• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tính chất số học của đa thức trong các bài toán thi HSG Quốc Gia - Phạm Viết Huy

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tính chất số học của đa thức trong các bài toán thi HSG Quốc Gia - Phạm Viết Huy"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TÍNH CHẤT SỐ HỌC

TRONG CÁC BÀI TOÁN VỀ ĐA THỨC

Phạm Viết Huy Trường THPT Chuyên Lê Khiết – Quảng Ngãi

Các bài toán về đa thức thường xuyên xuất hiện trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới và kỳ thi Toán quốc tế IMO. Đa thức, vốn chứa đựng trong nó các yếu tố về Đại số, Giải tích, Hình học và cả các tính chất về Số học. Vì vậy, các bài toán về đa thức có thể xem như là các bài toán Tổ hợp giữa các phân môn của Toán học, đa thức đóng vai trò liên kết các phân môn đó lại với nhau thành một thể thống nhất, có thể chuyển hóa qua lại cho nhau. Và đa thức còn là một công cụ giúp chúng ta giải quyết nhiều bài toán một cách gọn gàng, đẹp đẽ. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ khai thác các bài toán về đa thức ở khía cạnh tính chất số học, đặc biệt là lớp các đa thức với hệ số nguyên. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế, nên chắc chắn bài viết còn nhiều điều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo, quý đồng nghiệp để bài viết của chúng tôi được hoàn thiện hơn.

(2)

Chúng ta bắt đầu với hai ví dụ sau đây:

Ví dụ 1: ( IMO Shortlist 2005)

Cho a, b, c, d, e, f là các số nguyên dương. Giả sử rằng S      a b c d e f là ước của các số abcdefab bc ca de ef     fd. Chứng minh rằng S là hợp số.

Giải.

Xét đa thức P x( )(xa x b x c)(  )(   ) (x d x e x)(  )(  f)Sx2QxR trong đó S      a b c d e f Q; ab bc ca de ef     fd R; abcdef . Vì theo giả thiết S Q ; S R nên S P x( ),  x .

Nói riêng, S P d( )(da d)( b d)( c).

Nếu S là số nguyên tố thì một trong 3 số d+a, d+b, d+c chia hết cho S, nhưng điều đó là vô lý, vì S max d

a d, b d, c

.

Do đó, S là hợp số.

Ví dụ 2: ( Belarus 2009)

Cho P(x), Q(x) là các đa thức hệ số nguyên khác đa thức hằng. Giả sử rằng đa thức ( ) ( ) 2009

P x Q x  có ít nhất 25 nghiệm nguyên phân biệt. Chứng minh rằng bậc của mỗi đa thức P(x), Q(x) đều không nhỏ hơn 3.

Giải.

Giả sử T

ai,1 i 25,i

là tập hợp gồm 25 nghiệm nguyên của đa thức ( ) ( ) 2009

P x Q x  .

Khi đó, ( ) ( ) 2009, 1P a Q ai i    i 25. Suy ra ( ) 2009 ; ( ) 2009, 1P ai Q ai   i 25.

Vì 20097 .412 nên 2009 có tất cả 12 ước số nguyên.

Do đó, mỗi số P a( ), (1 P a2),..., (P a25) sẽ bằng với 1 trong 12 ước số nguyên của 2009, và theo nguyên lý Dirichlet, phải có ít nhất 3 trong số 25 số P a( ), (1 P a2),..., (P a25) có giá trị bằng nhau. Không mất tổng quát, giả sử P a( )1P a( 2)P a( )3m.

(3)

Khi đó, đa thức ( )P xm có ít nhất 3 nghiệm phân biệt nên có bậc không nhỏ hơn 3, và do đó, đa thức P(x) có bậc không nhỏ hơn 3.

Tương tự, đa thức Q(x) cũng có bậc không nhỏ hơn 3. Ta có điều phải chứng minh.

Hai ví dụ trên tương đối đơn giản, tuy nhiên qua đó chúng ta thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa “số học” và “đa thức”. Ở ví dụ 1, là một bài toán số học và chúng ta đã sử dụng công cụ “đa thức” để giải quyết, còn ví dụ 2 lại là một bài toán về đa thức mà lời giải sử dụng một tính chất số học rất quen thuộc – nguyên lý Dirichlet.

Tiếp theo, chúng ta nhắc tới một tính chất cũng rất quen thuộc của đa thức hệ số nguyên.

Tính chất:

Nếu P là đa thức hệ số nguyên thì với mọi cặp số nguyên a, b (ab) ta có ( ) ( )

a b P a P b .

Ví dụ 3: (Thailand 2014)

Tìm tất cả các đa thức P với hệ số nguyên thỏa mãn P n( ) 2557n213.2014,  n *. Giải.

Dễ thấy P n( ) 1,   n *P n( )   1, n * là những đa thức thỏa mãn điều kiện bài toán.

Giả sử P là đa thức thỏa mãn bài toán và  n0 *: P n( )0 2. Gọi p là ước nguyên tố của P n( )0 .

Ta có: P n( 0) 2557n0 213.2014 và P n( 0p) 2557n0p213.2014. Do đó, p P n( 0p)P n( 0) 2557 (2557n0 p 1).

Mặt khác, vì p P n( ) 25570 n0 213.2014 nên p

2,3,19,53, 71, 2557

.

Do đó, (2557p p 1). Hơn nữa, theo định lý Fermat nhỏ, (2557p p2557), nên 2556

p . Suy ra p

2,3, 71

(vô lý).

Vậy chỉ có hai đa thức P n( ) 1,   n *P n( )   1, n * thỏa mãn bài toán.

(4)

Ví dụ 4: (IMO Shortlist 2006)

Cho P là đa thức hệ số nguyên, có bậc n1và k là số nguyên dương bất kỳ. Xét đa thức ( )Q xP xk( ), với P được tác động k lần. Chứng minh rằng có nhiều nhất n số nguyên t sao cho Q t( )t.

Giải.

Trước hết, ta chứng minh bổ đề: Nếu t là số nguyên thỏa mãn Q t( )t thì P t2( )t. Thật vậy,

Ta có P t( )t P t2( )P t( ) ...P tk( )Pk1( )t Pk1( )tP tk( ).

Pk1( )tP tk( )P t( )t nên P t( ) t P t2( )P t( )  ... P tk( )Pk1( )t . Đặt dP t( )t.

Nếu d=0 thì P t( )t, suy ra P t2( )P t( )t. Xét d 0,

Giả sử, i là chỉ số nhỏ nhất mà d  P ti( )Pi1( ) , 2t   i k, khi đó

1 2 1

( ) ( ) ( ) ( )

i i i i

P tP tP tP t , suy ra P ti( )Pi2( )t nên P t2( ) t. Ngược lại, nếu

2 1

( ) ( ) ( ) ... k( ) k ( )

dP t  t P tP t  P tP t thì P tk( ) t kdt ( mâu thuẫn).

Quay lại bài toán, giả sử rằng có (n+1) số nguyên t1   t2 ... tn tn1 thỏa mãn ( )i i, 1 1

Q tt   i n . Khi đó, theo bổ đề trên, ta có P t2( )iti, 1  i n 1.

1 i j n 1

     , ta có tit P tj ( )iP t( )j P t2( )iP t2( )j nên P t( )iP t( )j  tj ti. Theo bất đẳng thức về giá trị tuyệt đối, ta có:

1 1 ( 1) ( )1 ( 1) ( ) ( ) ( 1) ... ( )2 ( )1 1 1

n n n n n n n

t  t P t P tP t P tP tP t   P tP tt t Do đó, tất cả các hiệu P t(i1)P t( )i đều cùng dấu.

Giả sử tất cả các hiệu P t(i1)P t( )i đều cùng dấu dương, khi đó

1 1

(i ) ( )i i i, 1

P tP ttt   i n, suy ra P t(i1)ti1P t( )iti, 1  i n.

Do đó, đa thức P x( ) x

P t( )1t1

có (n+1) nghiệm phân biệt t1   t2 ... tn tn1, điều này là vô lý vìP x( ) x

P t( )1t1

là một đa thức bậc n.
(5)

Tương tự cho trường hợp tất cả các hiệu P t(i1)P t( )i đều cùng dấu âm.

Vậy ta có điều phải chứng minh.

Qua hai ví dụ 3 và 4, chúng ta thấy tính chất rất quen thuộc của đa thức hệ số nguyên trên được sử dụng để giải quyết những bài toán về đa thức không phải là “đơn giản”.

Kế đến, chúng tôi đề cập đến một định lý khá phổ biến và được ứng dụng trong nhiều bài toán thi học sinh giỏi, đó là định lý Schur.

Ví dụ 5: (Định lý Schur)

Cho P là đa thức hệ số nguyên, khác đa thức hằng. Chứng minh rằng có vô hạn số nguyên tố p thỏa mãn: ứng với mỗi p tồn tại số nguyên n sao cho p P n( ).

Giải.

Nếu P(0)0 thì p P p( ) với mọi số nguyên tố p.Khi đó, điều kiện bài toán được thỏa mãn.

Nếu P(0) 1 , giả sử chỉ có hữu hạn số nguyên tố thỏa mãn bài toán. Khi đó, gọi p là số nguyên tố lớn nhất thỏa mãn bài toán. Ta có ! ( !)p P pP(0) nên

( !) 1(mod !)

