• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lịch sử 7 Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại | Giải Lịch sử lớp 7 Cánh Diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lịch sử 7 Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại | Giải Lịch sử lớp 7 Cánh Diều"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 5: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại

Câu hỏi mở đầu trang 16 Bài 5 Lịch Sử lớp 7: Sau các cuộc phát kiến địa lí, tuyến đường thương mại Cô-lôm-bi-a (đặt theo tên của C.Cô-lôm-bô) xuất hiện giữa châu Âu và châu Mỹ. Đây là một trong những tuyến đường buôn bán đem lại cho thương nhân châu Âu nguồn lợi nhuận lớn, góp phần hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Vậy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở Tây Âu như thế nào?

Trả lời:

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của hai giai cấp cơ bản: tư sản và vô sản

- Mối quan hệ giữa hai giai cấp: giai cấp tư sản bóc lột kiệt quệ sức lao động của giai cấp vô sản.

1. Những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu thời Trung đại Câu hỏi trang 17 Lịch Sử lớp 7:

- Đọc thông tin, hãy cho biết kinh tế, xã hội Tây Âu thời hậu kì Trung đại biến đổi thế nào?

- Tại sao nói hiện tượng “Cừu ăn thịt người" ở nước Anh và buôn bán nô lệ là những nhân tố hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Những biến đổi về biết kinh tế, xã hội Tây Âu thời hậu kì trung đại - Biến đổi về kinh tế:

+ Kinh tế Tây Âu phát triển nhanh.

(2)

+ Quý tộc và thương nhân cướp bóc tài sản, ruộng đất, tài nguyên... của các nước thuộc địa; bóc lột và cướp đoạt ruộng đất của nông dân ở trong nước…

=> Đến đầu thế kỉ XVI, ở Tây Âu xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.

- Biến đổi về xã hội: hình thành 2 giai cấp mới là: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

+ Giai cấp tư sản xuất thân từ lực lượng: lãnh chúa, quý tộc, thương nhân, chủ xưởng, chủ đồn điền… họ nắm trong tay tư liệu sản xuất

+ Giai cấp vô sản xuất thân từ lực lượng: nông dân, thợ thủ công, nông nô, nô lệ…

họ không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để kiếm sống

Yêu cầu số 2: Giải thích:

- Hiện tượng “cừu ăn thịt người”:

+ Vào thế kỉ XV – XVI, khi nhu cầu lông cừu tăng cao, số đông địa chủ và quý tộc Anh đã chuyển sang nuôi cừu để lấy lông bán nhằm thu lợi nhuận.

+ Các quý tộc đã cướp ruộng đất của nông dân, lập các đồng cỏ chăn nuôi cừu, khiến nông dân mất đất, thất nghiệp => phải bán sức lao động => trở thành công nhân.

- Hiện tượng buôn bán nô lệ:

+ Các nước Tây Âu bắt hàng triệu người da đen ở châu Phi đem bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu, châu Mĩ…

+ Nhờ vào việc cướp bóc tài nguyên ở các nước thuộc địa và buôn bán nô lệ… nên các thương nhân, quý tộc Tây Âu đã nhanh chóng giàu có, họ tích lũy được những số vốn ban đầu, và sử dụng số vốn đó cho việc tái đầu tư sản xuất.

(3)

=> Như vậy: hiện tượng “Cừu ăn thịt người” ở nước Anh và buôn bán nô lệ là những nhân tố hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

2. Sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Câu hỏi trang 17 Lịch Sử lớp 7: Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 5, hình 5, hãy cho biết sự hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Theo em, mối quan hệ chủ yếu giữa gia cấp vô sản và tư sản là gì?

Trả lời:

(4)

- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành gắn liền với sự xuất hiện của hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản.

+ Giai cấp tư sản xuất thân từ lực lượng: lãnh chúa, quý tộc, thương nhân, chủ xưởng, chủ đồn điền… họ nắm trong tay tư liệu sản xuất và trở nên giàu có.

+ Giai cấp vô sản xuất thân từ lực lượng: nông dân, thợ thủ công, nông nô, nô lệ…

họ không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để kiếm sống.

- Mối quan hệ chủ yếu giữa giai cấp vô sản và tư sản đó chính là mối quan hệ đối kháng. Trong đó: giai cấp tư sản bóc lốt sức lao động của giai cấp vô sản để thu lại lợi nhuận cao cho mình.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 17 Lịch Sử lớp 7: Lập bảng thông tin thể hiện quá trình xuất hiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại.

Trả lời:

Thời gian Lĩnh vực Biến đổi

Cuôi thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI

Kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Một bộ phận quý tộc, lãnh chúa chuyển sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, lập đồn điền, trang trại lớn, thuê mướn nhân công, trở thành tư sản nông nghiệp.

+ Nông dân mất đất, vào làm thuê trong các đồn điền, trang trại, trở thành công nhân nông nghiệp.

- Công nghiệp:

+ Xuất hiện các công trường thủ công lớn (thay thế cho phường hội)

+ Quan hệ chủ xuất vốn - thợ xuất sức xuất hiện.

(5)

- Thương nghiệp:

+ Thương nhân, chủ ngân hàng trở nên giàu có.

+ Các công ty thương mại ra đời.

Xã hội

- Các giai cấp mới được hình thành: tư sản và vô sản

+ Giai cấp tư sản nắm tư liệu sản xuất, trở nên giàu có.

+ Giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để kiếm sống, và bị giai cấp tư sản bóc lột.

Vận dụng 2 trang 17 Lịch Sử lớp 7: Sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến dẫn đến hệ quả tất yếu nào? Vì sao?

Trả lời:

- Hệ quả: mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng gay gắt.

- Vì:

+ Giai cấp tư sản chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong dân cư nhưng nắm trong tay hầu hết tư liệu sản xuất. Mặt khác, để thu được lợi nhuận tối đa, giai cấp tư sản thực hiện việc vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công ở các nước thuộc đạ và áp bức, bóc lột giai cấp vô sản trong nước.

+ Giai cấp vô sản không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để kiếm sống và bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề.

nghĩa ở Tây Âu. Vậy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở Tây Âu như thế nào? nhân tố hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa? yếu giữa gia cấp vô sản và tư sản là gì? Lập bảng thông tin thể hiện quá trình xuất hiện phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu thời trung đại. Sự xuất hiện của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến dẫn đến hệ quả tất yếu nào? Vì sao?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì: khi chế độ phong kiến phân quyền bị xóa bỏ, sự thống nhất của quốc gia, dân tộc sẽ được thiết lập, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển của các nước Tây Âu ở

- Hoàn cảnh: Nhân cơ hội Đinh Ttieen Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, nội bộ triều đình nhà Đinh mâu thuẫn, nhà Tống đã đem quân xâm lược Đại Cồ

- Trong lịch sử, di tích là nơi thờ Thánh Nho (Khổng Tử), Chu Công, tứ phối, thất thập nhị hiền, Chu Văn An và là trường Quốc Học đào tạo trí thức Nho học của nước ta

+ Những năm đầu mới thành lập, các việc lớn trong triều nhà Trần đều do Trần Thủ Độ điều hành, dẹp loạn và ổn định tình hình đất nước..

Trong đó: lãnh chúa phong kiến được hình thành từ bộ phận quý tộc quân sự người Giéc-man; tăng lữ giáo hội và những quý tộc La Mã quy thuận chính quyền mới; nông nô

Chiến tranh đã làm cho nền kinh tế Liên Xô phát triển chậm lại tới 10 năm.. ☐ Hơn 17 triệu người chết và toàn bộ các thành phố, nhà máy, xí nghiệp

☐ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa những xí nghiệp lớn của tư bản nước ngoài và trong nước, thực hiện các quyền

☐ Khắc phục những sai lầm, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội đúng với bản chất và ý nghĩa nhân văn của nó.. ☐ Đưa nền kinh tế