• Không có kết quả nào được tìm thấy

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN Sự VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA cuốc CACH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN Sự VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA cuốc CACH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

LUẬT

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN Sự VIỆT NAM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA cuốc CACH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

• TRẦN CÔNG THỊNH

TÓM TẮT:

Những năm qua, công tác thi hànhándânsự đã đạt được nhiều kếtquả đáng khích lệ,tuy nhiên, vẫncònmộtsổ lượng án chưa được thi hành, chậm thi hành, ánbịđìnhchỉ,...Việcnày làm ảnh hưởngđếnquyềncon người, quyền côngdân,ảnhhưởngđếntrật tự,ổn định xã hội, đặc biệttrong bối cảnh toàn cầu hoá, trước những thách thức củacuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bài viết chỉ ra mộtso tồn tại trong các quy địnhcủa Luật Thi hành ándânsựcũng như đề xuấtmột sốgiải phápnhằmhoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam, đáp ứngcác yêu cầu của tìnhhìnhmới.

Tờkhoá: thi hành án dânsự, chấphànhviên,thời hiệu yêu cầu thi hành án, cưỡngchếkê biên, cách mạng côngnghiệp4.0.

1. Đặt vấn đề

Trong lịch sử, conngười đã chứng kiến3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (khoảng năm

1784) diễn ra khi loài người phát minh động cơ hơi nước, tác động trực tiếp đếncác ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí, giao thông vận tải.

Cuộc cách mạngcông nghiệp lầnthứhai (khoảng năm 1870 đến khi thế chiến thứnhấtnổ ra). Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụngnănglượngđiệnvà sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn... Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (năm 1969), xuấthiện khi con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc với nhau. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ratừ những năm 2000, gọi là cuộc cáchmạng số, thông quacác công nghệ như internet vạnvật (loT),trí tuệnhântạo(AI), thực

tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC),... để chuyển hóa toàn bộ thế giớithựcthànhthế giới số. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)được mô tả là sự ra đời củamột loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹthuậtsố, sinh học, vàảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, nền kinh tế, các ngành kinh tế và ngành công nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ranhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổchức và cánhân; đã và đang tác độngngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống pháp luật, kinh tế - xã hội đất nướcta.

Bản án, quyết định dân sự củaTòa án mặcdù có hiệu lực pháp luậtnhưng trong nhiều trường hợp mới chỉ khẳngđịnh rõ được quyền vànghĩa vụcủa các chủ thể. Đổ cácquyềnvà nghĩavụđó SỐ 12-Tháng 5/2021 61

(2)

được thực thi trong thực tế, trong nhiều trường hợp còn phụ thuộc vào việc các chủ thể có tự nguyện thi hành, nghiêm chỉnh tuân thủ phán quyết của Tòa án hay không. Trong trường hợp chủ thể có nghĩa vụ chây ỳ, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đồng nghĩa với việc quyền và lợi íchhợppháp của chủthể vẫn chưa được bảođảm, tất yểu dẫnđếnthủtục yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp tổchứcthi hành bản án,quyết địnhđã cóhiệu lực pháp luật của Tòa án.

Thi hành án dân sự là làm cho các bản án, quyết định dânsựđược đưa ra thihành1; thi hành án dânsự là khâu cuối của quá trình tố tụng,nhằm hiện thực hóa nhữngphán quyết của Tòa ánvào thựctiễn cuộcsống; có vị trí,ý nghĩaquan trọng trong việcbảovệ tính nghiêm minh của phápluật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thực thi công lý, xâydựngmột xã hội trật tự, kỷ cương vàổnđịnh.

Luật Thi hành án dân sự đã được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2008, có hiệu lực thi hành kể từ ngày01/7/2009 (được Quốc hội sửađổi, bổ sung một số điều tạiLuật số 64/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm2014và có hiệu lựckể từngày 01 tháng 7 năm 2015). Qua hơn 10 năm triển khai thực hiện luật, côngtác thi hành ándân sự đã có những chuyển biến tích cực2, hiệu quả công tác thi hành án dân sựđược tăng cường, nâng cao; số vụ việc thi hànhán xong với số tiền, tài sản thu đượcnăm sau cao hơn năm trước, nhiều vụviệc thi hành án phức tạp đã được giải quyết dứt điểm.

Tuynhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác thi hành ánvẫn còn những hạn chế nhất định. Số lượng án chậm thi hành, chưa được thi hành, án bị cộng dồn, chuyển từ năm này sang năm khác vẫn chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng số bản án, quyết định có điềukiện thi hành3. Bài viết đã chỉ ramột số tồn tại trong các quy định của Luật Thi hành án dân sự cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luậtthi hành án dânsự Việt Namđápứng các yêu cầu của tìnhhìnhmới.

2. Những vướngmắc, bất cập

Thứ nhất, theo quy định tại điểm a, khoản 1

Điều23 của LuậtThi hành án dân sự 2008, việc ra quyết định thi hành ándothủ trưởng cơquan thi hành án thực hiện. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới, việc ra quyết định thi hành án là do tòa án (thẩm phán) thực hiện4. Việcnày theotác giả làhợp lývì “bản chất của thi hành ándânsự là hoạtđộngtư pháp, là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng, do đó, Tòa án phải có trách nhiệm đến cùng với bản án, quyết định màmình ban hành;không để tình trạng cắt khúc, tách rời các giai đoạn tốtụng làm hạn chế mối quan hệ giữa hoạt động xét xử với hoạt độngthi hànhándân sự,giữa Tòaán với cơ quan thihànhán”.

Mặt khác, cơ quan thi hành án dân sựhiệnnay trực thuộc Bộ Tư pháp - là cơ quan hành chính nhà nước, do đóquyết định do cơquan thi hành án đưa ra là một loại quyết định hành chính, không thuộc đối tượng kiểm sát củaViện Kiểm sát nhân dân. Hiến pháp của Nhà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam 2013 quy định “Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sáthoạt độngtư pháp”5. Nhưng tại khoản 2 Điều 12 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửađổi, bổ sung năm 2014 quy định: “Viện Kiểm sát các cấp trong phạmvi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình kiểm sát việc tuân theo pháp luậtvề thi hành án của cơ quan thi hành án dânsự, Chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liênquan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật”. Hay “Viện Kiểm sát kháng nghị đối với quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp và cấp dướitheo quy địnhcủa Luật Tổ chức Viện kiểmsátnhân dân”6. Như đã phân tích,quyếtđịnh thi hành án dân sựlà một quyết định hành chính, nếu ViệnKiểm sátnhân dân khángnghị làkhông đúngchứcnăng. Do đótheo tác giả, cần quy định Tòa án là cơ quancó thẩm quyền banhànhquyết định thi hànhán.

Thứ hai, về thờihiệu yêu cầu thi hành án dânsự.

Khoản 1 Điều30 Luật Thi hành án dânsự 2008 quy định: “Trong thời hạn 5năm, kể từ ngày bản

(3)

LUẬT

án th:

yê hà hà trc ng thi

ng

đã án và

thi thấ

, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầ LI cơ quan thihànhán dân sựcó thẩm quyềnra quyếtđịnh thi hành án.” Trước đây, Pháp lệnhthi hành án dân sự năm 1993 chưa quy định quyền

in cầu thi hành án dân sự của người phải thi Ltih án dân sự, nhưng xuất phát từthực tiễn thi inh Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993, ng nhiều trường hợp vì nhiều lýdokhác nhau, ịirời được thi hành án không làm đơn yêu cầu

hành án ngay sau khi có bản án, quyết định củi Tòa án có hiệu lực pháp luật. Trong khiđó,

;ltờì phải thi hành án đã có điều kiện thi hành, hơtithế, mong muốn nhanh chóng thực hiện xong ngiĩavụ của mình.

Vì vậy, Pháp lệnh thi hành án dânsựnăm 2004 được bổ sung quy định người phải thi hành cũng có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án đến nay Luật Thi hành án dân sự năm 2008 vẫn duy trì quy định này. Mục đích của việc bổ sung quy định này là nhằm khuyến khích ý thức giác chấp hành pháp luật của người phải thi hành án cũng như để đảm bảo quyền lợi của họ

I Ig trườnghợp cần thiết (ví dụ:nếu thihành án xong thì họ sẽ được xác nhậnvàđảm bảo thủtục xuíìt nhập cảnh, hoặc để làm điều kiện xét giảm

phạt tù).

