• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
46
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 30

NS: 22 / 4 / 2022

NG: 25 / 4 / 2022 Thứ 2 ngày 25 tháng 4 năm 2022

KỂ CHUYỆN

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết kể một câu chuyện về ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè người thân. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện mà bạn kể.

- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý. Lời kể sinh động, tự nhiên, sáng tạo.

* Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Có ước mơ đẹp và nỗ lực để thực hiện ước mơ của mình. Phê phán những ước mơ viển vông, phi lí

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ viết vắn tắt phần gợi ý.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

2 HS thi kể câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về ước mơ ? - GV nhận xét, dẫn vào bài

-HS thi kể NX

2- HĐ thực hành: 30’

a. Tìm hiểu đề:

- HS đọc yêu cầu của đề.

+ Để bài yêu cầu gì ?

- Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì?

+ Nhân vật chính trong truyện là ai?

- HS nối tiếp đọc gợi ý SGK.

- GV treo bảng phụ.

+Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào?

- HS nối tiếp giới thiệu về câu chuyện mình định kể.

Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.

- Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân.

- Đây là ước mơ có thật -Ước mơ đẹp - Là em hoặc bạn bè, người thân.

- HS đọc nối tiếp.

- HS nêu theo cách xây dựng của bản thân.

+ Em kể về ước mơ em trở thành cô giáo vì quê em ở miền núi rất ít giáo viên và nhiều bạn nhỏ đến tuổi mà chưa biết chữ.

+ Em từng chứng kiến một cô y tá đến tận nhà tiêm cho em. Cô thật dịu dàng và giỏi. Em ước mơ mình trở thành y tá.

+ Em ước mơ trở thành một kỹ sư tin học giỏi.

(2)

b. Kể trong nhóm:

-YC HS kể

c. Kể trước lớp

- Cho HS thi kể chuyện.

- HS kể cho nhau nghe trong nhóm bàn.

- Kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện cho nhau nghe. Cách đặt tên cho câu chuyện.

- HS thi kể chuyện.

- HS dưới lớp đặt câu hỏi cho bạn trả lời về ý nghĩa, cách thực hiện ước mơ.

- Nhận xét về nội dung và lời kể của bạn

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Câu chuyện thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào?

+ Khi kể em cần chú ý điều gì?

*Củng cố - Dặn dò:

- GV củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học.

- Dặn HS về nhà viết lại một câu chuyện các bạn vừa kể mà em cho là hay nhất.

- Câu chuyện thường gồm 3 phần. Đó là mở đầu câu chuyện, diễn biến và kết thúc

- Khi kể em cần chú ý sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau……

- HS nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Củng cố kiến thức cho học sinh về phát triển câu chuyện.

-Rèn kĩ năng luyện tập, thực hành về phát triển câu chuyện.

* Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Giới thiệu nội dung rèn luyện. - Lắng nghe.

2- HĐ thực hành: 30’

Câu 1. Đọc lại đoạn Trong công xưởng xanh của trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài Tập đọc Tuần 7, SGK trang 70-71), dựa vào các câu hỏi gợi ý (cột A), hãy kể lại một đoạn của câu chuyện theo trình tự thời gian (ghi vào cột B), tiếp theo câu mở đầu cho trước:

A

a) Thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin-tin ngạc nhiên

B

Đầu tiên, Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh...

(3)

hỏi em bé điều gì? Em bé đó trả lời ra sao?

b) Nghe câu trả lời của em bé, Mi-tin tò mò hỏi lại em bé thế nào? Em bé trả lời ra sao?

...

...

...

...

Câu 2. Đọc tiếp đoạn Trong khu vườn kì diệu của trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai, dựa vào các câu hỏi gợi ý (cột A), hãy kể lại một đoạn của câu chuyện theo trình tự không gian (ghi vào cột B), tiếp theo câu mở đầu cho trước:

a) Vừa bước chân vào khu vườn, Mi-tin đã thấy một em bé mang vật gì trên đầu gậy đi tới ? Em bé hỏi Mi-tin thế nào ? b) Khi Mi-tin khen em bé có chùm lê đẹp, em bé nói lại cho Mi-tin biết điều gì kì lạ ?

Trong khi Tin-tin đến thăm công xưởng xanh thì Mi-tin đến khu vườn kì diệu...

...

...

...

...

...

Câu 3. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh phần nhận xét về hai cách kể chuyện ở hai bài tập trên :

a) Về trình tự sắp xếp các sự việc:

- Bài tập 1 : Kể theo trình tự ... (hai bạn cùng đi thăm công xưởng xanh rồi đến khu vườn kì diệu) – các sự việc được sắp xếp theo trình tự ... (sự việc xảy ra trước thì kể trước, sự việc xảy ra sau thì kể sau).

- Bài tập 2 : Kể theo trình tự ... (cùng một thời gian, mỗi bạn đi thăm một nơi) – có thể kể đoạn đi thăm công xưởng xanh trước rồi đến khu vườn kì diệu hoặc ngược lại (các sự việc xảy ra trong từng đoạn cũng được sắp xếp theo trình tự ... nhưng phải nêu rõ ý : các sự việc xảy ra trong cả hai đoạn là cùng một thời gian, VD : Trong khi... thì...).

b) Về những từ ngữ nối hai đoạn:

- Cách kể ở bài tập 1 : Từ ngữ nối hai đoạn là Chia tay với các bạn ở công xưởng xanh (phù hợp với từ ngữ mở đầu đoạn 1 là....).

- Cách kể ở bài tập 2 : Từ ngữ nối hai đoạn là ...

(phù hợp với từ ngữ mở đầu đoạn 1 là Tin-tin đến thăm công xưởng xanh).

Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Học sinh phát biểu.

. Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(4)

Giúp HS:

- Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ, vận dụng 1 số tính chất của phép cộng để tính giá trị của biểu thức số.

- Củng cố về giải dạng toán “Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó”.

- Rèn kĩ năng tính và giải toán.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, NL sáng tạo, NL giải quyết vấn đề.

+ Có ý thức yêu môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

T/c HS mở hộp quà bí mật:

+ HS làm bài tập 2 trong VBT- 44

+ Nêu tính chất giao hoán của phép cộng?

+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng?

- GV nhận xét

HS lần lượt mở hộp quà - trả lời Bài giải:

Số vải hoa cửa hàng có là:

( 360 – 40 ) : 2 = 160 (m) Đáp số: 160 m

+ Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

+ Tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

c. Giới thiệu bài:

- GV: Trong tiết luyện tập chung hôm nay cô và các em vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính giá trị của biểu thức và vận dụng công thức vào giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

2. Hoạt động luyện tập,thực hành:30’

Bài tập 1: 6’

- HS đọc yêu cầu. - 2 HS đọc.

+ Bài tập có mấy yêu cầu? Là những yêu cầu nào?

+ Hai yêu cầu: tính rồi thử lại.

- HS tự làm bài.

- Nêu kết quả. Nhận xét, chữa bài.

- 2 HS lên bảng.

a. 35269 Thử lại: 62754 + –

27485 27485 62754 35269 80326 Thử lại: 34607 – +

45719 45719 34607 80326

(5)

+ Tại sao em lại lấy 62754 – 27485?

b. 48796 Thử lại: 112380 + –

63584 63584 112380 48796 10000 Thử lại: 1011 - + 8989 8989 1011 10000 + Vì ta lấy tổng trừ đi một số hạng + Muốn thử kết quả của phép cộng ta làm

như thế nào?

+ Ta lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.

+ Nêu cách thử lại kết quả của phép trừ?

+ Cộng và trừ hai số tự nhiên có điểm gì giống và khác nhau?

+ Ta lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng .

+ Giống: Cùng đặt tính, tính từ phải sang trái, viết dấu phẩy.

+ Khác: Ở phép cộng thực hiện cộng, ở phép trừ thực hiện trừ.

- GV: Các em vừa cùng cô ôn tập về phép cộng và trừ. Để giúp các em tính giá trị của biểu thức cô mời các em làm bài tập 2.

Bài tập 2: 6’

- HS đọc yêu cầu. - 2 HS đọc.

+ Bài tập yêu cầu gì ? + Tính giá trị của biểu thức.

- Yêu cầu HS làm bài tập - 2 HS làm bảng.

a. 570 – 225 – 167 + 67 = 345 – 167 + 67 = 178 + 67

= 245.

168 2 : 6 4 = 336 : 6 4 = 56 4 = 224.

b. 468 : 6 + 61 2 = 78 + 122 = 200.

5625 – 5000 : ( 726 : 6 – 113 ) = 5625 – 5000 : ( 121 – 113 ) = 5625 – 5000 : 8

= 5625 – 625 = 5000.

(6)

+ Một biểu thức không có dấu ngoặc đơn mà có cộng, trừ hoặc nhân và chia ta thực hiện theo thứ tự nào?

+ Một biểu thức có cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện như thế nào?

+ Ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải

+ Ta phải thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau

+ Nêu cách tính biểu thức có chứa dấu ngoặc đơn?

+ Ta thực hiện trong ngoặc đơn trước . - GV: Các em vùa ôn tập về cách tính giá trị của biểu thức để giúp các em biết cách tính nhẩm nhanh biểu thức cô và các em cùng làm bài tập 3

Bài tập 3: 6’

- HS đọc yêu cầu. - 2 HS đọc.

+ Bài tập yêu cầu gì ?

+ Em hiểu tính bằng cách thuận tiện nhất là tính như thế nào ?

+ Để tính thuận tiện theo em làm như thế nào?

+ Nêu tính chất giao hoán của phép cộng?

+ Nêu tính chất kết hợp của phép cộng?

+ Tính bằng cách thuận tiện.

+ Là ta đổi chỗ các số hạng và nhóm các số hạng để được số tròn chục, tròn trăm có thể tính nhẩm được.

+ Áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để có kết quả nhanh nhất.

+ Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

+ Khi cộng một tổng hai số vói số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

- HS tự làm bài - 2 HS làm bảng.

- HS đọc kết quả - Nhận xét bài bạn - GV chốt kết quả đúng.

a. 98 + 3 + 97+2 = (98 + 2)+( 97+ 3) = 100 + 100

= 200

56 + 399 + 1+ 4 = (56 + 4)+ (399+1 ) = 60 + 400

= 460 b. 364 + 136 + 219 + 181

= ( 364 + 136 ) + ( 219 + 181 ) = 500 + 400

= 900

178 + 277 + 123 + 422

= ( 178 + 422 ) + ( 277 + 123 ) = 600 + 400

= 1000 + Bài tập giúp em củng cố về nội dung

gì?

+ Củng cố các tính chất của phép cộng - GV: Để giúp các em nắm chắc hơn cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu cô cùng các làm bài tập 4

Bài tập 4: 6’

- HS đọc yêu cầu. - 2 HS đọc.

Tóm tắt:

+ Bài toán cho biết gì? ? l

(7)

+ Bài toán hỏi gì? Thùng to:

Thùng bé: 120 l 600l

? l - Yêu cầu HS tự làm bài. - Cả lớp tự giải vào vở

- 1 HS làm bảng phụ - HS đọc bài giải

- Nhận xét, chốt kết quả đúng Bài giải:

+ Bài thuộc dạng toán nào đã học?

+ Muốn giải bài toán này em cần lưu ý điều gì?

+ Số nào là số lớn?

+ Số nào là số bé?

+ Ngoài cách làm của bạn em còn có cách làm nào khác?

+ Để làm bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu em làm như thế nào?

- GV viết lại công thức:

+ Số lớn = ( Tổng + Hiệu ) : 2 + Số bé = ( Tổng – Hiệu ) : 2

Thùng bé chứa được số lít nước là:

( 600 – 120 ) : 2 = 240 (l ) Thùng to chứa được số lít nước là:

600 – 240 = 360 ( l )

Đáp số: Thùng to: 360 l.

Thùng bé: 240 l.

+ Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.

+ Xác định được tổng, hiệu, số lớn, số bé

+ Số lớn: thùng to.

+ Số bé: thùng bé.

- HS nêu - Có hai cách :

+ Cách 1: Số bé = ( Tổng – Hiệu ) : 2 + Cách 2: Số lớn = ( Tổng + Hiệu ) : 2

GV lưu ý: Đối với dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu các em phải tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.

Bài tập 5: 6’

- HS đọc yêu cầu. - 2 HS đọc.

+ Bài tập yêu cầu gì? + Tìm x.

+ x là thành phần gì trong phép tính a và b?

+ Là thừa số và số bị chia.

- 2 HS lên bảng làm bài. a. x 2 = 10 b. x : 6 = 5 x = 10 : 2 x = 5 6 x = 5 x = 30 + Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như

thế nào?

+ Lấy tích chia cho thừa số đã biết.

+ Nêu cách tìm số bị chia?

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Để tính biểu thức thuận tiện nhất ta có thể áp dụng kiến thức gì ?

+ Nêu tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng ?

+ Lấy thương nhân với số chia.

+ Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.

+ Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.

(8)

* Củng cố - Dặn dò

- GV củng cố nội dung bài - Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn bài, làm các bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.

+ Tính chất kết hợp: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

Tiết 62: ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- HS nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng.

- Quan sát, so sánh và phán đoán các khả năng xảy ra với động vật khi được nuôi trong những điều kiện khác nhau.

* Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

- Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác: quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- HS học tập nghiêm túc, tích cực, có ý thức trồng và chăm sóc cây - Vận dụng bài học trong cuộc sống.

*BVMT:

- Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong trong quá trình trao đổi, nên cần có ý thức bảo vệ môi trường để cung cấp đủ thức ăn cho động vật sinh sống và phát triển.

* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài là:

- Kĩ năng làm việc nhóm.

- Kĩ năng quan sát, so sánh và phán đoán các khả năng xảy ra với động vật khi được nuôi trong những điều kiện khác nhau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Máy chiếu : Tranh ảnh trang 124, 125 SGK.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Giấy khổ to và bút dạ, sgk.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV tổ chức cho HS thi “ Ai nhanh – Ai đúng”

+ Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật ?

- Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-

(9)

xi, nước và thải ra môi trường khí các- bô-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.

+ Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như thế nào ?

- Nhận xét

- Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như sau: dưới tác động của ánh sáng Mặt Trời, thực vật hấp thụ khí các-bô- níc, hơi nước, các chất khoáng và thải ra khí ô-xi, hơi nước và chất khoáng khác.

Giới thiệu bài:

2. Hình thành kiến thức:

HĐ1: Động vật cần gì để sống? (16') Thí nghiệm - GV chia lớp thành 6 nhóm. Yêu cầu

hs quan sát hình SGK (124, 125) thảo luận

- Nêu nhiệm vụ thảo luận nhóm

- HS về nhóm, bầu nhóm trưởng - QS hình1-> 5, thảo luận các câu hỏi:

+ Mỗi con chuột sống trong những điều kiện nào?

+ Kể ra những yếu tố đã có hoặc còn thiếu cần cho sự sống của chute trong mỗi hình.

- Ghi kết quả thảo luận vào bảng:

- GV chốt kết quả đúng - Đại diện nhóm báo cáo kết quả Chuột sống ở hộp Điều kiện được cung cấp Điều kiện thiếu

1 ánh sáng, nước, không khí Thức ăn

2 ánh sáng, không khí, thức ăn Nước

3 ánh sáng, nước, không khí, thức ăn

4 ánh sáng, nước, thức ăn Không khí

5 nước, không khí, thức ăn ánh sáng

HĐ2: Những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.

(15’)

Dự đoán kết quả thí nghiệm

+ Dự doán xem con chuột trong hộp nào sẽ chết trước? Tại sao? Những con chute còn lại sẽ như thế nào?

+ Kể ra những yếu tố cần để một con vật sống và phát triển bình thường?

- Tiếp tục thảo luận nhóm cũ - Viết kết quả vào bảng - Nêu kết quả

- Nhận xét, bổ sung - GV chốt kết quả đúng

Chuột sống ở hộp

Điều kiện được cung cấp

Điều kiện thiếu

Dự đoán kết quả 1 ánh sáng, nước, không

khí

Thức ăn Sẽ chết sau con chuột ở h2 và h4

2 ánh sáng, không khí, thức ăn

Nước Sẽ chết sau con chuột ở h 4

3 ánh sáng, nước, không khí, thức ăn

Sống bình thường 4 ánh sáng, nước, thức ăn Không khí Sẽ chết trước tiên

(10)

5 Sống 0 khỏe mạnh

nước, không khí, thức ăn ánh sáng Sống không khoẻ mạnh

Gv: Con 1 chết sau con 2 và con 4. Vì con chuột này không có thức ăn, chỉ có nước uống nên nó chỉ sống được 1 thời gian nhất định.

+ Con 2 chết sau con 4. Vì nó không có nước uống, khi thức ăn hết, lượng nước trong thức ăn không đủ nuôi cơ thể, nó sẽ chết.

+ Con 3 sống và phát triển bình thường.

+ Con 4 chết trước tiên vì ngạt thở.

+ Con 5 sống nhưng không khoẻ, không đủ sức đề kháng vì nó không

được tiếp xúc với ánh sáng.

+ Động vật sống và phát triển bình thường cần phải có điều kiện nào?

- Cần phải có đủ: không khí, nước uống, thức ăn, ánh sáng.

- GV giảng: Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. Không có không khí để thực hiện trao đổi khí, động vật sẽ chết ngay. Nước uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật. Nó chiếm tới 80 – 95% khối lượng cơ thể của sinh vật. Không có thức ăn động vật sẽ chết vì không có các chất hữu cơ lấy từ thức ăn để đi nuôi cơ thể.

Thiếu ánh sáng động vật sẽ sống yếu ớt, mất dần một số khả năng có thể thích nghi với môi trường.

+ Qua bài cần ghi nhớ điều gì?

3. Hoạt động vận dụng 5’

+ Các em đã biết điều kiện để động vật sống và phát triển bình thường. Vậy các em cần làm gì để động vật có đủ điều kiện phát triển?

* Ghi nhớ: SGK/125

- HS tự liên hệ: bảo vệ môi trường sống trong lành cho động vật....

*GV kết luận: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong trong quá trình trao đổi, nên cần có ý thức bảo vệ môi trường để cung cấp đủ thức ăn cho động vật sinh sống và phát triển. (GDBVMT)

Củng cố, dặn dò:

- Gọi 3 - 4 HS đọc lại "Bạn cần biết".

- GV Nhận xét giờ học:

- Dặn HS về nhà: Học thuộc mục bạn cần biết và thực hành chăn nuôi với đủ các điều kiện sống của động vật

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

========================================

NS: 22 / 4 / 2022

(11)

NG: 26 / 4 / 2022 Thứ 3 ngày 26 tháng 4 năm 2022 TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

Giúp HS củng cố về:

- Cách thực hiện phép trừ, cộng các số có 6 chữ số. Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.

- Nắm được đặc điểm hình vuông, hình chữ nhật. Cách tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình vuông.

- Thực hiện phép trừ, cộng các số có 6 chữ số.

- Giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số liên quan đến hình chữ nhật.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

+ Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu. 5’

- Chơi trò chơi Chuyền điện

+ Nêu tên các hình chữ nhật có trong hình vẽ ?

+ Nêu tên các cạnh song song với AB ?

+ Có mấy cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ?

- Nhận xét, giới thiệu bài:

2. Hoạt động luyện tập thực hành:

+ Các hình chữ nhật đó là: ABNM, MNCD, ABCD.

+ Các cạnh song song với cạnh AB là:

MN, DC

- HS nêu

- HS nêu yêu cầu Bài 1: 6’

- Đọc yêu cầu bài

+ Nhận xét các phép tính?

- 2 HS làm bài trên phiếu - dán bài trình bày - nhận xét.

- GV chốt

- Cộng, trừ các số có nhiều chữ số.

647096 260837 386259

273549 452936 726485

A B

C N D

M

(12)

+ Nêu cách thực hiện phép cộng 386259 + 260837

602475 73529 528946

342507 92753 435260

- HS nêu Bài 2: 6’

- Đọc yêu cầu bài

+ Tính bằng cách thuận tiện nhất là làm như thế nào?

- HS đọc

- Ta phải chọn cách làm dễ nhất bằng cách sử dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng.

a) 6257 + 989 + 743

= (6257 + 743) + 989

= 7000 + 989

= 7989

b) 5798 + 322 + 4678

= (322 + 4678) +5798

= 5000 + 5798

= 10 798 + Nêu tính chất giao hoán, tính chất

kết hợp của phép cộng? - HS nêu Bài 3: 8’

- Yêu cầu 2 HS đọc đề bài toán - 2HS nối tiếp đọc đề bài + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì? - HS vẽ hình theo y/c BT rồi trả lời câu hỏi.

a. Hình vuông BIHC có cạnh bằng

mấy cm? - 3cm.

+ Tại sao em tìm được cạnh hình vuông BIHC = 3cm?

- Vì BC = 3cm (Cạnh HV ABCD)

BHIC lại là HV nên các cạnh đều phải = BC = 3cm .

b. DH vuông góc với những cạnh nào? Vì Sao?

- AD, BC, IH.

- Vì có các góc A, C, H là góc vuông.

c. Tính chu vi hình chữ nhật AIHD ?

Bài giải:

Chiều dài của hình chữ nhật AIHD là:

32 = 6(cm)

Chu vi của hình chữ nhật AIHD là:

( 6 + 3 )  2 = 18 (cm) Đáp số: 18cm + Nêu cách tính P, S của HV, HCN? - HS nêu

Bài 4: 10’ - HS đọc đề.

+ Bài cho biết gì? - Nửa chu vi HCN: 16cm

Chiều dài hơn chiều rộng: 4cm

+ Bài yêu cầu gì? - Tính S HCN?

+ Muốn tính S HCN ta phải làm gì? - Tìm chiều. rộng = ? + Để tìm chiều rộng ta vận dụng

kiến thức nào?

- Tìm 2 số biết tổng và hiệu.

(13)

+ Nêu các cách tìm 2 số biết tổng và hiệu?

* Giả sử bài toán cho biết chu vi của HCN và cho biết hiệu số đo giữa chiều dài và chiều rộng muốn tìm diện tích ta phải là như thế nào?

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Có mấy cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó?

+ Khi giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta cần lưu ý gì?

* Củng cố - Dặn dò - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà làm bài trong VBT, chuẩn bị bài: Nhân với số có một chữ số

Bài giải:

Chiều dài của hình chữ nhật đó là:

( 16 + 4) : 2 = 10 (cm)

Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:

10 – 4 = 6 (cm)

Diện tích của hình chữ nhật đó là:

10  6 = 60 (cm2) Đáp số: 60 cm2 - Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2

Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2

+ Bài toán cho biết chu vi của HCN và cho biết hiệu số đo giữa chiều dài và chiều rộng muốn tìm diện tích ta phải tìm được nửa chu vi của HCN sau đó vận dụng cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó và tiếp tục giải

+ Có 2 cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó

Cách 1:

Số bé = (tổng – hiệu ) : 2 Cách 2:

Số lớn = (tổng + hiệu ) : 2

+ Xác định được tổng của hai số, hiệu của hai số, số lớn và số bé cần tìm

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ÔN TẬP VỀ DANH TỪ-ĐỘNG TỪ-TÍNH TỪ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Củng cố và mở rộng kiến thức về cách viết hoa tên người và tên địa lí Việt Nam. Giúp học sinh nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp); nhận biết và sử dụng được các từ đó qua bài tập thực hành. Giúp học sinh hiểu được tính từ là từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái.

-Rèn kĩ năng thực hiện các bài tập củng cố và mở rộng.

* Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học.

(14)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

- Lắng nghe.

2- HĐ thực hành: 30’

Bài 1. Viết lại các tên riêng sau cho đúng:

A. Huyện chợ mới B. Quận Gò vấp C. Đảo cồn Cỏ

D. Thành Phố hồ Chí Minh Đ. Mỏ than Đèo lai

E. Bến Phà rừng G. Huyện củ Chi

H. Xã trung Lập thượng

Bài 2. Sửa lại tên các danh lam thắng cảnh sau đây cho đúng và đặt 2 câu với số từ em vừa sửa:

A. Hồ Núi cốc

B. Động Phong Nha C. Thác Y – A – Li D. bãi biển mũi Né

Bài 3. Điền các từ “đã, vừa, đang, sắp” bổ sung ý nghĩa thời gian cho các động từ trong các dòng sau:

a. Bố em ... đi làm về.

Bố em ... đi làm về.

Bố em ... đi làm về.

Bố em ... đi làm về.

b. Em ... làm bài.

Em ... làm bài.

Em ... làm bài.

Em ... làm bài.

Bài 4. Xác định tính từ có trong đoạn văn sau :

a) Bình yêu nhất đôi bàn tay mẹ. Tay mẹ không trắng đâu. Bàn tay mẹ rám nắng, các ngón tay gầy gầy, xương xương.

b) Đà Lạt phảng phất tiết trời của mùa thu. Với sắc thái xanh biếc và không gian khoáng đãng mênh mông, quanh

Viết lại cho đúng : A. huyện Chợ Mới

B. quận Gò Vấp C. đảo Cồn Cỏ

D. thành phố Hồ Chí Minh Đ. mỏ than Đèo Lai

E. bến phà Rừng G. huyện Củ Chi

H. xã Trung Lập Thượng Sửa lại cho đúng:

A. hồ núi Cốc

B. động Phong Nha C. Thác Y – a – li D. bãi biển Mũi Né

Đặt câu: Động Phong Nha đẹp tuyệt vời.

-HS làm bài -Chữa bài

VD: a. Bố em vừa đi làm về.

b. Em đang làm bài.

Bài làm

...

...

...

...

...

(15)

năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè.

Bài 5. Viết một đoạn văn ngắn (3 - 5 câu) có sử dụng tính từ để kể về việc học tập của em, rồi gạch chân các tính từ có sử dụng trong đoạn văn vừa viết.

Bài làm

...

...

...

...

...

3. Hoạt động vận dụng: 5’

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

. Củng cố - Dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

ĐỘNG VẬT ĂN GÌ ĐỂ SỐNG?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết các loài vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau

- Phân loại và kể tên các động vật ăn thực vật, các động vật thịt, sâu bọ,...và các động vật ăn tạp

* Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

- Năng giải quyết vấn đề, hợp tác : quan sát tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- HS học tập nghiêm túc, tích cực - Vận dụng bài học trong cuộc sống

- GD cho HS ý thức chăm sóc và bảo vệ các loài vật nuôi

* GD BVMT: Một số đặc điểm chính của môi trường và tài nguyên thiên nhiên

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Hình minh hoạ trang 126, 127 - SGK

- HS: Một số tờ giấy A3, tranh ảnh một số con vật

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV chuẩn bị nội dung cho HS.

