• Không có kết quả nào được tìm thấy

VẤN ĐỀ NHÀ Ở VÀ LỐI SỐNG THANH NIÊN ĐÔ THỊ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "VẤN ĐỀ NHÀ Ở VÀ LỐI SỐNG THANH NIÊN ĐÔ THỊ "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

VẤN ĐỀ NHÀ Ở VÀ LỐI SỐNG THANH NIÊN ĐÔ THỊ

TRẦN KIM XUYẾN

Khi nghiên cứu vấn đề ở tại đô thị, cần chú ý tới thanh niên và lối sống của họ, vì thanh niên là nhóm xã hội quan trọng trong cơ cấu dân cư đô thị, là lực lượng nòng cốt của mức sản xuất xã hội.

Giải quyết tốt vấn đề ở cho nhân dân đô thị, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới thanh thiếu niên tức là tạo ra tiền đề cơ bản cho việc xây dựng tốt sống xã hội chủ nghĩa cho người lao động, mới ở thành phố.

Chúng tôi đồng ý với các nhà xã hội học đô thị cho rằng vấn đề ở được quan niệm rộng rãi hơn phạm vi khu nhà ở, nơi ở, điểm dân cư. Dưới góc độ nghiên cứu lối sống, chúng tôi đặt con người với tư cách là chủ thể của hoạt động trong mối tương quan giữa ba yếu tố: Hoạt động, môi trường (điều kiện) hoạt động và nhu cầu.

Ở phạm vi bài viết này, chúng tôi không đi sâu vào tất cả các lĩnh vực của lối sống, mà sẽ chỉ tập trung vào những gì có liên quan tới vấn đề ở theo cách tiếp cận nghiên cứu liên ngành.

Các dạng hoạt động chính được đề cập tới là: hoạt động lao động, hoạt động văn hóa tinh thần, hoạt động sinh hoạt và giao tiếp... Trong khi đi sâu vào các dạng hoạt động của thanh niên đô thị, chúng tôi sẽ phân tích chúng trong mối tương quan giữa nhu cầu và điều kiện hoạt động.

Hoạt động lao động:

Hoạt động lao động là dạng hoạt động cơ bản trong lối sống của con người. Nhờ có lao động và thông qua lao động, các nhu cầu của con người hình thành và được thỏa mãn. Lao động là một tiêu chuẩn để đánh giá con người. Việc giáo dục thanh niên trở thành người lao động chân chính đóng góp hết sức mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội. Chúng ta càng chú trọng tới hiệu quả lao động bao nhiêu, càng phải quan tâm tới điều kiện lao động của người lao động bấy nhiêu. Điều kiện lao động không chỉ bó hẹp trong phạm vi làm việc của người lao động mà bao gồm cả những gì đó có liên quan tới sức khỏe và tình cảm của người lao động; điều kiện đi lại từ nơi ở tới nơi làm việc, điều kiện công tác, điều kiện đảm bảo về mặt phúc lợi xã hội, v.v…

Hiện nay, tình hình giao thông ở đô thị đang còn là một vấn đề nóng bỏng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người lao động và hiệu suất lao động. Cuộc điều

(2)

tra về thanh niên công nhân tại một số nhà máy, xí nghiệp ở Hà Nội(∗) cho thấy cứ 100 người thì có 70 người sử dụng xe đạp, 18 người đi ô tô và 12 người đi bộ từ nhà tới nơi làm việc. Phần lớn những người đi xe đạp phải sử dụng mất từ 15 đến 30 phút đi đường trong điều kiện giao thông không thuận tiện (tắc đường bụi bặm…) Đối với những người đi xe ôm thì phải chen nhau trong chiếc xe chật chội từ 30 đến 45 phút. Tình trạng này dẫn tới việc đi làm muộn của một số người trong các nhà máy nói trên. (Hàng ngày có tới 0,5% người đi muộn; vài lần trong tuần có 1,7%, vài lần trong một tháng có 11%, vài lần trong năm 38,2%, số người không đi muộn bao giờ 22,6% phần lớn rơi vào những người đi bộ).

Điều kiện giao thông như vậy làm cho thanh niên công nhân có định hướng cao nhất khi chọn cơ quan làm việc là được gần nhà (trong 10 lý do xin vào nhà máy họ đang làm-tài liệu thuộc đề tài thái độ lao động của thanh niên thủ đô do Phòng lối sống Viện xã hội học chủ trì).

