• Không có kết quả nào được tìm thấy

50 bài tập về xác định chất còn thiếu trong phương trình, hoàn thiện phương trình hóa học (có đáp án 2022) - Hoá học 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "50 bài tập về xác định chất còn thiếu trong phương trình, hoàn thiện phương trình hóa học (có đáp án 2022) - Hoá học 8"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Dạng III: Bài tập xác định chất còn thiếu trong phương trình, hoàn thiện phương trình hóa học.

A. Lý thuyết & phương pháp giải

Để xác định chất còn thiếu trong phương trình hóa học ta cần lưu ý: Trong phản ứng hóa học số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng.

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Hãy xác định công thức hóa học thích hợp để điền vào dấu hỏi chấm trong phương trình hóa học sau: Mg + 2HCl → MgCl2 +?

Hướng dẫn giải

Vế trái có Mg, H, Cl vậy chất còn lại ở vế phải nhất định phải chứa H. Vậy chất còn thiếu ở vế phải là H2.

Vậy phương trình hóa học là:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Ví dụ 2: Hãy xác định công thức hóa học thích hợp để điền vào dấu hỏi chấm trong các phương trình hóa học sau:

a. 4Na + ? → 2Na2O b. CaO + CO2 → ? Hướng dẫn giải

a. Vế phải có Na, O, vậy chất còn lại ở vế trái nhất định phải có O. Vậy chất còn thiếu ở vế trái là O2.

Vậy phương trình hóa học là:

4Na + O2 → 2Na2O

b. Vế trái có Ca, O, C, vậy chất cần tìm ở vế phải nhất định phải có Ca, C, O. Vậy chất cần tìm là CaCO3.

Vậy phương trình hóa học là:

CaO + CO2 → CaCO3

Ví dụ 3: Chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp để điền vào dấu hỏi chấm trong phương trình hóa học sau:

(2)

FeO + ?HCl → FeCl2 + ? Hướng dẫn giải

Vế trái có Fe, O, H, Cl, vậy chất còn lại ở vế phải nhất định phải chứa H, O. Vậy chất còn thiếu ở vế phải là H2O.

Vế phải có 2 nguyên tử Cl, vậy để số Cl ở cả hai vế bằng nhau thì cần thêm 2 vào trước HCl.

Vậy phương trình hóa học là:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O C. Bài tập tự luyện

Câu 1: Cho phương trình phản ứng: NaOH + HCl → ? + H2O Chất còn thiếu trong phương trình trên là

A. NaCl.

B. Na.

C. Na2O.

D. NaClO.

Đáp án: Chọn A

Vế trái có Na, O, H, Cl, vậy chất còn lại ở vế phải nhất định phải chứa Na, Cl. Vậy chất còn thiếu là NaCl.

Câu 2: Cho phương trình phản ứng:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + ?

Tỉ lệ số phân tử của chất sản phẩm là A. 1 : 1.

B. 1 : 2.

C. 2 : 1.

D. 1 : 3.

Đáp án: Chọn A.

(3)

Vế trái có chứa Fe, H, S, O. Vậy chất còn thiếu ở vế phải có chứa H. Vậy chất còn thiếu là H2.

Phương trình phản ứng:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Vậy tỉ lệ số phân từ FeSO4 : H2 = 1 : 1

Câu 3: Cho phương trình phản ứng: 2NO + O2 → 2?

Chất còn thiếu trong phương trình là A. NO2.

B. N.

C. NO3. D. N2O5.

Đáp án: Chọn A 2NO + O2 → 2NO2.

Câu 4: Cho phương trình hóa học sau:

aAl(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + ? Giá trị của a là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: Chọn B

Vế trái có chứa Al, O, H, S, vậy chất còn thiếu ở vế phải có chứa H, O. Vậy chất còn thiếu là H2O.

Phương trình phản ứng:

2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O.

Vậy a = 2

(4)

Câu 5: Hòa tan kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohidric (HCl) thu được kẽm clorua (ZnCl2) và khí là

A. H2. B. CO2. C. O2. D. CO.

Đáp án: Chọn A

Câu 6: Cho phương trình hóa học sau: Al + FeSO4 → Al2(SO4)3 + ? Hãy cho biết hệ số thích hợp trong phản ứng là

A. 1 : 3 : 1 : 3.

B. 2 : 3 : 1 : 3.

C. 2 : 1 : 3 : 2.

D. 3 : 2 : 1 : 3.

Đáp án: Chọn B

Vế trái chứa Al, Fe, S, O do đó chất còn thiếu ở vế phải chứa Fe.

Vậy chất còn thiếu là Fe.

Phương trình hóa học: 2Al + 3FeSO4 → Al2(SO4)3 + 3Fe Câu 7: Cho sơ đồ phản ứng: SO2 + O2 →?

Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: Chọn C

Vế trái chứ S, O do đó chất cần tìm ở vế phải nhất định phải chứa S, O.

Vậy chất còn thiếu là SO3.

(5)

Phương trình hóa học: 2SO2 + O2 → 2SO3.

Vậy tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là: 2 + 1 = 3.

Câu 8: Cho phương trình hóa học sau: CO + FeO → Fe + ? Tỉ lệ số phân tử của các chất tham gia phản ứng là

A. 1 : 1.

B. 1 : 2.

C. 1 : 3.

D. 1 : 4.

Đáp án: Chọn A

Vế trái chứa C, O, Fe do đó chất còn lại ở vế phải nhất định phải chứa C, O. Vậy chất còn lại là CO2.

Phương trình phản ứng: CO + FeO → Fe + CO2.

Tỉ lệ số phân tử của các chất tham gia phản ứng là 1 : 1.

Câu 9: Cho phương trình phản ứng sau:

Fe(NO3)3 + ?KOH → Fe(OH)3 + ?

Hệ số trước KOH và chất còn thiếu trong phương trình trên lần lượt là A. 1 và KNO3.

B. 2 và KNO3. C. 3 và KNO3. D. 4 và KNO3. Đáp án: Chọn C

Phương trình phản ứng: Fe(NO3)3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KNO3. Câu 10: Có phản ứng hóa học:

CuO +? → Cu + H2O

Tích hệ số các chất tham gia phản ứng là A. 1.

(6)

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: Chọn A

Vế phải chứa Cu, H, O do vậy chất còn thiếu ở vế trái nhất định phải chứa H. Vậy chất còn thiếu là H2.

Phương trình phản ứng: CuO + H2 → Cu + H2O.

Tích hệ số các chất tham gia phản ứng là 1.1 = 1.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Để xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất đã biết, ta cần thực hiện các bước sau:.. + Bước 1: Tính khối

Có 5 bước để xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tốA. Công thức tính số mol của nguyên tử nguyên tố là n =

+ Bước 3: Dựa vào phương trình phản ứng để tính được số mol chất cần tìm.. + Bước 4: Tính khối lượng của chất

Chú ý: Nếu đề bài cho dữ kiện tính được cả số mol chất tham gia phản ứng và sản phẩm thì tính toán số mol chất phản ứng, theo số mol chất sản phẩm.. Tính khối lượng SO

Dạng II: Bài tập về phản ứng cháy của kim loại, phi kim, hợp chất trong oxi.. Tính khối lượng oxit

Dạng IV: Bài tập xác định công thức oxit dựa vào phản ứng hóa học A.. Xác định công thức hóa học của

- Phản ứng (2): Phản ứng nung đá vôi tạo ra vôi sống CaO đây là phản ứng phân hủy giúp ta có vôi sống để dùng trong công nghiệp hay xây dựng công trình và dân

- Khái niệm: Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim