• Không có kết quả nào được tìm thấy

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ BÀI HỌC

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ BÀI HỌC "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 VÀ BÀI HỌC

TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY

Phạm Tùng Hương1, Đặng Văn Duy2*

1Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên,

2Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Cách mạng tháng 8 năm 1945 là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới của trong lịch sử dân tộc - kỷ nguyên độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi này đã đưa nước ta từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập theo chế độ dân chủ cộng hòa. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành những người dân độc lập tự do làm chủ vận mệnh đất nước. 73 năm đã trôi qua nhưng sức mạnh bất diệt của Cách mạng tháng Tám đã và đang tiếp tục tác động mạnh mẽ đến toàn bộ sự nghiệp cách mạng của chúng ta ngày hôm nay. Những bài học kinh nghiệm Cách mạng tháng Tám vẫn mang giá trị thực tiễn sâu sắc mà toàn Đảng, toàn dân ta cần tiếp tục vận dụng và phát huy trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Từ khóa: Cách mạng; Cách mạng tháng Tám năm 1945; Bài học kinh nghiệm; Đảng; Lãnh đạo...

MỞ ĐẦU*

Mùa thu năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương (Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay), toàn thể dân tộc Việt Nam đã nổi dậy tiến hành tổng khởi nghĩa, làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 - mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó đã đưa tới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do nhân dân ta làm chủ vận mệnh đất nước. Sự lãnh đạo của của Đảng Cộng sản Đông Dương là một trong những nguyên nhân cơ bản quyết định đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Từ thắng lợi ấy, bài học kinh nghiệm cần tiếp tục phát huy trong thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện này là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng một Đảng Mác - Lênin có đường lối đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn bó với nhân dân.

NỘI DUNG

Vai trò của Đảng đối với thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945

Ngay sau khi ra đời tháng 2/1930, Đảng đã lãnh đạo phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ - Tĩnh. Mặc dù chưa đánh đổ được ách thống trị của thực dân

*Tel: 0979 230601, Email: vanduyvc@gmail.com

Pháp để giành chính quyền về tay nhân dân nhưng qua phong trào, khối liên minh công nhân - nông dân đã được hình thành. Đây là nền tảng để xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân. Phong trào cách mạng 1930- 1931 được coi như một cuộc tập dượt cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Bước sang giai đoạn 1936-1939, do những thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, Đảng chủ trương phát động phong trào dân chủ 1936-1939 với mục tiêu trước mắt là đấu tranh đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ.

Phong trào đã thể hiện sự linh hoạt trong chủ trương của Đảng khi kết hợp hài hòa giữa nhiệm vụ chiến lược và nhiệm vụ sách lược, giữa quyền lợi dân tộc và quyền lợi giai cấp.

Đồng thời, Đảng chủ chương sử dụng những biện pháp đấu tranh phù hợp với hoàn cảnh và mục tiêu cách mạng: công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp để đấu tranh đòi các quyền dân chủ. Từ phong trào dân chủ 1936- 1939, lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng đã được hình thành và rèn luyện. Đây là lực lượng có vai trò đặc biệt quan trọng trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền sau này.

Năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Trước những thay đổi nhanh chóng của bối cảnh quốc tế và tình hình trong nước,

(2)

Đảng đã có chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã diễn ra tại Bà Điểm (Hóc Môn - Gia Định). Hội nghị quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng với nội dung là đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước. Nghị quyết của Hội nghị tháng 11/1939 thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng.

Từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 tại lán Khuổi Nậm (Pác Bó - Hà Quảng - Cao Bằng).

Hội nghị quyết định giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, “cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng chỉ giải quyết một vấn đề cần kíp: dân tộc giải phóng” [1, tr.

121]. Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Những tư tưởng và đường lối đó có ý nghĩa quyết định chiều hướng phát triển của cách mạng nước ta, dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Đảng chủ trương xây dựng lực lượng và căn cứ địa cách mạng để chuẩn bị những điều kiện cần thiết, chờ thời cơ tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Trên nền tảng khối liên minh công - nông, Đảng chủ trương xây dựng Mặt trận Việt Minh để tập hợp lực lượng, nhờ hoạt động của Mặt trận Việt Minh, lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng đã được tập hợp, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy.

Song song với quá trình xây dựng lực lực chính trị, Đảng chủ trương từng bước xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. Từ đội du kích Bắc Sơn hoạt động lẻ tẻ, sau này đã hình thành các trung đội Cứu quốc quân, đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân rồi hợp nhất để thành lập Việt Nam Giải phóng quân tháng 5/1945 - lực

lượng vũ trang có vai trò quan trọng trong Tổng khởi nghĩa.

