• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Tập làm thơ lục bát Cánh diều | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Tập làm thơ lục bát Cánh diều | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Cánh diều"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập làm thơ lục bát A. Soạn bài Tập làm thơ lục bát ngắn gọn:

1. Định hướng

Câu hỏi (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

a. Cho các từ ngữ sau: sắc màu, lần đầu, bao giờ, chổi xanh, lời ca, chúng em. Em chọn từ ngữ nào để điền vào chỗ trống? Giải thích vì sao em lại chọn như vậy.

Sáng ra trời rộng đến đâu Trời xanh như mới ...biết xanh

Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức... dậy cùng.

(Định Hải) b. Trong mỗi dòng thơ lục bát, việc sắp xếp các tiếng có thanh bằng (tiếng không dấu và dấu huyền, kí hiệu là B) và các tiếng có thanh trắc (tiếng có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng. kí hiệu là T) phải theo quy tắc. Em hãy chép lại các dòng thơ trong ô bên cạnh vào vở và điền kí hiệ B hoặc T dưới mỗi tiếng để tìm hiểu quy tắc đó

Con về thăm mẹ chiều đông B B B T B B Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi

(Đinh Nam Khương) c. Dựa vào kết quả của bài tập b, hãy kể bảng bên cạnh vào vởi và điền các kí hiệu B, T, BV (thanh bằng, gieo vần) vào các tiếng ở vị trí 2,4,6,8 trong mô hình câu thơ lục bát bên cạnh. (Các tiếng ở vị trí 1,3,5,7 không bắt buộc phải tuân theo luật bằng trắc).

Trả lời:

a. Hoàn thành:

Sáng ra trời rộng đến đâu Trời xanh như mới lần đầu biết xanh

Tiếng chim lay động lá cành

Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng.

b.

(2)

Con về thăm mẹ chiều đông B B B T B B

Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà T B B T T B T B

Mình con thơ thẩn vào ra B B B T B B

Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi B B B T T B B B

c.

Tiếng 1 2 3 4 5 6 7 8

Dòng lục - B - T - BV

Dòng bát - B - T - BV - BV

2. Thực hành

Câu hỏi (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

a. Ghi vào vở dòng bát sao cho phù hợp nội dung, vần, nhịp và luật bằng trắc.

Con đường rợp bóng cây xanh

???

Tre xanh tự những thuở nào

???

Phượng đang thắp lửa sân trường

???

Bàn tay mẹ dịu dàng sao

???

b. Viết một bài thơ lục bát (ngắn dài tùy ý) về cha mẹ, ông và hoặc thầy, cô giáo Chuẩn bị

+ Em muốn viết bài thơ về ai (cha mẹ, ông bà hay thầy cô)?

+ Những điều em ấn tượng về người đó là gì (tình cảm yêu thương, hình dáng, cử chỉ, hành động,....)?

- Viết bài thơ

- Kiểm tra và chỉnh sửa Trả lời:

a.

(3)

Con đường rợp bóng cây xanh Xa xa có mái nhà tranh ven đường

Tre xanh tự những thuở nào Phất phơ xào xạc biết bao nghĩa tình Phượng đang thắp lửa sân trường

Thầy cô thắp lửa giảng đường thân yêu

Bàn tay mẹ dịu dàng sao

Con thương yêu mẹ biết ngày nào phai

b. Tham khảo bài thơ sau:

Lục bát về mẹ

Phan Hạnh Cả đời mẹ vẫn theo con

Nắng mưa sương gió mãi còn đeo mang Muối dưa nghịch cảnh trái ngang Thơm tho trong sạch đàng hoàng yên vui

Xua đi bao cảnh bùi ngùi Vì ta có mẹ đậm mùi nghĩa nhân

Dũa mài rèn luyện bản thân Giữ gìn khí phách bình an mạnh lành

Mẹ cười hoa nở tươi xanh Con vui thấy mẹ hiền lành đáng yêu

Cho dù cuộc sống liêu xiêu

Nhờ Người con hiểu được điều thâm sâu Vững tay vượt sóng bể dâu

Sẻ chia chung sức thương nhau thật lòng Tuy chưa hoàn hảo thắm hồng Nhưng ta vẫn thấy ấm nồng tình thân.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tập làm thơ lục bát:

Khi làm thơ lục bát cần chú ý tuân thủ luật của thơ lục bát:

+ Các tiếng 2-4-6 có thanh điệu là B-T-B

+ Tiếng thứ 6 câu lục hiệp vần với tiếng thứ 6 câu bát. Tiếng thứ 8 câu bát hiệp vần với tiếng thứ 6 câu lục tiếp theo.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

=> Nghĩa của ngọt lúc này đây đã khác hoàn toàn với cái ngọt vị đường ban đầu. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành

- Tác phẩm kể lại một cách chân thực và đầy đủ về tuổi thơ của Honđa, giúp người đọc hiểu được hoàn cảnh gia đình, niềm yêu thích và sự quan tâm đặc biệt của ông đối

Khóc khi nhớ đến bạn bè, đông chí từng chia bùi sẻ ngọt;(1) khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước;(2) khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc,

- Thành phần phụ sau: cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. b) Vị ngữ: trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu.. - Thành phần trung tâm: trả lời.. - Thành phần phụ

+ Tên nhân vật được viết hoa như tên người, nhân hóa con vật như một con người + Dế Mèn xưng tôi, có những hành động như người như: ăn uống điều độ, siêng tập

- Qua đây, tác giả cũng bày tỏ niềm cảm phục, trân trọng, ngợi ca trước sự hi sinh to lớn của các em bé giao liên như Lượm đã đóng góp quan trọng vào sự thành công

- Vẻ mặt Bác trầm ngâm: từ láy trầm ngâm trong câu thơ có tác dụng miêu tả dáng vẻ lặng lẽ, suy nghĩ của Bác khi ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ ngủ. - Tác dụng: Làm

+Những chi tiết miêu tả ngoại hình, cử chỉ, điệu bộ của Lượm là những chi tiết em thích nhất. Bởi các chi tiết đó thể hiện được nét hồn nhiên của cậu bé Lượm. +Em thích