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là có nên giới hạn thòi hiệu yêu cầuthi hành án đốivới người phải

hành án hay không? Thực tiễn áp dụng cho iy, có nhữngtrườnghợp người phải thi hành án vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà họ đã không hoặc không thể yêucầu thi hành án trong thời hạn luật định.Sauthời hạn 5năm họ mới làm đơn yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án

chấp nhận vàgiải quyết hay không? Xemxét tự

tro

án

trương hợp cụ thể sau:

3ản án hình sự sơ thẩm số 169/HSST ngày 31/5/2006 của Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An tuyên phạt bị cáo Hồ Nguyên Hưng hình phạt chung thân dobị cáo Hưng đãthực hiện hành vi giếl người, cướp tài sản đối với nạn nhân là chị Hoàng Thị Tinh;Tòa cũng buộcbị cáo Hưng phải

thường cho gia đình nạn nhân do ông Hoàng bồi

Xuân Tới đại diện số tiền 96.400.000 đồng. Hốt thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo luật định, bản án,quyết định của Tòa án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Trong suốt 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, không có bên đương sự nào làm đơn yêu cầu thi hànhán đối với khoản tiền bồithường 96.400.OOOđ.

Đến ngày 22/8/2019, bàTrần Thị Phấn là mẹ đẻ của Hồ NguyênHưngđược ủy quyền mớiđến cơ quan Thi hành án xinđược tự nguyệnthi hành án khoản tiền 96.400.000 đồng theo bản án. Căn cứtheo quy định củaLuật Thi hành dân sự, thời hiệuyêu cầu thi hành án đã hết từ lâu. Người yêu cầuthi hành án là bà Trần Thị Phấn được sựủy quyền hợp lệ theoquyđịnh của pháp luật dân sự.

Xétvề độngcơ thựctế của việc bà TrầnThị Phấn yêucầu được thihành án thay cho con, là để Hồ Nguyên Hưng được hưởng thêm tình tiết xétgiảm án theo quy địnhcủa Luật Thi hành án hình sựvà Luật Đặcxá.

Đốivới người được thi hành án là ôngHoàng Xuân Tới, ông Tới trình bày lý dođã không yêu cầu thi hành án đối với khoản tiền bồi thường 96.400.000 đồng là vì Hồ Nguyên Hưng đã bị tuyên phạt chung thân; mặt khác bản thân Hồ Nguyên Hưng cũng không có tài sản, điều kiện để bồi thường nên gia đình ông chưa làm đơn đề nghị. Thêm vào đó ông Tới cũng trình bày là do không biết đến quy định pháp luật về thời hiệu yêu cầu thi hành án nên đã không thực hiệnquyền lợi củacho gia đình mình.

Câuhỏi đặt ra là,trong trường hợpnày cơ quan thi hành án sẽ làm gì? Sẽ giải thíchcho đương sự là đã hết thời hiệu yêucầu thi hành án và không nhận đơn yêucầu thi hành án7 hay sẽ chấp nhận đơn yêu cầuthihành án của bà Trần Thị Phấn?

Theo quanđiểmcủa tác giả, mặc dùthờihiệu yêu cầu thi hành án đã hết từ lâu, tuy nhiên, nguyên tắc của pháp luật thi hành án là luôn khuyến khích các đương sự tự nguyện thi hành án. Trong trường hợpnày lại là sựtựnguyện của gia đình người phải thi hành án có sự ủy quyền của người phải thihành án xin được nộp tiền để thi hànhán, vì vậy, cần ghi nhận sự tự nguyện này SỐ 12-Tháng 5/2021 63

(4)

để chấp nhận yêu cầu thihành án. Nếu được chấp thuận việcnộp khoảntiềnbồi thườngđểthi hành án thì Hồ Nguyên Hưng có cơ hội được xemxét miễngiảmthời hạn chấp hành hìnhphạt tù theo quy định tại khoản 1 Điều 11 LuậtĐặc xá 20188. Việc chấp thuận nàykhông chỉ có lợi cho người đượcthi hành án, ngườiphảithi hành án màcòn thu thêm một khoản phí thi hành án nộp vàongân sách nhà nước, đồng thời bản án được thi hành mộtcách triệt để.

Quy định về thời hiệu yêu cầu thihành án dân sự là cần thiết, tuy nhiên, thời hiệu này chỉnên áp dụngđối với người được thi hành án, còn đốivới nguờiphải thi hành án thìkhôngnênquyđịnh thời hiệu.Như vậy, người phảithi hànhán cũng như gia đình củahọ không bị giới hạn thời gian khi muốn thực hiện tráchnhiệmcủa mình khi có điều kiện thi hành ánbằnghình thức tích cựclao động sản xuất, kinhdoanh để tiếtkiệmmộtkhoảntiền thihành án.