Để xây dựng căn cứ địa cách mạng, Ban chấp hành Trung ương Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chọn Bắc Sơn - Võ Nhai và Cao Bằng để xây dựng thành những căn cứ địa cách mạng đầu tiên, làm nơi đứng chân cho lực lượng vũ trang và phát triển lực lượng chính trị.

Tháng 3/1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, phe phát xít đứng trước nguy cơ bị thất bại, phát xít Nhật ở Đông Dương khốn đốn, Đảng chủ trương phát động “Cao trào kháng Nhật cứu nước”

để tăng thêm thế và lực cho cách mạng, đẩy quân Nhật tới chỗ khốn cùng, tạo tiền đề và thúc đẩy thời cơ tổng khởi nghĩa mau đến.

Ngày 13/8/1945, được tin phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, chớp thời cơ “ngàn năm có một” ấy, Đảng chủ trương phát động nhân dân đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền với quyết tâm “dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”. 23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa đã ban bố Quân lệnh số 1:

“Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh! Cơ hội có một cho quân dân Việt Nam vùng dậy giành lấy quyền độc lập của nước nhà!… Chúng ta phải hành động cho nhanh, với một tinh thần vô cùng quả cảm” [1, tr. 421]. Mệnh lệnh kêu gọi nhân dân tổng khởi nghĩa giống như tiếng gọi của non sông đất nước, thúc giục dân tộc Việt Nam anh dũng đứng lên đập tan xiềng xích nô lệ, làm chủ vận mệnh dân tộc.

Trong vòng 2 tuần (từ ngày 14/8 đến ngày 28/8/1945), toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đoàn kết, dũng cảm nổi dậy giành chính quyền. Trong quá trình chỉ đạo khởi nghĩa, các cấp bộ Đảng từ trung ương đến địa phương đã linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa với phương pháp khởi nghĩa đúng đắn, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời ngày 2/9/1945 do nhân dân ta làm chủ.

(3)

Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, để lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do nhân dân ta làm chủ. Thực tế cách mạng Việt Nam từ thắng lợi của cách mạng Tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp 1945-1954, kháng chiến chống Mĩ 1954-1975 đến công cuộc đổi mới đất nước đã để lại bài học kinh nghiệm sâu sắc là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng một Đảng Mác - Lênin có đường lối đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn bó với nhân dân. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam, “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo và góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, bản lĩnh chính trị và năng lực tổ chức của mình để đủ sức giải quyết các vấn đề thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan” [2, tr. 66].

Phát huy bài học tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong thời đại hiện nay Sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện thông qua năng lực tuyên truyền, thuyết phục, vận động và tổ chức quần chúng thực hiện Cương lĩnh, chiến lược, đường lối của Đảng, biến Cương lĩnh, chiến lược, đường lối thành hiện thực cuộc sống của toàn Đảng, toàn dân. Vì vậy, Đảng luôn luôn chăm lo xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên về cả tư tưởng, chính trị, đạo đức và năng lực tổ chức để Đảng thực sự là đội tiên phong có tổ chức của giai cấp công nhân, của dân tộc, hiện thân của trí tuệ, danh dự và lương tâm của cả dân tộc.

Hiện nay, trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình quốc tế và trong nước. Công cuộc đổi mới đất nước đang đạt được những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, quá trình hội

nhập quốc tế, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng gây ra không ít thách thức với quá trình lãnh đạo của Đảng. Để tăng cường vai trò lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang đẩy mạnh công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng trong sạch vững mạnh, đủ sức lãnh đạo sự nghiệp trong tình hình mới. Những hiện tượng thoái hóa, tiêu cực, tham nhũng bị lên án và kiên quyết xử lý. Toàn Đảng chú trọng xây dựng sự đoàn kết nhất trí, coi việc phát huy truyền thống đoàn kết trong Đảng là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Trong lịch sử Đảng ta, lúc thuận lợi cũng như khi gặp khó khăn, Đảng đều chú trọng giữ gìn sự đoàn kết thống nhất; giáo dục sự đoàn kết trong mỗi cán bộ, đảng viên và kịp thời phát hiện, giải quyết tình trạng mất đoàn kết ở các ngành, các địa phương. Cán bộ, đảng viên phải biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau và phải có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhân dân. “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”

trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” [3, tr.423].

Để thực hiện được mục tiêu đó, vấn đề đặc biệt quan trọng và cấp thiết là phải quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI

“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng đảng hiện nay”. Các cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị và cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở phải nghiêm túc, tự giác và có kế hoạch, biện pháp phù hợp để khắc phục, sửa chữa những yếu kém, khuyết điểm.

