• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH DẠY HỌC TRỰC TUYẾN TUẦN 22 Ngày thực hiện: Thứ hai, ngày 21 tháng 2 năm 2020

TOÁN

TIẾT 163: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (tt) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, khoa học, yêu thích học toán. Phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG - GV: BGĐT - HS: SGK. VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi: Viết nhanh, viết đúng + Nội dung chơi: Viết các số 45 320; 705 215; 36 015; 85 755; (...) - Tổng kết trò chơi

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia trò chơi + 1 HS đọc số

+ 1 HS viết số

- Lắng nghe, ghi bài vào vở 2. HĐ thực hành (30 phút)

Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu - Yêu cầu lớp theo dõi và chữa bài.

*Lưu ý giúp đỡ để hs hoàn thành BT

- GV củng cố so sánh các số trong phạm vi 100 000.

Bài 2

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

=> GV nhận xét, chốt đáp án Bài 3

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- HS nêu yêu cầu bài tập: <, >, =

- HS làm bài cá nhân vào vở

- Thống nhất cách làm và đáp án đúng 27469 < 27470

70000+ 30000 > 99 00 85100 > 85099

80000 +10000 < 99 000 30 000 = 29 000 + 1000 90 000 +9 000 = 99 000

- HS nêu yêu cầu bài tập: Tìm số lớn nhất trong các số sau (SGK trang 170) - HS làm bài cá nhân vào vở

- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả Số lớn nhất:

a) 41800 b) 27998 - HS nêu yêu cầu bài tập - Biết so sánh các số trong phạm vi 100000.

Biết sắp xếp một dãy số theo thứ tự nhất định.

- Rèn kĩ năng viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại ; Rèn kĩ năng nhận biết đặc điểm của dãy số.

(2)

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân -TBHT điều hành cho lớp chia sẻ

=> GV nhận xét, chốt đáp án Bài 4

-Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả

- GV chốt đáp án đúng

Bài 5

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài

=>GV củng cố cách sắp xếp một dãy số theo thứ tự từ bé đến lớn

- HS làm bài

- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả

C. 8 763; 8 843; 8 853.

-> Làm bài cá nhân -> Báo cáo KQ với GV.

+ Từ bé đến lớn:

59825; 67925; 69725; 70100

- HS nêu yêu cầu bài tập: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng

4. HĐ vận dụng (1 phút): - Chữa các phần bài làm sai.

- VN thực hành sắp xếp các số tự nhiên ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

_______________________________________________________________

TẬP LÀM VĂN

KỂ VỀ NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Kể được một cách đơn giản về 1 người thân gia - Biết viết lại được một đoạn văn kể về người thân

- Rèn thái độ tích cực. Phát triển NL giải quyết vấn đề sáng tạo, NL tư duy .

*THGDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: BGĐT

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ khởi động (3 phút):

- Kết nối kiến thức - GTB mới.

- Ghi đầu bài lên bảng

- Hát bài: Cả nhà thương nhau - Nêu nội dung bài hát

- Mở SGK 2. HĐ thực hành: (30 phút)

Bài 1:

- HS làm miệng -

HS nghe kể cho nhau nghe về gia đình

(3)

+ Gia đình em có mấy người? Đó là những ai?

+ Công việc của mỗi người trong gia đình là gì?

+ Tính tình của mỗi người trong gia đình như thế nào?

+ Bố em thường làm việc gì?

+ Tình cảm của em đối với gia đình như thế nào?

- GV tổng kết chung. Tuyên dương, khen ngợi những HS kể tốt.

=> Câu hỏi chốt bài:

+ Em có yêu thương mọi người trong gia đình mình không?

+ Em cần làm gì để thể hiện sự yêu thương đó?

Bài 2: Viết lại những điều vừa kể trước lớp thành đoạn văn

=> Lưu ý HS khâu trình bày.

=> Chốt nội dung 1 đoạn văn có thể (Gồm 3 phần: Phần đầu, phần chính, phần cuối, cần ghi những gì ở mỗi phần)

của mình

- Chia sẻ kết quả trước lớp - Lớp nhận xét, bổ sung

- HS liên hệ, trả lời.

