• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Kế hoạch dạy học tuần 19

Thời gian thực hiện: Thứ 2 ngày 10 tháng 1 năm 2022 Toán

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố tính vận tốc của chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Máy tính, ti vi - Học sinh: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện" nêu quy tắc và công thức tính vận tốc.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cặp đôi

- GV gọi HS đọc đề toán, thảo luận cặp đôi:

+ Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài - GV nhận xét HS

Bài 2: HĐ cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK, chia sẻ yêu cầu bài toán:

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Cho 1 HS làm vở - GV nhận xét HS

- HS đọc to đề bài cho cả lớp cùng nghe - HS thảo luận cặp đôi

+ Ta lấy quãng đường nó có thể chạy chia cho thời gian cần để đà điểu chạy hết quãng đường đó.

- HS làm bài, 1 HS đại diện lên bảng chữa bài, chia sẻ kết quả

- Lớp theo dõi, nhận xét.

Bài giải

Vận tốc chạy của đà điểu là:

5250 : 5 = 1050 (m/phút) Đáp số: 1050 m/phút - 1HS đọc đề bài, chia sẻ yêu cầu bài toán + Bài tập cho quãng đường và thời gian, yêu cầu chúng ta tìm vận tốc.

- HS làm vở, chia sẻ kết quả

S 130km 147km 210m

(2)

Bài 3: HĐ cá nhân - Yêu HS đọc đề bài toán

- Cho HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả

- GV cùng HS nhận xét bài làm trên bảng.

- Chốt lời giải đúng.

Bài 4: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài và tự làm bài - GV giúp đỡ HS khi cần thiết

t 4 giờ 3 giờ 6 giây

V 32,5km/ giờ 49km/giờ 35m/giây

- HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.

- HS chữa bài, chia sẻ kết quả Bài giải

Quãng dường người đó đi bằng ô tô là:

25 – 5 = 20 (km)

Thời gian người đó đi bằng ô tô là: 0,5 giờ Vận tốc của ô tô là:

20 : 0,5 = 40 (km/giờ) Đáp số: 40km/giờ

- HS đọc bài và làm bài, báo cáo giáo viên Bài giải

Thời gian đi của ca nô là:

7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ

Vận tốc của ca nô là:

30 : 1,25 = 24(km/giờ)

Đáp số: 24 km/giờ 3.Hoạt động ứng dụng, củng cố:(3 phút)

- Cho HS giải bài toán sau:

Một người đi xe đạp trên quãng đường dài 25km hết 1 giờ 40 phút. Tính vận tốc của người đó ?

- HS giải

Giải

Đổi 1 giờ 40 phút = 1 giờ = giờ Vận tốc của người đó là:

25 : = 15 ( km/giờ)

ĐS : 15 km/giờ - Chia sẻ với mọi người cách tính

vận tốc của chuyển động khi biết quãng đường và thời gian.

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Tập đọc

TRÍ DŨNG SONG TOÀN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

3 2

3 5

3 5

(3)

- Hiểu được nội dung ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

- Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng ; lúc trầm lắng, tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thánh Tông.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

*KNS:- Kĩ năng tự nhận thức (nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).

- Kĩ năng tư duy sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Máy tính, ti vi.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi"Hộp quà bí mật" bằng cách đọc và trả lời câu hỏi trong bài "Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng."

- Giáo viên nhận xét.

- Giới thiệu bài- ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức: (12phút) - Cho 1 HS đọc toàn bài

- Cho HS chia đoạn

- GV kết luận chia đoạn: 4 đoạn

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm 2 lượt

- Đọc theo cặp.

- Học sinh đọc toàn bài - GV đọc mẫu

- HS đọc - HS chia đoạn

+ Đ 1:Từ đầu….cho ra lẽ.

+ Đ2 :Tiếp… để đền mạng Liễu Thăng + Đ3:Tiếp…sai người ám hại.

+ Đ4: Còn lại.

- HS nghe

- HS đọc nối tiếp bài văn lần 1 kết hợp luyện đọc những từ ngữ khó: thảm thiết, cúng giỗ, ngạo mạn.

- HS nối tiếp nhau đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- HS luyện đọc theo cặp mỗi em đọc 1 đoạn, sau đó đổi lại.

- 1 HS đọc lại cả bài trước lớp.

- HS theo dõi

* HĐ tìm hiểu bài

- Cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau đó báo cáo và chia sẻ kết quả:

+ Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ góp giỗ Liễm Thăng?

- Nhóm trưởng điều khiển HS thảo luận, chia sẻ kết quả

- Ông vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời ...vua Minh bị mắc mưu nhưng vẫn phải bỏ lệ

(4)

+ Giang văn Minh đã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng?

+ Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa Giang văn Minh với đại thần nhà Minh?

+ Vì sao vua nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?

+ Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?

- Nội dung chính của bài là gì?

- GV nhận xét, kết luận

nước ta góp giỗ Liễu Thăng.

- Ông khôn khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lý bắy góp giỗ Liễu Thăng

- 2HS nhắc lại cuộc đối đáp.

- Vì vua Minh mắc mưu ông phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng. Vua Minh còn căm ghét ông vì ông dám lấy cả việc quân đội ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại.

- Vì ông vừa mưu trí vừa bất khuất.

Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để buộc nhà Minh phải bỏ lệ góp giỗ Liều Thăng. Ông không sợ chết, dám đối lại bằng một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc.

- Bài văn ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

- HS nghe 3. HĐ thực hành:(8 phút)

- Cho 1 nhóm đọc phân vai.

- GV đưa bảng phụ đã ghi sẵn đoạn cần luyện và hướng dẫn HS đọc.

- Cho HS thi đọc.

- 5 HS đọc phân vai: người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.

- HS đọc theo hướng dẫn của GV.

- HS thi đọc phân vai.

4. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút) - Trao đổi với người thân về ý nghĩa câu chuyện “Trí dũng song toàn”.

- Kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe.

* Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

- Câu chuyện "Trí dũng song toàn" ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh với trí và dũng của mình đã bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

- HS nghe

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

(5)

ĐẠO ĐỨC

BẢO VỆ CÁI ĐÚNG, CÁI TỐT(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhận biết được cái đúng, cái tốt và thế nào là bảo vệ cái đúng, cái tốt?

- Biết vì sao phải bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- Biết một số cách đơn giản để bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- Mạnh dạn bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- Góp phần phát triền triển năng lực: tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ

- GV: + Bài hát “Bà còng đi chợ ”.

+ Câu chuyện hoặc video về bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”.

+ Một số tình huống liên quan đến cách ứng xử thể hiện việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.

- HS: Thẻ xanh – đỏ. Một số câu chuyện, bài hát, tình huống về bảo vệ cái đúng, cái tốt.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CHO HỌC SINH

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ Khởi động:

- GV mở bài hát: Bà còng đi chợ - Tên bài hát là gì?

- Trong bài hát, Tôm và Tép đã làm gì?

- Em có nhận xét gì về việc làm của hai bạn đó?

- GV giới thiệu bài mới.

2. HĐ 1: Nhận biết cái đúng, cái tốt

- GV cho HS xem video hoặc nghe truyện “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”

-Yêu cầu thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau:

+ Dế Mèn gặp Chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào?

+ Dế mèn đã làm gì để giúp chị Nhà Trò?

+ Việc làm của Dế Mèn thể hiện điều gì?

+ Chúng ta cần có thái độ như thế nào trước việc làm tốt của Dế Mèn?

- GV kết luận: Dế Mèn đã biết bảo vệ chị Nhà Trò trước sự bắt nạt của nhà Nhện. Việc làm đó là một việc làm tốt đáng để chúng ta học tập. Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy cái tốt, cái đúng là những việc làm, những hành vi đúng pháp luật và chuẩn mực đạo đức, phù hợp trong cuộc

sống,chúng ta cần phải bảo vệ.

3. HĐ 2: Cần bảo vệ cái đúng, cái tốt

- Tổ chức cho HS làm bài tập: Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào thể hiện hành động bảo vệ cái đúng, cái tốt. Giải thích vì sao?

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS nối tiếp trả lời các câu hỏi.

- Ghi tên bài

- HS chú ý.

- HS thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS làm cá nhân( dùng thẻ xanh – đỏ).

- HS trình bày ý kiến, giải

(6)

a. Lan bênh vực Mai khi Mai bị các bạn nói xấu việc thường xuyên nhặt cỏ, chăm sóc vườn hoa của trường.

b. Mọi người ủng hộ quần áo bảo hộ cho các bác sĩ trong chiến dịch phòng chống dịch bệnh Covid-19.

c. Mặc dù có bạn bảo Nam không cần trả lại tiền nhặt được, nhưng Nam vẫn cương quyết trả lại người đánh mất.

d. Vận động mọi người tham gia ủng hộ đồng bào miền Trung gặp lũ lụt.

e. Bạn Cường không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy. Huy nhắc nhở Cường thì bố Cường trợn mắt nói: “ Đi có vài phút, làm sao phải đội!”. Huy đang không biết nói sao, vừa đúng lúc bác tổ trưởng dân phố đi qua. Bác phê bình bố của Cường về ý thức chấp hành Luật lệ khi tham gia giao thông. Bác khen Huy biết mạnh dạn bảo vệ cái đúng.

- GV kết luận: Trong cuộc sống có nhiều cách làm thể hiện việc bảo vệ cái đúng, cái tốt.Những thái độ, hành vi, việc làm, ý kiến ủng hộ, đồng tình, bênh vực, đề cao… khi cái đúng, cái tốt bị chỉ trích, phê phán, đe dọa, kì thị… chính là bảo vệ cái đúng, cái tốt.

-Theo em, vì sao cần phải bảo vệ cái đúng, cái tốt?

- Gv kết luận: Ta bảo vệ cái đúng, cái tốt là vì:

+ Để cái đúng, cái tốt ko bị cái sai, cái xấu lấn át + Để cái đúng, cái tốt được phát huy, được nhân rộng

+ Để cuộc sống thêm an toàn, lành mạnh và tốt đẹp.

- Tổ chức cho HS liên hệ bản thân.

thích, nhận xét, bổ sung.

- Theo em, ta cần phải bảo vệ cái đúng vì điều đó sẽ được pháp luật bảo vệ. Còn ta bảo vệ cái tốt là để được nhân rộng những tấm lòng quan tâm, sẻ chia,… để mọi người đều được hưởng cuộc sống an toàn, tươi vui.

- Nêu những việc em đã làm đúng và việc làm tốt của em hoặc của người khác mà em

(7)

- Nhận xét, tuyên dương 4. HĐ ứng dụng(5’)

- Sưu tầm một số câu chuyện, tình huống thể hiện việc bảo vệ cái đúng, cái tốt trong cuộc sống để tiết sau báo cáo.

- Nhận xét tiết học, giao nhiệm vụ về nhà

biết.

-HS thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Khoa học

NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện,…

-Biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng năng lượng mặt trời.

- Rèn phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên; NL tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

ĐC: Nội dung phù hợp với địa phương -TKNLHQ

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Máy tính, ti vi.

- HS : SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- Khi ăn chúng ta có cần tới năng lượng không ?

- GV nhận xét đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS hát

- Cần năng lượng để thực hiện các động tác ăn như: cầm bát, đưa thức ăn lên miệng, nhai.

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

Hoạt động1: Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên

- GV viết nội dung thảo luận trên bảng phụ:

+ Mặt trời cung cấp năng lượng cho Trái đất ở những dạng nào?

+ Nêu vai trò của Mặt trời đối với sự

- HS thảo luận

- HS thảo luận đi đến kết quả thống nhất

- Mặt Trời cung cấp cho Trái Đất năng lượng ở dạng ánh sáng và nguồn nhiệt

- Con người sử dụng năng lượng mặt

(8)

sống của con người?

+ Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu?

+ Năng lượng mặt trời có vai trò gì đối với thực vật, động vật?

Hoạt động2 : Sử dụng năng lượng trong cuộc sống

- GV Yêu cầu HS quan sát thảo luận - Sau 3 phút thảo luận các nhóm cử đại diện nhóm có ý kiến

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung - GV kết luận

Hoạt động 3: Vai trò của năng lượng mặt trời

- Cho HS nêu lại vai trò của năng lượng mặt trời qua trò chơi:

- GV vẽ hình mặt trời lên bảng.

… Chiếu sáng

… Sưởi ấm - GV nhận xét, tuyên dương

trời để học tập vui chơi, lao động.

- Năng lượng mặt trời giúp con người ta luôn khoẻ mạnh. Nguồn nhiệt do mặt trời cung cấp cho không thể thiếu đối với cuộc sống con người...

- Nếu không có năng lượng mặt trời, thời tiết và khí hậu sẽ có những thay đổi lớn

+ không có gió + Không có mưa

+ Nước sẽ ngừng chảy và đóng băng + ..Giúp cây xanh quang hợp...

- Đại diện các nhóm lên trình bày chỉ hình và nêu tên của những hoạt động, những loại máy móc được minh hoạ ..

+ Tranh vẽ người đang tắm biển

+ Tranh vẽ con người đang phơi cà phê, năng lượng mặt trời dùng để sấy khô..

+ ảnh chụp các tấm pin mặt trời của tàu vũ trụ.

+ ảnh chụp cánh đồng muối nhờ có năng lượng mặt trời mà hơi nước bốc hơi tạo ra muối

- Hai đội tham gia (mỗi đội khoảng 5 HS).

- Hai nhóm lên ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất đối với con người.

3.Hoạt động ứng dụng, củng cố:(3 phút) - Về nhà chia sẻ với mọi người cần sử dụng năng lượng mặt trời vào thực tế cuộc sống hằng ngày.

- Tham gia sử dụng hợp lí năng lượng mặt trời ở nhà em(ví dụ: sử dụng hệ thống cửa, kê bàn ghế, tủ.... hợp lí để

- HS nghe và thực hiện

- HS nghe và thực hiện

(9)

nhà cửa sáng sủa...)

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Thời gian thực hiện: Thứ 3 ngày 11 tháng 1 năm 2022 Toán

QUÃNG ĐƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính và vận dụng giải toán

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Máy tính, ti vi - Học sinh: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"

tính vận tốc khi biết quãng đường và thời gian(Trường hợp đơn giản) - Ví dụ: s = 70km; t = 2 giờ s = 40km, t = 4 giờ s = 30km; t = 6 giờ s = 100km; t= 5 giờ - GV nhận xét trò chơi - Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) Hình thành cách tính quãng đường

* Bài toán 1:

- Gọi HS đọc đề toán

- GV cho HS nêu cách tính quãng đường đi được của ô tô

- Hướng dẫn HS giải bài toán.

- GV nhận xét và hỏi HS:

+ Tại sao lại lấy 42,5 x 4= 170

- HS đọc đề toán.

- HS nêu

- HS thảo luận theo cặp, giải bài toán.

Bài giải

Quãng đường đi được của ô tô là:

42,5 x 4 = 170 (km) Đáp số: 170 km

+ Vì vận tốc ô tô cho biết trung bình cứ

(10)

(km) ?

- Từ cách làm trên để tính quãng đường ô tô đi được ta làm thế nào?

- Muốn tính quãng đường ta làm như thế nào?

Quy tắc

- GV ghi bảng: S = V x t

* Bài toán 2:

- Gọi HS đọc đề toán

- Cho HS chia sẻ theo câu hỏi:

+ Muốn tính quãng đường người đi xe đạp ta làm ntn?

+ Tính theo đơn vị nào?

+ Thời gian phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp?

- Lưu ý hs: Có thể viết số đo thời gian dưới dạng phân số: 2 giờ 30 phút = giờ

Quãng đường người đi xe đạp đi được là: 12 = 30 (km)

1giờ ô tô đi được 42,5 km mà ô tô đã đi 4 giờ.

- Lấy quãng đường ô tô đi được trong 1giờ (hay vận tốc ô tô nhân với thời gian đi.

- Lấy vận tốc nhân với thời gian.

- 2 HS nêu.

- 1 HS đọc.

- HS làm bài vào nháp 1 HS lên bảng giải

- HS(M3,4)có thể làm 2 cách:

+ VËn tèc nh©n víi thêi gian

+ Vận tốc của xe dạp tính theo km/giờ.

+ Thời gian phải tính theo đơn vị giờ.

Giải

Đổi: 2giờ 30 phút = 2,5 giờ Quãng đường người đó đi được là:

12 x 2,5 = 30 (km) Đ/S: 30 km

3. HĐ thực hành: (15 phút) Bài 1: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu của bài - HS tự làm vào vở

- GV kết luận

Bài 2: HĐ cá nhân - Yêu cầu HS đọc đề.

- Yêu cầu HS làm bài

- HS nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài tập chờ

Bài 3: HĐ cá nhân

- 1 HS đọc đề bài.

- HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm.

Bài giải

Quãng đường đi được của ca nô là:

15,2 x 3 = 45,6 (km) Đáp số: 45,6 km - HS đọc.

- HS làm vào vở, 1 HS làm bài bảng lớp, chia sẻ cách làm

Bài giải 15 phút = 0,25 giờ

Quãng đường đi được của người đó là:

12,6 x 0,25 = 3,15 (km) Đáp số: 3,15 km

2 5

2 5

(11)

- Cho HS đọc bài và làm bài - GV giúp đỡ HS nếu cần

- HS làm bài cá nhân Bài giải

Thời gian đi của xe máy là 11 giờ - 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút

2 giờ 40 phút = 8/3 giờ Quãng đường AB dài là:

42 : 3 x 8 = 112( km) Đáp số: 112km 4. Hoạt động ứng dụng, củng cố:(3 phút)

- Cho HS vận dụng kiến thức làm bài sau:

Một người đi bộ với vận tốc 5km/giờ.

Tính quãng đường người đó đi được trong 6 phút.

- Chia sẻ với mọi người cách tính quãng đường của chuyển động khi biết vận tốc và thời gian.

* Củng cố dặn dò - Gv n/x tiết học

- HS giải:

Giải 6 phút = 0,1 giờ

Quãng đường người đó đi trong 6 phút là:

5 x 0,1 = 0,5(km)

Đáp số: 0,5km - HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

……….

Luyện từ và câu

NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (ND ghi nhớ).

- Nhận biết được các quan hệ từ ,cặp quan hệ từ được sử sụng trong câu ghép (BT1); biết cách dùng các quan hệ từ để nối các vế câu ghép (BT3).

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ - Học sinh: Vở viết, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động:(5 phút) - Cho HS chia thành 2 nhóm xếp các từ: công dân, công nhân, công bằng, công cộng, công lí, công nghiệp, công chúng, công minh, công tâm vào 3 nhóm cho phù hợp

- GV nhận xét

- HS chơi

- HS nghe

(12)

- Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút) Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm

BT1

- Cho HS đọc yêu cầu của BT1.

- GV giao việc:

+ Đọc lại đoạn văn.

+ Tìm các câu ghép trong đoạn văn.

- Cho HS làm bài.

- Cho HS chia sẻ kết quả - GV nhận xét, chữa bài.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm BT2

- Cho HS đọc yêu cầu BT.

- GV giao việc:

+ Các em đọc lại 3 câu ghép vừa tìm được ở BT1

+ Xác định các vế câu ghép trong mỗi câu trên.

- Cho HS làm bài, chia sẻ kết quả - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm BT3

- Cho HS đọc yêu cầu BT3.

- GV giao việc: Các em chỉ rõ cách nối các vế câu trong 3 câu trên có gì khác nhau.

- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.

- 1HS đọc yêu cầu + đọc đoạn trích.

- HS làm bài cá nhân (có thể dùng bút chì gạch dưới các câu ghép trong đoạn văn ở SGK).

- Một số HS chia sẻ - Các câu ghép:

Câu 1: Anh công nhân ...người nữa tiến vào.

Câu 2: Tuy đồng chí ... cho đồng chí.

Câu 3: Lê - nin không tiện ...vào ghế cắt tóc.

- 1 HS đọc, lớp lắng nghe.

- HS dùng bút chì gạch chéo đánh dấu các vế câu trong SGK.

Câu 1: Anh công nhân I-va-nốp đang chờ tới lượt mình/ thì cửa phòng lại mở/

một người nữa tiến vào.

Câu 2: Tuy đồng chí không muốn làm mất trật tự/ nhưng tôi có quyền nhường chỗ và đổi chỗ cho đồng chí.

Câu 3: Lê- nin không tiện từ chối, / đồng chí cảm ơn I-va-nốp và ngồi vào ghế cắt tóc.

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- HS làm bài.

+ Câu 1: vế 1 và vế 2 được nối với nhau bằng quan hệ từ “ thì”, vế 2 và vế 3 được nối với nhau trực tiếp.

(13)

- Cách nối các vế câu trong những câu ghép trên có gì khác nhau?

- Hỏi: Các vế câu ghép 1 và 2 được nối với nhau bằng từ nào?

- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng

* Ghi nhớ

- Cho HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.

+ Câu 2: vế 1 và vế 2 được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ tuy ….nhưng.

+ Câu 3: vế 1 và vế 2 được nối với nhau trực tiếp.

- Các vế câu ghép được nối với nhau bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.

- 3HS đọc

3. HĐ thực hành: (15 phút) Bài 1: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn.

- GV giao việc: có 3 việc:

+ Đọc lại đoạn văn.

+ Tìm câu ghép trong đoạn văn + Xác định các vế câu và các cặp quan hệ từ trong câu.

- Cho HS làm bài

- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.

Bài 2: HĐ cá nhân

- 1HS đọc yêu cầu của BT + đọc đoạn trích.

- GV hướng dẫn:

+ Đọc lại đoạn trích

+ Khôi phục lại những từ đã bị lược bớt đi.

- Cho HS làm bài tập

- GV nhận xét và chốt lại ý đúng.

- Vì sao tác giả có thể lược bớt

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- HS làm bài cá nhân.

Nếu trong công tác, các cô, các chú được nhân dân ủng hộ, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu/ thì nhất định các cô,

các chú thành công.

- Cả lớp theo dõi

- HS làm bài tập

Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường. Còn Thái hậu hỏi người tài ba giúp nước thì thần xin cử Trần Trung Tá.

- Vì để câu văn ngắn gọn, không bị lặp lại từ mà người đọc vẫn hiểu đúng.

(14)

những từ đó?

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.

- Gọi HS đưa ra phương án khác bạn trên bảng.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng

- HS đọc yêu cầu.

- HS tự làm bài

a) Tấm chăm chỉ, hiền lành còn Cám thì lười biếng, độc ác.

b) Ông đã nhiều lần can gián mà vua không nghe.

Ông đã nhiều lần can gián nhưng vua không nghe.

c) Mình đến nhà bạn hay bạn đến nhà mình?

+ Câu a; b: quan hệ tương phản.

+ Câu c: Quan hệ lựa chọn.

4. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút) - Tìm các quan hệ từ thích hợp để

điền vào chỗ trống trong các câu sau:

+ Tôi khuyên nó...nó vẫn không nghe.

+ Mưa rất to....gió rất lớn.

- Vận dụng kiến thức viết một đoạn văn ngắn 3-4 câu có sử dụng câu ghép để giới thiệu về gia đình em.

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- HS nghe và thực hiện

+ Tôi khuyên nó nhưng nó vẫn không nghe.

+ Mưa rất to và gió rất lớn.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Lịch sử

CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Biết được một số sự kiện của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và ý nghĩa của chiến dịch.

- Kể lại được diễn biến chính của chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có sử dụng tư liệu lịch sử cho yêu cầu tường thuật chiến dịch Điện Biên Phủ.

Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện về chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực đặc thù lịch sử, năng lực giải quyết vấn đề.

* ĐC: Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể lạimột số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ.

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Máy tính, ti vi - HS: SGK,vở

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

(15)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS hát

- Gọi HS trả lời câu hỏi:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho CMVN?

- GV nhận xét.

- Giới thiệu bài - Ghi vở

- HS hát - HS trả lời

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút

Hoạt động 1: Tập đoàn Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc Pháp

- Yêu cầu HS đọc SGK

- GV treo bản đồ hành chính VN yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của ĐBP.

- Vì sao Pháp lại xây dựng ĐBP thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?

Hoạt động 2: Chiến dịch ĐBP

- GV chia lớp thành 9 nhóm thảo luận theo các câu hỏi:

+ Vì sao ta quyết định mở chiến dịch ĐBP?

+ Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?

+ Ta mở chiến dịch ĐBP gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó?

+ Vì sao ta giành được thắng lợi trong chiến dịch ĐBP ?thắng lợi đó có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta

?

+ Kể về một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP?

- HS đọc SGK và đọc chú thích.

- HS quan sát theo dõi.

- HS nêu ý kiến trước lớp

- HS thảo luận 4 nhóm

- Mùa đông 1953 tại chiến khu VB, trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch ĐBP để kết thúc cuộc kháng chiến.

- Ta đã chuẩn bị cho chiến dịch với tinh thần cao nhất: Nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về ĐBP. Hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa.

- Trong chiến dịch ĐBP ta mở 3 đợt tấn công

+ Đợt 1: mở vào ngày 13-3- 1954…

+ Đợt 2: vào ngày 30- 3- 1954…

+ Đợt 3: Bắt đầu vào ngày 1- 5- 1954…

- Ta giành chiến thắng trong chiến dịch ĐBP vì:

+ Có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng

+ Quân và dân ta có tinh thần chiến đấu bất khuất kiên cường

+ Kể về các nhân vật tiêu biểu như Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ

(16)

- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV nhận xét kết quả làm việc theo nhóm của HS.

- Kết luận kiến thức Hoạt động 3: Ý nghĩa

- Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ?

=> Rút bài học.

châu mai, Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo...

- Đại diện nhóm trình bày.

- HS đọc ghi nhớ bài SGK/39

+ Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

3.Hoạt động ứng dụng, củng cố:(3 phút) - Cho 2hs nhắc lại nội dung bài học.

- Em hãy nêu những tấm gương dũng cảm trong chiến dịch ĐBP mà em biết?

- HS nêu lại nội dung bài học- HS nêu:

Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót,...

- Kể lại trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ cho người thân nghe.

* Củng cố, dặn dò - GV m/x tiết học

- HS nghe và thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

ĐỊA LÍ

TIẾT 21. CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG VIỆT NAM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

- Biết sơ lược đặc điểm địa hình và tên những sản phẩm chính của nền kinh tế Cam-pu-chia và Lào; Biết Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới, nền kinh tế đang phát triển mạnh với nhiều ngành công nghiệp hiện đại.

- Dựa vào lược đồ, bản đồ nêu được vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào, Trung Quốc và đọc tên thủ đô của ba nước này.

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/ bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê); giải quyết vấn đề.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK

- HS: Vở BT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1. Khởi động: GV cho HS khởi động bằng bài hát

*Giới thiệu bài: 5p

- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét HS.

- 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:

? Dân cư Châu Á tập trung đông đúc ở các vùng nào? Tại sao?