Trước hết, phải chú trọng xây dựng Đảng về chính trị. Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam,

(4)

kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp. Giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.

Đổi mới công tác tư tưởng, lý luận, nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, tính thuyết phục, hiệu quả của công tác tư tưởng phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, phù hợp với từng giai đoạn, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, đồng thuận trong xã hội; đẩy mạnh tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước phù hợp với từng đối tượng theo hướng cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Tiếp tục đổi mới tư duy lý luận; đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triển đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Tăng cường rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng. Tập trung thực hiện mục tiêu: Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, “lợi ích nhóm” [3, tr.202].

Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương.

Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên. Tập trung củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, tạo chuyển biến về chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng, nhất là tổ chức đảng trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Kiện toàn tổ chức, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở.

Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu,... vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của Đảng.

Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Thể chế hoá, cụ thể hoá các nguyên tắc về xây dựng Đảng. Tiếp tục ban hành và thực hiện các quy định, quy chế, cơ chế trong công tác cán bộ bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và chặt chẽ giữa các khâu, liên thông giữa các cấp; trong đó có quy chế về việc đánh giá đúng đắn, khách quan đối với cán bộ, để có cơ sở sử dụng, bố trí cán bộ, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp,... Đổi mới công tác bầu cử trong Đảng, phương thức tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ,... để lựa chọn những người thực sự có đức, có tài giữ các vị trí lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ. Có cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài. Tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ, nhất là cấp uỷ cơ sở trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ [3, tr.206-207].

Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Xử lý kịp thời, nghiêm minh tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà

(5)

nước, những hành vi dung túng, bao che cho khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, công khai kết quả xử lý.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; giải quyết kịp thời, hiệu quả những bức xúc, những kiến nghị chính đáng của nhân dân và khiếu nại, tố cáo của công dân. Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

KẾT LUẬN

Năm tháng đã trôi qua, đất nước Việt Nam đã có nhiều đổi thay và đang đứng trước những thời cơ và thách thức của thời đại. Công cuộc

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta trên mọi lĩnh vực. Cách mạng tháng Tám năm 1945 không những là niềm tự hào của lịch sử dân tộc mà còn để lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá. Một trong những bài học kinh nghiệm ấy là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng một Đảng Mác - Lênin có đường lối đúng đắn, tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn bó với nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2000), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

ABSTRACT

THE VIETNAMESE AUGUST REVOLUTION IN 1945

AND THE LESSON ABOUT STRENGTHENING THE LEADERSHIP OF THE PARTY IN CURRENT PERIOD

Pham Tung Huong1, Dang Van Duy2*

1University of Agriculture and Forestry – TNU, 2University of Sciences - TNU

The August Revolution in 1945 was a great event in the history of Vietnam, opening the new era in the history of the nation - the era of independence and freedom associated with socialism. This victory transform Vietnam from a colonial country into an independent country with the democratic republic. Vietnamese people from slave status become independent citizens who own the destiny of the country. Seventy three years have passed, but the immortal power of the August Revolution has been and continues to have a profound impact on Vietnamese revolutionary nowadays. Lessons of the August Revolution still had practical values that the Party and Vietnamese people need to continue to use and promote in the current construction and defense of the country.

Keywords: Revolution; the August Revolution in 1945; Experienced lessons; Party; Leader...

Ngày nhận bài: 18/10/2018; Ngày hoàn thiện: 07/11/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018

*Tel: 0979 230601, Email: vanduyvc@gmail.com

(6)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền... Sáng 19-8-1945 lực lượng Việt Minh, tự vệ xã cùng nhân dân trong xã

Trong Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5/1929), ý kiến thành lập Đảng của đoàn đại biểu Bắc kỳ không được chấp thuận do

Các chủ trương của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941 (chú ý việc đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu và vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc); Sự ra đời của mặt trận Việt

Đảng cộng sản là chính đảng của giai cấp công nhân đã giành quyền lãnh đạo cách mạng.. Không có sự ra đời của Đảng thì không có sự lãnh đạo

- Tận dụng thời cơ Nhật dầu hàng; quân Đồng minh chưa tiến vào Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam nổi dậy giành chính quyền → cách mạng

Nó như một chân lý vững vàng khẳng định cho quá trình đấu tranh gian khổ của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng – một Đảng chỉ mới 15 năm tuổi đã đề ra và giải

- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế cộng sản (7/1935 chủ trương ): Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước tập trung lực lượng chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.. -

Ngay từ giai đoạn chuẩn bị lực lượng cho cách mạng Việt Nam và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh rằng: Phải đặc biệt