P pp . Gọi q là một ước nguyên tố của P p( !), nếu qp thì ( !) 1 !

P pp q, suy ra 1 q, vô lý, do đó q>p, nhưng điều này lại mâu thuẫn với tính lớn nhất của p. Do đó, có vô hạn số nguyên tố thỏa điều kiện bài toán.

Nếu P(0) a 0, đặt ( ) ( ) P ax

Q xa . Khi đó, Q là một đa thức hệ số nguyên với (0) 1

Q  . Theo chứng minh trên, tồn tại vô hạn số nguyên tố p mà ứng với mỗi p tồn tại số nguyên n sao cho p Q n( ). Khi đó, p P an( ).

Ta có điều phải chứng minh.

Một lần nữa, chúng ta lại sử dụng tính chất quen thuộc của đa thức hệ số nguyên để chứng minh định lý Schur. Và các ví dụ tiếp theo, cho thấy ứng dụng của định lý này trong các bài toán về đa thức.

Nhưng trước khi đi vào ví dụ tiếp theo, xin nhắc lại (không chứng minh) một định lý cũng rất nổi tiếng khác- Định lý Bezout.

(6)

Định lý Bezout: Hai đa thức ( ), ( )P x Q x nguyên tố cùng nhau trên K x

 

( K là một trường) khi và chỉ khi tồn tại các đa thức U x( ), ( )V x K x

 

sao cho

( ) ( ) ( ) ( ) 1 U x P xV x Q x  . Hệ quả:

Nếu P x( ), ( )Q x là hai đa thức hệ số nguyên và nguyên tố cùng nhau. Khi đó, tồn tại số nguyên a và 2 đa thức hệ số nguyên U, V sao cho:

( ) ( ) ( ) ( ) ,

U x P xV x Q xa  x . Ví dụ 6:

Cho P, Q là hai đa thức hệ số nguyên, khác đa thức hằng, monic, bất khả quy thỏa mãn: với n đủ lớn thì P n( ) và Q n( ) có cùng tập hợp ước nguyên tố. Chứng minh rằng

PQ. Giải.

Giả sử PQ, do P và Q là hai đa thức monic, bất khả quy nên nguyên tố cùng nhau.

Áp dụng hệ quả của định lý Bezout, tồn tại a và 2 đa thức hệ số nguyên U, V sao cho: U x P x( ) ( )V x Q x( ) ( )a,  x .

Theo định lý Schur, tồn tại vô hạn số nguyên tố p mà ứng với mỗi p tồn tại số nguyên n sao cho p P n( ). Vì P n( ) và Q n( ) có cùng tập hợp ước nguyên tố nên p Q n( ), và do đó p a. Vậy a có vô hạn ước nguyên tố, điều này là vô lý.

Vậy PQ.

Ví dụ trên là một ứng dụng rất đẹp của định lý Schur, nó được kết hợp với định lý Bezout để giải quyết bài toán.

Ngoài định lý Bezout, còn có những định lý số học khác rất hay được sử dụng trong giải toán như định lý Thặng dư Trung Hoa và định lý Dirichlet về số nguyên tố.

Các ví dụ tiếp theo là sự kết hợp giữa các định lý này và định lý Schur.

Định lý thặng dư Trung Hoa:

Cho k là một số nguyên dương và các số nguyên đôi một nguyên tố cùng nhau

1, 2,..., k

m m ma a1, 2,...,ak là các số nguyên bất kỳ. Khi đó, hệ đồng dư sau:

(7)

1 1

2 2

(mod ) (mod ) ...

(mod )

k k

x a m

x a m

x a m

 

 



 

có nghiệm duy nhất theo modulo m m1 2...mk. Định lý Dirichlet về số nguyên tố:

Cho a, b là các số tự nhiên, ( , ) 1, a ba0. Khi đó, tập hợp

an b n, 0,1, 2,3...

chứa vô hạn số nguyên tố.

Ví dụ 7: (Ukraina 2016)

Cho P, Q là hai đa thức hệ số nguyên không âm, khác đa thức hằng. Xét dãy số 2016P n( ) ( ), 1

xn  Q n n . Chứng minh rằng tồn tại vô hạn số nguyên tố p thỏa mãn:

ứng với mỗi p, tồn tại số nguyên dương m sao cho p xm. Giải.

Ta có

( ) ( ) (1) (1) ( ) (1)

2016P n ( ) 2016P n 2016P ( ) 2016P 2016P n 2016P ( )

xn  Q n   Q n    R n

trong đó R Q 2016P(1) là một đa thức hệ số nguyên, khác đa thức hằng và (0) 0

R  .

Theo định lý Schur, tồn tại vô hạn số nguyên tố p, pmax

R(0), 2016

thỏa mãn:

ứng với mỗi p, tồn tại số nguyên dương n sao cho p R n( ).

Nếu p n thì p R n( )R(0) nên p R(0), vô lý nên

p n,

1. Mặt khác,

p p,  1

1

nên theo định lý thặng dư Trung Hoa, tồn tại số nguyên m sao cho (mod ); 1(mod 1)

mn p mp .

p R n( ) và mn(mod )p nên p R m( ).

Hơn nữa, m1(modp1) nên P m( )P(1)(mod(p1)), do đó p2016P m( ) 2016P(1) (định lý Fermat nhỏ)

Suy ra p xm.

Ta có điều phải chứng minh.

(8)

Ví dụ 8:

Tìm tất cả các đa thức P hệ số nguyên thỏa mãn ( ) 2P p pp, với mọi số nguyên tố p.

Giải.

Dễ thấy nếu P là đa thức hằng thì P 1 thỏa mãn điều kiện bài toán.

Xét P không phải là đa thức hằng.

Theo định lý Schur, tồn tại vô hạn số nguyên tố p thỏa mãn: ứng với mỗi p tồn tại số nguyên n sao cho p P n( ).

Nếu p n thì p P n( )P p( ) nên p P p( ) 2pp, vô lý nên

p n,

1

Theo định lý Dirichlet về số nguyên tố, ta có thể chọn số nguyên k sao cho q n kp là số nguyên tố. Khi đó, p P q( )P n( ) nên p P q( ) 2q q 2n kp  (n kp). Kết hợp định lý Fermat nhỏ suy ra, 2p n kn.

Đặt hordp(2).

Nếu có các số nguyên k k1, 2 thỏa mãn p 2n k1np 2n k 2n thì k2k1(mod )h . Do đó, ta chỉ có thể chọn k theo một lớp thặng dư nào đó đối với modul h .

Nhưng, theo định lý Dirichlet, ta có thể chọn k sao cho số nguyên tố q=n+kp nguyên tố cùng nhau với h. Khi đó, vì h p1 nên (n k h , ) 1 , nghĩa là ta có ( ) h cách chọn lớp thặng dư đối với modul h cho k. Vô lý

Vậy chỉ có P 1 là những đa thức thỏa mãn bài toán.

Trong ví dụ trên, ngoài những định lý đã được đề cập, chúng ta còn sử dụng một khái niệm khác trong số học, đó là cấp của một số nguyên.

Bên cạnh định lý Schur, bổ đề Hensel cũng là một bổ đề có nhiều ứng dụng trong các bài toán về đa thức, đặc biệt khi chúng ta quan tâm đến số nghiệm của phương trình đồng dư theo modul là lũy thừa của số nguyên tố.

Bổ đề Hensel

Cho đa thức ( )f x hệ số nguyên và số nguyên tố p. Nếu phương trình đồng dư ( ) 0(mod )

f xp có đúng r nghiệm phân biệt x1(1),x2(1),...,xr(1) thuộc đoạn

 

1,p sao cho
(9)

 

' (1)

0(mod ), 1,

f xi  p ir thì phương trình đồng dư ( )f x 0(modpk) có đúng r nghiệm nguyên phân biệt thuộc đoạn 1, pk.

Chứng minh.

Với k=1 hiển nhiên đúng.

Giả sử khẳng định đúng với k 1. Điều đó có nghĩa là trên đoạn 1, pk, phương trình ( )f x 0(modpk) có đúng r nghiệm x1( )k ,x( )2k ,...,xr( )k

 

' ( )

0(mod ), 1,

k

f xi  p ir.

Ta cần chứng minh: f x( )0(modpk1) có đúng r nghiệm thuộc 1,pk1. Gọi x0 là một nghiệm của phương trình ( )f x 0(modpk) (1) Xét số

 

1 0 k , 0; 1

xxp t tp với t là nghiệm duy nhất của phương trình

0 '

0

( )k ( ) 0(mod )

f x f x t p

p  

Ta sẽ chứng minh x1 là nghiệm của f x( )0(modpk1) (2) Ta có

' '' ( )

0 0 2 0

1 0 1 0 1 0 1 0

( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ( ) ... ( )

1! 2! !

n

f x f x f x n

f x f x x x x x x x

       n

' '' ( )

0 0 2 0

1 0

( ) ( ) ( )

( ) ( ) ( ) ... ( )

1! 2! !

n

k k k n

f x f x f x

f x f x p t p t p t

     n

Suy ra

' 1

1 0 0

( ) ( ) ( ) k (mod k )

f xf xf x p t p

( )

( )0

! f i x

i

' 1 1

0

1 0

( ) k f x( )k ( ) (mod k ) 0(mod k )

f x p f x t p p

p

 

     

 

Vậy phương trình (2) có ít nhất r nghiệm.

