• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Hoá 11 Bài 8: Amoniac và muối amoni | Giải sách bài tập Hóa 11

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Hoá 11 Bài 8: Amoniac và muối amoni | Giải sách bài tập Hóa 11"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 8: Amoniac và muối amoni A. Amoniac

Bài 8.1 trang 11 Sách bài tập Hóa học 11: Trong dung dịch, amoniac là một bazơ yếu là do

A. amoniac tan nhiều trong nước.

B. phân tử amoniac là phân tử có cực.

C. khi tan trong nước, amoniac kết hợp với nước tạo ra các ion NH4+ và OH. D. khi tan trong nước, chỉ một phần nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước, tạo ra các ion NH4+ và OH.

Lời giải:

Đáp án D

Trong dung dịch, amoniac là một bazơ yếu là do khi tan trong nước, chỉ một phần nhỏ các phân tử amoniac kết hợp với ion H+ của nước, tạo ra các ion NH4+ và OH.

Bài 8.2 trang 11 Sách bài tập Hóa học 11: Dãy nào dưới đây gồm các chất chứa nguyên tử nitơ có khả năng vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hoá khi tham gia phản ứng?

A. NH3, N2O5, N2, NO2

B. NH3, NO, HNO3, N2O5

C. N2, NO, N2O, N2O5

D. NO2, N2, NO, N2O3

Lời giải:

Đáp án D

Nguyên tố nitơ có khả năng vừa thể hiện tính oxi hóa vừa tính khử khi có số oxi hóa trung gian.

Bài 8.3 trang 11 Sách bài tập Hóa học 11: Trong các phản ứng hóa học dưới đây, ở phản ứng nào amonic không thể hiện tính khử?

A. Khí amoniac tác dụng với đồng (II) oxit nung nóng tạo ra N2, H2O và Cu.

B. Khi amoniac tác dụng với khí hiđro clorua.

C. Khi amoniac tác dụng với khí clo.

D. Đốt cháy amoniac trong oxi.

Lời giải:

Đáp án B

Phản ứng amonic không thể hiện tính khử là:

NH3 +HCl → NH4Cl

Vì số oxi hóa của nitơ không thay đổi sau phản ứng.

(2)

Bài 8.4 trang 12 Sách bài tập Hóa học 11: Trong các dãy chất dưới đây, dãy nào gồm các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp?

A. Dung dịch HCl, dung dịch AlCl3, Cu, O2.

B. Dung dịch HNO3, dung dịch ZnCl2, dung dịch KOH, Cl2. C. Dung dịch H2SO4, dung dịch FeCl3, O2, Cl2.

D. Dung dịch H3PO4, dung dịch CuCl2, dung dịch NaOH, O2. Lời giải:

Đáp án C A. Loại Cu B. Loại KOH D. Loại NaOH

Trong điều kiện thích hợp NH3 đều phản ứng với: Dung dịch H2SO4, dung dịch FeCl3, O2, Cl2

Phương trình phản ứng:

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

3NH3 + FeCl3 +3H2O → 3NH4Cl + Fe(OH)3↓ 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

Bài 8.5 trang 12 Sách bài tập Hóa học 11: Phản ứng tổng hợp amoniac là phản ứng thuận nghịch:

N2(k) + 3H2(k) ⇆ 2NH3(k) ΔH = -92 kJ

Cân bằng của phản ứng này chuyển dịch như thế nào khi thay đổi một trong các điều kiện sau đây? Giải thích.

1. Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.

2. Giảm nhiệt độ.

3. Thêm khí nitơ.

4. Dùng chất xúc tác thích hợp.

Lời giải:

N2(k) + 3H2(k) ⇄ 2NH3(k) ΔH = -92 kJ

1. Khi tăng áp suất chung, cân bằng chuyển dịch theo chiều từ trái sang phải là chiều tạo ra số mol khí ít hơn.

2. Khi giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều từ trái sang phải là chiều của phản ứng toả nhiệt.

(3)

3. Khi thêm khí nitơ, khí này sẽ phản ứng với hiđro tạo ra amoniac, do đó cân bằng chuyển dịch từ trái sang phải.

4. Khi có mặt chất xúc tác, tốc độ của phản ứng thuận và tốc độ của phản ứng nghịch tăng lên với mức độ như nhau, nên cân bằng không bị chuyển dịch. Chất xúc tác làm cho cân bằng nhanh chóng được thiết lập.

Bài 8.6 trang 12 Sách bài tập Hóa học 11: Cho lượng khí amoniac đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2 g CuO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A và một hỗn hợp khí. Chất rắn A phản ứng vừa đủ với 20,0 ml dung dịch HCl 1,00M.

1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.

2. Tính thể tích khí nitơ (đktc) được tạo thành sau phản ứng.

Lời giải:

1. Phương trình hoá học của các phản ứng:

2NH3 + 3CuO

to

 N2 + 3Cu + 3H2O (1)

Chất rắn A thu được sau phản ứng gồm Cu và CuO còn dư. Chỉ có CuO phản ứng với dung dịch HCl:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (2) 2. Số mol HCl phản ứng với CuO:

nHCl = 0,02.1 = 0,02 (mol).

Theo (2), số mol CuO dư: nCuO = nHCl

2 = 0,01 (mol).

Ta có: nCuO phản ứng (1) = nCuO (ban đầu) – nCuO(dư) = 0,03 mol Theo (1)

NH3

n = 2nCuO

3 = 0,02 (mol) và

2

N CuO

n n

 3 = 0,01 (mol).

Thể tích khí nitơ tạo thành: 0,01. 22,4 = 0,224 (lít) hay 224 ml.

B. Muối amoni

Bài 8.7 trang 12 Sách bài tập Hóa học 11: Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào đúng?

A. Muối amoni là chất tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hiđroxit.

B. Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan phân li hoàn toàn thành cation amoni và anion gốc axit.

C. Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hoá đỏ.

D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra.

Lời giải:

(4)

Đáp án B

Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan phân li hoàn toàn thành cation amoni và anion gốc axit.

Bài 8.8 trang 12 Sách bài tập Hóa học 11: Phản ứng nào dưới đây là phản ứng oxi hóa - khử?

A. (NH4)2SO4 + 2NaOH → 2NH3↑ + H2O + Na2SO4

B. NH4HCO3

to

 NH3↑ + CO2↑ + H2O C. NH4Cl

to

 NH3↑ + HCl↑

D. NH4NO3

to

 N2O + 2H2O Lời giải:

Đáp án D

Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố

Phản ứng D là phản ứng oxi hóa khử vì trong phản ứng nguyên tố nitơ thay đổi số oxi hóa.

3 5 o 1

t 2

4 3 2

N H N O N O 2H O

 

Bài 8.9 trang 13 Sách bài tập Hóa học 11: Trong các phản ứng nhiệt phân muối amoni dưới đây, phản ứng nào không là phản ứng oxi hóa - khử?

A. NH4NO2 → N2 + 2H2O B. NH4NO3 → N2O + 2H2O

C. NH4HCO3 → NH3 + CO2 + H2O D. (NH4)2Cr2O7 → N2 + Cr2O3 + 4H2O Lời giải:

Đáp án C

Phản ứng ở ý C không phải là phản ứng oxi hóa khử vì không có nguyên tố nào thay đổi số oxi hóa sau phản ứng.

3 3

4 3 3 2 2

N H HCO N H CO H O

  

Bài 8.10 trang 13 Sách bài tập Hóa học 11: Hoàn thành các phương trình hoá học sau đây:

1. ? + OH → NH3 +?

2. (NH4)3PO4

to

 NH3 +?

3. NH4Cl + NaNO2

to

? + ? + ?

(5)

4. (NH4)2Cr2O7

to

 N2 + Cr2O3 +?