Một vấn đề nữa cần đề cập trong lĩnh vực hoạt động lao động của thanh niên đô thị là định hướng lao động. Đây cũng là vấn đề có liên quan tới những vấn đề ở. Hầu hết thanh niên đô thị đều muốn có công ăn việc làm ổn định mà việc thoả mãn cho tất cả mọi người hiện nay đang còn là vấn đề nan giải.

Một số thanh niên chưa có công ăn việc làm ổn định phải làm các nghề tự do mang tính cá thể, họ ít chịu tự quản lý của xã hội. Với đối tượng này, công tác giáo dục tư tưởng và lối sống mới cực kỳ khó khăn. Chúng ta đều biết rằng trong điều kiện sinh hoạt và kinh tế hiện nay, mỗi một người lao động đều muốn tìm thêm một hình thức lao động nào đó để tăng thu nhập cho mình. Tình hình này đã tạo điều kiện cho một số người đi tới những hình thức lao động bất hợp pháp, hoặc mục đích lao động của họ trở nên sai lệch đi.

Điều kiện nhà ở quá khó khăn gây ảnh hưởng không tốt tới việc nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả. Những người lao động trí óc, sáng tạo có nhu cầu lao động ở nhà thì không có chỗ để làm việc do đó hiệu quả lao động sẽ kém đi. Đối với vấn đề này, một mặt, xã hội cần đáp ứng một cách thỏa đáng cho người lao động về những khu cầu tối thiểu của họ, mặt khác, phải tăng cường công tác giáo dục cho thế hệ trẻ về thái độ lao động xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động văn hóa và tinh thần

Việc thực hiện công nghiệp hóa và đô thị hóa không những làm thay đổi căn bản lối sống cá nhân mà còn làm thay đổi các hình thức lao động và các mặt khác như giao tiếp, sinh hoạt văn hóa tinh thần của con người.

Sự giao lưu của người dân đô thị không chỉ giới hạn trong phạm vi quan hệ họ hàng. Sự giao lưu đó đang mở rộng ra xã hội, ngày càng gắn bó với xã hội; nhu cầu về mọi mặt nhất là văn hoá tinh thần ngày càng phong phú và được nâng cao. Các

(∗) Tài liệu rút ra từ cuộc điều tra xã hội học về thái độ lao động của thanh niên thủ đô qua 6 nhà máy:

1. Nhà máy công cụ số 1 2. Xí nghiệp ôtô Ngô Gia Tự 3. Xí nghiệp may Thăng Long 4. Xí nghiệp màn tuyn 10-10 5. Xí nghiệp dệt len Mùa đông 6. Nhà máy kẹo Hải Hà

(3)

hình thức hoạt động của thanh niên đô thị trong thời gian rỗi rất phong phú. Họ tham gia học tập, đọc sách, nghe nhạc, chơi thể thao, tham gia hoạt động văn nghệ nghiệp dư, vẽ, đi thưởng thức các loại hình sân khấu, phim ảnh, v.v.. Thời gian rỗi giúp cho việc phát triển toàn diện của con người, việc thoả mãn những nhu cầu của họ, làm tăng kiến thức và củng cố sức khỏe, v.v...

Nhiệm vụ của đô thị xã hội chủ nghĩa là phải đáp ứng những đòi hỏi về phương tiện, nội dung cũng như những hình thức giao tiếp văn hóa cho nhân dân trong thời gian rỗi. Tại Hà Nội và một số thành phố lớn khác, hệ thống phương tiện thông tin đại chúng đã phát triển đáng kể. Cuộc điều tra của Viện Xã hội học và Sở văn hóa Hà Nội cho thấy các phương tiện thông tin đại chúng được phân bố trong các gia đình như sau: 36,7% gia đình có đặt báo, 50,9% gia đình có rađiô, 43,5% gia đình có tivi và 29,5% gia đình có loa truyền thanh. Đương nhiên, sự phân biệt các phương tiện thường không đồng đều trong các thành phần xã hội, ví dụ tri thức đặt nhiều báo, có nhiều tivi và đài hơn hẳn công nhân, thợ thủ công, v.v. ..

