• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi HK1 Địa lý 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Phan Ngọc Hiển – Cà Mau

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "Đề thi HK1 Địa lý 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Phan Ngọc Hiển – Cà Mau"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1/3 - Mã đề 112 - https://thi247.com/

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN ĐỀ KT CUỐI KÌ 1 - NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN ĐỊA - LỚP 10

Thời gian làm bài: 45 phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 3 trang)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)

Câu 1: Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các đối tượng địa lí theo

A. độ cao. B. kinh độ. C. vĩ độ. D. các mùa.

Câu 2: Sử dụng thủy triều nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Trồng rừng ngập mặn. B. Sản xuất điện.

C. Giảm thiểu hạn hán. D. Sản xuất muối ăn.

Câu 3: Dân số thế giới tập trung nhiều nhất ở châu lục nào sau đây?

A. Châu Mĩ. B. Châu Á. C. Châu Âu. D. Châu Phi.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng với vỏ địa lí?

A. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.

B. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.

C. Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển.

D. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của biển và đại dương đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?

A. Cung cấp tài nguyên khoáng sản biển. B. Cung cấp tài nguyên sinh vật biển.

C. Phát triển các ngành kinh tế biển. D. Thuận lợi phát triển nền nông nghiệp.

Câu 6: Độ cao ảnh hưởng tới sự phân bố vành đai thực vật thông qua

A. độ ẩm và khí áp. B. lượng mưa và gió.

C. độ ẩm và lượng mưa. D. nhiệt độ và độ ẩm.

Câu 7: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến

A. khả năng mở rộng không gian đô thị. B. mức độ và tốc độ đô thị hóa.

C. quy mô và chức năng đô thị. D. cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đô thị.

Câu 8: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo

A. vĩ độ. B. độ cao. C. kinh độ. D. các mùa.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng nhất với sinh quyển?

A. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiểu dày của sinh quyển.

B. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

C. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

D. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

Câu 10: Cho bảng số liệu:

SỐ DÂN TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: Tỉ người)

Năm 1804 1927 1959 1974 1987 1999 2011 2022

Số dân 1 2 3 4 5 6 7 8

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2019, NXB thống kê 2020)

Mã đề 112

(2)

Trang 2/3 - Mã đề 112 - https://thi247.com/

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi nói về tình hình tăng dân số của thế giới giai đoạn 1804-2020?

A. Thời gian để dân số tăng lên 1 tỷ người luôn bằng nhau.

B. Thời gian để dân số tăng lên 1 tỷ người ngày càng tăng.

C. Thời gian để dân số tăng lên 1 tỷ người ngày càng giảm.

D. Thời gian để dân số tăng lên 1 tỷ người tăng theo cấp số nhân.

Câu 11: Nhân tố quyết định đến hướng phát triển của đô thị trong tương lai là A. vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên. B. lối sống, mức thu nhập.

C. sự phát triển kinh tế. D. chính sách phát triển đô thị.

Câu 12: Quy mô dân số của một quốc gia là

A. số dân quốc gia ở các nước B. tổng số dân của quốc gia.

C. số người trên diện tích đất. D. mật độ trung bình dân số.

Câu 13: Trong tự nhiện, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại là biểu hiện của quy luật

A. đai cao. B. địa ô.

C. thống nhất và hoàn chỉnh. D. địa đới.

Câu 14: Nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bố của động vật là A. thức ăn. B. nhiệt độ. C. nơi sống. D. độ ẩm.

Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không phải của lớp vỏ địa lí?

A. Nơi xâm nhập và tác động lẫn nhau của các lớp vỏ bộ phận.

B. Được cấu tạo bởi đá trầm tích, granit và badan.

C. chiều dày dao động từ 35-40 km.

D. Các thành phần tự nhiên được thể hiện rõ nhất ở bề mặt đất.

Câu 16: Cho bảng số liệu:

Cơ cấu dân số theo tuổi của thế giới thời kì 1980 - 2020

(Đơn vị: %)

Năm 1980 1990 2000 2010 2020

0-14 tuổi 35,3 32,8 30,1 27,0 25,4

15-64 tuổi 58,8 61,0 63,0 65,5 65,3

65 tuổi trở lên 5,9 6,2 6,9 7,6 9,3

Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi của thế giới thời kì 1980 - 2020, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

A. Kết hợp. B. Đường. C. Miền. D. Tròn.

Câu 17: Nguyên nhân nào sau đây có tính quyết định đến phân bố dân cư?

A. Các điều kiện của tự nhiên. B. Trình độ phát triển sản xuất.

C. Lịch sử khai thác lãnh thổ. D. Tính chất của ngành sản xuất.

Câu 18: Động lực phát triển dân số là

A. tỉ suất sinh thô. B. số người nhập cư.

C. gia tăng tự nhiên. D. gia tăng cơ học.

Câu 19: Đô thị hóa là một quá trình

A. tích cực nếu gắn với công nghiệp hóa.

B. tiêu cực nếu qui mô của các thành phố quá lớn.

(3)

Trang 3/3 - Mã đề 112 - https://thi247.com/

C. làm thu hẹp mạng lưới đô thị.

D. tập trung dân cư đông ở đô thị nhỏ.

Câu 20: Yếu tố nào của khí hậu quyết định sự sống của sinh vật?

A. Ánh sáng. B. Nước

C. Nhiệt độ. D. Nước và nhiệt độ.

Câu 21: Dân cư thường tập trung đông đúc ở khu vực nào sau đây?

A. Đồng bằng phù sa màu mỡ. B. Các nơi là địa hình núi cao.

C. Các bồn địa và cao nguyên. D. Thượng nguồn các sông lớn.

Câu 22: Lớp vỏ địa lí là

A. vỏ sinh quyển. B. vỏ cảnh quan. C. vỏ Trái Đất. D. vỏ khí quyển.

Câu 23: Nhân tố kinh tế xã hội tác động đến A. chức năng, bản sắc đô thị.

B. quy định chức năng đô thị.

C. hình thành hệ thống đô thị toàn cầu.

D. khả năng mở rộng không gian đô thị.

Câu 24: Các dòng biển nóng thường chảy về hướng nào?

A. Hướng đông. B. Hướng tây. C. Hướng nam. D. Hướng bắc.

Câu 25: Loài cây ưa lạnh chỉ phân bố ở A. các vĩ độ cao và các vùng núi cao.

B. các vĩ độ thấp và các vùng ôn đới.

C. các vùng ôn đới và các vùng đồng bằng.

D. các vùng quanh cực Bắc và Nam.

Câu 26: Nhân tố quyết định đến sự phân bố của các vành đai thực vật theo độ cao là

A. Nguồn nước. B. đất. C. con người. D. khí hậu.

Câu 27: Các dòng biển nóng thường hình thành ở khu vực nào của Trái Đất?

A. Chí tuyến. B. Vùng cực. C. Xích đạo. D. Ôn đới.

Câu 28: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí là quy luật về A. mối quan hệ lẫn nhau giữa các bộ phận tự nhiện.

B. sự thay đổi các thành phần tự nhiện theo kinh độ.

C. mối quan hệ lẫn nhau giữa con người và tự nhiện.

D. sự thay đổi các thành phần tự nhiện hướng vĩ độ.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)

Câu 1. Giải thích được hiện tượng thuỷ triều. (1,0 điểm)

Câu 2. Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. (2,0 điểm)

--- HẾT ---

(4)

1 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN ĐÁP ÁN KT CUỐI HKI- NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN ĐỊA - LỚP 10

Thời gian làm bài : 45 phút I. Phần đáp án câu trắc nghiệm:

112 122 123 224

1 A A A B

2 B D C B

3 B A C B

4 D A A C

5 D A A A

6 D B B B

7 A C D C

8 A A A A

9 D A C C

10 C C D B

11 D B A C

12 B B C C

13 C D C B

14 A D C C

15 B B B D

16 C D B D

17 B C C A

18 C C D C

19 A C B D

20 D B A D

21 A A C D

22 B C A A

23 C D C D

24 B B A D

25 A B C C

26 D A B C

27 C C A B

28 A A B B

II. Phần đáp án tự luận:

Câu 1.

Giải thích được hiện tượng thuỷ triều. (1,0 điểm)

- Thuỷ triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kì của các khối nước trong biển và đại dương.

- Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

- Triều cường: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất cùng nằm trên một đường thẳng thì giao động thuỷ triều lớn nhất.

- Triều kém: Khi Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm vuông góc với nhau thì giao động thuỷ triều nhỏ nhất.

Câu 2. Phân tích ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.

(2,0 điểm)

* Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển đối với kinh tế:

(5)

2 - Tích cực:

+ Tăng quy mô và tỉ lệ lao động ở các khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

=> Đô thị hóa là sự tăng lên nhanh chóng số lượng dân cư trong thành phố => bổ sung lao động cho các khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng, dịch vụ.

+ Thay đổi cơ cấu nền kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

Đô thị hóa luôn gắn liền công nghiệp => cơ cấu kinh tế thay đổi (giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ) => đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.

+ Tăng năng suất lao động.

- Tiêu cực: giá cả ở đô thị thường cao. => do nhu cầu lớn về các mặt hàng nên giá cả tăng.

* Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển đối với xã hội:

- Tích cực:

+ Tạo thêm nhiều việc làm mới (do đô thị hóa dân cư đông nên nhu cầu lớn, có nhiều nhà máy, khu công nghiệp tạo nhiều việc làm mới)

+ Phổ biến lối sống thành thị, tạo điều kiện tiếp cận nhiều thiết bị văn minh trong đời sống.

+ Nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp của 1 bộ phận dân cư: Đô thị hóa gắn liền công nghiệp hóa, đòi hỏi lao động chất lượng cao, có chuyên môn kĩ thuật

- Tiêu cực:

+ Tạo áp lực về nhà ở, việc làm, cơ sở hạ tầng.

+ Nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội

* Ảnh hưởng của đô thị hóa đến sự phát triển đối với môi trường:

- Tích cực: mở rộng và phát triển không gian đô thị, hình thành môi trường đô thị, cơ sở hạ tầng hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Tiêu cực: đô thị hóa tự phát thường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm, giao thông tắc nghẽn.

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cách giải: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng có số dân đô thị nhiều nhất cả nước chủ yếu do 2 vùng này có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, nền kinh tế phát

Lực lượng lao động theo thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh nhất.. Lực lượng lao động theo thành phần kinh tế nước ta

Đồ thị cắt trục hoành tại ba điểm phân biệt.. Số vectơ pháp tuyến của đường thẳng d là

Điểm trung bình của cả tổ gần nhất với số nào dưới đây.. Diện tích tam giác ABC

Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương trong thời kì 1936 – 1939 làA. chống phong

Câu 18: Ở gà, gen qui định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có hai alen: alen A qui định lông vằn trội hoàn toàn so

Tín hiệu hóa học này có thể liên kết với thụ quan nội bào gây hoạt hóa gen trong tế bào.. Câu 16: Một bệnh nhân đái tháo đường được xác định nguyên nhân do đột

Cách giải: Căn cứ vào điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lượng giữa ta với Pháp trong chiến tranh và xu thế chung của thế giới là giải