Ta chứng minh phương trình có đúng r nghiệm

(10)

Thật vậy, giả sử x là nghiệm của (2), gọi x0 là nghiệm của (1). Ta có

1

0 0 0

( ) 0(mod k ) ( ) ( )(mod k) (mod k) k

f xp f xf x p  x x p  x xp t. Theo chứng minh trên thì t là nghiệm của phương trình ( )0 ' 0

( ) 0(mod )

k

f x f x t p

p  

Vậy phương trình f x( )0(modpk1) có đúng r nghiệm.

Trong phần chứng minh trên, chúng ta rút ra một nhận xét rất hay được sử dụng trong quá trình giải toán.

Nhận xét: f x( 0p tk ) f x( )0f x p t'( )0 k (modpk1). Ví dụ 9. ( VMO 2000)

Cho đa thức f x( )x3153x2111x38. Hỏi trong đoạn 1;32000 có tất cả bao nhiêu số nguyên dương a sao cho f(a) chia hết cho 32000.

Giải.

Xét phương trình f x( )0(mod 32000) (1)

Suy ra x3 1(mod 3) x 3y1 với y , y0,31999 1.

Khi đó, (1)g y( ) y352y222y 3 0(mod 31997) (2) Suy ra y=3t.

Với y3 ,t t1,319981, (2)h t( )9t3156t222t 1 0(mod 31996)

Phương trình ( ) 0(mod3)h t  có đúng một nghiệm t 2

 

1;3 h'(2)0(mod 3) nên theo bổ đề Hensel, phương trình h t( )0(mod 31996) có nghiệm duy nhất trong

1,31996

 

 . Do đó, trong 1,319981 có đúng 9 nghiệm của phương trình.

Ví dụ 10. ( Putnam 2008)

Cho p là số nguyên tố và f là một đa thức hệ số nguyên thỏa mãn

f(0), (1),..., (f f p21)

là một hệ thặng dư đầy đủ theo modulo p2. Chứng minh rằng

f(0), (1),..., (f f p31)

là một hệ thặng dư đầy đủ theo modulo p3.

Giải.

(11)

Giả sử tồn tại một số x sao cho f x'( )0(mod )p . Tồn tại y ,yp và (mod )

yx p

Khi đó, f y'( ) f x'( )(mod )pf y(  p) f y( ) pf y'( )(modp2) f y( )(modp2). Mà 0   y y p p21, điều này mâu thuẫn với

f(0), (1),..., (f f p21)

là một hệ thặng dư đầy đủ theo modulo p2.

Do đó f x'( ) 0(mod ) p  x .

Ta giả sử tồn tại 0  a b p31: ( )f af b( )(modp3). Đặt aaop a b2 1;  bo p b2 1; 0a bo, 0p2, 0a b1, 1p. Suy ra f a( 0) f b( )(mod0 p2)a0b0.

Mặt khác,

2 ' 2 ' 2 ' 3

0 1 0 0 1 0 0 1 1

0 f a( ) f b( )f a( ) p a f a( )   f b( ) p b f b( ) p f a( )(ab)(modp ) nên a1 b1 0(mod )p

Suy ra a1b1. Do đó, ab.

Vậy

f(0), (1),..., (f f p31)

là một hệ thặng dư đầy đủ theo modulo p3. Ví dụ 11: (USA TST 2010)

Cho P là đa thức hệ số nguyên thỏa mãn P(0)0 và

P(0), (1),...P

1. Chứng minh rằng có vô hạn số n sao cho

P n( )P(0), (P n 1) P(1),...

n.

Giải.

Từ điều kiện P(0)0 và

P(0), (1),...P

1, suy ra P khác đa thức hằng.

Không mất tổng quát, giả sử P'(1)0

Ta chứng minh rằng nếu p là một số nguyên tố bất kỳ sao cho p không là ước của '(1)

P thì npk thỏa điều kiện bài toán.

p P pk ( k  i) P i( ) với mọi i nên pk

P p( k)P(0), (P pk  1) P(1),...

Mặt khác theo nhận xét trong chứng minh bổ đề Hensel, ta có

(12)

( k 1) (1) '(1) k(mod k 1)

P p  PP p p .

P'(1) không chia hết cho p nên (P pk  1) P(1) không chia hết cho pk1. Cuối cùng ta chỉ ra rằng, không có số nguyên tố qp là ước số của

( k) (0), ( k 1) (1),...

P pP P p  P

Giả sử ngược lại với mọi i, ta có q P p( k  i) P i( ).

Mặt khác, ta cũng có q P q(  i) P i( ), suy ra (P iapkbq)P i( ) (mod )q với mọi số nguyên a,b.