Vào thời gian rỗi, nếu như các nhóm lứa tuổi trung niên và phụ lão có xu hướng thưởng thức văn hóa bằng các phương tiện trong gia đình (ti vi, đài, loa) thì thanh niên lại có xu hướng thưởng thức các hình thức văn hóa ngoài gia đình (xem phim, kịch nghe nhạc, tại quán cà phê hay nhà bạn bè, câu lạc bộ...). Điều này đã giải thích tại sao thanh niên không theo dõi ti vi thường xuyên lắm (đặc biệt ti vi chỉ phát vào buổi tối)(1).

Việc phát triển mạnh mạng lưới thông tin đại chúng và cải tiến về nội dung và hình thức tuyên truyền không những làm cho thông tin được phổ cập tới tất cả mọi người mà còn làm cho họ có ý thức hơn nữa trong việc tiếp nhận thông tin. Có như vậy thì công tác giác ngộ chính trị và nâng cao trình độ văn hoá cũng như thị hiếu thẩm mỹ cho quần chúng mới có ý nghĩa.

Trong mạng lưới văn hoá công cộng, đáng kể hơn cả phải nói tới các rạp chiếu phim và nhà hát.

Trong môi trường đô thị không thể thiếu được hai loại dịch vụ văn hóa này. Đối với các loại hình nghệ thuật, điện ảnh có nhiều công chúng nhất và thành phần công chúng cũng phong phú nhất. Ở thủ đô Hà Nội và một số thành phố lớn khác, hệ thống rạp chiếu bóng và nhà hát đang phát triển về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, chúng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi tối thiểu của công chúng. Các rạp chiếu bóng và nhà hát phân bố không đều, hầu hết tập trung vào trung tâm. Các rạp, nhà hát ở ngoại ô vừa ít vừa bé lại không đầy đủ tiện nghi. Ngay cả một số rạp ở trung tâm cũng còn ít rạp được xếp loại có thể chấp nhận được. Bảng 1 cho chúng ta thấy những trở ngại khi đi thưởng thức văn hoá văn nghệ ở những nơi công cộng mà thanh niên thủ đô phàn nàn.

Ý kiến khó mua vé được nhiều thanh niên đồng ý hơn cả (80,9%). Chúng tôi có xem xét vấn đề này và thấy ở một số rạp vé không đủ bán cho người xem thông phải vì số vé quá ít và số người xem quá đông mà chỉ vì việc phân phối vé cho người xem chưa hợp lý, còn để cho con buôn lợi dụng. Các rạp chiếu phim và nhà hát đã cố gắng hạn chế bớt hiện tượng tiêu cực trên, song kết quả vẫn chưa được khả quan lắm. Cũng có không ít thanh niên phàn nàn vì rạp quá xa (35,5%). Đó chủ yếu là

(1) Xem : Đỗ Thái Đống - Vấn đề lối sống thanh niên, trong nghiên cứu xã hội học. tạp chí Xã hội học, số 1 - 1983

(4)

Bảng 1.

Các trở ngại khi đi xem Số ý kiến (%)

Nhà ở xa rạp 35,5

Khó mua vé 80,9

Giờ chiếu không phù hợp 11,2 Rạp phục vụ không được tốt 14,7

Người đi xem thiếu văn minh 35,5

Lý do khác 14,4

những thanh niên sống xa trung tâm. Đây là điều đáng suy nghĩ đối với các nhà qui hoạch đô thị. Sự dồn ứ dịch vụ văn hoá vào trung tâm làm cản trở khả năng thưởng thức văn hóa và giải trí của người lao động, nhất là thanh niên. Đồng thời việc di chuyển của những luồng người đó cũng gây trở ngại cho giao thông và ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bản thân người muốn thưởng thức văn nghệ và giải trí. Sự phàn nàn về việc thiếu văn minh của người xem cũng chiếm số phiêu tương tự (35,5%).

Chúng ta phải thừa nhận còn một bộ phận không nhỏ thanh niên có những cách ứng xử thiếu văn hoá ở nơi trong cộng. Tuy vậy, việc đấu tranh với những hiện tượng sai trái đó cũng không được thực hiện ở đa số khán giả. Họ khó chịu, khinh bỉ những hành vi thiếu văn hóa nhưng họ đã im lặng. Tư tưởng

“tránh voi chẳng xấu mặt nào” gần như có trong không ít thanh niên. Để khắc phục tình trạng này cần phải có trách nhiệm nơi cơ sở văn hóa và khán giả. Cần tạo ra một dư luận phản đối những hành vi đó:.