? Dựa vào Lược đồ kinh tế một số nước

(17)

- GV treo lược đồ các nước châu á và yêu cầu HS chỉ và nêu tên các nước có chung đường biên giới trên đất liền với nước ta.

châu á em hãy cho biết:

+ Cây lúa gạo và cây bông được trồng ở những nước nào?

+ Tên các nước khai thác nhiều dầu mỏ, sản xuất được nhiều lúa gạo?

- 1 HS lên bảng vừa chỉ trên lược đồ vừa nêu:

+ Trung Quốc ở phía Bắc nước ta.

- Lào ở phía Tây Bắc nước ta.

+ Cam-pu-chia ở phía Tây Nam nước ta.

- Giới thiệu: Đó là 3 nước láng giềng rất gần gũi với nước ta. Trong giờ học này các em sẽ tìm hiểu về 3 nước này.

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới Cam - pu- chia

- GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực châu á và lược đồ kinh tế một số nước châu á để thảo luận, tìm hiểu những nội dung sau về đất nước Cam- pu-chia.

? Em hãy nêu tê vị trí địa lí của Cam- pu-chia? (Nằm ở đâu? Có những biên giới với những nước nnào, ở những phía nào?)

? Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Cam-pu-chia?

? Nêu nét nổi bật của địa hình Cam- pu-chia?

? Dân cư Cam-pu-chia tham gia sản xuất trong ngành gì là chủ yếu? Kể tên các sản phẩm chính của ngành này?

? Vì sao Cam-pu-chia đánh bắt được rất nhiều cá nước ngọt?

? Mô tả kiến trúc đền Ăng-co Vát và cho biết tôn giáo chủ yếu của người dân Cam-pu-chia?

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả

- HS chia thành các nhóm nhỏ, cùng xem lược đồ, thảo luận và ghi ra phiếu các câu trả lời cuả nhóm mình.

+ Cam-pu-chia nằm trên bán đảo Đông Dương trong khu vực Đông Nam á. Phía Bắc giáp Lào, Thái Lan; phía Đông giáp với Việt Nam; phía Nam giáp biển và phía Tây giáp với Thái lan.

+Thủ đô Cam-pu-chia là PhnômPênh.

+ Địa hình Cam-pu-chia tương đối bằng phẳng, đồng bằng chiếm đa số diện tích của Cam-pu-chia, chỉ có một phần nhỏ là đồi núi thấp, có độ cao từ 200 đến 500 m.

+ Dân cư Cam-Pu-chia tham gia sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Các sản phẩm chính của ngành nông nghiệp Cam-pu-chia là lúa gạo, hồ tiêu, đánh bắt nhiều cá nước ngọt.

+ Vì giữa Cam-pu-chia là Biể Hồ, đây là một hồ nước ngọt lớn như “ biển” có trữ lượng cá tôm nước ngọt rất lớn.

+ Người dân Cam-pu-chia chủ yếu là theo đạo phật. Cam-pu-chia có rất nhiều đền, chùa tạo nên những phong cảnh đẹp, hấp dẫn. Cam-pu-chia được gọi là đất ước chùa tháp.

(18)

thảo luận.

- GV theo dõi và sửa chữa từng câu trả lời cho HS.

- Mỗi câu hỏi 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- Kết luận: Cam-pu-chia nằm ở Đông Nam á, giáp biên giới Việt Nam. Kinh tế Cam-pu-chia đang chú trọng phát triển nông nghiệpvà công nghiệp chế biến nông sản.

*Lào

- GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực châu á và lược đồ kinh tế một số nước châu á để thảo luận, tìm hiểu những nội dung sau về đất nước Lào.

+Em hãy nêu tên vị trí địa lí của Lào?

(Nằm ở đâu? Có những biên giới với những nước nnào, ở những phía nào?)

? Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô Lào?

? Nêu nét nổi bật của địa hình Lào?

? Kể tên các sản phẩm của Lào?

? Mô tả kiến trúc Luông Pha-bang.

Người dân Lào chủ yếu theo đạo gì?

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV theo dõi và sửa chữa từng câu trả lời cho HS.

- HS chia thành các nhóm nhỏ, cùng xem lựoc đồ, thảo luận và ghi ra phiếu

các câu trả lời cuả nhóm mình.

+ Lào nằm trên bán đảo Đông Dương trong khu vực Đông Nam á. Phía Bắc giáp Trung quốc; phía Đông và Đông bắc giáp với Việt Nam; phía Nam giáp Cam-pu-chia; phía Tây giáp với Thái Lan; phía Tây Bắc giáp Mi-an-ma, nước lào không giáp biển

+ Thủ đô của Lào là Viêng Chăn.

+ Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên.

+ Các sản phẩm của Lào là quế, cánh kiến, gỗ quý và lúa gạo.

+ Người dân Lào chủ yếu theo đạo Phật - Mỗi câu hỏi 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- GV kết luận: Lào không giáp biển, có diện tích rừng lớn, là một nước nông nghiệp, ngành công nghiệp ở Lào đang được chú trọng phát triển.

*Trung Quốc

- GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ các khu vực châu á và lược đồ kinh tế một số nước Châu Á để thảo luận, tìm hiểu những nội dung sau về đất nước Trung quốc.

? Em hãy nêu tên vị trí địa lí của Trung quốc? (Nằm ở đâu? Có những biên giới với những nước nnào, ở những phía nào?)

? Chỉ trên lược đồ và nêu tên thủ đô của Trung quốc?

? Em có nhận xét gì về diện tích và dân số Trung quốc?

? Nêu nét nổi bật của địa hình Trung

- HS chia thành các nhóm nhỏ, cùng xem lựoc đồ, thảo luận và ghi ra phiếu các câu trả lời cuả nhóm mình.

+ Trung quốc trong khu vực Đông á.

Trung quốc có chung biên giới với nhiều quốc gia như Mông cổ, Triều Tiên, Liên bang Nga, Việt Nam, Lào, Mi-an-ma, ấn độ, Tát-gi-ki-xtan, Cư-rơ- gư-xtan, Ca-dắc-xtan. Phía đông giáp Thái Bình Dương.

+ Thủ đô của Trung Quốc là Bắc Kinh.

+ Trung Quốc là nước có diện tích lớn, dân số đông nhất thế giới.

+ Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao

(19)

quốc?

? Nêu các sản phẩm nổi bật của Trung Quốc?

? Em biết gì về Vạn Lí Trường Thành.

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV theo dõi và chữa từng câu trả lời cho HS.

nguyên. Phía Đông bắc là đồng bằng Hoa Bắc rộng lớn, ngoài ra còn một số đồng bằng nhỏ ven biển.

+ Từ xa xưa đất nước Trung quốc đã nổi tiếng với chè, gốm sứ, tơ lụa.Ngày nay, kinh tế Trung quốc đang phát triển rất mạnh. Các sản phẩm như máy móc, thiết bị, ô tô...