Vì (p qk, ) 1 nên tồn tại các số nguyên a, b sao cho apkbq1, do đó ( 1) ( )

q P i P i

P(0)0 nên q P i( ) với mọi i ( mâu thuẫn với giả thiết ).

Vậy pk

P p( k)P(0), (P pk  1) P(1),...

. Ta có điều phải chứng minh.

Ở phần tiếp theo, chúng ta khai thác thêm về khía cạnh “giải tích” của đa thức, cụ thể là Công thức nội suy Lagrange.

Công thức nội suy Lagrange

Cho đa thức ( )P x có bậc nhỏ hơn n1 và n1 số thực phân biệt ,x ii 1,n1. Khi đó, ( )P x được xác định duy nhất như sau:

1 1

1 1

( ) ( ).

n n

j i

i j i j

j i

x x

P x P x

x x

 

 

Ví dụ 12: (Italian proposal to 1997 IMO)

Cho p là số nguyên tố và P x( ) là đa thức bậc d, hệ số nguyên thỏa mãn đồng thời:

i) (0)P 0; (1) 1P

ii) Với mọi số nguyên dương n thì số dư trong phép chia P n( ) cho p là 0 hoặc 1.

Chứng minh rằng d  p 1. Giải.

(13)

Giả sử d  p 2. Áp dụng công thức nội suy Lagrange với (p-1) mốc nội suy

, 0, 2

xii ip , ta được

2 2

0 0

( ) ( ).

p p

i j

j i

x j

P x P i

i j

 

 

 Suy ra

2

1 0

( 1) ( ).( 1)

p

p i i p i

P p P i C

 

Do p nguyên tố nên Cip1  ( 1) (mod ) i p  i 0,p2 Do đó,

2

0

( 1) ( )(mod )

p

i

P p P i p

  

Suy ra

1

0

( ) 0(mod )

p

i

P i p

 . Nhưng từ điều kiện i) và ii) ta lại có 1

0

( ) (mod )

p

i

P i k p

với k

1, 2,...,p1

. Điều mâu thuẫn này, suy ra d  p 1. Ví dụ 13:

Chứng minh rằng không tồn tại đa thức P hệ số thực, degP n 1 sao cho P m( ) là số nguyên tố với mọi số nguyên dương m.

Giải.

Giả sử tồn tại đa thức P thỏa điều kiện bài toán.

Trước hết, ta chứng minh n P x! ( )

 

x .

Thật vậy, theo công thức nội suy Lagrange, ta có:

0 0

( ) ( ).

n n

i j

j i

x j

P x P i

i j

 

 

Nên

 

0

( ) ( 1)

! ( ) ( 1)...( )

i n i

n

n i

P i C

n P x x x x n x

x i

    

Chọn hai số nguyên tố p,q,p q, n sao cho P a( ) p P b, ( )q a b, ,  *. Theo định lý thặng dư Trung Hoa thì tồn tại c* sao cho:

(mod ) (mod )

c a p

c b q

 

 

! ( ) ! ( ) 0(mod )

! ( ) ! ( ) 0(mod )

n P c n P a p

n P c n P b q

 

    n P c! ( )0(modpq)

(14)

Điều này là vô lý, vì ( )P c là số nguyên tố và

n pq!,

1.

Ta có điều phải chứng minh.

Phần cuối của bài viết, chúng ta đề cập đến các khía cạnh cũng rất hay gặp của đa thức, đó là nghiệm của đa thức ( ở đây chúng ta xét đến nghiệm nguyên) và tính bất khả quy của đa thức.

Ví dụ 14: (IMO 1974)

Cho đa thức P(x) có bậc m>0 và có hệ số nguyên. Gọi n là số tất cả các nghiệm nguyên phân biệt của hai phương trình P x( ) 1 và P x( ) 1. Chứng minh rằng

2 n m . Giải.

Nhận xét: Xét hai đa thức A(x) và B(x), với các hệ số nguyên, chúng giống nhau hoàn toàn, chỉ trừ hai số hạng tự do là hơn kém nhau 2 đơn vị.

Giả sử r và s là nghiệm nguyên tương ứng của hai đa thức, nghĩa là A(r)=0 và B(s)=0.

Suy ra (rs) 2, do đó r và s hơn kém nhau 1 hoặc 2 đơn vị.

Quay lại bài toán, giả sử r là nghiệm nguyên bé nhất trong tất cả các nghiệm nguyên của hai phương trình P x( ) 1 và P x( ) 1.

Vì đa thức bậc m có không qua m nghiệm phân biệt và theo nhận xét trên, nếu r là một nghiệm nguyên của phương trình này và s là một nghiệm nguyên của phương trình kia thì s=r hoặc s=r+1 hoặc s=r+2.

