• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15/03/2022 Tiết: 84, 85

§5. SỐ THẬP PHÂN

Môn: Toán; lớp 6 Thời gian thực hiện: 2 tiết I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm phân số thập phân, số thập phân.

- Biết đọc và viết số thập phân.

- Biết viết các phân số, hỗn số thành số thập phân.

- Biết viết các số thập phân dưới dạng phân số tối giản.

- Biết dùng kí hiệu “<”, “>” để thể hiện quan hệ thứ tự của hai số thập phân.

- Nhận biết được số thập phân dương, số thập phân âm.

- Nắm được tính chất bắc cầu trong so sánh số thập phân.

- Biết và vận dụng được quy tắc so sánh hai số thập phân.

2. Năng lực:

Năng lực giao tiếp toán học: HS phát biểu được khái niệm phân số thập phân, số thập phân, đọc và viết số thập phân.

Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán: qua viết các phân số, hỗn số thành số thập phân, viết các số thập phân dưới dạng phân số tối giản, dùng kí hiệu “<”, “>”

để thể hiện quan hệ thứ tự của hai số thập phân, nhận biết được số thập phân dương, số thập phân âm và so sánh được hai số thập phân.

3. Phẩm chất:

- Chăm chỉ: thực hiện các hoạt động một cách tự giác, chuẩn bị đủ các yêu cầu tự học ở nhà.

- Trung thực: thật thà trong tự giác học ở nhà, thật thà thẳng trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân, cặp đôi, trong đánh giá và tự đánh giá.

- Trách nhiệm: hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

GV: Máy tính, phiếu học tập, máy chiếu vật thể, thước kẻ.

HS: SGK, Thước kẻ.

III. Tiến trình dạy học Tiết 1:

1. Hoạt động 1: Mở đầu (khoảng 5 phút)

a. Mục tiêu: Nhận biết các số thập phân qua đọc bản tin Vietnamnet ngày 24/01/2016. Góp phần hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

b. Nội dung: Học sinh đọc bản tin Vietnamnet ngày 24/01/2016 và trả lời câu hỏi:

- Tìm các số chỉ nhiệt độ xuất hiện trong bản tin đó?

(2)

- Các số 6,5; 5,4; 5,6 được gọi là các số gì?

- Các số -0,4; -0,6 có phải là số thập phân không?

c. Sản phẩm: Học sinh đọc và trả lời đúng các số thập phân.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV giao nhiệm vụ cho HS tự đọc bản tin Vietnamnet ngày 24/01/2016 trên máy chiếu và gọi 1 HS đọc to trước lớp

- Sau khi đọc HS cho biết các số chỉ nhiệt độ xuất hiện trong bản tin đó.

- GV đặt câu hỏi: “Các số 6,5; 5,4; 5,6 được gọi là các số gì?

- HS sau khi trả lời đúng, GV hỏi tiếp: “Các số -0,4; -0,6 có phải là số thập phân không?”

- HS thảo luận và trả lời. Sau đó GV khẳng định các số -0,4; -0,6 có phải là số thập phân. Từ đó dẫn dắt HS vào bài mới.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới. (38 phút)

Hoạt động 2.1. Phân số thập phân, số thập phân (khoảng 18 phút) a. Mục tiêu:

- Nắm được khái niệm phân số thập phân, số thập phân.

- Biết đọc và viết số thập phân.

- Biết viết các phân số, hỗn số thành số thập phân.

- Biết viết các số thập phân dưới dạng phân số tối giản.

Góp phần hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán; năng lực giao tiếp toán học.

b. Nội dung: Học sinh viết và đọc các phân số thập phân dưới dạng số thập phân theo mẫu để nắm được kiến thức trọng tâm và ghi nhớ ở phần 1, ví dụ 1 và LT1.

Học sinh viết được các số thập phân dưới dạng phân số tối giản ở ví dụ 2 và LT2.

c. Sản phẩm: HS nắm được khái niệm phân số thập phân, số thập phân. Biết đọc và viết số thập phân. Biết viết các phân số, hỗn số thành số thập phân. Biết viết các số thập phân dưới dạng phân số tối giản.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

*GV giao nhiệm vụ học tập 1:

Viết các phân số −335100 ;−1251 000;1000 000−279 dưới dạng số thập phân và đọc các số thập phân đó theo mẫu

* Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 1:

Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để làm

* Báo cáo, thảo luận 1

GV gọi đại diện các nhóm trả lời từng phần HS các nhóm khác nghe và nhận xét

* Kết luận và đưa ra ghi nhớ sau khi thực hiện

I. Số thập phân HĐ1.

−335

100 = -3,35 và được đọc là: âm ba phấy ba lăm

−125

1 000=−0,125 và được đọc là: âm không phẩy một trăm hai lăm

−279

1000 000=−0,000279

(3)

nhiệm vụ 1

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ 1, GV chốt lại kiến thức: Các phân số đã cho được gọi là phân số thập phân và mỗi số thập phân đều viết được dưới dạng số thập phân.