+ Đây là một công trình kiến trúc đồ sộ được xây dựng bắt đầu từ thời Tần Thuỷ Hoàng (trên 2000 năm trước đây) để bảo vệ đất nước các đời vua Trung Hoa sau này tiếp tục xây thêm nên Trường Thành ngày càng dài…

- 1 câu hỏi một nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm theo dõi và bổ sung ý kiến.

- GV kết luận: Trung quốc là nước có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới sau Liên Bang Nga và Canađa…một số mặt hàng công nghiệp và thủ công nghiệp nổi tiếng. Đời sống nhân dân Trug Quốc đang ngày càng được cải thiện.

3.Hoạt động thực hành

Thi kể về các nước láng giềng của Việt Nam - GV chia HS thành 3 nhóm dựa vào

các tranh ảnh, thông tin mà các em đã sưu tầm được.

+ Nhóm Lào: sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Lào.

+ Nhóm Cam-pu-chia : sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Cam - pu - chia.

+ Nhóm Trung quốc : sưu tầm tranh ảnh, thông tin về nước Trung quốc.

- GV tổ chức cho từng nhóm báo cáo kết quả sưu tầm của nhóm mình.

- GV nhận xét các nhóm.

- HS làm việc theo nhóm.

+ Trình bày tranh ảnh, thông tin thành tờ báo tường.

+ Bày các sản phẩm sưu tầm được của nước đó lên bàn.

4. HĐ vận dụng: 2p

- Ba nước Lào, Cam-pu-chia, trung quốc là các nước láng giềng của nước ta. Hiện nay, nước ta có nhiều chương trình hợp tác với ba nước này để cùng nhau phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội trên nguyên tắc hợp tác hai bên cùng có lợi.

* GV n/x tiết học

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Thời gian thực hiện: Thứ 4 ngày 12 tháng 1 năm 2022

(20)

Toán LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Củng cố tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.

- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính và vận dụng giải toán

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Máy tính, ti vi - Học sinh: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Gọi thuyền"

với các câu hỏi về tính quãng đường khi biết vận tốc và thời gian. Ví dụ:

+ v = 5km; t = 2 giờ + v = 45km; t= 4 giờ + v= 50km; t = 2,5 giờ - GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi

- HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc yêu cầu, cặp đôi thảo luận theo câu hỏi, làm bài và chia sẻ - Bài tập yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS làm bài

- Giáo viên lưu ý học sinh đổi đơn vị đo ở cột 3 trước khi tính:

- GV nhận xét, kết luận

Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán chia sẻ cách làm

+ Để tính được độ dài quãng đường AB chúng ta phải biết những gì?

- Yêu cầu HS làm bài.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Tính quãng đường với đơn vị là km rồi viết vào ô trống.

- Học sinh làm vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ kết quả

- Với v = 32,5 km/giờ; t = 4 giờ thì S = 32,5 x 4 = 130 (km)

- Đổi: 36 km/giờ = 0,6 km Hoặc 40 phút =

2 3 giờ - Học sinh đọc

- HS tóm tắt bài toán, chia sẻ cách làm - Để tính được độ dài quãng đường AB chúng ta phải biết thời gian ô tô đi từ A đến B và vận tốc của ô tô.

- Học sinh làm vở, 1 HS lên bảng làm,

(21)

- GV nhận xét chữa bài

Bài tập chờ

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài và làm bài - GV giúp đỡ HS nếu cần

chia sẻ kết quả.

Bài giải

Thời gian người đó đi từ A đến B là:

12 giờ 15 phút – 7 giờ 30 phút = 4 giờ 45 phút

Đổi 4 giờ 45 phút = 4,75 giờ Quãng đường AB dài là:

4,75 x 46 = 218,5 km Đáp số: 218,5 km - HS làm bài, báo cáo giáo viên

Bài giải

Đổi 15 phút = 0,25 giờ

Quãng đường ong mật bay được là:

8 x 0,25 = 2(km) Đáp số: 2km 3.Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- Cho HS vận dụng làm bài sau:

Một con ngựa phi với vận tốc 35km/giờ trong 12 phút. Tính độ dài con ngựa đã đi.

- HS giải:

Giải Đổi 12 phút = 0,2 giờ

Độ dài quãng đường con ngựa đi là:

35 x 0,2 = 7(km) Đáp số: 7km - Về nhà tính quãng đường đi được của

một một chuyển động khi biết vận tốc và thời gian.

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Tập đọc

TIẾNG RAO ĐÊM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi hành động xả thân cao thượng của anh thương binh nghèo, dũng cảm xông vào đám cháy cứu một gia đình thoát nạn.

- Đọc trôi chảy toàn bài, biết đọc với giọng kể chuyện linh hoạt phù hợp với tình huống trong mỗi đoạn : khi chậm, trầm buồn, khi dồn dập, căng thẳng, bất ngờ.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.

*QTE: Chúng ta phải có bổn phận giúp đỡ những người bị nạn.

BS kĩ năng đọc hiểu : Viết lời cảm ơn cho người bán bánh giò- người thương binh đã cứu người trong đám cháy

II. ĐỒ DÙNG

(22)

- Giáo viên: Máy tính, ti vi.

- Học sinh: Sách giáo khoa

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5 phút)

- Học sinh thi đọc bài “Trí dũng song toàn”

- Em học được điều gì qua bài tập đọc?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS thi đọc - HS nêu - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (12phút) - Học sinh đọc toàn bài.

- Cho HS chia đoạn

- GV nhận xét, kết luận: chia bài thành 4 đoạn như sau.

Đoạn 1: Từ đầu đến buồn não ruột.

Đoạn 2: Tiếp đến khói bụi mịt mù.

Đoạn 3: Tiếp đến một cái chân gỗ.

Đoạn 4: Phần còn lại

- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm

- Đọc theo cặp

- Một em đọc toàn bài.

- Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.

- 1 học sinh đọc tốt đọc toàn bài.

- HS chia đoạn - HS nghe

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc 2 lần:

+ Lần 1: 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó.

+ Lần 2: 4 học sinh nối tiếp nhau đọc bài lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- HS đọc toàn bài - HS theo dõi

*HĐ tìm hiểu bài

- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi trong SGK

1. Đám cháy xảy ra vào lúc nào?

2. Đám cháy miêu tả như thế nào?

3. Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động có gì đặc biệt?

4. Chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc?

- HS thảo luận

- Đám cháy xảy ra vào lúc nửa đêm.

- Ngôi nhà bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống, khói bụi mịt mù.

- Người cứu em bé là người bán bánh giò, là một thương binh nặng, chỉ còn 1 chân, khi rời quân ngũ làm nghề bán bánh giò nhưng anh có một hành động cao đẹp dũng cảm dám xả thân, lao vào đám cháy cứu người.