Do đó, phương trình thứ hai chỉ có thêm nhiều nhất là 2 nghiệm nguyên phân biệt nữa.

Vậy n m 2.

Ví dụ 15: (Romani TST 2007)

Cho n ,n3 và đa thức f x( )xnan1xn1 ... a x1  a0

 

x thỏa mãn a0 chẵn, akan k chẵn với mọi k=1,2,...,n-1.

Giả sử thêm rằng tồn tại hai đa thức g x h x( ), ( )

 

x thỏa mãn deggdegh, mọi hệ số của h(x) đều lẻ và f(x)=g(x)h(x) với mọi x.

Chứng minh rằng f(x) có ít nhất một nghiệm nguyên.

Giải.

(15)

Giả sử deggj, deghk, 1 j k j,  k n

0 1 0 1

( ) ... j j, ( ) ... k k

g x  b b x b x h x  c c x c x . Ta có: f x( )

b0b x1  ... b xj j



c0c x1  ... c xk k

Đồng nhất hệ số, ta có b0  b1 ... bj1aj1b1  ... bj ak1

Giả sử j-1>0, khi đó theo giả thiết aj1ak1 chẵn nên b0bj 1(mod 2)

a0 chẵn nên c0 chẵn (mâu thuẫn giả thiết). Do đó, j=1, mà bj  1 nên g(x) có nghiệm nguyên. Suy ra f(x) cũng có nghiệm nguyên.

Ví dụ 16: (Romanian TST 2003)

Cho đa thức ( )f x monic, hệ số nguyên, bất khả quy và f(0) không phải là số chính phương. Chứng minh rằng g x( ) f x( 2) cũng là đa thức bất khả quy.

Giải.

Giả sử ta có phân tích g x( ) f x( 2) p x q x( ). ( ) với p, q là 2 đa thức monic có hệ số nguyên và bậc không nhỏ hơn 1.

Gọi  là một nghiệm ( thực hoặc phức ) của f x( ) thì (p ). (q ) f( ) 0. Không mất tổng quát, giả sử (p )0.

Đặt

0

( ) ,

k i

i i

i

p x a x a

thì

0

0

k i i i

a

 . Do đó, tồn tại các đa thức hệ số nguyên t, u thỏa mãn ( )t    . ( )u 0.

Do f là đa thức bất khả quy và degudeg f nên theo định lý Bezout, tồn tại số nguyên m và hai đa thức hệ số nguyên s, r sao cho:

( ) ( ) ( ) ( ) ,

s x u xr x f xm  x . Suy ra ( ) ( )s  um nên

2 2

2

( ) ( ) ( ) ( )

s t s t

m m

   

     . Đặt  1, 2,...,n là các nghiệm của đa thức f thì

2 2 2 2 2 2

1 1 2 2

1 2 2

( ) ( ) ( ) ( ) ... ( ) ( )

... n s t s t n s n t n

m

     

   

là bình phương của một số hữu tỉ.

(16)

Hơn nữa, f(0)    1 2... n là số nguyên nên f(0) là số chính phương, trái giả thiết.

Do đó, ta có ( )g x bất khả quy.

Ví dụ 17.

Cho đa thức hệ số nguyên f x( )a xn nan1xn1 ... a x1a0 thỏa mãn

0 1 2 ... n

aaa   aa0 là số nguyên tố thì f(x) bất khả quy.

Chứng minh.

Giả sử f(x) có nghiệm z thỏa z 1 thì a0a zn nan1zn1 ... a z1a1  ... an , mâu thuẫn. Do đó, tất cả các nghiệm của f đều có module lớn hơn 1.

Giả sử f x( )P x Q x( ) ( ), với P, Q là hai đa thức hệ số nguyên có bậc không nhỏ hơn 1.

a0f(0)  P(0) Q(0) mà a0 là số nguyên tố nên P(0) 1 hoặc Q(0) 1. Không mất tổng quát, giả sử P(0) 1.

Gọi b là hệ số cao nhất của P và z z1, 2,...,zk là tất cả các nghiệm của P.

Khi đó 1 2 1

... k 1

z z z

b  , mâu thuẫn vì tất cả các nghiệm của P cũng là nghiệm của f.

Vậy đa thức P(x) bất khả quy.

(17)

Bài tập đề nghị

Bài 1. (Iran TST 2003)

Cho f x f x1( ), 2( ),..., f xn( )là n đa thức với hệ số nguyên khác 0. Chứng minh rằng tồn tại đa thức P(x) hệ số nguyên, khả quy trên sao cho với mọi  i 1;n ta luôn có

( ) i( )

P xf x là đa thức bất khả quy trên . Bài 2.