+ Động vật cần gì để sống?

+ Thiếu một trong những yếu tố đó động vật sẽ như thế nào?

- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài mới.

LPHT điều khiển trò chơi: Hộp quà bí mật

+ Động vật cần thức ăn, nước uống, ánh sáng và không khí để sống và phát triển bình thường.

+ Thiếu một trong những yếu tố đó, con vật sẽ gặp nhiều nguy hiểm đến sức khoẻ.

*GV giới thiệu: Các loài vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Vậy để

(16)

tìm hiểu kiến thức này cô cùng các em tìm hiểu.

2- HĐ hình thành kiến thức: 30’

HĐ 1: Nhu cầu thức ăn của động vật:

+ Mỗi thành viên trong nhóm hãy nói nhanh tên con vật mà mình sưu tầm và loại thức ăn của nó.

+ Sau đó cả nhóm cùng trao đổi, thảo luận để chia các con vật đã sưu tầm được thành các nhóm theo thức ăn của chúng theo các nhóm

+ Nhóm ăn cỏ, lá cây.

+ Nhóm ăn thịt.

+ Nhóm ăn hạt.

+ Nhóm ăn côn trùng, sâu bọ.

+ Nhóm ăn tạp.

- Cho HS lần lượt báo cáo kết quả. HS khác nhận xét góp ý theo các tiêu chí:

+ Phân loại đúng + Trình bày đẹp mắt + Nói rõ ràng, dễ hiểu

- Tổ trưởng điều khiển hoạt động của nhóm dưới sự chỉ đạo của GV.

- HS thực hành dán vào tờ giấy khổ A3 và thuyết trình trước lớp

- Nhận xét, khen ngợi các nhóm sưu tầm được nhiều tranh, ảnh về động vật, phân loại động vật theo nhóm thức ăn đúng, trình bày đẹp mắt, nói rõ ràng, dễ hiểu.

=>Mỗi loài vật có nhu cầu thức ăn khác nhau: Có loài ăn thực vật, có loại ăn thịt, có loài ăn sâu bọ, có loại ăn tạp

- Yêu cầu: Hãy nói tên, loại thức ăn của từng con vật trong các hình minh họa trong SGK.

+ Hình 1: Con hươu, thức ăn của nó là lá cây.

+ Hình 2: Con bò, thức ăn của nó là cỏ, lá mía, thân cây chuối thái nhỏ, lá ngô, cám, …

+ Hình 3: Con hổ, thức ăn của nó là thịt của các loài động vật khác.

+ Hình 4: Gà, thức ăn của nó là rau, lá cỏ, thóc, gạo, ngô, cào cào, nhái con, côn trùng, sâu bọ, …

+ Hình 5: Chim gõ kiến, thức ăn của nó là sâu, côn trùng, …

+ Hình 6: Sóc, thức ăn của nó là hạt dẻ,

+ Hình 7: Rắn, thức ăn của nó là côn trùng, các con vật khác.

+ Hình 8: Cá mập, thức ăn của nó là thịt các loài vật khác, các loài cá, ...

+ Hình 9: Nai, thức ăn của nó là cỏ.

(17)

+ Mỗi con vật có một nhu cầu về thức ăn khác nhau. Theo em, tại sao người ta lại gọi một số loài động vật là động vật ăn tạp?

+ Em biết những loài động vật nào ăn tạp?

+ Người ta gọi một số loài là động vật ăn tạp vì thức ăn của chúng gồm rất nhiều loại cả động vật lẫn thực vật.

+ Gà, mèo, lợn, cá, chuột, …

*GV kết luận: Phần lớn thời gian sống của động vật giành cho việc kiếm ăn. Các loài động vật khác nhau có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Có loài ăn thực vật, có loài ăn thịt, có loài ăn sâu bọ, có loài ăn tạp.

Hoạt động 2: Trò chơi: Đố bạn con gì?

- GV phổ biến cách chơi:

+ GV dán vào lưng HS 1 con vật mà không cho HS đó biết, sau đó yêu cầu HS quay lưng lại cho các bạn xem con vật của mình.

+ HS chơi có nhiệm vụ đoán xem con vật mình đang mang là con gì.

+ HS chơi được hỏi các bạn dưới lớp 5 câu về đặc điểm của con vật.

+ HS dưới lớp chỉ trả lời đúng / sai.

+ Tìm được con vật sẽ nhận một tràng pháo tay.

- Nhận xét, khen ngợi các em đã nhớ những đặc điểm của con vật, thức ăn của chúng.

+ Cho HS chơi thử:

Ví dụ: HS đeo con vật là con hổ, hỏi:

+ Con vật này có 4 chân phải không?

=>Đúng.

+ Con vật này có sừng phải không?

=> Sai.

+ Con vật này ăn thịt tất cả các loài động vật khác có phải không?

=> Đúng.

+ Con vật này sống ở trong rừng đúng không? => Đúng

+ Đấy là con hổ => Đúng. (Cả lớp vỗ tay khen bạn).

*GV kết luận: Mỗi con vật có đặc điểm, ngoại hình khác khau, chính vì thế nhu cầu của sống và hoạt động của chúng cũng khác nhau.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Thức ăn của động vật rất đa dạng và mỗi loài động vật có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Vậy em cần làm gì để có môi trường thức ăn tốt cho các loại động vật?

- HS tự liên hệ

*GV kết luận: Thức ăn của động vật rất đa dạng và mỗi loài động vật có nhu cầu về thức ăn khác nhau. Có loài ăn thực vật nhưng lại là thức ăn của loài động vật khác. Mối quan hệ giữa các loài giúp hình thành nên hệ sinh thái cân bằng.

. Củng cố - Dặn dò:

+ Bài học giúp em có những hiểu biết gì?

- Gọi HS đọc "Bạn cần biết" - SGK (127).

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà ghi nhớ kiến thức của bài.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

(18)

….……….

========================================

NS: 22 / 4 / 2022

NG: 27 / 4 / 2022 Thứ 4 ngày 27 tháng 4 năm 2022

TẬP ĐỌC

ÔN TẬP CÁC BÀI TẬP ĐỌC TUẦN 11, 12

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Củng cố kiến thức cho học sinh về đọc thành tiếng và đọc thầm.

-Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.

* Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

- Lắng nghe.

2- HĐ thực hành: 30’

*Điều ước của vua Mi-đát - Ông trạng thả diều

- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

a) “Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó / và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Sau vì nhà nghèo quá, chú phải bỏ học. Ban ngày, đi chăn trâu, dù mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối đến, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Đã học thì cũng phải đèn sách như ai / nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ ; còn đèn / là vỏ trứng thả đom đóm vào trong.”

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.

- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng

b) “Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn : – Xin Thần tha tội cho tôi ! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống !

Thần Đi-ô-ni-dốt liền hiện ra và phán : – Nhà ngươi hãy đến sông Pác-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép mầu sẽ biến mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham.

Mi-đát làm theo lời dạy của thần, quả nhiên thoát khỏi cái quà tặng mà trước đây ông hằng mong ước. Lúc ấy, nhà vua mới hiểu rằng / hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.”

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh giải thích lí do, lớp nhận xét.

(19)

gạch dưới (chéo) ở những chỗ cần nhấn giọng (ngắt giọng).

- Yêu cầu học sinh giải thích lí do.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

Có chí thì nên - Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi

- Giáo viên đưa bảng phụ có viết sẵn đoạn cần luyện đọc:

a) “Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiếm các đường sông miền Bắc. Ông cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho chủ tàu. Khi bổ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể.”

- Yêu cầu học sinh nêu lại cách đọc diễn cảm đoạn viết trên bảng.

- Giáo yêu cầu học sinh lên bảng gạch dưới (chéo) ở những chỗ cần nhấn giọng (ngắt giọng).

- Yêu cầu học sinh giải thích lí do.

- Tổ chức cho học sinh luyện đọc theo nhóm đôi rồi thi đua đọc trước lớp.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- Quan sát, đọc thầm đoạn viết.

b) “Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của Bạch Thái Bưởi có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị...”

- Nêu lại cách đọc diễn cảm.

- 2 em xung phong lên bảng, mỗi em 1 đoạn, lớp nhận xét.

- Học sinh giải thích lí do, lớp nhận xét.

- Học sinh luyện đọc nhóm đôi (cùng trình độ). Đại diện lên đọc thi đua trước lớp.

- Lớp nhận xét.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn đọc.

*Củng cố - Dặn dò:

Nhận xét tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài

- Học sinh phát biểu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KỂ CHUYỆN

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC TUẦN 12,13

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.

- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

* Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

(20)

+GD HS có nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Gọi HS kể lại câu chuyện: “ Bàn chân kì diệu”

+ Nguyễn Ngọc Kí là người như thế nào?

+ Em học được gì ở Nguyễn Ngọc Kí?

+ Nêu ý nghĩa của câu chuyện?

*GV giới thiệu: Có rất nhiều nhân vật có ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống như Nguyễn Ngọc Kí. Vậy đó là những nhân vật nào? Cô cùng cả lớp sẽ chia sẻ ở tiết kể chuyện ngày hôm nay.

- 2 Học sinh lên bảng kể

- Nguyễn Ngọc Kí bị tàn tật nhưng đã cố gắng vươn lên và thành công trong cuộc sống.

- Em học được ở Nguyễn Ngọc Kí tinh thần ham học, quyết tâm vươn lên cho mình trong hoàn cảnh rất khó khăn.

- Dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, nếu con người giầu nghị lực, có ý chí vươn lên thì cũng sẽ đạt được điều mình mong ước.

2- HĐ thực hành: 30’

- Gọi HS đọc đề bài.

- GV gạch chân dưới các từ quan trọng - Gọi HS nối tiếp đọc gợi ý trong SGK.

- Từng HS giới thiệu những truyện em đã đọc, được nghe về người có nghị lực.

- Từng HS giới thiệu những truyện em đã đọc, được nghe về người có nghị lực.

Đề bài: Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực.

- Được nghe, được đọc, có nghị lực.

- 4 HS nối tiếp đọc từng gợi ý trong SGK.

VD:

- Bác Hồ trong truyện: “Hai bàn tay”.

- Bạch Thái Bưởi trong truyện: “Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi”.

- Lê Duy Ứng trong truyện: “Người chiến sĩ giàu nghị lực”.

- Đặng Văn Ngữ trong truyện: “Người trí thức yêu nước”.

- Ngu Công trong truyện: “Ngu Công dời núi”.

- 3, 5 HS giới thiệu.

+ Tôi xin kể câu chuyện “Rô-bin-sơn ở đảo hoang” mà tôi đã được học trong tập truyện trinh thám.

+ Tôi xin kể câu chuyện về anh Sơn, người bị tàn tật mà vẫn học 2 trường đại học. Tấm gương về anh, tôi được

(21)

- Gọi 2, 3 HS đọc gợi ý 3.

. HS thực hành kể trong nhóm

GV gợi ý: Em cần giới thiệu tên truyện, tên nhân vật mình định kể, làm nổi rõ ý chí nghị lực của nhân vật.

b. HS kể trước lớp:

- Thi kể chuyện trước lớp.

- Nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét, bình chọn người kể chuyện hay nhất.

xem trên chương trình “Người đương thời”.

+ Tôi xin kể về nnhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí…

- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa truyện với nhau.

3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Câu chuyện giúp con học được điều gì? - Trong cuộc sống phải có nghị lực, ý chí vươn lên

. Củng cố - Dặn dò:

- GV củng cố nội dung bài.

- Nhận xét giờ học.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TOÁN

LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập cách nhân với số có hai chữ số, có ba chữ số.

- Ôn lại các tính chất: nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu, tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân.

- Tính giá trị của biểu thức số và giải toán, trong đó có phép nhân với số có hai hoặc ba chữ số

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, làm việc nhóm, NL tính toán + Giáo dục tính cẩn thận, trình bày bài sạch sẽ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu. 5’

* Trò chơi "Bắn tên"

- Quản trò hô: "Bắn tên, bắn tên"

Quản trò gọi ai người ấy ấy phải trả lời 1 câu hỏi:

- HS tham gia chơi

- Cả lớp sẽ đáp lại: "tên gì, tên gì"

- Bạn được gọi trả lời quản trò

(22)

+ Đặt tính rồi tính 418 ×165 632 ×107

+ Khi thực hiện nhân với số có ba chữ số ta cần tìm mấy tích riêng?

+ Nêu cách viết các tích riêng?

- Nhận xét.Giới thiệu bài:

2. Hoạt động luyện tập, thực hành:

Bài 1: 5’

- Gọi HS đọc yêu cầu

+ Nhận xét gì về các phép tính trong bài?

- Yêu cầu HS làm bài – đổi chéo kiểm tra

- Gọi HS đọc bài - Nhận xét

+ Nêu lại cách nhẩm thực hiện phép nhân 345  200 ?

+ Để thuận tiện cho việc tính toán khi thực hiện phép nhân 403  346 em đã làm như thế nào?

Bài 2: 5’

- Gọi HS đọc yêu cầu

+ Nhận xét gì về các biểu thức trong bài?

+ Nêu cách thực hiện mỗi biểu thức?

- Yêu cầu HS làm bài – đọc bài

+ Nêu lại cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11?

418 165 2090 2508 418 78970

632 107 2024 632 65224

+ Khi thực hiện nhân với số có ba chữ số ta cần tìm ba tích riêng?