- HS viết bài vào vở ôli

3. HĐ ứng dụng Củng cố dặn dò - Thực hiện lối sống đẹp, trân trọng, yêu thương và quan tâm tới mọi người trong gia đình.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

...

Ngày thực hiện: Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2022 TOÁN

TIẾT 164: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cộng, trừ, nhân ,chia các số trong phạm vi 1000000. Biết giải toán bằng hai cách.

- Rèn cho học sinh kĩ năng tính toán và giải toán có lời văn

(4)

- Giáo dục học sinh trình bày bài sạch sẽ, rõ ràng. Yêu thích học toán. Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bài giảng điện tử.

- HS: SGK, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (5 phút) :

- Trò chơi “Hộp quà bí mật”.

+ Nội dung chơi điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:

VD: 25 369 ...25469;

15 200 ...51002

13000 + 4000 ... 17000 (…) - Tổng kết – Kết nối bài học - GTB – Ghi đầu bài lên bảng.

- HS tham gia chơi

- Lắng nghe - Mở vở ghi bài 2. Hoạt động thực hành: (20 phút)

Bài 1:

- YC HS đọc YC bài

- GV giúp HS nhẩm đúng KQ - Giáo viên nhận xét đánh giá.

=> GV củng cố tính nhẩm

Bài 2:

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV giúp HS M1 hoàn thành bài tập - GV nhận xét, lưu ý cách đặt tính và cách tính

3. HĐ ứng dụng (7 phút) Bài 3

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài nhóm 2

* GV củng cố các bước giải bài toán có lởi văn

- 2 HS đọc YC bài

+ HS làm bài cá nhân-> chia sẻ a) 50 000 + 20 000 = 70 000 80 000 – 40 000 = 40 000 b) 25 000 + 3000 = 28 000 42 000 – 2000 = 40 000 (...)

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm cá nhân – Đổi chéo KT

- Thống nhất cách làm và đáp án đúng:

39178 86271 +25706 - 43954

64884 42317 (…)

- 1HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài nhóm 2

- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả

- Thống nhất cách làm và đáp án đúng:

Tóm tắt:

Có : 80000 bóng đèn

(5)

Chuyển lần 1: 38000 bóng Chuyển lần 2: 26000 bóng Còn :….. bóng ?

Bài giải Số bóng đèn đã chuyển đi là:

26 000 + 38 000 = 64 000 (bóng) Số bóng đèn còn lại trong kho là;

80 000 – 64 000 =16 000 (bóng) Đáp số: 16 000 bóng đèn

*) Củng cố dặn dò (2 phút) - Nhận xét giờ học. Giao BTVN

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

===================================================

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NGỮ VỀ NGHỆ THUẬT. DẤU PHẨY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số từ ngữ về nghệ thuật

- Biết đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn ngắn

- HS yêu thích môn học. Có trách nhiệm, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: BGĐT - Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (3 phút)

- Trò chơi “Dấu câu”: TBHT điều hành:

+ Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.

+ Học sinh nêu sự vật nhân hoá...

(...)

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- Học sinh tham gia chơi.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. HĐ thực hành (28 phút) Bài tập 1: (Trò chơi: “Đố bạn”)

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Đố bạn” để hoàn thành bài tập.

+ Chỉ những người hoạt động nghệ thuật.

+ Chỉ các hoạt động nghệ thuật.

+ Chỉ các môn nghệ thuật.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi,

- Học sinh tham gia chơi.

+ Diễn viên, ca sĩ, nhà văn,...

+ Đóng phim, ca hát, múa, vẽ,...

+ Điện ảnh, kịch nói, chèo, tuồng,...

(6)

tuyên dương học sinh.

Bài tập 2: (Cặp đôi -> Cả lớp) - Yêu cầu trao đổi theo cặp.

- Mời 1 số cặp lên bảng chia sẻ nội dung.

- GV theo dõi nh.xét chốt lại lời giải đúng.

=> Giáo viên củng cố cách đặt dấu phẩy

- Học sinh trao đổi theo cặp.

- Lần lượt các cặp lên thực hành hỏi đáp trước lớp. Cả lớp nhận xét bổ sung.

