• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 05/03/2022 Tiết: 34 CHỦ ĐỀ. ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN - QUANG

Tổng số: 02 tiết

Bài 39: ĐÈN HUỲNH QUANG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Trình bày được cấu tạo, đặc điểm và nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang.

- Phân biệt được đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang.

- Nêu được cấu tạo của chấn lưu và tắc te.

- Trình bày được cách sử dụng đèn huỳnh quang.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận thức công nghệ: Nhận biết cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang; đặc điểm đèn huỳnh quang.

- Giao tiếp công nghệ: Đọc được thông tin, kí hiệu trên đèn huỳnh quang.

- Sử dụng công nghệ: Thực hiện các quy tắc an toàn về điện khi sử dụng đèn huỳnh quang.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến đèn điện, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1.Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A4, phiếu học tập, đề kiểm tra, đèn huỳnh quang.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm

(2)

- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1’)

Lớp Sĩ số Ngày dạy

8A 10/03/2022

2. Kiểm tra bài cũ(3’)

- Trình bày đặc điểm cấu tạo và nguyên lí hoạt động của đèn sợi đốt?

3. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Giới thiệu bài học (4’) a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới.

b. Nội dung: Giới thiệu đèn huỳnh quang.

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân.

d. Tổ chức thực hiện:

- Quan sát m t số lo i đèn huỳnh quang. Quan sát bóng đèn đang s d ng trong l p h cử ụ

Năm 1879 nhà bác h c Mỹ&: Thosmat EdiSon đã phát minh ra đèn s i đốt đầ-u tiên . Sáu m ươi năm sau (1939), đèn huỳnh quang xuầt hi n đ khăc ph c nh ng nh ược đi m c a đèn s i đốt. V ỹ nh ng nh ược đi m c a đèn s i đốt, nh ng u đi m c a đèn huỳnh quang là gì ta nghiên c u bài ư hốm naỹ.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nội dung: Tìm hiểu đèn huỳnh quang(27’)

(3)

a.Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn huỳnh

quang. Trình bày được các đặc điểm của đèn huỳnh quang. Nêu số liệu kỹ thuật và cách sử dụng đèn huỳnh quang. Trình bày được cấu tạ, nguyên lý hoạt động, đặc điểm của đèn conpac huỳnh quang.

b. Nội dung: Đèn huỳnh quang. Đèn conpac huỳnh quang.

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân. Hoàn thành phiếu học tập. Báo cáo nhóm.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của đèn huỳnh quang

Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa ra PHT2 và yêu cầu HS

hoàn thành trong thời gian 2 phút.

HS nhận nhóm và nhận nhiệm vụ.

II. Đèn huỳnh quang 1.Cấu tạo

- Đèn huỳnh quang có hai bộ phận chính: Ống thủy tinh và hai điện cực.

a. Ống thủy tinh b. Điện cực

- Làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn.

2. Nguyên lý làm việc

Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác động vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng

Thực hiện nhiệm vụ HS nhận PHT2 và hoàn thành phiếu.

GV yêu cầu HS trao đổi PHT2 cho nhau.

HS đổi phiếu cho nhau.

GV chiếu đáp án và yêu cầu HS chấm điểm PHT2 của bạn.

Chấm xong đưa lại cho GV.

HS chấm điểm, đưa lại cho GV.

Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

HS nhận xét bài của bạn.

Kết luận và nhận định GV nhận xét phần trình bày HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu đặc điểm của đèn huỳnh quang Chuyển giao nhiệm vụ

(4)

GV chia lớp làm 4 nhóm và yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận nội dung về đặc điểm của đèn huỳnh quang.

HS nhận nhóm và nhận nhiệm vụ.

GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét và bổ sung kết quả của nhóm bạn.

3.Đặc điểm của đèn sợi đốt - Hiện tượng nhấp nháy

- Hiện tượng phát quang: Khoảng 20%

đến 25% điện năng tiêu thụ của đèn được biến đổi thành quang năng.

- Tuổi thọ của đèn huỳnh quang khoảng 8000 giờ

Thực hiện nhiệm vụ

HS phân công nhiệm vụ và thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ.

GV theo dõi, hỗ trợ HS khó khăn.

Báo cáo, thảo luận

Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm mình. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét phần trình bày HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.

Nhiệm vụ 3. Tìm hiểu số liệu kỹ thuật và sử dụng của đèn huỳnh quang Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau GV đàm thoại nêu các số liệu kỹ thuật trên đèn sợi đốt.

? Nêu cách sử dụng đèn huỳnh quang HS nhận nhiệm vụ.

4. Số liệu kỹ thuật

- Điện mức điện áp: 127V; 220V - Chiều dài ống 0,6m, công suất 18W, 20W

- Chiều dài ống 1,2m, công suất 36W, 40W

5. Sử dụng

- Chiếu sáng phòng ngủ, nhà tắm, nhà bếp, bàn làm việc.

Thực hiện nhiệm vụ HS tự suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

GV theo dõi, hỗ trợ HS khó khăn.

Báo cáo, thảo luận 1-2 cá nhân HS trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét phần trình bày HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.

Nhiệm vụ 4. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đặc điểm của đèn conpac huỳnh quang

Chuyển giao nhiệm vụ

(5)

Giáo viên phát cho mỗi HS 01 tờ giấy A5. GV yêu cầu HS ghi tên của mình lên góc trên cùng bên trái của tờ giấy.

Nhiệm vụ của mỗi HS là trong thời gian 2 phút mô tả cấu tạo, nguyên lý hoạt động, đặc điểm của đèn compac huỳnh quang

II. Đèn compac huỳnh quang - Cấu tạo: Chấn lưu đặt trong đuôi đèn.

- Nguyên lý hoạt động: Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác động vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng.

- Đặc điểm: Hiệu suất phát quang gấp 4 lần đèn sợi đốt.

Thực hiện nhiệm vụ HS nhận phiếu trả lời, ghi tên lên phiếu. Ghi ý kiến lên phiếu trong thời gian 2 phút.

Kết thúc 2 phút GV yêu cầu HS đưa phiếu trả lời của HS cho bạn.

HS đưa phiếu cho bạn bên cạnh.

Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

HS nhận xét bài của bạn.

Kết luận và nhận định GV nhận xét phần trình bày HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.

Nhiệm vụ 5. Tìm hiểu so sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang

Chuyển giao nhiệm vụ GV đưa ra PHT3 và yêu cầu HS

hoàn thành trong thời gian 2 phút.

HS nhận nhóm và nhận nhiệm vụ.

III. So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang

So sánh ưu, nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang

Thực hiện nhiệm vụ HS nhận PHT3 và hoàn thành phiếu.

GV yêu cầu HS trao đổi PHT3 cho nhau.

HS đổi phiếu cho nhau.

GV chiếu đáp án và yêu cầu HS chấm điểm PHT3 của bạn.

Chấm xong đưa lại cho GV.

HS chấm điểm, đưa lại cho GV.

Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

HS nhận xét bài của bạn.

Kết luận và nhận định GV nhận xét phần trình bày HS.

(6)

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ, ghi nội dung vào vở.

Hoạt động 3: Luyện tập (5’)

a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đèn huỳnh quang.

b. Nội dung: Đèn huỳnh quang

c. Sản phẩm: Hoàn thành bài kiểm tra.

d. Tổ chức thực hiện:

Cho các cụm từ sau; Không cần chất lưu, ánh sáng liên tục, Tuổi thọ thấp, ánh sáng không liên tục, Tuổi thọ cao, tiết kiệm điện năng, Cần chất lưu, ánh sáng không liên tục

Em hãy hoàn thành nội dung sau

Loại đèn Ưu điểm Nhược điểm

Đèn sợi đốt

Đèn huỳnh quang

Hoạt động 4: Vận dụng(4’)

a.Mục tiêu hoạt động: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

b.Nội dung: Đèn huỳnh quang c.Sản phẩm: Bài làm của HS.

d.Tổ chức hoạt động:

- Đọc và giải thích ý nghĩa của các số liệu kỹ thuật ghi trên đèn ống huỳnh quang.

- Sưu tầm một số mẫu mã về đèn huỳnh quang mà em biết.

*Hướng dẫn về nhà(1’) - Tổng kết nội dung bài học.

- Đọc trước nội dung bài 41.

(7)

Chủ đề: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN- NHIỆT (Tiết 1) BÀN LÀ ĐIỆN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau bài học này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Giải thích được nguyên tắc biến đổi điện năng thành nhiệt năng để chế tạo các đồ dùng điện – nhiệt; điện trở suất của dây điện trở (dây đốt nóng) quyết định đến tỏa nhiệt

- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý làm việc của bàn là điện, nguyên tắc biến đổi điện năng thành nhiệt năng để chế tạo bàn là điện;

- Nêu được các số liệu kỹ thuật và cách sử dụng bàn là điện.

- Phân tích được cấu tạo, nguyên lý làm việc của nồi cơm điện, nguyên tắc biến đổi điện năng thành nhiệt năng để chế tạo nồi cơm điện;

- Nêu được các số liệu kỹ thuật và cách sử dụng nồi cơm điện.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

- Nhận biết công nghệ: Nhận biết được các bộ phận chính của bàn là điện;

biết điều chỉnh nhiệt của bàn là. Nhận biết được các bộ phận chính của nồi cơm điện.

- Giao tiếp công nghệ: Đọc được các kí hiệu trên bàn là, nồi cơm điện.

- Sử dụng công nghệ: Sử dụng được bàn là, nồi cơm điện theo mục đích sử dụng. Thực hiện quy tắc an toàn khi sử dụng bàn là, nồi cơm điện.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến đồ dùng nhiệt điện, bàn là điện, nồi cơm điện, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

(8)

- Trách nhiệm: Tích cực tham gia các hoạt động.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giấy A0. Phiếu học tập, đề kiểm tra.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm - Học bài cũ. Đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp (1’)

Lớp Sĩ số Ngày dạy

8B 12/03/2022

2. Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Mở đầu và giới thiệu bài học(4’) a.Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới.

b.Nội dung: Giới thiệu đồ dùng loại nhiệt điện- bàn là điện c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV đưa ra một số hình ảnh Trả lời các

câu hỏi

(9)

GV yêu cầu quan sát hình ảnh

? Kể tên các đồ dùng trên

HS quan sát hình ảnh và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ HS tự suy nghĩ và tìm câu trả lời.

Báo cáo, thảo luận 1-2 cá nhân trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét phần trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ.

GV vào bài mới: Đồ dùng loại nhiệt – điện có nguyên lý hoạt động như thế nào, cấu tạo, nguyên lý, cách sử dụng bàn là điện ra sao chúng ta vào bài hôm nay.

HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nội dung 1: Tìm hiểu đồ dùng nhiệt điện- bàn là điện(30’)

a.Mục tiêu: Giải thích được nguyên tắc biến đổi điện năng thành nhiệt năng để chế tạo các đồ dùng điện - nhiệt; điện trở suất của dây điện trở (dây đốt nóng) quyết định đến tỏa nhiệt. Phân tích được cấu tạo, nguyên lý làm việc của bàn là điện, nguyên tắc biến đổi điện năng thành nhiệt năng để chế tạo bàn là điện;

Nêu được các số liệu kỹ thuật và cách sử dụng bàn là điện.

b. Nội dung: Đồ dùng loại điện- nhiệt

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Báo cáo hoạt động nhóm. Hoàn thành phiếu học tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu đồ dùng loại nhiệt điện

Chuyển giao nhiệm vụ Giáo viên phát cho mỗi HS 01 tờ giấy

A5. GV yêu cầu HS ghi tên của mình lên góc trên cùng bên trái của tờ giấy.

Nhiệm vụ của mỗi HS là trong thời gian 2 phút mô tả nguyên lý làm việc của đồ dùng nhiệt- điện

Kết thúc 2 phút GV yêu cầu HS đưa

I.Đồ dùng loại điện- nhiệt 1.Nguyên lý làm việc

- Dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đố(nung) nóng, biến đổi điện năng thành nhiệt năng.

- Dây đốt nóng được làm bằng dây

(10)

phiếu trả lời của HS cho bạn bên cạnh.

HS khác nhận xét bài của bạn.

GV nhận xét và chốt lại kiến thức.

GV đàm thoại đưa ra công thức tính điện trở của dây đốt nóng

Đơn vị của điện trở là ôm, kí hiệu

? Điện trở có mối quan hệ như thế nào với vật liệu dẫn điện, chiều dài, tiết diện S của dây đốt nóng

? Mô tả các yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng

HS nghe và ghi nhớ, nhận phiếu.

điện trở.

2. Dây đốt nóng

a. Điện trở của dây đốt nóng

Đơn vị của điện trở là ôm, kí hiệu

b. Yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng

- Dây đốt nóng làm bằng vật liệu dẫn điện có điện trở suất lớn.

- Dây đốt nóng chịu được nhiệt độ cao.

Thực hiện nhiệm vụ HS ghi ý kiến lên phiếu trong thời gian 2 phút.

HS đưa phiếu cho bạn bên cạnh.

HS suy nghĩ để tìm câu trả lời.

Báo cáo, thảo luận HS nhận xét phần trình bày của bạn.

1-2 HS cá nhân trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét phần trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ. Ghi nội dung vào vở.

Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc, các số liệu kỹ thuật và sử dụng bàn là.

Chuyển giao nhiệm vụ GV chia nhóm, yêu

cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành PHT1 trong thời gian là 7 phút.

HS nhận nhóm và nhận phiếu học tập.

. Bàn là điện 1.Cấu tạo

Bàn là điện gồm hai bộ phận chính: Dây đốt nóng, vỏ.

Ngoài ra vỏ còn gồm các bộ phận nắp, núm điều chỉnh nhiệt độ, đế

a.Dây đốt nóng b. Vỏ bàn là

2. Nguyên lý làm việc

(11)

Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàn là.

3.Các số liệu kỹ thuật

- Điện áp định mức: 127V; 220V

- Công suất định mức từ 300W đến 1000W.

4. Sử dụng

Thực hiện nhiệm vụ Các nhóm thảo luận, hoàn thành PHT1.

GV theo dõi, hỗ trợ nhóm gặp khó khăn.

Báo cáo, thảo luận Đại diện nhóm trình bày.

Nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định GV nhận xét phần trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

HS nghe và ghi nhớ. Ghi nội dung vào vở.

Hoạt động 3: Luyện tập (5’)

a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về đồ dùng nhiệt – điện: bàn là điện b. Nội dung: Đồ dùng nhiệt – điện, bàn là điện, nồi cơm điện c. Sản phẩm: Hoàn thành bài kiểm tra.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV phát phiếu kiểm tra cho từng học sinh. Thời gian làm bài là 4 phút.

Hoàn thành bài kiểm tra

Thực hiện nhiệm vụ HS làm bài kiểm tra.

Kết thúc kiểm tra giáo viên chiếu kết quả. Yêu cầu HS trao đổi bài cho nhau, chấm.

HS chiếu đáp án, chấm, nộp lại bài cho GV.

GV nhận xét và khen bạn có nhiều câu đúng nhất.

HS nghe.

Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

Kết luận và nhận định

(12)

GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.

GV khen bạn có kết quả tốt nhất.

HS nghe và ghi nhớ.

Hoạt động 4: Vận dụng (5’)

a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.

b. Nội dung: Đồ dùng nhiệt – điện, bàn là điện, nồi cơm điện c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu HS làm bài tập sau:

Có hai chiếc bàn là điện với số liệu kỹ thuật sau:

Bàn là 1: 127V-1000W Bàn là 2: 220V-1000W

Giải thích ý nghĩa các thông số trên. Nếu dùng nguồn điện có điện áp là 127V thì bàn là nào nóng hơn? Tại sao?

Nếu dùng nguồn điện có điện áp là 220V thì chọn loại bàn là nào? Tại sao?

Giải thích ý nghĩa các thông số:

Bàn là 1 có điện áp định mức 127V, công suất định mức 1000W

Bàn là 2 có điện áp định mức 220V, công suất định mức 1000W

Nếu nối vào nguồn điện có điện áp 127V thì bàn là 1 nóng hơn. Vì điện áp 127V là điện áp định mức của bàn là 1, bàn là 2 không đủ điện áp nên nóng yếu.

Nếu dùng nguồn điện có điện áp là 220V thì chọn bàn là 2.

Vì điện áp 220V là điện áp định mức của bàn là 2 nên bàn là 2 nóng bình thường, còn bàn là 1 điện áp lớn hơn điện áp định mức sẽ bị cháy, đứt dây đốt.

Thực hiện nhiệm vụ

HS nh n nhi m v , HS th o lu n trình bàỹ ra v ghi.

Báo cáo, thảo luận Cá nhân HS trình bày, HS khác nhận xét và bổ sung cho nội dung vừa nêu.

Xin ý kiến của GV.

(13)

Kết luận và nhận định GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.

GV chốt lại kiến thức.

PHỤ LỤC 1: Phiếu học tập 1

Em hãy hoàn thành nội dung bảng sau:

Cấu tạo Nguyên lí làm việc

Các số liệu kỹ thuật

Sử dụng

Bàn là điện

PHỤ LỤC 2. ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: Điện trở của dây đốt nóng:

A. Phụ thuộc điện trở suất của vật liệu dẫn điện làm dây đốt nóng B. Tỉ lệ thuận với chiều dài dây đốt nóng

C. Tỉ lệ nghịch với tiết diện dây đốt nóng D. Cả 3 đáp án trên

Câu 2: Đơn vị điện trở là:

A. Ampe B. Oát C. Ôm D. Vôn

Câu 3: Yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng là:

A. Cân bằng vật liệu dẫn điện có điện trở suất lớn B. Chịu được nhiệt độ cao

C. Cả A và B đều đúng

Câu 4: Cấu tạo bàn là có mấy bộ phận chính?

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

D. Cả A và B đều sai

Câu 5: Khi sử dụng bàn là cần lưu ý:

A. Sử dụng đúng điện áp định mức

B. Khi đóng điện không để mặt đế bàn là trực tiếp xuống bàn hoặc để lâu trên quần áo

C. Đảm bảo an toàn về điện và nhiệt D. Cả 3 đáp án trên

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến nồi cơm điện, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến trang phục trong gia đình, đồ dùng điện trong gia đình lắng

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến an toàn và tiết kiệm điện trong gia đình, lắng nghe và phản

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến an toàn và tiết kiệm điện trong gia đình, lắng nghe và phản

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống, lắng nghe và

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống, lắng nghe và

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến dụng cụ bảo vệ an toàn điện, lắng nghe và phản hồi tích cực

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến vật liệu kỹ thuật điện, lắng nghe và phản hồi tích cực trong