Yêu cầu HS đọc ghi nhớ ở SGK - 44

* GV giao nhiệm vụ học tập 2

Hoạt động cá nhân làm ví dụ 1 (SGK-44), ví dụ 2 (SGK - 45)

Hoạt động theo cặp đôi làm luyện tập 1, luyện tập 2 (SGK - 45) (mỗi bài luyện tập chọn các cặp đôi khác nhau)

* HS thực hiện nhiệm vụ 2

HS lần lượt thực hiện các nhiệm vụ trên

* Hướng dẫn, hỗ trợ: xem lời giải của các ví dụ 1, 2

* Báo cáo, thảo luận 2:

- HS đọc lời giải ví dụ 1, 2 - HS đọc kết quả luyện tập 1, 2

- HS cả lớp theo dõi, nhận xét lần lượt từng câu.

* Kết luận, nhận định 2:

GV chiếu lời giải chuẩn của luyện tập 1, 2

GV qua các bài luyện tập 1, 2 hãy nêu các dạng bài được luyện tập đó.

HS trả lời, GV chốt lại

* Ghi nhớ (SGK - 44)

* Ví dụ 1 LT1

* Ví dụ 2 LT2

Hoạt động 2.2. So sánh các số thập phân (khoảng 20 phút) a. Mục tiêu:

- Biết dùng kí hiệu “<”, “>” để thể hiện quan hệ thứ tự của hai số thập phân.

- Nhận biết được số thập phân dương, số thập phân âm.

- Nắm được tính chất bắc cầu trong so sánh số thập phân âm.

- Biết và vận dụng được quy tắc so sánh hai số thập phân.

Góp phần hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán; năng lực giao tiếp toán học.

Góp phần hình thành năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán; năng lực giao tiếp toán học.

b. Nội dung: HS dựa trên cơ sở kiến thức đã biết về so sánh hai số nguyên để so sánh hai số thập phân và nắm được các bước đế so sánh hai số thập phân qua bài tập và ví dụ 3, 4, 5.

(4)

c. Sản phẩm: HS nắm được cách so sánh hai số thập phân: hai số thập phân khác dấu; hai số thập phân dương; hai số thập phân âm.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

*GV giao nhiệm vụ học tập 1:

HS nhắc lại các kết quả về so sánh hai số nguyên

* Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 1: (HS đã được chuẩn bị ở nhà từ yêu cầu về nhà của tiết trước)

* Báo cáo, thảo luận 1

GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời, 1 HS khác nhận xét

* Kết luận, nhận định:

GV đưa ra các khái niệm cơ bản về so sánh hai số thập phân: quan hệ thứ tự giữa hai số thập phân khác nhau, số thập phân dương, số thập phân âm, tính chất bắc cầu dựa trên cơ sở kiến thức đã biết về số nguyên.

*GV giao nhiệm vụ học tập 2:

HS nhớ và nhắc lại quan hệ thứ tự giữa hai số nguyên dương và nguyên âm từ đó kết luận về quan hệ thứ tự giữa hai số thập phan dương và âm

* Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 2: HS đã được chuẩn bị ở nhà từ yêu cầu về nhà của tiết trước.

* Báo cáo, thảo luận 2

GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời.

* Kết luận, nhận định:

GV kết luận: Giống như trong tập hợp số nguyên, số thập phân âm luôn nhỏ hơn số thập phân

dương.

*GV giao nhiệm vụ học tập 3:

HS làm bài ở hoạt động 2a HS làm bài ở hoạt động 2b

* GV hướng dẫn:

2a, So sánh phân nguyên trước: Số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn.

2b, So sánh phần nguyên trước: Hai số này có phần nguyên bằng nhau nên ta chuyển sang so sánh phần thập phân

Lần lượt so sánh từng cặp chữ số trên cùng hàng (sau dấu “,”) kể từ trái sang phải cho đến khi xuất hiện cặp số đầu tiên khác nhau. Ở cặp chữ số khác

II. So sánh các số thập phân

1. So sánh hai số thập phân

2. Cách so sánh hai số thập phân

a) So sánh hai số thập phân khác dấu

b) So sánh hai số thập phân dương

HĐ2:

a) 508,99 < 509,01 b) 315,267 < 315,29

* Các bước so sánh hai số thập phân dương (SGK - 46)

* Ví dụ 3:

* Ví dụ 4:

(5)

nhau đó, chữ số nào lớn hơn thì số thập phân tương ứng lớn hơn.

* Báo cáo, thảo luận 3

HS trả lời từng phần sau mỗi hướng dẫn của GV HS ghi vào vở kết quả

* Kết luận, nhận định:

GV kết luận kết quả so sánh hai số đã cho Yêu cầu HS ghi nhớ và gọi 1 HS nhắc lại các bước so sánh hai số thập phân dương.

GV yêu cầu HS đọc ví dụ 3, 4 để cùng cố cách so sánh hai số thập phân dương.

*GV giao nhiệm vụ học tập 4:

HS làm bài ở hoạt động 3

* Yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ 4: HS đã được chuẩn bị ở nhà từ yêu cầu về nhà của tiết trước.

* Báo cáo, thảo luận HS trả lời hoạt động 3

* Kết luận, nhận định:

GV kết luận cách so sánh hai số thập phân âm được thực hiện như cách so sánh hai số nguyên âm.

GV yêu cầu HS đọc ví dụ 5 để cùng cố cách so sánh hai số thập phân âm.

c) So sánh hai số thập phân âm

HĐ3:

* Ví dụ 5:

* Hướng dẫn tự học ở nhà (2 phút) - Đọc lại toàn bộ nội dung đã học

- Học thuộc các khái niệm phân số thập phân, số thập phân; Biết đọc và viết số thập phân. Biết viết các phân số, hỗn số thành số thập phân và ngược lại; Biết dùng kí hiệu “<”, “>” để thể hiện quan hệ thứ tự của hai số thập phân. Nhận biết được số thập phân dương, số thập phân âm. Nắm được tính chất bắc cầu trong so sánh số thập phân âm. Biết và vận dụng được quy tắc so sánh hai số thập phân.

- Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 (SGK - 47) Tiết 2

3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 30 phút) a. Mục tiêu:

– HS luyện tập kĩ năng viết một phân số, hỗn số thành số thập phân.

– HS luyện tập kĩ năng viết một số thập phân thành phân số và rút gọn phân số.

- Luyện tập kĩ năng so sánh hai số thập phân.

b. Nội dung:

– HS được yêu cầu làm các bài tập từ 1 đến 4 SGK trang 47.

c. Sản phẩm: kết quả thực hiện của học sinh được ghi vào vở:

(6)

– Lời giải các bài tập từ 1 đến 4 SGK trang 47.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

* GVgiao nhiệm vụ học tập 1:

- Tổ chức trò chơi trên phần mềm Kahoot (hoặc trắc nghiệm chọn đáp án đúng).

Câu 1. Trong các số sau, số thập phân là:

A.

51

2; B.

13

100; C.

100

3 ; D. 3,15

Câu 2. Trong các số sau, phân số thập phân là:

A.

51

2; B.

13

100; C.

100

3 ; D. 3,15

Câu 3. Trong các khẳng định sau, khẳng định đúng là:

A.

17 0,17 1000

; B.

17 17, 000 1000

; C.

17 0,017 1000

; C.

17 1, 700 1000

Câu 4. Trong các khẳng định sau, khẳng định sai là:

A. -4,235 < 3,235; B. -4,235 < - 4,225;

C. -4,235 < - 4,335; D. -4,235 < - 5,235

* HS thực hiện nhiệm vụ 1:

HS nhập mã pin, tham gia chơi

* Báo cáo, thảo luận 1:

- Nhắc lại:

+ Khái niệm phân số thập phân, số thập phân.

+ So sánh hai số thập phân khác dấu, cùng dấu.

* Kết luận, nhận định 1:

- GV chính xác hóa các kết quả và nhận xét mức độ hoàn thành của HS, đánh giá việc nắm kiến thức của HS thông qua kết quả trò chơi.

* GVgiao nhiệm vụ học tập 2:

– Nhắc lại khái niệm phân số thập phân, phân số.

– Làm bài tập: Làm bài 1 SGK trang 47.

* HS thực hiện nhiệm vụ 2:

– Cá nhân HS thực hiện các yêu cầu trên.

* Báo cáo, thảo luận 2:

GV yêu cầu lần lượt:

Câu 1. D Câu 2. B Câu 3. C Câu 4. B

Dạng 1: Viết một phân số, hỗn số thành số thập phân.