Cho đa thức P x( )x311x287xm m,  . Chứng minh rằng với mọi m, tồn tại số nguyên n sao cho P n( ) 191.

Bài 3. (IMO Shortlist 2005)

Cho đa thức hệ số nguyên P x( )a xn nan1xn1 ... a x1a0 trong đó an 0,n2. Chứng minh rằng tồn tại số nguyên dương m sao cho P m( !) là hợp số.

Bài 4. (Iran TST 2009)

Tìm tất cả các đa thức f(x) hệ số nguyên sao cho với mọi số nguyên tố p và mọi cặp số tự nhiên (a,b) thỏa mãn p ab1 ta luôn có p f a f b( ) ( ) 1 .

Bài 5. (IMO Shortlist 2011)

Cho P(x) và Q(x) là 2 đa thức hệ số nguyên, nguyên tố cùng nhau. Giả sử rằng với mọi số nguyên dương n, P(n), Q(n) cũng là các số nguyên dương và 2Q n( )1 3P n( )1. Chứng minh rằng Q(x) là đa thức hằng.

Bài 6. (IMO Shortlist 2006)

Cho P(x) là đa thức hệ số nguyên, khác đa thức hằng. Chứng minh rằng không tồn tại hàm số T:  sao cho số các số nguyên x thỏa Tn( )xx bằng với P(n) với mọi

1 n .

Bài 7. (IMO Shortlist 2012)

Với mỗi số nguyên không âm n, ta định nghĩa rad(n)=1 nếu n=0 hoặc n=1 và

1 2

( ) ... k

rad np p p trong đó p1p2  ... pk là tất cả các thừa số nguyên tố của n.

Tìm tất cả các đa thức f(x) với hệ số nguyên không âm sao cho

( )

  ( rad n( ) , 0

rad f n rad f n  n .

(18)

Bài 8. (IMO Shortlist 2002)

Tìm tất cả các cặp số nguyên dương m n, 3 sao cho tồn tại vô hạn số nguyên dương

a thỏa 2 1

1

m n

a a

a a

  

  . Bài 9. (IMO Shortlist 2002)

Cho P(x) là đa thức bậc 3 hệ số nguyên. Giả sử rằng xP x( ) yP y( ) với vô hạn cặp số nguyên (x,y), xy. Chứng minh rằng đa thức P(x) có nghiệm nguyên.

Bài 10. (Iran TST 2007)

Tồn tại hay không dãy số tự nhiên a a a0, ,1 2,... sao cho với mỗi ij thì

a ai, j

1

với mỗi n, đa thức

0

( )

n i i i

f x a x

bất khả quy trên . Bài 11.

Tìm tất cả các đa thức f với hệ số nguyên sao cho ( )f n f m( )n m, m n,  .

(19)

Tài liệu tham khảo

[1] T. Andreescu and D. Andrica, 2009, Number Theory: Structures, Examples and Problems.

[2] G. H. Hardy and E. M. Wright, 2008, An Introduction to the Theory of Numbers, 6th Edition.

[3] K. Ireland, M. Rosen, 1990, A classical introduction to modern number theory, Second Edition.

[4] Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Đức Anh, 2013, Tính chất số học của đa thức.

[5] http://www.artofproblemsolving.com/Forum/

(20)

Bài viết không phải là những điều gì mới mẻ, nó được thực hiện với mục đích cho thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa “số học” và “đa thức”, cũng như việc sử dụng các tính chất số học thông qua những định lý để giải quyết các bài toán về đa thức. Các ví dụ được tập hợp như một tài liệu để phục vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như để chia sẻ một số kinh nghiệm ít ỏi mà tác giả tích lũy và học hỏi được qua quá trình rèn luyện của bản thân. Một lần nữa, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo, quý đồng nghiệp và các em học sinh.

5] http://www.artofproblemsolving.com/Forum/

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2 ): Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được

Nếu biết sử dụng thành thạo máy tính sẽ tiết kiệm được thời gian làm bài, giúp học sinh tự tin hơn trong việc lựa chọn đáp án vì tính toán bằng máy cho kết quả chính

Trong bài toán trên ta đã sử dụng phương pháp tạo hình ẩn, tức là từ hình đa diện ban đầu, tạo thêm những điểm mới để tạo ra hình đa diện mới ở đó tính chất

- Sử dụng tính chất tam giác vuông cân, định lí Pytago, hệ thức lượng trong tam giác vuông và tỉ số lượng giác của góc nhọn trong tam giác vuông để tính góc... Vậy có 2 số

Mục ấy đã hướng dẫn các bạn cách xác định (họ) nghiệm đẹp của PT lượng giác. Bởi vì không có nghĩa là việc phân tích PT lượng giác trong mục này sẽ nhất thiết phải