• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Làm một bài thơ lục bát Chân trời sáng tạo | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Làm một bài thơ lục bát Chân trời sáng tạo | Hay nhất Soạn văn lớp 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Làm một bài thơ lúc bát A. Soạn bài Viết: Làm một bài thơ lúc bát ngắn gọn:

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Em hãy tìm đọc bài thơ “Chăn trâu đốt lửa”, sau đó trả lời những câu hỏi sau:

Câu 1 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Cách ngắt nhịp của thơ lục bát thường là nhịp chẵn. Tuy nhiên, cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là 3/3/2. Việc ngắt nhịp như thế có tác dụng gì?

Trả lời:

Cách ngắt nhịp của dòng thơ thứ 4 là: "Củ khoai nướng/ để cả chiều/ thành tro" khác với cách ngắt nhịp thông thường trong thơ lục bát đã góp phần diễn tả cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ, khi khoảnh khắc hoàng hôn đang đến.

Câu 2 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Dựa vào hiểu biết về thể thơ lục bát, em hãy chỉ ra sự hiệp vần và sự phối hợp thanh điệu của bài thơ trên bằng cách điền vào bảng sau:

Trả lời:

Câu 3 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1):Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được miêu tả chi tiết, rõ ràng, tỉ mỉ hay được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu? Việc thể hiện như thế có tác dụng gì?

Trả lời:

- Cảnh sắc thiên nhiên và hoạt động của con người trong bài thơ được thể hiện bằng một vài chi tiết, một vài nét tiêu biểu: chăn trâu, thả diều, nướng khoai đến những nét tiêu biểu như gió đông hay khoảnh khắc hoàng hôn đến.

(2)

- Việc sử dụng các chi tiết chấm phá, tiêu biểu, ngôn từ giản dị nhưng giàu sức gợi đã tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, yên ả.

Câu 4 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Cảm xúc của tác giả trong bài thơ được thể hiện trực tiếp hay gián tiếp, thông qua những hình ảnh nào?

Trả lời:

- Cảm xúc của tác giả được thể hiện gián tiếp qua việc kể về buổi chiều chăn trâu, thả diều, nước khoai, cảm nhận ấy còn được thể hiện qua cảm nhận về “gió đông”, về khoảnh khắc hoàng hôn đang dần buông.

Câu 5 (trang 72 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Từ việc tìm hiểu bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm thơ lục bát?

Trả lời:

Từ tìm hiểu bài thơ, em học được cách làm thơ lục bát:

- Về vần, nhịp, thanh điệu: bài thơ có các câu lục và câu bát xen kẽ, tiếng thứ sáu của câu lục thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát thứ nhất. Tiếng thứ tám của câu bát thứ nhất hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục thứ hai và tiếng thứ sáu của dòng bát thứ hai.

Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: Làm một bài thơ lục bát thể hiện cảm xúc, suy ngẫm của em về một cảnh đẹp hoặc một sự việc mà em từng chứng kiến.

Trả lời:

Các em tham khảo bài thơ sau và tự sáng tác bài thơ của mình:

Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ

Quê hương ngày ấy như mơ Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu

Quê hương là tiếng sáo diều Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê

Quê hương là phiên chợ quê Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa

Quê hương là một tiếng gà

Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng Quê hương là cánh đồng vàng

Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều Quê hương là dáng mẹ yêu

(3)

Áo nâu nón lá liêu siêu đi về Quê hương nhắc tới nhớ ghê Ai đi xa cũng mong về chốn xưa

Quê hương là những cơn mưa Quê hương là những hàng dừa ven kinh

Quê hương mang nặng nghĩa tình Quê hương tôi đó đẹp xinh tuyệt vời

Quê hương ta đó là nơi Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về.

Trích Quê hương – Nguyễn Đình Huân B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Làm một bài thơ lục bát:

Khi làm một bài thơ lục bát cần làm theo các bước sau:

- Bước 1: Xác định đề tài

- Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài thơ

- Bước 3: Làm thơ lục bát (cần chú ý đảm bảo quy tắc gieo vần phối hợp thanh điệu, nhịp ngắt)

- Bước 4: Chỉnh sửa và chia sẻ bài thơ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Một năm ở tiểu học thay vì kể về chuyện học hành thì nhân vật tôi hồi tưởng lại thuở vui chơi trong tuổi ấu thơ của mình. Mặc dù có thể

Thế nhưng chúng tôi cũng khá là lo lắng khi thường thì cô giáo chủ nhiệm sẽ nhân những giờ ra chơi để nói về công việc học tập của lớp nhưng cô thì lại không nói gì

Ngôn ngữ nhân vật là lời của nhân vật trong tác phẩm, thường được nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu

- Tên tuổi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gắn liền với các tác phẩm làm say lòng độc giả bao thế hệ như Mắt biếc, Cỏn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé

- Hiểu được sự vất vả của mẹ, Lam Anh luôn cố gắng học tập thật tốt, đạt học bổng để giúp mẹ giảm bớt gánh nặng.. Bên cạnh đó Lam Anh còn làm những con búp bê bằng

+ Thầy Phu đã đi đến đám tang của chú dế với một hình ảnh trang trọng, trang nghiêm để giúp cậu học trò vơi đi phần nào sự buồn bã và thầy vẫn tiếp tục với công

Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở

Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao... Năm 2007 ông được