Ví dụ: Mỗi bản nhạc, mỗi bức tranh, mỗi câu chuyện, mỗi vở kịch, mỗi cuốn phim,... đều là một tác phẩm nghệ thuật. (...)

3. HĐ vận dụng (3 phút)

- Đặt 5 câu với 5 từ chọn trong bài tập 1.

*) Củng cố dặn dò (1 phút) - Nhận xét giờ học. Giao BTVN

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

============================================================

Ngày thực hiện; Thứ 4 ngày 23/2/2022 TOÁN

TIẾT 165: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100000 (tt) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết). Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân.

- Rèn cho học sinh kĩ năng tính toán và giải toán có lời văn

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Bài giảng điện tử.

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (5 phút) :

- Trò chơi: Hái hoa dân chủ.

+ Thực hành làm BT1 - SGK - Chốt cách tính nhẩm

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên

- HS tham gia chơi

- HS thực hiện tính nhẩm và báo cáo kết quả tính

- Lắng nghe

(7)

bảng. - Mở vở ghi bài 2. HĐ thực hành (28 phút):

Bài 2

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS cá nhân –> chia sẻ N2 - GV gợi ý cho HS đối tượng M1 hoàn thành BT.

- GV củng cố cách làm tính cộng, trừ, nhân, chia

Bài 3:

- Học sinh đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV nhận xét, đánh giá bài làm trong vở của HS

- GV nhận xét chung

=> Gv củng cố về tìm thành phần chưa biết.

Bài 4:

- Học sinh đọc yêu cầu

- GV YC HS làm bài cá nhân-> chia sẻ + Bài toán thuộc dạng nào?

- GV củng cố cách giải bài toán liên quan rút về đơn vị

3. HĐ ứng dụng (5 phút) Bài 5:

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV kiểm tra từng HS

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân-> đổi chéo vở chia sẻ:

+ HS thống nhất KQ đúng

3608 4083 6000 X 9 + 3269 - 87 9 32472 7352 5121

- HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân

- HS chia sẻ kết quả trước lớp a) 1999 + x = 2005

x = 2005 – 1999 x = 6

b) x 2 = 3998 x = 3998 : 2 x = 1999 - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân-> chia sẻ + Bài toán liên quan rút về đơn vị

* Dự kiến đáp án:

Tóm tắt:

5 quyển : 28500 đ 8 quyển : ...đồng?

Bài giải

Giá tiền một quyển sách là:

28 500: 5 = 5 700(đồng) Giá tiền 8 quyển sách là:

5 700 x 8 = 45 600 (đồng) Đ/S: 45 600 đồng

- HS thực hiện yêu cầu bài tập - Báo cáo KQ với GV

*) Củng cố dặn dò (1 phút) - VN tiếp tục thực hiện giải các bài toán liên quan đến rút về đơn vị

(8)

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

========================================================

ĐẠO ĐỨC

THỰC HÀNH CUỐI KỲ II I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học về các nội dung: Tôn trọng khách nước ngoài, tôn trọng đám tang, tôn trọng thư từ và tài sản của người khác, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, chăm sóc cây trồng và vật nuôi

- HS có hành vi cư xử đúng theo các chuẩn mực đạo đức đã học

- Học sinh có thái độ học tập tự giác, tích cực. Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giáo tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phát triển bản thân, năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: BGĐT - Học sinh: Vở ghi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Khởi động (3 phút):

- Kết nối kiến thức.

- GTB mới – Ghi bài lên bảng.

- Cả lớp hát, vận động tại chỗ - Lắng nghe.

2. HĐ thực hành: (30 phút)

*) Hệ thống lại kiến thức

- GV yêu cầu HS nêu lại tên các bài đạo đức đã học trong học kì II

- GV đặt các câu hỏi để hệ thống lại kiến thức:

+ Khi gặp khách nước ngoài, chúng ta nên làm gì và không nên làm gì?

+ Tại sao cần phải tôn trọng đám tang?

+ Tại sao cần tôn trọng thư từ và tài sản của người khác?

+ Tại sao cần sử dụng hợp lí và tiết

* HĐ cá nhân => Chia sẻ trước lớp - HS nêu:

+ Tôn trọng khách nước ngoài + Tôn trọng đám tang

+ Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.

+ Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.

+ Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

- HS trả lời theo ý hiểu của mình để nhớ lại kiến thức

(9)

kiệm nguồn nước?

+ Tại sao cần bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi?

- GV tổng hợp lại các kiến thức liên quan từng bài học

Việc 2: Xử lí tình huống

TH1: Có một vị khách nước Anh đến thăm trường em và yêu cầu các em giới thiệu cho nghe về trường mình.

TH2: Tuấn và Hải đang trên đường đi học thì gặp một đám tang.

TH3: Áo khoác của Nam tren trên móc tự nhiên rơi xuống. Mấy bạn nam đi qua giẫm chân lên. Nếu có mặt ở đó, em sẽ làm gì?

TH4: Lần nào rót nước uống Hải cũng rót một cốc thật đầy. Uống không hết, Hải lại đổ ra ngoài hành lang....

TH5: Vườn trường mới trồng thêm những chậu hoa hồng rất đẹp. Giờ ra chơi, mấy bạn nữ rủ nhau ra hái hoa...

- GV tổng kết và rút ra bài học sau mỗi tình huống

- HS lắng nghe.

* Nhóm 4 – Lớp

- HS thảo luận nhóm 2 ( 2 nhóm 1 tình huống) và đưa ra cách xủa lí phù hợp. Sau đó, phân vai dựng lại tình huống

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, bình chọn nhóm xử lí tốt và dựng lại tình huống hay.

- HS ghi nhớ

3. Hoạt động vận dụng (3phút) *) Củng cố dặn dò: 1p

- Thực hiện theo các hành vi đạo đức đã học

- Tuyên truyền mọi người cùng thực hiện như mình.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

=======================================================

CHÍNH TẢ (Nghe – viết) ĐỐI ĐÁP VỚI VUA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài băn xuôi.

- Rèn kĩ năng viết, trình bày đúng hình thức. Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ.

- HS có ý thức rèn luyện chữ viết. Phát triển NL tư duy, sáng tạo.

(10)

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Bài giảng điện tử.

- HS: SGK, vở chính tả

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (3 phút)

- Tuần qua em đã làm gì để viết đẹp hơn?

- Giáo viên đọc: Nuông chiều, lồi lõm, lục lọi, la lối, núc ních, len lỏi,…

- Nhận xét bài làm của học sinh, khen em viết tốt.

- Giới thiệu bài –

- Hát.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh viết.

- Lắng nghe.

2. HĐ hình thành kiến thức (5 phút) a. Trao đổi về nội dung đoạn

chép - 1 học sinh đọc lại.

- Vì nghe nói cậu là học trò.

- Nước trong leo lẻo cá đớp cá

Trời nắng chang chang người nối người + Viết cách lề vở 2 ô li.

+ Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu câu, tên riêng của người (Cao Bá Quát),...

- ra lệnh, tức cảnh, leo lẻo, chỉnh, truyền lệnh ,...…

- Giáo viên đọc đoạn văn một lượt.

+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối?

+ Hãy đọc câu đối của vua và vế đối lại của Cao Bá Quát.

b. Hướng dẫn trình bày:

+ Hai vế đối trong đoạn chính tả viết như thế nào?

+ Trong đoạn văn còn có những chữ nào viết hoa?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Luyện viết từ khó, dễ lẫn.

3. HĐ thực hành (15 phút):

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết

- Lắng nghe.

(11)

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối

tượng M1. - Học sinh viết bài

- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.

- Lắng nghe.

5. HĐ vận dụng (5 phút) Bài 2a: Trò chơi “Đố bạn”

- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi: “Đố bạn” để học sinh hoàn thành bài tập.

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi.

- Học sinh tham gia chơi:

+ so sánh, soi đuốc,...

+ xào rau, xới cơm, xê dịch, xông lên, xúc đất,...

*) Củng cố dặn dò (1 phút)

- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả.