Việc không quy định thời hiệu yêu cầu thi hànhán dânsự đối vớingười phải thi hành án sẽ tạo điều kiện cho họ có thêm cơhội để thực hiệnnghĩa vụ, trách nhiệm củamình (và cũng đểtạo điềukiện cho người phải thi hành ánhình sự được hưởng chính sách khoan hồng củaĐảng và Nhà nước trong các đợtxét giảm ánhìnhsự).

Thứ ba, về hình thức nộp đơn yêu cầu thi hành ándân sự

Khoản 1 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi bổ sung 2014 quy định về hình thứcnộp đơnyêucầu thi hành án dân sựnhư sau:

“Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thihành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói, hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan; Ngày yêu cầuthi hành án đượctính từngày ngườiyêu cầunộp đơn hoặc trình bàytrựctiếp, hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi”.

Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Thi hành án thì đương sự có 2 cáchđế nộp đơn yêu cầu thihành án, đó làtrựctiếpnộp (hoặc trực tiếp trình bày tại cơquan thi hành án) hoặc gửi đơn qua dịch vụ bưuđiện. Tuy nhiên,khi so

sánh với việc gửi đơn khởi kiện của đương sự trong vụ án dân sự9và của người khởi kiện trong vụ ánhànhchính10 có thể thấy cáchthức nộp đơn yêu cầu thi hànhándân sựtrong Luật Thi hành án

“vừa thiếu lạivừa yếu”.

Bộ luật Tố tụngdân sự 2015 và LuậtTố tụng hànhchính 2015 quyđịnh cách thức nộp đơn rộng hơn (3 hình thức: nộp đơn trực tiếp; gửi đơn qua dịchvụbưu chính; gửiđơn trực tuyến qua cổng thông tin điện tử). Điều này cũng phù hợp với thực tiễn đời sống, bởi lẽ trong những năm gần đây, dịch vụ nhận, gửi, chuyển phát thư tín, tài liệu, hàng hóa ngày càng pháttriển cả về quy mô, số lượngvà chất lượng.

Nếu như trước đây, bưu điện gần như là đơn vị duy nhất thực hiện chức năng chuyển phát thì trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, rất nhiều các cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng được phép tham giahoạt động trong lĩnh vực này. Nói cách khác, dịch vụgiao nhận, chuyển phátthư tín, tài liệu, hànghóa đã được xã hội hóa (dịch vụ bưu chính) với sự tham gia hoạt động của đông đảo các đơn vị,tổchứccủa tư nhân cũngnhư của Nhà nước. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể khi tham gia vào mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội nói chung cũng như tạo thuận lợi cho các chủ thể của các quan hệ pháp luậttố tụng dân sự, totụng hànhchính nói riêng khihọ muốn khởi kiện, yêu cầuTòaán có thẩm quyền giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp nhằm bảo vệ kịp thờiquyền và lợi ích chính đáng của mình.

Bêncạnhđó, việcquy định hình thức gửi đơn trực tuyến qua cổng thông tin điện tử trong Bộ luật Tốtụng dân sự cũngnhư LuậtTố tụnghành chính cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đương sự hoặc người khởikiệntrongviệc yêu cầu Tòa án kịp thời tiếp nhận và xử lý các yêu cầu hợp pháp, chínhđáng của mình. Điều này phùhợpvới xu hướng phát triểnvề khoa học kỹ thuật, về hạ tầng công nghệ thông tin của đất nước ta trong những năm gần đây, cũng là để hiện thựchoácác chủ trương, chính sách của Nhànước ta11 và của BộTưpháp12 đápứngcác yêucầu của cuộc cách mạng công nghiệp4.0.

(5)

LUẬT

Do vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự trong thi hành án dân sự, cũng nhưđê tu ơngthíchvớicác quy định của phápluật tố tụng nói chung, tố tụng dân sự nói riêng (pháp luật tố tụngdân sự và phápluật thi hànhán dân sự có sự gấn kết với nhau, trong nhiều trường hợp có thể coi thi hành án dân sựlà một giai đoạnkế tiếp của to tụng dân sự),thì cần phải sửa đổi quy định về hình thức nộp đơn yêucầu thi hành án dân sự.