Ở đây đòi hỏi sự cố gắng lớn của xã hội trong công tác giáo dục và xây dựng con người mới cho thế hệ trẻ thông qua ba môi trường: gia đình, nhà trường, xã hội.

Hoạt động sinh hoạt và giao tiếp.

Thuật ngữ sinh hoạt bao gồm toàn bộ hoạt động của con người ngoài lĩnh vực sản xuất và chính trị - xã hội. Ở đây chúng tôi sử dụng từ sinh hoạt trong nghĩa hẹp đó là những hoạt động có mục đích phục vụ cá nhân hay gia đình mình, và giáo dục con cái, và một số hoạt động khác trong thời gian rỗi.

Trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, Nhà nước đã cố gắng tạo mọi điều kiện để thoả mãn nhu cầu trong sinh hoạt cho nhân dân. Nhưng do nhu cầu của con người luôn luôn thay đổi, chúng ta càng ngày càng khắt khe với chất lượng hàng hoá và dịch vụ sinh hoạt, điều đó gây thêm nhiều phức tạp cho việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cho chúng ta. Đồng thời nhiều hình thức dịch vụ xã hội hiện tại vẫn chưa giúp được người lao động giảm nhẹ gánh nặng của công việc nội trợ gia đình.

Hiện nay thời gian dành cho công việc nội trợ gia đình của cán bộ công nhân viên ở Hà Nội chiếm 26,2 giờ trong một tuần (chiếm 15,6 thời gian trong tuần) (2). Thời gian này dành cho việc mua thực phẩm, rau, gạo, dầu, giặt là quần áo, chăm sóc con cái... Yêu cầu trước mắt đối với cán bộ công nhân viên là giảm thời gian chờ đợi trong khi mua bán. Theo tính toán của Phòng đô thị Viện Xã hội học, nếu thời gian đi

(2) Tôn Thiện Chiếu, Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa có thể làm gì để giúp đỡ nữ cán bộ công nhân viên. Tạp chí Xã hội học số 1-1983.

(5)

mua bán phục vụ bữa ăn hàng ngày giảm xuống một nửa thì có nghĩa thời gian tự do của họ đã tăng thêm 3 giờ trong một tuần. Với số thời gian đó, cán bộ, công nhân viên có thể sử dụng một cách phong phú hơn và hợp lý hơn trong sinh hoạt và nghỉ ngơi và giảm bớt gánh vác công việc nội trợ gia đình cho phụ nữ.

Công tác thực hiện sinh đẻ có kế hoạch hiện nay đang tạo điều kiện cho việc giảm nhẹ gánh nặng gia đình vì phải chăm sóc nhiều con cái. Số con trong gia đình giảm đi sẽ làm tăng thêm sự giao tiếp giữa bố mẹ và con cái. Khi đó người ta chú ý nhiều hơn tới chất lượng đứa con và nhu cầu đối với dịch vụ công cộng cũng ngày càng cao hơn. Việc phát triển gia đình hạt nhân ở đô thị là một xu hướng tiến bộ xã hội nhưng nó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới trong vấn đề ở: nhu cầu nhà ở của các gia đình trẻ, nhu cầu về tiện nghi sinh hoạt trong gia đình, về số lượng và chất lượng nhà trẻ, mẫu giáo.