Bài 1 SGK trang 47

7 ( 7).5 35 20 20.5 100 0,35

  12 ( 12).4 48

0, 48

25 25.4 100

 

(7)

1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu đối với phân số thứ nhất và thứ hai.

1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu đối với hai phân số cuối.

– Cả lớp quan sát và nhận xét.

* Kết luận, nhận định 2:

– GV khẳng định kết quả đúng và đánh giá mức độ hoàn thành của HS.

* GVgiao nhiệm vụ học tập 3:

- HS thực hiện theo cặp:

+ làm bài tập 2 SGK trang 47.

+ Có nhận xét gì về hai bài toán: 1 và 2 ?

* HS thực hiện nhiệm vụ 3:

– HS làm việc cá nhân sau đó kiểm tra chéo theo cặp, trao đổi thảo luận kết quả.

* Báo cáo, thảo luận 3:

– Cặp nhanh nhất trình bày bài làm.

– Cả lớp theo dõi và nhận xét.

* Kết luận, nhận định 3:

– GV khẳng định kết quả đúng, đánh giá mức độ hoàn thành của HS.

- GV cần giúp HS chỉ ra được bài 2 là bài toán ngược của bài 1.

* GVgiao nhiệm vụ học tập 4:

- Nhắc lại cách so sánh hai số thập phân khác dấu, cùng dấu.

– Yêu cầu HS làm bài tập 3 (hoặc 4 SGK trang 47.

* HS thực hiện nhiệm vụ 4:

– GV: Chiếu đề bài 3 (hoặc 4)

HS thực hiện bài 3 (hoặc 4) theo hình thức như sau:

– 1HS lên bảng làm phần a.

– 1HS lên bảng làm tiếp phần b.

- Cả lớp đánh giá, nhận xét, chốt đáp án.

* Báo cáo, thảo luận 4:

–HS báo cáo kết quả bài làm của mình (đúng, sai) bằng hình thức giơ tay.

* Kết luận, nhận định 4:

– GV khẳng định kết quả đúng, đánh giá mức độ hoàn thành của HS.

16 ( 16).2 32

0, 032 500 500.2 1000

 

4 16

5 5 5,16

25 100

Dạng 2: Viết số thập phân thành phân số và rút gọn phân số

Bài 2 SGK trang 47

225 9

0, 225

1000 40

0, 033 33

1000

Dạng 3: So sánh các số thập phân Bài 3 SGK trang 47

Viết theo thứ tự tăng dần:

a) 7,01; 7,012; 7,102.

b) -49,307; -49,037; 73,059 Bài 4 SGK trang 47

Viết theo thứ tự giảm dần:

a) 9,990; 9,099; 9,090; 9,009.

b) -6,027; -6,207; -6,27; -6,277.

Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 10 phút) Dạng 3: Toán thực tế

a. Mục tiêu:

(8)

Vận dụng các kiến thức trong bài học để tìm tòi, mở rộng kiến thức và giải quyết các vấn đề thực tế có liên quan tới số thập phân. Hình thành năng lực tư duy và lập luận, năng lực giao tiếp toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực mô hình hóa toán học.

b. Nội dung: HS thực hiện hoạt động theo nhóm để giải quyết bài toán thực tế (bài tập 5 – SGK trang 47).

c. Sản phẩm: Lời giải bài 5 SGK trang 47.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Sản phẩm dự kiến

*GV giao nhiệm vụ

- Cá nhân HS làm bài 5 SGK trang 47.

*HS thực hiện nhiệm vụ - 1HS lên bảng giải bài 5.

- HS dưới lớp làm vào vở.

- Cả lớp đánh giá, nhận xét, chốt đáp án.

* Báo cáo, thảo luận:

–HS báo cáo kết quả bài làm của mình (đúng, sai) bằng hình thức giơ tay.

* Kết luận, nhận định:

– GV khẳng định kết quả đúng, đánh giá mức độ hoàn thành của HS.

Bài 5 SGK trang 47

Mai Anh: 31,42 giây; Ngọc Mai: 31,48 giây; Phương Hà: 31,09 giây.

Vì 31,09 < 31,42 < 31,48

Nên vận động viên về nhất là: P.Hà về nhì là: M. Anh

về ba là: N.Mai

Hướng dẫn về nhà (5’)

- Hoàn chỉnh các bài tập vào vở.

- Xem lại khái niệm phân số thập phân, số thập phân; cách viết một phân số thành số thập phân và ngược lại; cách so sánh hai số thập phân.

- Làm bài tập trong SBT.

- Đọc bài: “ Phép cộng, phép trừ số thập phân”.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực  mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ

Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ

Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ

Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ

Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng công cụ

- Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng

+ Năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hoá toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng