• Không có kết quả nào được tìm thấy

HÀM Ý MỘT SÔ GIẢI PHÁPPHÁT TRIEN ĐÔ THỊ THÀNH PHÔ Hồ CHÍ MINH

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "HÀM Ý MỘT SÔ GIẢI PHÁPPHÁT TRIEN ĐÔ THỊ THÀNH PHÔ Hồ CHÍ MINH "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

qUẢNTRIQUÀNLV

HÀM Ý MỘT SÔ GIẢI PHÁPPHÁT TRIEN ĐÔ THỊ THÀNH PHÔ Hồ CHÍ MINH

TRONG TƯƠNG LAI

• NGUYỄN VĂN TIẾN

TÓMTẮT:

Nhìn một cách tổng thể,quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ ChíMinhcó nhữngnét đặc trưngriêng gồm nhiều yếu tố phức hợpvề kinhtế, chính trị,văn hóa, xã hội. Bài viết đề cập đếnnhững thách thức vàgiảipháp pháttriển đô thị Thành phô'Hồ Chí Minh trong tương lai.

Từ khóa:đô thị, phát triển,đôthị hóa, Thành phô' Hồ Chí Minh.

2. Khái quátlịch sửhình thành và phát triển đô thị Thành phô'Hồ Chí Minh

Thành phô' Hồ Chí Minh với tên gọi quen thuộc từ xưa là Sài Gòn, là một vùng đất được hình thành trên lằn ranhgiới giữa 2 vùngphù sa cũvà mới, nô'i từ Tây Ninh xuống Bà Rịa -Vũng Tàu thuộcvùngĐôngNamBộ cận kề mậtthiết với 3 vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 2.095 km12, chiếm 0,76% diện tích toàn quốc, nằm ở tọađộ địa lý 10010 - 10038 vĩBắc đến 106022 - 106054 kinh Đông. Thành phô' Hồ Chí Minh hiện có 24 quận, huyện, với 317 phường, xã, chiara 19quận đô thị nội thànhvới 254phườngrộng 494km2 và 5 huyện nông thôn ngoại thành với 63 xã, rộng 1.601 km2 (Cục Thống kê Thànhphô' Hồ Chí Minh, 2020). Cưdân Thành phô' thuộcnhiều thành phần dân tộc khác nhau, ngoài người Việt còn có người Hoa, Khơ me, Ân, Mạ, Stiêng và cả một sô' ngoại kiều, với 1. Đặtvấn đề

Thành phố Hồ Chí Minh với dân số gần 9 triệu (Cục Thống kêThành phốHồ Chí Minh, 2020) là đô thị lớn nhấtViệtNam về quy mô cũng như tiềm lực kinh tếvới vaitròtrung tâm hạt nhân,động lực phát triển kinh tế- xã hội ưongvùngkinh tế phía Nam và Nam bộ. Cùng với triển vọng của quátrình hội nhập và hiện đại hóa, đô thị hóa mang lại cho thànhphố nhiều cơ hội pháttriển,tạo nên nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, có khả năng đô'ithoại, hộinhậpliên văn hóa, từ đó khởi phát động lực nội sinhvà ngoại sinh cho sựphát triển văn hóavàxã hội. Tuy nhiên, việcxây dựngvà phát triển Thành phô' đang đối diện với không ít thách thức nảy sinh mang tính toàn cầu, như:quảnlýhành chính, không gian, kinhtế, dân số, phúc lợi, môitrường,... lìm hiểu những khó khăn, tháchthức,từ đóđưa ra giải pháp phát triển đô thị thànhphô' HồChí Minh trong tương lailà việc cần làm của chính quyền Thành phô' và nhữngnhànghiên cứu.

SỐ 13 - Tháng 6/2021 231

(2)

mậtđộ trung bình 4.292 người/km2 (Cục Thống kê ThànhphốHồ ChíMinh, 2020).

Vào những thế kỷ đầu công nguyên,vùng Sài Gònthuộc lãnh thổ vương quốccổ Phù Nam. Đến thế kỷthứ VII, Phù Namsuy yếu và bị ChânLạp thôn tính, Sài Gòn trở thành vùng đất phụ thuộc ChânLạp. Năm 1620,chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho lập2 đồn thu thuế ở Sài Gòn là Kas Brobei và Brai Nokor tạo ra điềukiệnthuận lợi cho cư dân Việt và cả người Hoavàolập nghiệpở vùngđất Sài Gòn. Từ thế kỷ XVIItrở đi, Sài Gòn dần dần ttở thành trung tâm hành chính quan ưọng và là đầu mối trungtâm,phốchợcủamột vùng đấtđairộng lớn. Đầu thế kỷXX, ChợLớnsáp nhập vào Thành phố Sài Gòn và Sài Gòn trở thànhđô thịlớnnhấtxứ Đông Dương thuộc Pháp. Từnăm 1905 đếnnăm 1935, đô thịhảicảng Sài Gòn đã được xây dựngvà hoànchỉnh, phốxá và khu vực đô thị, các công thự, đường đi của đô thị Sài Gòn đã có phần bề thế, khang trang còn hơn cả một sô' đôthị khác ởĐông Nam Á như Singapore,Kualampur, Băng Cốc,... Đô thị trung tâm Sài Gòn được tập trung chỉnh trang, xây dựng nhiều ở các khu vực quận 1 và một phần đất của quận3ngày nay (MạcĐường, 2002). Vào năm 1929, Sài Gòn - Chợ Lớn có hơn 300.000 dân và dân sốcủa nó đạt tới498.000 ngườivào năm 1943 (Trịnh Duy Luân, 2004).

Do tác động củathực dân mớilà đếquốc Mỹ, tiến trình đô thị hóa ở Sài Gòntrong thời kỳ 1954 - 1975 tiếpnốicóbước phát triển mau chóng,nhưng cũngtạorasự lộn xộn làm đảo lộn cấu trúc xã hội (Lê Quang Hậu, 2002), đặc biệt là gia tăng dòng người nhậpcư. Ởmiền Nam, từ năm 1955 cho đến năm 1960, Mỹ và chính quyền Sài Gòn ra sức cưỡng bức dân nhập cư cônggiáo (khoảng 1 triệu đồng bào cônggiáo miền Bắc di cư vàoNam), lập ra nhữngvànhđai dân cư bảovệ an ninh từxa cho Sài Gòn vàcác căn cứquânsự. Khoảng thời gian từ năm 1960cho đến đầu năm 1965, chính quyềnSài Gòn xúctiến thực hiệnđô thị hóa cưỡng bức tạora một sự tăng vọt cư dân các đôthị miền Nam,nhấtlà Thành phốSài Gòn - Chợ Lớn. Tỷ lệ dânsố đô thị miền Nam năm 1960 từ 10% so với tổng số dân tăng lên30% năm 1965 (TrầnVăn Giàu,1998).

Đến năm 1971, số dân SàiGòn chiếm 43%

toàn bộ sốdân đô thịmiềnNam, nhưng nếu không tính vùngngoại ô,tỷ lệ đó là 1/5.Nhìnchung, sự phát triển dân số đôthị Sài Gòn chủyếu là nguyên nhân chiếntranh,còn lý do kinhtế thì rất phụ. Vào năm 1971, 3/4 những người dânđô thịở Sài Gòn không phải sinh ra ở đây (Gabrien Kolko, 1991).

Do nhu cầu phục vụ chiếnttanhxâm lược,Sài Gòn - Gia Định ngày càng được mở rộng. Mỹ tăng cường đầu tư xâydựng cơsởhạ tầng, xalộ, những công trình kiến trúc và các khu căn cứ quân sự khổng lồ. Công việc chỉnh ttang đô thị Sài Gòn được đẩy mạnh,sânbayđượcmở rộng và xây dựng mới, khách sạn tối tân, nhà cao tầng, vũ trường, casino, nhà hàng snack - bar, đại lộ mở rộng, các dịch vụ hiệnđại,một sốxí nghiệp tối tân ra đời, xe ô tô con thượnghạngcùng xe jeepquân sự,...đi lại ngàycàngnhiềuttênđường phố SàiGòn.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, với sự toàn thắng của chiếndịchHồ Chí Minh,miền Namhoàn toàn giải phóng, đấtnước Việt Nam thông nhất. Cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 năm 1976, Quốc hộikhóa VIhọp kỳ họp đầutiêntại Hà Nội, quyết địnhđổi tên Sài Gòn là Thành phố Hồ Chí Minh. Từ sau ngày đất nước thống nhất, quá trình đô thịhóa ở Thành phố Hồ ChíMinhđã ttảiqua nhiều thay đổi qua 2 giai đoạn: 1976 - 1985 và từnăm 1986 đến nay (LêVăn Năm, 2002). Giai đoạn 1976 - 1985, Thành phố chú ttọng phục hồi kinh tế sau chiến tranh, chưa có công trình xây dựng gì lớn. Năm 1982 với sựgiúp đỡ của Liên Xô, Viện Quy hoạch bước đầu triển khaiphươnghướng cải tạo và xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1985, Trungương xácđịnh Thànhphố Hồ Chí Minh là mộttrungtâmkinh tếlớn,một trungtâm giao dịch quốctế và du lịch của cả nước, có vị trí quan trọng chỉ sau Thủ đô Hà Nội. Thành phô' Hồ ChíMinh đến nay tiếp tục ttở thành một cực thu hút mạnh luồng người từ các nơi đổ về tìm việc làm và cư ngụ,đồng thời là trungtâm cótốc độ đô thị hóa cao nhất ViệtNam.

3. Nhữngthách thứcphát triển đô thị Thành phô'Hồ Chí Minh trong tươnglai

Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu trởthành một vùngđô thị lớnphát triển năng động và bền vững, có vai trò, vị thếquan trọng trong khu vực

232 SỐ 13-Tháng 6/2021

(3)

QUẢN TRỊ-QUẢN LÝ

Đông NamÁ và hướng tới quốc tế. Quá trình hiện thực hóa mục tiêu này, Thành phốHồ Chí Minh đứng trước những thách thứcsau:

3.1. Quy hoạchđô thị

Hiện, Thành phố Hồ Chí Minh đang là một trongnhữngThành phố hàngđầutrên thế giớivới sốdân cóthểbị ảnh hưởng nghiêm trọng nhấtbởi biến đổikhí hậu. Như vậy, những thách thức lớn đầu tiên về hạ tầng và dịch vụ đôthị ởđây là xây dựng nhà ở để xóa nhà tạm bợ, giảm tải cho hệ thông hạtầngđường bộvà phát triển giao thông công cộng, đảm bảo cho người dân được sử dụng nước sạch, xâydựng các hệ thốngxử lý nước thải vàtổchứcxử lý chấtthảirắn. Tháchthứcchủ yếu đặt ra là phát triển một quy hoạch chiến lược,linh hoạt và hiệu quả, bao hàm việc điều phôi nhiều chính sáchchuyênvà mangtínhliên khu vực.

3.2. Đất đai đô thị

Thành phố Hồ Chí Minh hiện chiếm vị trísố 1 cảnước về cả số dân với8.993.082 người và mật độ dân cư4.363 người/km2 (Cục Thống kêThành phố Hồ Chí Minh,2019).Kể từ giữa những năm 1990, Thành phố mởrộng đôthị kiểu dànttảinhiều, lan racảcác tỉnh lân cậnnhư ĐồngNai,LongAn, Bình Dương, Bà Rịa- Vũng Tàu,... Thànhphố phải đối mặt vớiáplựclớn về đấtđai và sự dàn ttảiđó vì vậy đòi hỏi cần có một phươngthứcquy hoạch và quản lý tối ưu hơn. Việcphảilàm là Thànhphố cần cải thiện an toàn đất đai và tuân thủ quy hoạch, xác định rõ hơn các chức năngsửdụngcủa từng thửa đất,củng cốcác quyềngắn liền với cáchoạt động chuyển nhượng và lập một sổ ghi tập hợp toàn bộ cáchoạtđộngpháp lý đối vớimọi tài sảnvàchủ sở hữu để giúp đảm bảo an toàn về mặt đấtđai.

3.3. Giaothông đô thị

Tình trạngdân sô' tăng nhanh chóng của cáchộ gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh dẫnđến hiện tượngùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng.

Xu hướng từ bỏ xe máy chuyển sang sửdụng ô tô sẽ là một thách thứclớn trong tương lai khi các loại tình giao thông công cộng khác (xe buýt,tàu điện ngầm,...) củaThànhphố tăng trưởng chưa bao giờ tương xứng kịp với tốc độtăng dân số.Những năm Ịua,Thành phô' có rất nhiều nỗ lựccảithiệnnăng ực phục vụ vận tảicôngcộng (số tuyến, tần suất,

khảnăng tiếp cận), xe buýt đượcngườidânsử dụng nhiều hơn. Sự tăng trưởng đó có thể lý giảibằng việc mở rộngmạng lưới phục vụ ra toàn địa bàn Thành phô' cũng như cải thiện chấtlượng dịch vụ.

Tuy nhiên, việc tồn tại quá nhiều đơn vị nhỏ lẻ khiến cho việc quản lý gặp khó khăn cả về chất lượng xe và đào tạonhânsự.Mặt khác,việc thiếu quỹ đất cũng cản trở đáng kể việc xây dựng và hiện đại hóa các điểm trung chuyểnvà làn đường dành riêngcho xebuýt. Nhưvậy, cải thiệnchất lượng dịch vụ vàkhả năngtiếp cận làmộtthách thức lớn cầngiải quyết.

3.4. Chỗcho người thu nhập thấptrong đô thị Trong suốt3 thập niên1999-2009-2019, dân sô' Thành phô'Hồ Chí Minhtăng liên tụctheo chiều hướng năm sau caohơn năm trước, khiếncác quận trung tâm và vùng ngoại vi tăng mật độ, kèm theo sự pháttriển đô thịbị dàn trải. Do đó, nhà ở trở thành một chủ đề quan tâmchính củangười dân, các nhà đầu tư và cả chính quyền. Nhiều khu đô thị mới đã phát triển mô hình nhà chung cưcao tầng bên cạnh loại hình nhà liền kê' và biệtthự.

Thờigian gần đây chất lượng nhà ởnhìn chung đã cải thiện nhờ các chính sách xóabỏ nhàtạmbợ, nhất là các khu dọc các sông, kênh mương. Mặc dù có một thịtrường xây dựng bất động sản hùng hậu nhưng nguồncungnhàở tại thànhphô' Hồ Chí Minh vẫn thấp sovớinhu cầu thực tế,nhấtlà đối với các tầng lớp bình dân và trung lưu. Nguồn cung bấtđộng sản mới vẫn chủ yếu là nhà bán, ngay cả khichính quyền luôn cô' gắng phát triển quỹ nhà cho thuê vớimức giá hợp lý. Các dự án nhàở đượchỗ trợ vẫn liên quan mật thiết với các chương trình tái định cư cho người dântrong diện giảitỏađể xây dựng cáccông trìnhhạ tầng hoặc các dự án bấtđộng sản. Mặc dù đã cải thiện các thủ tụcbồi thường và tái định cưnhưngnhữngdự án nàyvẫnlà nguyên nhân chính gây ra các căng thẳng giữa người dân, các nhà đầu tưvà chính quyền trong thời gian qua.