+ Tích riêng thứ hai viết lùi sang trái 1 cột so với TR1. TR3 viết lùi sang trái 2 cột so với TR1.

1. Tính - HS nêu

+ Phép tính phần a: nhân với số tròn trăm, phần b: nhân với số có 2 chữ số, phần c: nhân với số có 3 chữ số.

- 3 HS làm bảng phụ (mỗi HS làm một phần), lớp làm vở ô li

345  200 = 69000 237  24 = 5688 403  346 = 139438

+ Em lấy 345  2 = 690 sau đó thêm hai chữ số 0 vào bên phải số 690.

Vậy 345  200 = 69 000

+ Vận dụng tính chất giao hoán chuyển phép nhân 403  346 thành phép nhân 346  403 rồi tính để chỉ cần tính 2 tích riêng.

2. Tính - HS nêu

+ Giống: Các số trong mỗi biểu thức phần a, b, c giống nhau.

Khác: Dấu phép tính khác nhau + Nhân trước, cộng sau.

- 3 HS làm bài bảng phụ

a) 95 + 11 × 206 = 95 + 2266 = 2361

b) 95 × 11 + 206 = 1045 + 206 = 1251

c) 95 × 11 × 206 = 1045 × 206 = 215270

+ Cho ta kết quả khác nhau.

(23)

+ Ba biểu thức trên có các số đều giống nhau nhưng dấu tính đặt ở vị trí khác nhau cho ta kết quả như thế nào?

Bài 3: 7’

- Gọi HS đọc yêu cầu

+ Để tính được giá trị của mỗi biểu thức bằng cách thuận tiện nhất ta có thể vận dụng tính chất nào của phép nhân?

- Yêu cầu HS làm bài . - Gọi HS đọc bài - Nhận xét

* Khi thực hiện tính được giá trị của biểu thức142 ×12 + 142 ×18 bằng cách thuận tiện nhất ta đã làm như thế nào?

Bài 4: 8’

- Gọi HS đọc bài toán + Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn tìm số tiền mua bóng điện để lắp đủ các phòng cần biết gì?

* Ngoài cách giải trên ra bài toán còn có cách giải nào khác?

- Yêu cầu HS làm bài Cách 1

Bài giải:

32 phòng học cần số bóng điện là:

8 × 32 = 256 (bóng)

Số tiền để mua bóng điện lắp đủ các phòng là:

3500 × 256 = 896 000(đồng) Đáp số: 896 000 đồng

3. Tính bằng cách thuận tiện nhất

+ Vận dụng tính chất nhân một số với một tổng, nhân một số với một hiệu, tính giao hoán, kết hợp của phép nhân.

- 3 HS làm bài bảng phụ, lớp làm vở ô li a) 142 ×12 + 142 ×18

= 142 × (12 + 18)

= 142× 30

= 4260

b) 49 × 365 - 39 × 365

= 365× (49 - 39)

= 365 × 10

= 3650

c) 4 × 18 × 25 = ( 4 × 25) × 18 = 100 × 18

= 1800

+ Ta đưa biểu thức về dạng nhân một số với một tổng.

4. Tóm tắt - HS đọc

Có : 32 phòng học Mỗi phòng : 8 bóng điện Mỗi bóng : 3500 đồng Số tiền mua bóng :… đồng?

+ Cần tìm xem 32 phòng học lắp bao nhiêu bóng điện.

+ Tìm số tiền mua bóng điện để lắp một phòng sau đó tìm số tiền đề mua bóng lắp đủ các phòng

Cách 2

Bài giải:

Số tiền mua bóng điện để lắp một phòng là:

3500  8 = 28000 ( đồng)

Số tiền để mua bóng điện lắp đủ các phòng là:

28000  32 = 896 000 ( đồng) Đáp số: 896 000 đồng - 1HS đọc.

(24)

- Gọi HS đọc bài - Nhận xét

=> Số tiền để mua bóng điện lắp đủ các phòng chính là giá trị của biểu thức 3500 × 8 × 32, có hai cách tính giá trị của biểu thức cũng chính là hai cách giải bài toán trên

Bài 5: 5’

- Gọi HS đọc đề bài

+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào?

+ Gọi chiều dài hình chữ nhật là a, chiều rộng hình chữ nhật là b, em hãy nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật?

- Yêu cầu HS làm bài tính diện tích của HCN với lần lượt số đo của chiều dài và chiều rộng

* Gọi chiều dài ban đầu là a, khi gấp chiều dài lên 2 lần thì chiều dài mới là bao nhiêu ?

+ Khi gấp chiều dài lên 2 lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích của hình chữ nhật mới được tính như thế nào ?

* Nếu chiều dài gấp lên 2 lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật gấp lên bao nhiêu lần ?

* Nếu chiều dài gấp lên 3 lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật gấp lên bao nhiêu lần ?

=> Nếu chiều dài (chiều rộng) của hình chữ nhật gấp lên bao nhiêu lần mà giữ nguyên chiều rộng (chiều dài) thì diện tích cũng gấp lên bấy nhiêu lần

4. Hoạt động vận dụng: 5’

- Hệ thống kiến thức vừa luyện tập

* Củng cố - Dặn dò

- GV củng cố nội dung bài. Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn bài, hoàn thiện VBT và chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung.

5.

- HS đọc

+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng (cùng đơn vị đo)

+ S = a  b ( a, b cùng đơn vị đo)

Bài giải:

Diện tích hình chữ nhật thứ nhất là:

12  5 = 60 (cm2)

Diện tích hình chữ nhật thứ hai là:

15  10 = 150 (cm2) Đáp số: 60 cm2, 150 cm2 + Chiều dài mới là a  2

+ a  2  b = 2  (a  b) = 2  S

+ Nếu chiều dài gấp lên 2 lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật gấp 2 lần

+ Nếu chiều dài gấp lên 3 lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật gấp 3 lần

- HS nêu

- HS lắng nghe, thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

(25)

….……….

LỊCH SỬ

BÀI 11: CHÙA THỜI LÝ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý.

+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.

+ Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.

+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.

- HS nhận biết được một số công trình kiến trúc thời Lý, nhất là chùa thời Lý còn tồn tại đến ngày nay tại một số địa phương

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ HS có thái độ yêu quê hương, đất nước, biết quý trọng những công trình kiến trúc lịch sử.

*BVMT: Vẻ đẹp của chùa, BVMT về ý thức trân trọng di sản văn hóa của cha ông, có thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ của cảnh quan môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Tranh ảnh, tư liệu về chùa thời Lý.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV t/c trò chơi Bông hoa may mắn.

+ Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô?

+ Lý Thái Tổ dời Đại La từ Hoa Lư về Thăng Long năm nào?