- Chi tiết: người ta cấp cứu cho người đàn ông, bất ngờ phát hiện ra anh có một cái chân gỗ. mới biết anh là người

(23)

5. Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống ?

- Cho HS báo cáo

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận

- Giáo viên tóm tắt nội dung chính.

bán bánh giò.

- Mọi công dân cần có ý thức giúp đỡ mọi người, cứu người khi gặp nạn.

- Đại diện các nhóm báo cáo - Các nhóm bổ sung

- HS nghe

- Học sinh đọc lại.

3. HĐ thực hành:(8 phút)

- Bốn học sinh đọc nối tiếp bài văn.

- Giáo viên HD cả lớp đọc diễn cảm 1 đoạn văn tiêu biểu để đọc diễn cảm.

- Luyện đọc theo cặp - Thi đọc

- GV nhận xét

- Cả lớp theo dõi - HS theo dõi

- Học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp.

- HS thi đọc diễn cảm - HS nghe

4. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút) - Bài văn ca ngợi ai ? ca ngợi điều gì ? - Ghi nhớ tinh thần dũng cảm, cao thượng của anh thương binh.

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- Ca ngợi tinh thần dũng cảm, cao thượng của anh thương binh.

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Thời gian thực hiện: Thứ 5 ngày 13 tháng 1 năm 2022 Toán

THỜI GIAN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều.

- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính và vận dụng giải toán

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Máy tính, ti vi - Học sinh: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"để:

Nêu cách tính vận tốc, quãng đường.

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi trò chơi - HS nghe

- HS ghi vở

(24)

2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút) Bài toán 1: HĐ nhóm

- GV dán băng giấy có đề bài toán 1 và yêu cầu HS đọc, thảo luận nhóm theo câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp:

+ Vận tốc ô tô 42,5km/giờ là như thế nào ?

+ Ô tô đi được quãng đường dài bao nhiêu ki-lô-mét ?

+ Biết ô tô mỗi giờ đi được 42,5km và đi được 170km. Hãy tính thời gian để ô tô đi hết quãng đường đó ? + 42,5km/giờ là gì của chuyển động ô tô ?

+ 170km là gì của chuyển động ô tô ?

+ Vậy muốn tính thời gian ta làm thế nào ?

- GV khẳng định: Đó cũng chính là quy tắc tính thời gian.

- GV ghi bảng: t = s : v Bài toán 2: HĐ nhóm

- GV hướng dẫn tương tự như bài toán 1.

- Giải thích: trong bài toán này số đo thời gian viết dưới dạng hỗn số là thuận tiện nhất; đổi số đo thành 1 giờ 10 phút cho phù hợp với cách nói thông thường.

- GV cho HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu Công thức tính thời gian, viết sơ đồ về mối quan hệ giữa ba đại

lượng : s, v, t

- HS đọc ví dụ

+ Tức là mỗi giờ ô tô đi được 42,5km.

+ Ô tô đi được quãng đường dài 170km.

+ Thời gian ô tô đi hết quãng đường đó là :

170 : 42,5 = 4 ( giờ ) km km/giờ giờ

+ Là vận tốc ô tô đi được trong 1 giờ.

+ Là quãng đường ô tô đã đi được.

- Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc

- HS nêu công thức

- HS tự làm bài, chia sẻ kết quả Giải

Thời gian đi của ca nô 42 : 36 = (giờ)

giờ = 1 giờ = 1 giờ 10 phút.

Đáp số: 1 giờ 10 phút - HS nhắc lại cách tính thời gian, nêu công thức.

3. HĐ thực hành: (15 phút) Bài 1: HĐ cá nhân

- Yêu cầu HS đọc đề bài - Bài tập yêu cầu làm gì?

- Yêu cầu HS nêu lại cách tính thời gian

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

- HS đọc

- Yêu cầu tính thời gian - HS nêu

- Cả lớp làm vào vở sau đó chia sẻ cách làm:

6 7

6 7

6 1

(25)

Bài 2: HĐ cá nhân - HS đọc đề bài

- Yêu cầu HS tóm tắt từng phần của bài toán, chia sẻ cách làm:

+ Để tính được thời gian của người đi xe đạp chúng ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài và làm bài - GV quan sát, giúp đỡ HS

s (km) 35 10,35

v (km/h) 14 4,6

t (giờ) 2,5 2,25

- 1 HS đọc đề bài

- HS tóm tắt, chia sẻ cách làm

- Lấy quãng đường đi được chia cho vận tốc

- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm, chia sẻ cách làm:

Bài giải

Thời gian đi của người đó là : 23,1 : 13,2 = 1,75 (giờ)

Đáp số : 1,75 giờ

- HS đọc bài và làm bài sau đó báo cáo giáo viên

Bài giải

Thời gian bay của máy bay là:

2150 : 860 = 2,5 (giờ) 2,5 giờ = 2 giờ 30 phút Máy bay bay đến nơi lúc:

8 giờ 45 phút + 2 giờ 30 phút = 11 giờ 15 phút

Đáp số: 11 giờ 15 phút 4. Hoạt động ứng dụng, củng cố: (3 phút)

- GV chốt: s =v x t;

v= s :t t = s :v

- Nêu cách tính thời gian?

- Chia sẻ với mọi người cách tính thời gian khi biết vận tốc và quãng đường của một chuyển động đều.

* Củng cố, dặn dò - GV n/x tiết học

- HS nghe

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

...

...

Luyện từ và câu

NỐI CÁC VỀ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ (tr 32) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ nguyên nhân- kết quả.

(26)

- HS Biết điền QHT thích hợp vào chỗ trống, thêm vế câu thích hợp vào chỗ trống, thay đổi vị trí của các vế câu để tạo những câu ghép có quan hệ nguyên nhân, kết quả.

- Rèn phẩm chất yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái. Phát triển các năng lực ngôn ngữ

GT: Không dạy phần nhận xét, ghi nhớ. BT 1,2 phần luyện tập giảm tải II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Máy tính, ti vi.

- Học sinh: Vở viết, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho 2 HS lần lượt đọc lại đoạn văn đã viết ở tiết Luyện từ và câu trước.

- Gv nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS đọc - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 3: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho HS làm bài + trình bày kết quả.

- GV nhận xét + chốt lại ý đúng

- Yêu cầu HS giải thích vì sao lại chọn quan hệ từ đó

Bài 4: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập - Yêu cầu HS tự làm

- Cho HS trình bày kết quả

- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng

- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.

- HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả a) Nhờ thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.

+ Do thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.

+ Bởi thời tiết thuận lợi nên lúa tốt.

b) Tại thời tiết không thuận nên lúa xấu.

- 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.

- HS làm bài cá nhân.

- HS nối tiếp nhau đọc câu vừa tìm a) Vì bạn Dũng không thuộc bài nên bị điểm kém.

b) Do nó chủ quan nên bị điểm kém.

c) Do chăm chỉ học bài nên Bích Vân đã có nhiều tiến bộ trong học tập.

3.Hoạt động ứng dụng, củng cố:(3 phút) - Chia sẻ với mọi người về các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thông dụng trong tiếng Việt.

- Tìm hiểu nghĩa của các từ: do, tại, nhờ và cho biết nó biểu thị quan hệ gì trong câu ?

* Củng cố, dặn dò - Gv n/x tiết học

- HS nghe và thực hiện

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

(27)

………

………

Thời gian thực hiện: Thứ 6 ngày 14 tháng 1 năm 2022 Toán

LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

-Củng cố tính thời gian của một chuyển động đều; quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.

- Rèn kĩ năng thực hiện thành thạo các phép tính và vận dụng giải toán

- Rèn phẩm chất chăm chỉ: HS chăm chỉ tích cực tự học, có trách nhiệm; Phát triển năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: Máy tính, ti vi - Học sinh: Vở, SGK

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện"

nêu cách tính v,s,t.

- Gv nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(28 phút)

Bài 1: HĐ nhóm

- Gọi HS đọc đề bài, thảo luận theo câu hỏi, chia sẻ kết quả:

- Bài tập yêu cầu làm gì ?

- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.

- Lưu ý: Mỗi trường hợp phải đổi ra cách gọi thời gian thông thường.

- GV nhận xét chữa bài

Bài 2 : HĐ cặp đôi

- Gọi HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:

+ Để tính được thời gian con ốc sên bò hết quãng đường 1,08 m ta làm thế nào?

- Viết số thích hợp vào ô trống - Tính thời gian chuyển động

- HS làm bài theo nhóm, chia sẻ kết quả

s (km) 261 78 165 96

v(km/giờ) 60 39 27,5 40

t (giờ) 4,35 2 6 2,4

- 1 HS đọc đề bài, thảo luận cặp đôi - Ta lấy quãng đường đó chia cho vận tốc của ốc sên.

(28)

+ Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị nào? Còn quãng đường ốc sên bò được tính theo đơn vị nào ? - HS tự làm bài, chia sẻ cách làm - GV nhận xét chữa bài

Bài 3: HĐ cá nhân

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV giúp đỡ HS hạn chế trong quá trình giải bài toán này.

- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.

Bài 4: HĐ cá nhân

- Cho HS đọc bài và làm bài - GV quan sát, giúp đỡ HS

- Vận tốc của ốc sên đang được tính theo đơn vị là cm/phút. Còn quãng đường ốc sên bò được lại tính theo đơn vị mét.

- Đại diện HS làm trên bảng lớp, chia sẻ cách làm:

Giải :

Đổi 1,08m = 108 cm

Thời gian con ốc bò đoạn đường đó là : 108 : 12= 9 (phút)

Đáp số : 9 phút - 1 HS đọc đề.

- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm trên bảng lớp, chia sẻ cách làm

Bài giải

Thời gian để con đại bàng bay hết quãng đường là :

72 : 96 = 3/4 (giờ) 3/4 giờ = 45 phút

Đáp số : 45 phút - HS làm bài sau đó báo cáo kết quả

Bài giải

Đổi 10,5km = 10 500m Thời gian để rái cá bơi là:

10 500 : 420 = 25 phút Đáp số : 25 phút 3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)

- Nêu công thức tính s, v, t ?

- Nhận xét giờ học, giao bài về nhà.

- HS nêu

- HS nghe và thực hiện

* Củng cố, dặn dò

- Về nhà vận dung cách tính vận tốc, quãng đường, thời gian vào cuộc sống.

- HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

………

………

Khoa học

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (Tiết1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể tên một số loại chất đốt.

- Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất: sử dụng năng lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt trong nấu ăn, thắp sáng, chạy máy,…

(29)

- Rèn phẩm chất trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên; NL tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

* Lồng ghép GDKNS :

- Kĩ năng biết cách tìm tòi, xử lí, trình bày thông tin về việc sử dụng chất đốt.

- Kĩ năng bình luận, đánh giá về các quan điểm khác nhau về khai thác và sử dụng chất đốt.

-BVMT -TKNLHQ II. ĐỒ DÙNG

- GV: Máy tính, ti vi.

- HS : Nến, diêm, ô tô chạy pin có đèn và còi đủ cho các nhóm III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động khởi động:(5phút)

- Cho HS trả lời câu hỏi sau:

+ Vì sao mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu của sự sống trên trái đất?

+ Năng lượng mặt trời được dùng để làm gì?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài - Ghi bảng

- HS trả lời

- HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)

*Hoạt động 1: Một số loại chất đốt + Em biết những loại chất đốt nào?

+ Em hãy phân loại chất đốt đó theo 3 loại: thể rắn, thể lỏng, thể khí

+ Quan sát hình minh hoạ 1, 2, 3 trang 86 và cho biết: Chất đốt nào đang được sử dụng? Chất đốt đó thuộc thể gì?

* Hoạt động 2: Công dụng của than đá và việc khai thác than đá

- GV nêu: Than đá là loại chất đốt dùng nhiều trong đời sống con người và trong công ngiệp….

- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trao đổi và trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 86 + Than đá được sử dụng vào những việc gì?

+ Ở nước ta, than đá được khai thác ở đâu?

- HĐ cặp đôi:

- HS nối tiếp nhau trả lời

+ Những loại chất đốt như: than, củi, tre, rơm, rạ, dầu, ga…

- Thể rắn: Than, củi, tre, rơm rạ…

- Thể lỏng: Dầu - Thể khí: ga

- HS quan sát tranh và trả lời

- HS cùng bạn trao đổi và thảo luận

(30)

+ Ngoài than đá còn có loại than nào khác không?

- GV chỉ vào tranh giải thích cách khai thác

* Hoạt động 3: Công dụng của dầu mỏ và việc khai thác dầu mỏ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 87 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi sau

+ Dầu mỏ có ở đâu?

+ Người ta khai thác dầu mỏ như thế nào?

+ Những chất nào có thể lấy ra từ dầu mỏ?

+ Xăng được sử dụng vào những việc gì?

+ Nước ta, dầu mỏ được khai thác ở đâu?

- GV kết luận

* Hoạt động 4: Công dụng của chất đốt ở thể khí và việc khai thác

- GV tổ chức HS đọc thông tin trong SGK tìm hiểu về việc khai thác các loại khí đốt, thảo luận rồi trả lời

+ Có những loại khí đốt nào?

+ Khí đốt tự nhiên được lấy từ đâu?

+ Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học?

- GV d

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/ bản

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ; Phát triển các năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học.. * QTE: Chúng ta có quyền được giáo

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/ bản

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực đặc thù lịch sử, năng lực giải quyết

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/ bản

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực đặc thù lịch sử, năng lực giải quyết

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/