4. Đề xuất giải pháp

Để thực hiện được tham vọng trở thành một ttongnhững vùng đô thị hóalớntại khuvực Đông Nam Á, Thành phô' Hồ Chí Minh cần phải giải quyếtđược những vấn đềcốt lõi sau:

SỐ 13-Tháng 6/2021 233

(4)

Thứ nhất, phải nhận thức đầy đủnhiệm vụ nâng cao hiệuquảphát triển đô thị và nângtầmquảnlý phát triển đô thị theo hướng văn minh, hiện đạilà nhiệm vụ cơ bản lâu dài, đồng thời là trọng tâm trước mắt. Phát triểnđôthị và quản lý phát triểnđô thị cótầm quan trọng đặc biệt bảo đảmchosự phát triểnbền vững, đảm bảo và giải quyết hài hòacác lợiích trước mắt và lâudài, bộ phận và toàncục, cá thể và cộngđồng.

Thứ hai, việc quản lý quy hoạch, chọn mũi đột phá, kết hợp chỉnh trang khu nội thành hiện hữu với phát triển các đô thị mới theo các trung tâm cần phải chặt chẽ, hợp lý. Không nên dàn trải và kéo dài vìdễ gây nên viphạm quyhoạchvà ảnh hưởng đến đời sống, niềm tin của nhân dân, tác động xấu đếnphát triển đô thị và công tác quản lý phát triển đô thị.

Thứ ba, Thànhphố Hồ Chí Minh là xã hội đô thị, người dân sinhsốngở Thành phố này là thị dân, do vậy tổ chức chính quyền ở đây phải làchính quyền đô thị. Việc nghiên cứu đểxây dựng chính quyền đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh phải được thực hiện theo hướng vănminh, hiện đại. Mục đíchquan trọng của phát triển đôthị và quản lý phát triểnđô thị là phục vụnhân dân,làm cho nhân dân có cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Thứ tư, trong công táclãnh đạo quản lý đô thị, Thành phố Hồ Chí Minh rất cần đến khoa học dự báo, đặc biệt là những nghiên cứudự báo ưên tổng thể toàn Thành phố. Có được nhữngnghiên cứu dự

báo sẽ tránh đượcbất cập,bị động,hạn chế tầm nhìn vànhấtlà trongquy hoạch chiến lược phát triển.

Thứ năm,phát triển đô thị và quản lý phát triển đôthị Thành phố Hồ Chí Minh cần tập trung xây dựng và thực hiện theo từng nhóm giải phápphát triển (độnglực và cơchế, nhânlực vàtàilực, nhà nướcvà xã hội, kinh tế và văn hóa, xã hội), khắc phục lạc hậu,xung đột và phát triển vănhóa - xã hội phảihài hòa đồng bộ với phát triển kinh tế, cả phầnmềm và phần cứng đô thị, trongđó quantrọng nhất là các chủ thể phát triển, quản lý phát triển thúcđẩyvà địnhhướng văn hóa - xã hội cho phát triểnkinh tế, điều chỉnh, cho mục tiêu phát triển kinh tế và quátrìnhhiệnđại hóa, hạn chế xung đột, tạo thế hài hòavới nhau.

5. Kết luận

Thành phố Hồ Chí Minh đến nay là đô thị lớn nhấtnước ta vềquy mô cũngnhư tiềmlực kinhtế với vai ttò trung tâm hạtnhân, động lực phát triển kinh tế - xã hội ttong vùng kinh tếphía Nam và Nambộ. Thànhphố HồChí Minh ttong tương laisẽ làmột đại đô thị đa trung tâm, đa cực, một Thành pho xanh và sạch. Đólàmộttrungtâm kinh tế phát triển cao dựa ưên nền tảng dịch vụvà côngnghiệp có giá trị giatăng cao, trung tâm khoa học -công nghệ lớn, trungtâm giáodục - đào tạochất lượng của cả nướcvà khu vực châuÁ. Vì vậy,việcquan tâm thực hiệnđồng bộ các giải pháp chiến lược để phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai là vôcùng cầnthiết ■

TÀI LIỆU THAMKHẢO:

1. Cục Thông kê thành phố Hồ Chí Minh (2020). Danh mục quận, huyện.

2. Cục Thông kê thành phô' Hồ Chí Minh (2020). Tình hình kinh tê'- xã hội tháng 12 và năm 2018 của thành phố Hồ Chí Minh.

3. Gabrien Kolko (1991). Giải phẫu một cuộc chiến tranh, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 208 - 209.

4. Lê Quang Hậu (2002). Vài nét về quá trình đô thị hóa cưởng bức ở Sài Gòn thời kỳ 1954 -1975. Hội thảo: “Phát triển đô thị bền vững”, Nxb Khoa học Xã hội, thành phô' Hồ Chí Minh, tr. 584.

5. Lê Vãn Năm (2002). Di dân nông thôn - Đô thị và sự phát triển đô thị bền vững - nghiên cứu trường hợp thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo: “Phát triển đô thị bền vững”, Nxb Khoa học Xã hội, thành phô' Hồ Chí Minh, tr. 198.

234 SỐ 13-Tháng 6/2021

(5)

QUẢN TRỊ-QUẢN LÝ

I 6. Mạc Đường (2002). Dân tộc học • Dô thị và vấn đề đô thị hóa. Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.

I 7. Trần Văn Giàu (1998). Sài Gòn dưới ách thực dân Pháp (1859 - 1945). Nxb Thành phô' Hồ Chí Minh.

'| 8. Trịnh Duy Luân (2004). Giáo trình Xã hội học đô thị, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

II

I Ngày nhận bài: 1/4/2021

Ị Ngày phản biệnđánhgiá và sửa chữa: 1/5/2021 I Ngàychâpnhậnđăng bài: 21/5/2021

II

I Thông tin tácgiả:

J NGUYỄN VĂN TIẾN

KhoaĐàotạo Kiếnthức chung '| Trường Đạihọc Thủ Dầu Một II

II

I

SOME SOLUTIONS TO HO CHI MINH CITY’S URBANIZATION ISSUES IN THE FUTURE

• NGUYEN VAN TIEN Faculty of General Knowledge

Thu Dau Mot University

ABSTRACT:

I Overall, HoChi Minh City’s urbanization process has its own characteristics including many Ị complex economic, political, cultural and social issues. Thispaperpresents challenges facing I Ho Chi Minh City’s urbanization process and proposes some solutionstotheseisses.

Keywords: urban area,development, urbanization, Ho ChiMinh City.

I

So 13-Tháng 6/2021 235

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Họ là một bộ phận trong đẳng cấp thượng lưu, đứng dầu một quốc gia chủ yếu sồng bằng kinh tế nông nghiệp, nhưng cũng lại là một đẳng cấp quan liêu cai trị và

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là “Rà soát, nghiên cứu và ban hành hệ thống quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật và các hướng dẫn kỹ thuật về

Bài báo này giới thiệu một số kết quả từ nghiên cứu xây dựng phần mềm ứng dụng GIS (Geographics Information System) và các phương pháp của tin

- Nhiều ngành công nghiệp hiện đại đang được phát triển trong các trung tâm công nghệ cao.

Việc tạo dựng mô hình 4DGIS các công trình xây dựng để mô phỏng sự phát triển nhà ở dân xây dựng dựa trên cơ sở các điểm ngẫu nhiên phát sinh theo thời gian

- Nắm vững dân số châu âu đang già đi, dẫn đến làn sống nhập cư lao động, gây nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội.. - Nắm vững châu Âu là một châu lục có mức độ đô thị

Trong những năm qua diện tích đất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên ngày càng bị thu hẹp để nhường đất cho phát triển đô thị, phát triển công

Trong những năm gần đây, thành phố Sông Công đang trong quá trình đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa; tốc độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, hoà theo xu