Một vấn đề trong lối sống thanh niên đô thị cần nêu nữa là giao tiếp, trong nó đáng quan tâm hơn cả là giao tiếp trong thời gian tự do. Trong cuộc sống hàng ngày không thể thiếu được những cuộc tiếp xúc với bạn bè, họ hàng, đồng nghiệp, hàng xóm, v.v.... Đối với thanh niên, do những đặc điểm tâm sinh lý và sự trưởng thành về mặt xã hội sự giao tiếp với bạn bè trở nên cực kỳ quan trọng. Không phải ngẫu nhiên mà đa số thanh niên công nhân dành phần lớn thời gian của mình để tiếp bạn và tới chơi nhà bạn. Trong danh sách những công việc thường làm trong thời gian rảnh rỗi, việc giao tiếp với bạn bè đứng hàng thứ 4 trong 18 mức liệt kê. Trong điều kiện khó khăn về nhà ở hiện nay, việc giao tiếp với bạn bè của thanh niên gặp trở ngại lớn. Nhiều gia đình không có phòng tiếp khách riêng, cũng không có phòng riêng cho con cái, nhất là những đứa con lớn tuổi. Thanh niên phải tiếp bạn bè và nhất là người yêu trước cha mẹ, anh chị em. Có những câu chuyện, có những cuộc vui không cần và không thể có sự có mặt của người không cùng nhóm. Sự bừa bộn của đồ đạc trong nhà vì không có chỗ sắp xếp hợp lý cũng làm cho thanh niên không được tự nhiên trong khi tiếp khách. Vì vậy, cũng dễ hiểu khi thấy thanh niên không thích tiếp khách ở nhà mà lại tập trung ở một nơi nào đó có điều kiện thuận lợi hơn. Đặc điểm này trong giao tiếp của thanh niên đô thị buộc các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý và qui hoạch đô thị phải quan tâm hơn nữa với việc tạo điều kiện tốt nhất cho giao tiếp ngoài gia đình của thanh niên. Một mặt cần cải tiến hình thức nhà ở và tăng cường số lượng rạp hát, rạp chiếu bóng, thư viện... một mặt mở mang về cơ sở vật chất và tổ chức cho việc giao tiếp trong thời gian rỗi cho thanh niên như: câu lạc bộ, phòng khiêu vũ, quán cà phê.:.

Ở đây cũng cần lưu ý về tình hình số lượng và chất lượng công viên ở các đô thị. Theo ý kiến thanh niên, công viên là nơi giao tiếp tốt nhất trong khi tìm hiểu. Họ thường phàn nàn vì không có chỗ tiếp bạn trai hoặc bạn gái: công viên có quá ít chỗ và không phải lúc nào và ở đâu cũng sạch và đẹp, các hiệu cà phê tư nhân quá đắt tiền, ở nhà chật chội và đông người....

Sự thiếu thốn môi trường giao tiếp để có thể dẫn tới tình trạng nhiều thanh niên phải khổ sở vì sự nghèo nàn và hạn chế trong quan hệ bè bạn của mình hoặc vì không có nơi để giao tiếp và giải trí lành mạnh nên một số thanh niên, nhất là thanh niên mới trưởng thành sẽ bị lôi kéo vào những nhóm không chính thức thiếu lành mạnh. Lúc đó xã hội sẽ không quản lý được và sẽ mất đi đối tượng giáo dục của mình.

Từ những vấn đề đã nêu, chúng tôi xin kiến nghị một số điểm sau:

(6)

Để tạo điều kiện cho việc xây dựng lối sống xã hội chủ nghĩa, một mặt cần nâng cao công tác giáo dục tư tưởng, công tác xây dựng nếp sống mới cho người lao động, mặt khác phải không ngừng cải thiện điều kiện sống, tạo ra một sự biến đổi trong chất lượng sống của họ.

Cần phát huy tính ưu việt xã hội chủ nghĩa về phúc lợi xã hội cũng như các điều kiện sống, điều kiện lao động cho người lao động. Cần có những biện pháp thích hợp để khuyến khích về vật chất và tinh thần cho họ nhất là thanh niên. Trong các nhà máy xí nghiệp nên tạo điều kiện cơ sở vật chất cho sinh hoạt văn hóa tinh thần như xây dựng câu lạc bộ, trong đó bao gồm phòng biểu diễn, thư viện, phòng khiêu vũ, phòng vui chơi giải trí... đem lại những hình thức sinh hoạt phong phú cho người lao động.

Trong khi xây dựng những trung tâm giải trí văn hoá mới, cần phải cải tạo lại những cơ sở cũ và mở mang các điểm dịch vụ văn hóa nhỏ, tránh tình trạng dồn ứ các cơ sở văn hóa tại một điểm, gây trở ngại cho sự thưởng thức văn hóa của người lao động.