Thứ tư, NQ việckê biênquyền sử dụng đất Theo quyđịnhtại Điều 110 Luật Thihành án cân sự 2008: “Chấp hànhviên chỉkê biên quyền sử dụng đất của người phải thi hành án thuộc t rường hợp được chuyển quyền sửdụngtheo quy (tịnh của pháp luật về đất đai”. Tuy nhiên, việc kê biên, xửlý tài sảnlà quyền sử dụng (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hay đất àm muối), đa số những người phải thi hành án à người trực tiếp lao động sản xuất trên mảnh lất đó.Thu nhập củahọ có đượclà từ hoạt động sản xuất đó, ngoài ra họ không còn bất kỳ tài sản hoặc thu nhập nào khác. Do đó, việc kê biên, xử lý quyền sử dụng đất đó để thi hành án sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người phải thi hành án, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Trướcđây, theo quyđịnhtạiĐiều4 Nghị định 164/2004/NĐ-CP ngày 14/9/2004 củaChính phủ về kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để đảm bảo thi hành án “trường hợp người phải thi hành án làngười trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làmmuối mànguồn sống chủ yếu củahọ là thu nhập cóđược từ hoạt động sản xuất đó và được UBND cấp xã nơi có đất được kê biênxác nhận thì khi kê biên, Chấp hànhviên phải để lại cho người phải thihành án diện tích đất nhất định đủ đàm bảo cho họ sản xuất đểcólương thực sinhsốngtrong 6 thángđối với người sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất làm muối; trong 12 tháng đối vớingười sử dụng đất trồng cây lâu năm, đấtrừng sản xuất, đấtnuôi trồngthủy sản hoặc đất nông nghiệpkhác”. I Nhưng Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa I đổi bổ sung 2014, Nghị định 62/2015/NĐ-CP

quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hànhmột số điều của Luật Thi hành án dân sự vàcác văn bản hướng dẫn thihành mớiđượcban hànhlại không quy định về nội dung này. Vì vậy, việc kê biên xử lý tài sản của người phải thi hành án trong các trường hợp này rất khó khăn, nhiều trường hợp không thi hành được vì sự thiếu họp tác của đương sự và chính quyền địa phương. Nếu có cưỡng chế thi hành án thành công cũng ảnh hưởng đến trật tựxã hội vàquyền sốngtối thiểu của người dân, làm giảm hiệu quả thực hiệnbản án, quyết địnhcủa Tòa án.

Do đó,theo tácgiả, đểđảm bảo điều kiện sống tối thiểu củangười phải thi hành án, cầnbổ sung vàoLuật Thi hành án dân sựquy định “phải để lại cho người phải thi hành án diện tích đất đủđảm bảo cho họ sản xuất để sinh sống trong một thời hạn nhất định trong trường họp kê biên quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của người phải thi hành ánlàngười trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sàn, làmmuối”.

3. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự Việt Nam

3.1. Đe xuấtsửa đổi cácquyphạmpháp luật thihành án dân sự

Thứ nhất, cần quy định Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết địnhthi hành án thay vì quy định hiện hành là thấm quyền ban hành quyết định thi hành án thuộc về thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.Như đã phân tích ởtrên, bản chất củathi hành án dân sự làhoạt động tư pháp,là giai đoạn cuối cùng của quátrinh tố tụng, do đó, Tòaán phải có trách nhiệm đến cùng với bản án, quyết địnhmàmình ban hành. Khôngđể tình trạng cắt khúc, tách rời các giai đoạn tố tụng làmhạn chế mối quan hệ giữa hoạtđộng xét xử vớihoạt động thi hành án dân sự, giữa Tòa án với cơquanthihành án.

Thứ hai, quy định về thời hiệu yêu cầu thi hành ándân sựlà 5 năm đốivới đương sựlà cần thiết,tuy nhiên, thời hiệu này chỉnênáp dụng đối với người được thi hành án, còn đối với nguời phải thihành án thì không nên quyđịnh thời hiệu.

SỐ 12-Tháng 5/2021 65

(6)

Như vậy, người phải thi hành án cũng như gia đình của họ khôngbị giới hạn thời giankhimuốn thực hiện tráchnhiệm của mình, khi cóđiều kiện thi hành án bằnghình thức tíchcực laođộng sản xuất, kinhdoanh đểtiết kiệm một khoản tiền thi hành án. Việc không quyđịnh thời hiệuyêu cầu thihành ándân sựđốivớingười phảithihành án sẽ tạo điều kiện cho họ có thêm cơhội để thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm (và cũng để tạo điều kiện cho người phải thi hành án hình sự được hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước trong các đợt xét giảm án hình sự).

Từ những phân tích nêutrên, tác giả đề xuất nên sửa đổi khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự theo hướng táchriêng thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự của ngườiđược thi hành án và thời hiệu yêu cầu thi hành án dânsự của ngườiphảithi hành án, cụ thể như sau:

+ Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự của người được thihành ánlà 5 năm kể từngày bản án, quyết địnhcóhiệulực pháp luật.

+Không quy định thời hiệu yêucầu thi hành án dân sự đối với người phải thi hành án kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp người phải thi hành án dân sự tự nguyện thi hành án mà người được thi hành án không nhậnthì số tiền (tài sản)đó sẽ được sung công quỹNhànước.

Thứ ba, để tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự trong thi hành án dân sự, cũng như để tương thích với các quyđịnh củapháp luật tốtụng nói chung, nhấtlà tốtụng dân sự nóiriêng (pháp luậttố tụng dân sự và pháp luật thi hành án dân sựcósự gắn kết với nhau, trongnhiềutrườnghợp có thể coi thi hành án dân sựlàmột giai đoạn kế tiếp của tố tụngdân sự), tác giả đề xuất khoản 1 Điều31 Luật thi hành án dânsự cần được sửađổi, bổ sung như sau:

Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng một trong các phương thức:

1. Nộp đơn trực tiếp hoặc trình bày trực tiếp tại cơ quan thi hành án dân sự;

2. Gửi đơn đến cơ quan thi hành án dân sự theo đường dịch vụ bưuchính;

3. Gửi trực tuyến qua cổng thôngtin điện tử cùa cơ quan thi hành án dân sự (nếu có).

Ngày yêu cầu thỉ hành án được tỉnh từ ngày người yêu cầu nộp đơn tại cơquan thi hành án, hoặcngày được ghi trên dấu của tố chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. Trườnghợp người yêucầugửi đơn bangphương thức gửi trực tuyến qua cống thông tin điện tử thì ngày yêu cầu là ngày gửi đơn.

Thứtư, đểđảm bảo quyền vàlợi íchhợp pháp cho người phải thi hànhán bị kê biên quyền sử dụng đất,tác giả đề xuất sửa đổi Điều 110 Luật Thi hành án dân sự 2008 theo hướng như sau:

“Chấp hànhviên chỉ kê biênquyền sử dụng đất của ngườiphải thihành án thuộc trường hợpđược chuyển quyền sử dụng theo quy định của pháp luậtvề đất đai. Trong trường hợpkê biênquyền sử dụng đấtnông nghiệp, lâmnghiệp,nuôi trồng thủy sản, đất làmmuối của người phải thi hành án làngười trực tiếp lao độngnông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối thi phải đểlạicho người phải thihành án diện tích đất đủ đảm bảo cho họ sản xuất để sinh sống trong một thời hạn nhất định”.

3.2. Một số đề xuất khác

- Tiếp tục triển khai và hoàn thiện phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê THADS trong Hệthốngcác cơ quanTHADS.

- Triển khai,khai thác sử dụng có hiệuquả các phần mềm quản lý cán bộthi hành ándânsự.

- Nghiên cứu xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu điện tử thông tin ngườiphải thi hànhán chưa có điềukiện thi hành án.

- Tiếp tục nghiên cứu xây dựngvàtriểnkhai một số phần mềm, ứng dụng nội bộ về các lĩnh vựcnhư giải quyếtkhiếu nạitố cáo, thi đua khen thưởng,phần mềm quản lý khovật chứng,...

- Xây dựng chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin về làm việc

(7)

LUẬT

tại Tổng cục và các cơ quan THADS; ban hành C(t chế, chính sách hỗ trợ kinh phí cho cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin trong hệ thống THADS. Hàng năm, tổ chức các lớp bồi dưỡng các kỳ năng về công nghệ thông tin cho đội ngũ công chức, viên chức trong toàn Hệ thống THADS (lồng ghép nội dung trong các đợt tập huấn,bồi dưỡng nghiệp vụcho các công chức của các cơquan THADS).

4. Kết luận

Thi hành ándân sựlà khâu cuốicủa quá trình tố tụng, nhằm hiện thực hóa những phán quyết của Tòa án vào thực tiễn cuộc sống; có vị trí, ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ tính nghiêm

ninh của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thực thi công lý, xây dựng một xã hội trật tự,kỷ cương và ổnđịnh. Do vậy,

hoàn thiện pháp luật thi hành án dânsự trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 là rất cần thiết vàlà tất yếukhách quan.

Để đáp ứng được các yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong quá trình hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự, ngoài việc sừađổi, bổ sung các quy định trong Luật Thihành ándân sự, Bộ Tư pháp và nhất làTổngcục Thihành án dân sự cần quan tâm đến những vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng được những yêu cầu và thách thức của đất nước và của ngànhthi hành án dân sự trong thời kỳ mới.Bêncạnh đó,Chính phủ, Bộ Tư phápcần tiếp tục quan tâm hiện đại hoáhạ tầng kỹ thuật;

xây dựng vàphát triểncác phầnmềm ứng dụng;

hoàn thiện thể chế, quy định về ứng dụng công nghệ thông tintrong thi hành án dân sự«

TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:

1 Nguyễn Công Bình (2007). Sách chuyên khảo Luật Thi hành án dần sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Công an Nhân dân, Hà Nội. Trang 11

2 Báo cáo của Bộ Tư pháp, trong giai đoạn 2005-2018, công tác THADS đã có nhiều chuyển biến tích cực. số việc đã giải quyết xong (thi hành xong, ủy thác, đình chỉ, trả đơn, miễn thi hành án) hên tổng số việc có điều kiện thi hành chiếm tỉ lệ trung binh 83% hàng năm.

3 Báo cáo cùa Trung tâm Thống kê, quản lý dữ liệu và ứng dụng công nghệ thông tin trực thuộc Tổng cục THADS, Bộ Tư pháp thì trong 11 tháng đầu năm 2020, tổng số bàn án, quyết định phải thi hành là 862.337 vụ (bao gồm 286.252 vụ được chuyển từ năm 2019 sang); tổng số có điều kiện thi hành là 688.838 vụ, trong đó đã thi hành xong được 500.323 vụ, chiếm 72,63%.

4 Chính phủ (2008), “Thông tin về pháp luật thi hành án dân sự của một số nước”, Tài liệu tham khảo phục vụ xây dựng Luật Thi hành án dàn sự, Dự án Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội (tại Trung Quốc, Luật Tố tụng dân sự trao nhiều thẩm quyền cho trong thi hành án dân sự được áp dụng biện pháp cưỡng chế để Tòa án thực hiện được nhiệm vụ, như cưỡng chế trong việc triệu tập, phạt tiền khi có vi phạm nghiêm trọng như hủy hoại tài sản, dùng vũ lực cản trở việc thi hành án. Tại Indonesia, Tòa án có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo đảm việc thi hành và có thể ấn định khoản tiền phạt đối với người phải thi hành án không chấp hành việc thi hành án. Tại Nhật Bản, Tòa thi hành và Chấp hành viên phân chia chức năng, vai trò tùy theo loại việc thi hành dàn sự. Tại Ba Lan, Chấp hành viên của Tòa án là một công chức công phối hợp làm việc với Tòa án cấp quận/huyện có thẩm quyền cưỡng chế thi hành án dân sự. ở Singapore, việc tổ chức thi hành án dân sự do Tòa án đảm nhiệm; các nhân viên thi hành án thuộc Bộ phận thi hành án của Tòa án vừa có nhiệm vụ thi hành án, vừa có nhiệm vụ tống đạt giấy tờ, thực hiện các lệnh bắt giữ; khi có bản án, người được thi hành án đến gặp người phải thi hành án để xem xét khà năng thi hành án của họ và yêu cầu họ phải thi hành; nếu người phải thi hành án không thi hành, người được thi hành án muốn được thi hành phải có đơn yêu cầu thi hành án gửi Toà án...).

SỐ 12-Tháng 5/2021 67

(8)

6 Điều 160 Luật Thi hành án dân sự 2008.

7 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự và Điều 2 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP.

8 Khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá 2018.

’Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

10Điều 119 Luật Tố tụng hành chính 2015.

11 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Chính phù đã ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị.

12 Bộ Tư pháp,Tổng cục THADS đã ban hành nhiều kế hoạch, đề án về ứng dụng công nghệ thông tin trong Hệ thống THADS, trong đó xác định rõ mục đích, yêu cầu, các nhiệm vụ cụ thể, có lộ trình, giải pháp cho cả giai đoạn (từ 2015 đến 2020) và đối với từng năm cụ thể (như: Quyết định số 3416/QĐ-BTP ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Đồ án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan THADS giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 1700/QĐ-BTP ngày 24/9/2015 ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan THADS giai đoạn 2015-2020; Quyết định số 1701/QĐ-BTP ngày 24/9/2015 ban hành Kế hoạch giai đoạn 2015-2016 triển khai thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan THADS giai đoạn 2015-2020; Quyết định sổ 1396/QĐ-TCTHADS ngày 30/12/2016 về phê duyệt kế hoạch triển khai các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong THADS năm 2017, Quyết định số 465/QĐ-TCTHADS ngày 20/3/2018 ban hành kế hoạch triển khai các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin ưong THADS năm 2018, Quyết định số 509/QĐ-TCTHADS ngày 03/5/2019 về phê duyệt kế hoạch triển khai các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong THADS năm 2019, Quyết định số 248/QĐ- TCTHADS ngày 20/3/2020 về phê duyệt kế hoạch triển khai các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong THADS năm 2020...).

TÀILIỆU THAM KHẢO:

1. Quốc hội (2013). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam năm 2013.

2. Quốc hội (2015). Bộ Luật Tố tụng dân sự nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam năm 2015.

3. Quốc hội (2008). Luật Thi hành án dân sự 2008.

4. Quốc hội (2008). Luật số 64/2014/QH13 sửa đối, bổ sung một sấ điều của Luật Thi hành án dân sự 2008.

5. Quốc hội (2015). Luật Tố tụng hành chính năm 2015.

6. Quốc hội (2014). Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.

7. Quốc hội (2014). Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014.

8. Bộ Chính trị (2019). Nghị quyết số 52-NQ/TWngày 2 7/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chỉnh sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

9. Bộ Chính trị (2020). Nghị quyết sổ 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 ban hành Chương trình hành động cùa Chỉnh phù thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 cùa Bộ Chinh trị.

10. Chính phủ (2015). Nghị định số 62/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự.

11. Chính phủ (2020). Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 16/4/2020 của Chính phù sửa đổi, bể sung một số điều cùa Nghị định số 62/2015/NĐ-CP.

(9)

LUẬT

12. Bộ Tư pháp (2016). Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANNTC-VKSNDTC ngày 01/08/2016 quy định một số vấn đề về thù tục thi hành án dân sự và phoi hợp liên ngành trong thỉ hành án dãn sự.

13. Học viện Tư pháp (2018). Giáo trình nghiệp vụ thi hành án dân sự, NXB Tư pháp.

14. Khoa Luật - Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2019). Kỷ yếu Hội thào: Luật học trước biến đối cùa thời đại, Hà Nội.

15. Nguyễn Công Bình (2007). Sách chuyên khảo Luật Thi hành án dân sự Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.

Ngày nhận bài: 2/4/2021

Ngàyphản biện đánh giá và sửa chữa: 20/4/2021 Ngàychấp nhận đăng bài: 5/5/2021

Thôngtin tác giả:

ThS. NCS. TRÀN CÔNG THỊNH

Giảng viên KhoaLuật-Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

STRENGTHENING VIETNAM’ S LAW ON CIVIL JUDGMENT ENFORCEMENT TO MEET REQUIREMENTS OF INDUSTRY 4.0

• Ph.D's student TRAN CONG THINH

Lecturer, School of Law, Vietnam National University - Hanoi Campus

ABSTRACT:

The civil judgment enforcement inVietnam has achieved many encouragingresults. However, there are still a largenumber of sentencesthathave notbeen executed, delayed execution or sentences suspended. This issue hasaffectedhumanrights, citizen's rights, and social order and stability, especiallyinthe context of Vietnam’s integration process andthe Industry 4.0. This paper points out some shortcomings in Vietnam’sLawon civil judgment enforcement and proposes somesolutions to strengthenthelawtomeetrequirementsof current situation.

Keywords: civil judgment enforcement, enforcers, limitations for requesting judgment enforcement, distraining landuse rights, Industry 4.0.

SỐ12-Tháng 5/2021 69

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Thứ hai, Điều 78 LTHADS năm 2014 chưa quy định mức trừ cho những trường hợp đặc thù bởi nếu người phải thi hành án dân sự là người được hưởng chế độ chính

- Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của T thể hiện sự hiểu biết về quyền quyền và nghĩa vụ của công dân. Qua đó T đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

Do yêu cầu cấp bách từ phía M nên A không đủ thời gian để thực hiện các thủ tục cần thiết nhằm phục vụ mục đích thẩm định giá đối với các tài sản hữu hình, tài sản lưu

Trong trường hợp tục lệ có những đòi hỏi hạn hẹp như trên, cùng với quan niệm văn bản luật là thể hiện sự chuyên chế của nhà vua như sẽ được phân tích ở

Trong khi đó ngược lại ở hệ thống pháp luật Pháp La tinh/Châu Âu phần lục địa, án lệ chỉ là nguồn giải thích của luật pháp, các bản án lâu dần tạo thành một án lệ