• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

THÁNG 11/2020

TUẦN 9: Thứ 2 ngày 02/11/2020 tại lớp MG 3 tuổi C1 I. TÊN HOẠT ĐỘNG: Thể dục.

VĐCB: “Bật tiến về phía trước”

TCVĐ: “ Bắt bóng ”

Hoạt động bổ trợ: Bài hát “Gia đình gấu”

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết bật liên tục về phía trước theo hiệu lệnh của cô - Trẻ biết cách chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:

- Rèn sự khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ

- Phát triển cơ bắp của chân, khả năng giữ thăng bằng của cơ thể.

3. Giáo dục thái độ:

- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, có tính kỷ luật trật tự trong giờ học, trẻ vui chơi đúng luật.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng – đồ chơi cho giáo viên và trẻ:

- Sân tập bằng phẳng sạch sẽ.

- Vạch xuất phát và vạch đích - Bóng 5 quả

2. Địa điểm tổ chức:

- Ngoài trời

III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức, giới thiệu bài

- Cô cùng trẻ hát bài: “ Gia đình gấu”

- Trong bài hát nói đến những ai?

- Gia đình các con gồm những ai?

- Con có yêu quý ông bà bố mẹ của mình

(2)

không?

*Giáo dục trẻ chăm ngoan, nghe lời ông bà bố mẹ.

- Bây giờ cô và các con cùng rèn luyện để có sức khỏe tốt nhé!

* Kiểm tra sức khỏe.

2. Nội dung.

2.1 Hoạt động 1: Khởi động

Cô và trẻ đi kết hợp các kiểu đi thường, lên dốc, xuống dốc, qua hang,chạy chậm, chạy nhanh, về xếp hàng theo tổ dãn cách đều.

2.2 Hoạt động 2: Trọng động a. Bài tập phát triển chung:

- Động tác tay2: Hai tay đưa sang ngang, đưa lên cao

- Động tác chân3: Từng chân đưa lên trước, ra sau, sang ngang

- Động tác bụng:1 Đứng cúi người về phía trước tay chạm ngón chân

- Động tác Bật:Bật tách khép chân

b. Vận động cơ bản: Bật tiến về phía trước + Chuyển đội hình thành 2 hàng dọc, quay mặt vào nhau.

+ Cô giới thiệu vận động: Bật tiến về phía trước

+ Cô thực hiện mẫu lần 1: Chậm

+ Cô thực hiện mẫu lần 2: Đứng trước vạch xuất phát, 2 tay chống hông, đầu không cúi, mắt nhìn thẳng, khi có hiệu lệnh cô bật liên tục về phía trước đến vạch đích sau đó về cuối hàng đứng.

+ Cô thực hiện lại + Mời 2 trẻ tập thử

- Trẻ khởi động

- Trẻ tập 2 lần x 4 nhịp - Trẻ tập 4 lần x 4 nhịp - Trẻ tập 2 lần x 4 nhịp - Trẻ tập 4 lần x 4 nhịp - Trẻ chuyển đội hình - Quan sát

- Quan sát – lắng nghe

- Trẻ quan sát - 2 trẻ làm thử

(3)

+ Cho trẻ thực hiện 2 lần. Lần 2 cho trẻ thi đua đi lên lấy đúng đồ dùng trong gia đình.

+ Cô quan sát theo dõi sửa sai trẻ thực hiện.

c. Trò chơi vận động: “ Bắt bóng” :

- Cách chơi: Cô chuẩn bị 5 quả bóng, các con sẽ đuổi theo bóng đang lăn, khi nào bóng dừng thì bắt bóng bằng 2 tay, ai bắt được bóng người đó thắng cuộc.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2.3 Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng 3. Kết thúc:

- Hỏi trẻ hôm nay các con được tập bài vận động gì?

- Được chơi trò chơi gì?

- Nhận xét – Tuyên dương.

- Cô hướng trẻ chuyển sang hoạt động khác.

- Thực hiện

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi trò chơi - Trẻ đi lại nhẹ nhàng

- Bật tiến về phía trước - Bắt bóng

(4)

II. TÊN HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG GÓC

1. Mục đích yêu cầu

- Trẻ bước đầu biết nhập vai chơi và thể hiện vai chơi của mình - Trẻ biết chơi đoàn kết với bạn và biết nhường nhịn trong khi chơi

- Trẻ biết thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong, biết bảo vệ và giữ gìn đồ chơi - Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp trong khi chơi

- Rèn cho trẻ khả năng sáng tạo, phát huy tính tích cực sáng tạo trong khi chơi 2. Chuẩn bị

- Đồ chơi xếp hình, đồ chơi nấu ăn, cây xanh, thảm cỏ

- Đất nặn, bảng con, máy tính, một số trò chơi trên máy tính. Sách tranh về chủ đề

- Giấy màu, giấy gam, bút màu,vở tạo hình 3. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ

1. Trò chuyện với trẻ

- Cô và trẻ cùng hát bài “ vui đến trường” và trò chuyện.

- Con vừa hát bài hát gì?

- Khi đến trường con thấy có vui không?

- Đến trường con thấy có những ai

- Các cô giáo làm công việc gì, các bạn học sinh như thế nào?

- Ai chơi ở góc phân vai….

- Khi chơi con sẽ chơi như thế nào?, Khi chơi xong con sẽ phải làm gì?

- Cho trẻ nhẹ nhàng đi về góc 2. Giới Thiệu góc chơi

Cô gần gũi trẻ trò chuyện về các góc chơi. Giới thiệu nội dung chơi trong các góc chơi.

- Hàng ngày ở trường ai là người nấu cơm cho chúng mình ăn?

- Bây giờ con có muốn đóng vai làm bác cấp dưỡng nấu cơm cho các bạn ăn không?

- Hát cùng cô và các bạn - Trả lời câu hỏi

- Các cô cấp dưỡng

- Trả lời câu hỏi

(5)

- Để nấu được các món ăn bác cấp dưỡng phải có những đồ dùng gì?

- Đúng rồi đấy, thế con có biết ai đã xây dựng lên ngôi trường này không?

- Hôm nay con cùng đóng vai làm bác cấp dưỡng, bác thợ xây….. nhé

- Các bác thợ xây chơi ở góc nào, các bác xẽ dùng những đồ dùng gì để xây nhà……

- Các bác cấp dưỡng làm việc ở đâu?... Ai thích chơi ở góc xây dựng?

3. Trẻ chọn góc chơi

- Hỏi trẻ thích chơi góc nào? Vì sao? Cho trẻ đến bên góc chơi.

4. Phân vai cho góc chơi - Cô phân vai chơi cho trẻ

- Khi chơi xong chúng mình phải làm gì?

- Cho trẻ về góc chơi

5. Quan sát hướng dẫn trẻ chơi, chơi cùng trẻ - Cô đến góc chơi, chơi cùng với trẻ hướng dẫn trẻ tô màu, cắt xé dán đồ chơi như: đường đến lớp, trang trí giá đồ chơi.

- Hướng dẫn trẻ cách cầm bút, cách mở vở và cách quan sát tranh.

- Hướng cho những trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn rủ bạn cùng chơi.

- Cô quan sát theo dõi và động viên trẻ chơi.

Khuyến khích sự sáng tạo của trẻ. 6. Nhận xét sau khi chơi.

- Cô cho đi quan sát từng nhóm chơi - Trẻ tự giới thiệu sản phẩm chơi - Cô nhận xét chung

7. Kết thúc:

- Cô nhận xét tuyên dương những trẻ chới tốt, thành thạo. Cho trẻ thu dọn đồ chơi.

- Trẻ trả lời

- Chơi đoàn kết

Nhận xét kết quả chơi các góc

Thứ 6 ngày 06/11/2020 tại lớp MG 4 tuổi B1

(6)

I. TÊN HOẠT ĐỘNG: Tạo hình “Vẽ ngôi nhà” (mẫu) Hoạt động bổ trợ: Bài hát: Nhà của tôi, ngôi nhà xinh I. Mục đích - yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết đặc điểm chính của ngôi nhà gồm có: mái nhà, tường, cửa ra vào, cửa sổ

- Trẻ biết có nhiều các kiểu nhà khác nhau: nhà mái ngói, nhà một tầng, nhà hai tầng

- Trẻ biết vẽ các nét thẳng, nét xiên, nét ngang... phối hợp để tạo thành các phần của ngôi nhà.

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết sắp xếp bố cục hợp lý, cân đối trên trang giấy.

- Trẻ tô màu đều, mịn, không chờm ra ngoài đường viền hình vẽ.

- Trẻ cầm bút đúng cách và ngồi đúng tư thế khi vẽ 3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú học, chú ý tập trung trong giờ học, hăng hái phát biểu.

- Trẻ thêm yêu quý gia đình và biết giữ gìn cho ngôi nhà thêm sạch đẹp, gọn gàng

- Trẻ biết yêu cái đẹp và biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô và trẻ - Tranh mẫu của cô:

- Nhạc bài hát: Nhà của tôi, ngôi nhà xinh - Que chỉ, bảng

- Giấy A4, bút sáp màu, bút dạ - Giá treo sản phẩm.

2. Địa điểm tổ chức:

- Trong lớp học.

III. Tổ chức hoạt động

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức

- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ngôi nhà xinh”.

- Ngôi nhà che nắng che mưa, bức tường cao thấp chắn mưa tối ngày, cửa xinh đón nắng vào nhà, cửa rộng để mở ra vào tự do.

- Các con vừa chơi trò chơi gì?

- Mọi người ai cũng có một ngôi nhà thân yêu của mình

- Trẻ chơi trò chơi

(7)

- Vậy bạn nào kể về ngôi nhà của mình cho cô và các bạn cùng biết nào.

- Cô và trẻ cùng trò chuyện về ngôi nhà của trẻ.

2. Hướng dẫn

2.1. Hoạt động 1: Quan sát tranh.

- Cô cho trẻ quan sát ngôi nhà mái ngói.

+ Các con ơi cô có bức tranh vẽ gì đây?

+ Ai có nhận xét gì về bức tranh?

Các con thấy tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào, mái ngói được vẽ bằng nét gì?

+ Ai có thể nhận xét về màu sắc của ngôi nhà? Cô sử dụng màu sắc gì để tô?

+ Bức tranh được tô như thế nào?

+ Để bức tranh thêm đẹp phía trên ngôi nhà cô còn vẽ gì? Xung quanh ngôi nhà còn có gì?

* Cô vẽ mẫu:

- Khi vẽ cô cầm bút bằng tay phải.

- Cô dùng nét thẳng, nét ngang để vẽ tường nhà, nét xiên để vẽ mái nhà.

- Ngôi nhà còn thiếu gì nhỉ?

- Cô vẽ một hình chữ nhật ở chính giữa khung nhà để làm cửa ra vào bằng hai nét thẳng và một nét ngang phía trên, phía dưới, cửa sổ cô vẽ là hai hình vuông nhỏ ở hai bên cửa ra vào. Để ngôi nhà thêm sinh động cô phải làm gì nữa?

- Cô vẽ thân cây là hai nét xiên, tán lá vẽ nét cong khép kín, cô vẽ thêm hoa cỏ là những nét xiên nhỏ.

- Cô đã vẽ xong ngôi nhà rồi, tiếp theo cô còn phải làm gì nữa?

- Cô vừa tô màu, vừa hỏi trẻ? Cô tô màu gì? Cô tô như thề nào? ( Cô vừa tô vừa nói)

- Trẻ trò chuyện

- Trẻ quan sát và nhận xét

- Chú ý theo dõi cô vẽ mẫu

(8)

* Cho trẻ thao tác trên không.

- Cho trẻ vẽ trên không vẽ tường nhà bằng hai nét thẳng , nét ngang làm nền nhà, tiếp theo vẽ nét xiên để làm mái nhà

- Cho trẻ vẽ cửa ra vào và cửa sổ là những hình chữ nhật và hình vuông.

2.2. Hoạt động 2: Trẻ thực hiện.

- Cô cho tự đi lấy đồ dùng và trẻ về nhóm vẽ theo ý thích.

- Cô quan sát trẻ vẽ, động viên khuyến khích trẻ vẽ sáng tạo đồng thời gợi ý cho trẻ còn lung túng cách vẽ.

2.3. Hoạt động 3: Trưng bày và chia sẻ sản phẩm.

- Cho trẻ mang sản phẩm làm được gắn vào khung tranh.

- Cho trẻ quan sát thảo luận về sản phẩm của mình và của bạn.

- Hỏi trẻ:

- Đâu là bài của con?

- Cô cho 2-3 bạn lên giới thiệu về bài của mình.

- Các con thích bài của bạn nào?

- Vì sao con thích?

- Cô chia sẻ những cảm nghĩ của mình về sản phẩm của mình

3. Kết thúc.

- Hát: nhà của tôi

- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ

- Trẻ thực hiện

- Trẻ cầm sản phẩm lên trưng bày

- Nhận xét bài của mình của bạn

- Trẻ hát

II. TÊN HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

(9)

Hoạt động có chủ đích: Làm con trâu bằng lá mít.

Trò chơi vận động: Nhảy lò cò

Chơi tự do: Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời.

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết làm con trâu bằng lá mít - Trẻ biết chơi trò chơi.

- Giáo dục trẻ giữ gìn sản phẩm của mình của bạn II. Chuẩn bị:

- Lá mít

III. Tổ chức hoạt động:

Hướng dẫn của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định, gây hứng thú:

- Cô giới thiệu buổi chơi:

+ Đã đến giờ chơi ngoài trời rồi. Hôm nay các bạn thích chơi gì nào?

- Cô kiểm tra trang phục, sức khỏe của trẻ.

2. Hoạt động có mục đích: Làm con trâu bằng lá mít.

- Cô cho trẻ quan sát con trâu bằng lá mít mà cô đã làm.

- Đây là con gì?

- Con trâu làm bằng gì?

- Chúng ta có muốn tự làm được một con trâu bằng lá mít không?

- Làm như thế nào?

- Cô hướng dẫn trẻ làm con trâu bằng lá mít - Hỏi trẻ biết cách làm chưa?

- Cô cho trẻ tự làm con trâu bằng lá mít.

- Cô quan sát và giúp đỡ trẻ lúng túng khi thực hiện

- Cho trẻ nhận xét con trâu của các bạn.

- Cô nhận xét chung

- Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ nói ý tưởng - Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện

(10)

- Giáo dục trẻ biết yêu thích sự sáng tạo 3. Trò chơi vận động: Nhảy lò cò

- Cô giới thiệu tên trò chơi: Nhảy lò cò

- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi - Tổ chức cho trẻ chơi.

- Động viên khuyến khích trẻ khi chơi.

4. Chơi tự do:

- Trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát trẻ.

5. Kết thúc:

- Cô nhận xét, tuyên dương.

- Cho trẻ đi rửa tay.

- Trẻ nghe - Trẻ chơi

- Trẻ chơi tự do

 

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

PHẦN 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật.. PHẦN 2: Gấp đầu và cánh máy bay PHẦN 3: Làm thân và đuôi

– Phổ biến trong viễn thông, điều khiển, hệ thống điện, điện tử, … – Khi biết được các thông số của một mạng hai cửa, ta sẽ coi nó. như một “hộp đen” Æ rất thuận tiện

2) Một người cần phải làm cái cửa sổ mà phía trên là hình bán nguyệt, phía dưới là hình chữ nhật, có chu vi là 8 ( là chu vi hình bán nguyệt cộng với chu vi hình chữ

Thứ … ngày … tháng … năm 20.. Bài 1: Vẽ các đoạn thẳng như hình dưới đây. Dùng thước thẳng và bút kéo dài các đoạn thẳng về hai phía để được đường thẳng, rồi ghi

• Màu sắc trong hình vuông này như

Chuyển dịch ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E.. Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với

- Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy. Khi đó, ta cũng nói: Hai điểm A, B

Lia bút lên khoảng giữa thân chữ A đặt bút viết nét lượn ngang từ trái sang phải.. Viết