Các nhà quy hoạch thành phố cần lưu ý hơn nữa tới vấn đề giải trí của người lao động có tính đến yếu tố lứa tuổi. Nhu cầu vui chơi giải trí của thanh niên đòi hỏi những nhà văn hóa, những câu lạc bộ dành cho mình. Ở đây có liên quan tới một số vấn đề: địa điểm thích hợp của câu lạc bộ và nhà văn hóa, hình thức và trang thiết bị bên trong cũng cần được tính tới đặc điểm tâm lý lứa tuổi... và cuối cùng trách nhiệm thuộc về các cơ quan quản lý và các đoàn thể là duy trì liên tục và có hiệu quả các hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần cho thanh niên.

Các nhà qui hoạch cũng cần chú ý hơn nữa tới hệ thống vườn hoa và công viên trong thành phố:

mở mang thêm những công viên và vườn hoa mới, cải tạo lại những cái cũ làm cho thành phố thêm đẹp hơn, nhiều cây xanh hơn và người lao động có nhiều chỗ nghỉ ngơi hơn. Trong khi xây dựng công viên cũng cần tính tới đặc thù lứa tuổi: khu dành riêng cho trẻ em, cho thanh niên và người già. Đồng thời vị trí của công viên cũng phải bố trí hợp lý đối với những khu nhà ở.

Về nhà ở: trong khi cần lưu ý tới đặc điểm nghề nghiệp của người lao động các nhà kiến trúc nên tính tới cả đặc điểm lứa tuổi của những người sẽ ở trong căn hộ. Nhu cầu giao tiếp ngày càng tăng cộng với sự phát triển về trình độ văn hoá cũng như sự giao lưu văn hóa với các nước đã làm cho những đòi hỏi về căn hộ cũng phức tạp hơn, phong phú hơn và văn minh hơn. Đối với những nhu cầu mới này, nên có những kiểu nhà hiện đại, có nhiều phòng nhỏ hơn là một căn phòng thật rộng. Một căn hộ nên có những phòng dành riêng cho con, cho bố mẹ, phòng tiếp khách cũng nên tách khỏi phòng ngủ. Điều này rất quan trọng đối với những gia đình có con bước vào tuổi thanh niên.

Đối với vấn đề phân phối nhà ở nên lưu ý tới các gia đình trẻ. Đời sống gia đình của thanh niên càng mau chóng ổn định bao nhiêu, họ càng có điều kiện thuận lợi để cống hiến sức mình cho xã hội bấy nhiêu.

Để làm được việc kế hoạch hóa đó cần xem xét tất cả các mặt một cách khoa học có tính đến các đối tượng khác nhau ở đô thị. Và cũng để làm được việc đó, đòi hỏi có sự cộng tác của các ngành có liên quan như qui hoạch, thiết kế, xã hội học giáo dục học, ngành dịch vụ, quản lý đô thị, v. v... .

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vai trò của giới thương nhân đối với sự phát triển của đô thị châu Âu trung đại - Cư dân đô thị sống chủ yếu bằng nghề thủ công, sản xuất hàng hóa như len’ đồ

Nghị quyết Đại hội làn thứ V của Đảng đã nêu rõ : “Phải thực sự đổi mới các hình thức, phương pháp tổ chức và tuyên truyền giáo dục thanh niên, thiếu niên cho

Những luận điểm chính của nghiên cứu này tập trung vào những nét độc đáo của mô hình đô thị hóa ở Trung Quốc : Những kiểu đô thị hóa độc đáo và sự phát triển đô

Có một thời kỳ, do sự hào nhoáng, hấp dẫn của cuộc sống ở các đô thị, dưới đồng bằng do tác động của chủ nghĩa thực dân mới và cũ đầu độc bằng những lối sống mệnh

- Sự phát triển của ngành công nghiệp kĩ thuật cao làm thay đổi sự phân bố dân cư và đô thị trên lãnh thổ Hoa KìI. Nhiều thành phố xuất hiện ở phía Nam

- Nhiều đô thị mở rộng , kết nối với nhau thành chuỗi đô thị hoặc chùm đô thị - Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến.. + Ùn tắt

=> Đô thị hóa là sự tăng lên nhanh chóng số lượng dân cư trong thành phố => bổ sung lao động cho các khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng, dịch vụA. +

Đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa đem lại nguồn lao động dồi dào có chất lượng, cung cấp điều kiện cơ sở hạ tầng hiện đại, thu hút đầu tư,… từ đó thúc đẩy tốc độ