- Gv nhận xét.

- TBHT t/c trò chơi “Bông hoa may mắn”

- nêu lại cách chơi và luật chơi. Tổ chức cho các bạn chơi.

- Vì vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi

- Lý Thái Tổ dời Đại La từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010.

- TBHT nhận xét.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

a. Hoạt động 1: Đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh điều ác: 10’

- Yêu cầu HS đọc SGK từ Đạo Phật…rất thịnh đạt.

+ Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý như thế nào?

+ Do đâu nhân dân ta tiếp thu đạo Phật?

- Học sinh đọc

- Đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất sớm. Đạo Phật khuyên người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ người gặp khó khăn, không được đối xử tàn ác với loài vật,…

- Vì giáo lý của đạo Phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta nên sớm được nhân dân ta tiếp nhận và tin theo.

(26)

Kết luận: Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo Phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ. Vì giáo lý của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân ta tiếp nhận và tin theo.

b. Hoạt động 2: Sự phát triển của đạo phật dưới thời Lý: 12’

- HS đọc nội dung SGK : Dưới thời Lý…

cũng có chùa

+ Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý, đạo phật rất thịnh đạt?

- Đạo phật được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo phật rất đông, nhiều nhà vua thời này cũng theo đạo phật. Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.

- Chùa mọc lên khắp nơi, năm 1031, triều đình bỏ tiền xây 950 ngôi chùa, nhân dân cũng đóng góp tiền xây chùa.

Kết luận: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là Quốc giáo. Triều đình và nhân dân cùng góp sức xây dựng chùa với quy mô rộng khắp . Kiến trúc đẹp, tinh xảo của một số cổ vật còn lại từ thời Lý chứng tỏ thời Lý, đạo Phật được ưa chuộng, vì nó phù hợp với lòng dân.

c. Hoạt động 3: Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân: 8’

- HS đọc đoạn còn lại

+ Chùa gắn bó với sinh hoạt văn hóa của nhân dân ta như thế nào?

- GV treo tranh hình 1, 2, 3 và mô tả.

- Qua câu chuyện lịch sử em cần ghi nhớ điều gì?

- Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hóa của các làng xã.

Nhân dân đến chùa để lề phật, hội họp, vui chơi,…

- Chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A Di Đà..

* Ghi nhớ( sgk) - 3, 5 học sinh đọc 3. Hoạt động vận dụng: 5’

+ Theo em những ngôi chùa thời Lý còn lại đến ngày nay có giá trị gì đối với văn hoá dân tộc ta?

- Những ngôi chùa thời Lý còn lại đến ngày nay có giá trị về thẩm mĩ, là công trình kiến trúc đẹp, là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng

Củng cố, dặn dò:

- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.

- Tổng kết bài học.

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò về nhà ghi nhớ nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

ĐỊA LÍ

THÀNH PHỐ CẦN THƠ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(27)

- Biết được vị trí của thành phố Cần Thơ trên bản đồ, các tỉnh tiếp giáp với thành phố Cần Thơ, các loại đường giao thông.

- Biết được đặc diểm của thành phố Cần Thơ: là 1 trung tầm kinh tế, văn hóa và khoa học của đồng bằng sông Cửu Long.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ + Có ý thức tìm hiểu về thành phố Cần Thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Lược đồ thành phố Cần Thơ. Bản đồ hành chính, công nghiệp, giao thông Việt Nam.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Tranh, ảnh về thành phố Cần Thơ (sưu tầm)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- HĐ Mở đầu: (5’)

- GV t/c trò chơi Bông hoa may mắn.

+ Chỉ vị trí của TPHCM trên lược đồ và cho biết TP tiếp giáp những tỉnh nào?

+ Kể tên một số ngành công nghiệp chính của TPHCM?

+ Kể tên một số nơi vui chơi, giải trí của TP HCM?

- TBHT t/c trò chơi “Bông hoa may mắn”

- nêu lại cách chơi và luật chơi. Tổ chức cho các bạn chơi.

- Học sinh lên bảng chỉ bản đồ vị trí của thành phố Hồ Chí Minh

+ Các ngành công nhiệp chính của TP Hồ Chí Minh là: điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, …

+ Một số nơi vui chơi, giải trí như: rạp hát, rạp chiếu phim, Đầm Sen, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên….

- TBHT nhận xét.

GV: TPHCM là thành phố lớn thứ 2 cả nước, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học lớn. Đây là đầu mối quan trọng về giao thông, kinh tế của khu vực đồng bằng Nam Bộ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về 1 thành phố lớn khác nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó là thành phố Cần Thơ.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Thành phố ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long:

- Yêu cầu học sinh đọc mục 1 SGK và quan sát lược đồ hình 1 thảo luận nhóm theo câu hỏi.3’

1. Thành phố Cần Thơ nằm bên dòng sông nào?

2. Chỉ vị trí và giới hạn của thành phố Cần Thơ và cho biết thành phố tiếp giáp với những tình nào?

3. Từ thành phố này có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?

- Học sinh thảo luận nhóm – đại diện trình bày.

- Nằm bên dòng sông Hậu.

- Học sinh chỉ vị trí của thành phố Cần Thơ và nó tiếp giáp với các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang.

- ô tô, đường sông và đường hàng không.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi này nhằm nhận biết khả năng phân biệt từ Hán Việt với từ thuần Việt, độ đậm-nhạt của tri thức về các từ gốc Hán của học sinh, sinh viên (tạm gọi

Kẻ trên cạn, người dưới nước, tập quán khác nhau, khó mà ở cùng nhau lâu dài được. Nay ta đem năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau

Từ đang bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ ; sắp cho biết sự việc đang diễn ra ở hiện tại.. Từ sắp bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ ; cho biết sự việc

Tiến hành thu thập hình ảnh, thông tin về một số sản phẩm của công nghệ vi sinh vật phổ biến và nổi bật như rượu, bia, sữa chua, chất kháng sinh, vaccine,… qua thực

Trong nghiên cứu chúng tôi đây là những trẻ não úng thủy được can thiệp muộn khi đường khớp đã liền hoặc trẻ bị tắc van trong độ tuổi dưới 12 tháng (mỗi lần tắc van,

Bài báo đưa ra một số kỹ thuật học máy cho chấm điểm tín dụng đã và đang được các tổ chức tài chính và ngân hàng sử dụng; đưa ra kết quả thử nghiệm các kỹ thuật học máy

Khi viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc, em cần lưu ý: triển khai cụ thể các ý đã nêu trong dàn ý; phân biệt các

- Lựa chọn vấn đề: Trong các vấn đề đời sống mà cuốn sách đã gợi lên, em hãy chọn một vấn đề mà mình có nhiều ý kiến muốn chia sẻ nhất để chuẩn bị bài nói. - Tìm ý: Để