• Không có kết quả nào được tìm thấy

SBT Hóa 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit | Giải sách bài tập Hóa 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "SBT Hóa 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit | Giải sách bài tập Hóa 9"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 3: Tính chất hóa học của axit

Bài 3.1 trang 5 Sách bài tập Hóa học 9: Dung dịch HCl đều tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây ?

A. Mg, Fe2O3, Cu(OH)2, Ag B. Fe, MgO, Zn(OH)2, Na2SO4

C. CuO, Al, Fe(OH)3, CaCO3

D. Zn, BaO, Mg(OH)2, SO2

Lời giải:

Đáp án C

Axit HCl là một axit mạnh nên nó có những tính chất sau:

+ Làm quỳ tím hóa đỏ

+ Tác dụng với kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động kim loại + Tác dụng với oxit bazơ và bazơ

+ Tác dụng với một số muối để sinh ra kết tủa hoặc giải phóng khí.

Bài 3.2 trang 5 Sách bài tập Hóa học 9: Có các dung dịch KOH, HCl, H2SO4 (loãng) ; các chất rắn Fe(OH)3, Cu và các chất khí CO2, NO.

Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một ? Viết các phương trình hoá học.

(Biết H2SO4 loãng không tác dụng với Cu).

Lời giải:

Những cặp chất tác dụng với nhau là:

- Fe(OH)3 và HCl.

Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O - KOH và HCl.

KOH + HCl → KCl + H2O - Fe(OH)3 và H2SO4

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O - KOH và H2SO4.

KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O - KOH và CO2.

2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O

Bài 3.3 trang 6 Sách bài tập Hóa học 9: Có những oxit sau : Fe2O3, SO2, CuO, MgO, CO2.

(2)

a) Những oxit nào tác dụns được với dung dịch H2SO4 ? b) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch NaOH ? c) Những oxit nào tác dụng được với H2O ?

Viết các phương trình hoá học.

Lời giải:

- Những oxit bazơ tác dụng với dung dịch H2SO4 là: Fe2O3, CuO và MgO.

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

- Những oxit axit tác dụng với dung dịch NaOH là: SO2, CO2. 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

- Những oxit axit tác dụng được với H2O là: SO2, CO2. SO2 + H2O → H2SO3

CO2 + H2O → H2CO3

Bài 3.4 trang 6 Sách bài tập Hóa học 9: Có hỗn hợp gồm bột kim loại đồng và sắt. Hãy chọn phương pháp hoá học để tách riêng bột đồng ra khỏi hỗn hợp. Viết các phương trình hoá học.

Lời giải:

Có nhiều phương pháp, thí dụ :

- Ngâm hỗn hợp bột Fe và Cu trong dung dịch HCl, hoặc H2SO4 loãng, dư. Lọc dung dịch sau phản ứng được bột Cu.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑ Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

- Ngâm hỗn hợp bột Fe và Cu trong dung dịch muối CuSO4 dư. Lọc dung dịch sau phản ứng được bột Cu

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

Bài 3.5 trang 6 Sách bài tập Hóa học 9: Hãy tìm công thức hoá học của những axit có thành phần khối lượng như sau :

a) H : 2,1% ; N : 29,8% ; O : 68,1%.

b) H : 2,4% ; S : 39,1% ; O : 58,5%.

c) H : 3,7% ; P: 37,8% ; O : 58,5%.

Lời giải:

(3)

Đặt công thức hoá học của axit là HxNyOz. Ta có:

2,1 29,8 68,1

x : y : z : : 1:1: 2

1 14 16

 

→ Công thức hoá học của axit là HNO2 (axit nitrơ).

b) H : 2,4% ; S : 39,1% ; O : 58,5%.

Gọi công thức là HxSyOz: 2, 4 39,1 58,5

x : y : z : : 2 :1: 3

1 32 16

 

⇒ Công thức hoá học của axit là H2SO3

c) H : 3,7% ; P: 37,8% ; O : 58,5%.

Gọi công thức là: HxPyOz: 3,7 37,7 58,5

x : y : z : : 3 :1: 3

1 31 16

 

⇒ Công thức hoá học của axit là H3PO3

Bài 3.6* trang 6 Sách bài tập Hóa học 9: a) Trên 2 đĩa cân ở vị trí thăng bằng có 2 cốc, mỗi cốc đựng một dung dịch có hoà tan 0,2 mol HNO3. Thêm vào cốc thứ nhất 20 gam CaCO3, thêm vào cốc thứ hai 20 gam MgCO3. Sau khi phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.

b) Nếu dung dịch trong mỗi cốc có hoà tan 0,5 mol HNO3 và cũng làm thí nghiệm như trên. Phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân còn giữ vị trí thăng bằng không ? Giải thích.

Lời giải:

Các phản ứng hoá học xảy ra trên hai đĩa cân :

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2↑ (1) MgCO3 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O + CO2↑ (2) a) Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ nhất : Số mol các chất tham gia ( 1 ):

CaCO3

n 20

100 = 0,2 mol bằng số mol HNO3

Số mol các chất tham gia (2) :

MgCO3

n 20

84 ≈ 0,24 mol nhiều hơn số mol HNO3

Như vậy, toàn lượng HNO3 đã tham gia các phản ứng (1) và (2). Mỗi phản ứng đều thoát ra một lượng khí CO2 là 0,1 mol và có khối lượng là 44 x 0,1 = 4,4 gam. Sau khi các phản ứng kết thúc, 2 đĩa cân vẫn ở vị trí thăng bằng.

b) Vị trí của hai đĩa cân trong thí nghiệm lần thứ hai :

(4)

Nếu mỗi cốc có 0,5 mol HNO3 thì lượng axit đã dùng dư, do đó toàn lượng muối CaCO3 và MgCO3 đã tham gia phản ứng :

Phản ứng ( 1 ): 0,2 mol CaCO3 làm thoát ra 0,2 mol CO2 ; khối lượng các chất trong cốc giảm: 44 x 0,2 = 8,8 gam.

Phản ứng (2): 0,24 mol MgCO3 làm thoát ra 0,24 mol CO2 ; khối lượng các chất trong cốc giảm: 44 x 0,24 = 10,56 gam.

Sau khi các phản ứng kết thúc, hai đĩa cân không còn ở vị trí thăng bằng. Đĩa cân thêm MgCO3 sẽ ở vị trí cao hơn so với đĩa cân thêm CaCO3.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để xác định chất còn thiếu trong phương trình hóa học ta cần lưu ý: Trong phản ứng hóa học số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng.. Vế phải có Na,

+ Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng để tính được số mol chất cần tìm.. + Bước 4: Tính khối lượng của chất

- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất rắn tan (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi dung dịch hỗn hợp lỏng.. - Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất

a) Nước. Viết phương trình hóa học. Hãy cho biết những cặp chất có thể tác dụng với nhau.. Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình hóa học của các sơ

1. Viết những phương trình phản ứng hóa học. Dung dịch nào xuất hiện kết tủa.. Bài 2 trang 8 VBT Hóa học 9: Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng

b. A, B có thể là chất nào, viết PTHH xảy ra. Giải thích hiện tượng quan sát được... Tính tổng lượng muối tan trong dung dịch X. Nung kết tủa A trong không khí

Rượu Vodka hoặc rượu đế loại tốt 1 miếng gạc hoặc vải thưa. Bước 2: Dùng dao hoặc chày đập thân sả để tăng tiết tinh dầu. Tuy nhiên đừng đập quá mạnh tay, tinh dầu sẽ

Câu 1: Trình bày tính chất hóa học của