Lời giải:

1. NH4+ + OH → NH3 + H2O 2. (NH4)3PO4

to

 3NH3 + H3PO4

3. NH4Cl + NaNO2

to

N2 + NaCl + 2H2O 4. (NH4)2Cr2O7

to

 N2 + Cr2O3 + 4H2O

Bài 8.11 trang 13 Sách bài tập Hóa học 11: Chỉ được dùng một kim loại, hãy trình bày cách phân biệt các dung dịch muối sau đây: NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Lời giải:

Dùng kim loại bari để phân biệt các dung dịch muối: NH4NO3, (NH4)2SO4, K2SO4.

Lấy mỗi dung dịch một ít (khoảng 2-3 ml) vào từng ống nghiệm riêng. Thêm vào mỗi ống một mẩu nhỏ kim loại bari. Đầu tiên kim loại bari phản ứng với nước tạo thành Ba(OH)2, rồi Ba(OH)2 phản ứng với dung dịch muối.

- Ở ống nghiệm nào có khí mùi khai (NH3) thoát ra, ống nghiệm đó đựng dung dịch NH4NO3:

2NH4NO3 + Ba(OH)2 → Ba(NO3)2 + 2NH3↑ + 2H2O

- Ở ống nghiệm nào có kết tủa trắng (BaSO4) xuất hiện, ống nghiệm đó đựng dung dịch K2SO4:

K2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2KOH

- Ở ống nghiệm nào vừa có khí mùi khai (NH3) thoát ra, vừa có kết tủa trắng (BaSO4) xuất hiện, ống nghiệm đó đựng dung dịch (NH4)2SO4:

(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O

Bài 8.12 trang 13 Sách bài tập Hóa học 11: Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 75 ml dung dịch muối amoni sunfat.

1. Viết phương trình hoá học của phản ứng dưới dạng ion.

2. Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch muối ban đầu, biết rằng phản ứng tạo ra 17,475 g một chất kết tủa. Bỏ qua sự thuỷ phân của ion amoni trong dung dịch.

Lời giải:

1. Phương trình phản ứng dưới dạng ion:

2NH4+ + SO42− + Ba2+ + 2OH → BaSO4↓ + 2NH3↑ + 2H2O

(6)

2. Số mol BaSO4: 17, 475

0,075

233  (mol)

Theo phản ứng, vì lấy dư dung dịch Ba(OH)2 nên SO42− chuyển hết vào kết tủa BaSO4 và NH4+ chuyển thành NH3. Do đó:

2

4 BaSO4

nSO n 0,075 (mol)

2

4 4

NH SO

n 2n = 2. 0,075 = 0,15 (mol).

Nồng độ mol của các ion NH4+ và SO42− trong 75 ml dung dịch muối amoni sunfat:

[NH4+] = 0,15

0,075 = 2 (mol/l) [SO42−] = 0,075

0,075 = 1 (mol/l)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài 27.3 trang 38 Hóa học lớp 8: Điều chế oxi trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nước (có axit sunfuric), thu được 2 chất khí riêng biệt là oxi và hiđro..

Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ 1 thể tích khí hiđro và 2 thể tích khí oxi là hỗn hợp nổ mạnh nhất. Hỗn hợp hiđro và oxi theo tỉ lệ thể tích bằng nhau là hỗn hợp nổ

Sau phản ứng để nguội, cân lại thấy khối lượng hỗn hợp giảm 25%.. Tính phần trăm khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp

- Thí nghiệm (1): Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch có hiện tượng sủi bọt khí.. Hình ảnh cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl. - Thí nghiệm

b) Nêu đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này. Thời gian của phản ứng tăng, nồng độ dung dịch chất tăng.. ⇒ Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời

Vận tốc của một vật là không đổi nếu nó chuyển động với tốc độ không đổi theo một hướng xác định. Nếu vật di chuyển theo đường cong thì vận tốc của vật là thay

Bơm N 2 hoặc CO 2 vào túi đựng thực phẩm trước khi đóng gói nhằm mục đích đẩy bớt oxygen ra ngoài (làm giảm nồng độ oxygen trong túi) ⇒ Giảm tốc độ phản ứng oxi

Đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian gọi là tốc độ phản ứng. Đưa lưu