - Các từ còn lại thực hiện lần lượt như

trên.

- rau non, thợ hàn, khâu áo, cây nêu, dặn dò

3. Nhận xét: ( 5' )

- GV nhận xét - 3 -> 5 bài

- Cho HS quan sát một số bài mẫu,chuẩn.

IV. Củng cố, dặn dò: ( 2' )

+ Hôm nay con viết những từ nào? - 1 HS nêu lại nội dung bài viết + Chữ nào trong bài cao 3 ô li? chữ nào

cao 4 ô li?

- Chữ t cao 3 ô, chữ d cao 4 ô + Khoảng cách giữa các chữ trong từ và

Từ cách từ như thế nào?

- Các chữ trong từ cách nhau 1 chữ 0.Từ cách từ 1 ô.

...

SINH HOẠT

SINH HOẠT LỚP - TUẦN 11

I. MỤC TIÊU

- Nhận ra việc đã làm được và chưa làm được trong tuần.

- Thấy rõ được trách nhiệm của một người HS.

II. CHUẨN BỊ

- Phần thưởng cho HS

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp. - Học sinh hát.

2. Nhận xét chung các hoạt động trong tuần.

Ưu điểm:

- Chuyên cần thực hiện tốt.

- Ý thức học trên lớp thực hiện tốt: Nghe giảng, phát biểu to, rõ ràng,..

- Học tập có tiến bộ: Huy, Thái có nhiều tiến bộ.

- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.

- Thực hiện an toàn giao thông nghiêm túc.

Nhược điểm:

- Thể dục và múa hát đầu giờ - giữa giờ tập chưa đẹp.

- Quên nhiều âm, vần, đọc bài còn chậm: Long, Nguyên.

- Chữ viết thường xuyên chưa đúng độ cao: Huy, Nguyên.

- Môn toán: Huy, Duyên cần cố gắng nhiều.

4. Phương hướng hoạt động tuần tới.

- Phát động phong trào thi đua chăm ngoan, học tốt để chào mừng 20 / 11 - Thực hiện tốt các nền nếp như đi học đúng giờ, trang phục gọn, sạch sẽ.

Đến trường lễ phép với thầy cô, các anh chị trong trường. Đoàn kết với bạn bè.

Biết vâng lời ông bà cha mẹ, những người thân trong gia đình.

- Chăm chú nghe giảng - Không nói chuyện riêng trong giờ học.

- Thi đua thực hiện tốt an toàn giao thông. 100 % phụ huynh và HS kí cam kết thực hiện An toàn giao thông, pháo nổ đèn trời, ... . Ăn uống sạch sẽ hợp vệ sinh.

(30)

Thực hiện nghiêm túc không được ăn quà vứt rác ra sân trường, ra lớp học. Mặc quần áo phù hợp với thời tiết.

---

*Nhận xét, ký duyệt

………..

………..

………..

………..

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

[r]

- HS nhận biết được các phép trừ có nhớ trong phạm vi 100. Biết đặt tính theo cột dọc.Vận dụng được kiến thức, kỹ năng về phép trừ đã học vào giải quyết một số tình

[r]

Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số cùng mẫu số ta cộng (hoặc trừ) hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số.... Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số cùng mẫu số ta cộng (hoặc

1.Kiến thức: Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học , phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0 , Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong

1.Kiến thức: Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học , phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0 , Biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong

Đến bến đỗ có 5 hành khách

- Về nhà ôn lại các qui tắc về cộng trừ hai số nguyên, so sánh các qui tắc đó với nhau... - Về nhà ôn lại các qui tắc về cộng trừ hai số nguyên, so sánh các qui