- Về nhà tìm 1 bài thơ hoặc bài văn, đoạn văn viết về người từ nhỏ đã thể hiện tư chất thông minh, giỏi đối đáp và luyện viết cho đẹp hơn.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

=================================================

Ngày thực hiện: Thứ 5 ngày 24 tháng 2 năm 2022 TOÁN

ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (tiếp) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết) các số trong phạm vi 100000.Giải được bài toán bằng hai phép tính

(12)

- Rèn kĩ năng thực hiện bốn phép tính trong phạm vi 100000

HS cẩn thận, trình bày sạch sẽ, chăm học Toán. Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bài giảng điện tử.

- HS: SGK, bút

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) :

- Kết nối bài học – GTB

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

- Lắng nghe 3. HĐ thực hành (30 phút)

Bài 1: Cá nhân – Cả lớp

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân + Nhận xét gì về các phép tính trong biểu thức?(Các phép tính đều có kết quả tròn nghìn)

+ Trong biểu thức có dấu phép tính cộng và phép tính nhân bạn cần thực hiện nhẩm như thế nào?(Nhân chia trước, cộng trừ sau)

- GV củng cốcách tính nhẩm Bài 2: HĐ cá nhân – Cả lớp - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS thực hiện theo YC của bài

cho HS nhắc lại cách đặt tính và cách tínhtrong số tự nhiên

- GV củng cố về cách đặt tính và cách tính

Bài 3: HĐ cá nhân- cả lớp

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS (5-7 bài)

- GV củng cố các bước làm của bài toán.

- 2 HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm vào vở ghi -> chia sẻ trước -Thống nhất cách làm và đáp án đúng:

3000 + 2000 x 2 = 3000 + 4000 = 7000

14 000 – 8000 : 2 = 14 000 - 4000 = 10 000 (...)

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân -> chia sẻ kết quả

+ HS nêu cách đặt tính, cách tính.

998 3058 8000 5749 + 5002 x 6 - 25 x 4 6000 12348 797 5 22996 (...)

- 2 HS nêu yêu cầu bài tập

- Tìm hiểu bài toán nêu các bước giải.

- HS làm vào vở ghi

- HS lên chia sẻ trước lớp kết quả Tóm tắt

Cửa hàng có: 6450lít dầu

(13)

+ Tìm số dầu đã bán + Tìm số lít dầu còn lại

3. HĐ vận dụng (5 phút) Bài 4

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu nhóm trưởng điều hành - GV chốt kết quả:Nhẩm viết số vào ô trống để có kết quả đúng.

Đã bán : 1/3 số lít dầu Còn lại : ....lít dầu?

Bài giải Số lít dầu đã bán là:

6450 : 3 = 2150 (l) Số lít dầu còn lại là:

6450 – 2150 = 4300 (l) Đ/S: 4300 l dầu

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm cá nhân- thảo luận cặp đôi -

> thống nhất ghi KQ vào phiếu

- Thống nhất cách làm và đáp án đúng:

326 211 x 3 x 4 978 844

*) Củng cố dặn dò (1 phút) - Chuẩn bị cho bài ôn tập tiết sau - VN tiếp tục thực hiện tự ôn tập các kiến thức

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

=================================================

TNXH

KHẢ NĂNG KỲ DIỆU CỦA LÁ CÂY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Yêu thích và biết bảo vệ cây xanh. Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực nhận thức môi trường, năng lực tìm tòi và khám phá

*KNS:

- Thể hiện sự tự tin.

- Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận.

- Ra quyết định.

- Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và lợi ích của lá đối với đời sống con người. Kể ra những ích lợi của lá cây.

- Giáo dục cho học sinh kỹ năng làm chủ bản thân. Có ý thức trách nhiệm thực hiện những hành vi

thân thiện với các loài cây.

(14)

- Quản lí thời gian.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: BGĐT

- Học sinh: Sách giáo khoa. VBT III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (5 phút)

+ Lá cây có những màu nào?

+ Lá cây gồm những bộ phận nào?

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới -

- Học sinh hát.

- Học sinh nêu.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút) Hoạt động 1: Chức năng của lá cây

*Mục tiêu: Biết nêu chức năng của lá cây.

*Cách tiến hành:

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 1 sách giáo khoa trả lời câu hỏi:

+ Quá trình quang hợp diễn ra trong điều kiện nào?

+ Bộ phận nào của cây thực hiện quá trình quang hợp?

+ Khi quang hợp , lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?

+ Quá trình hô hấp diễn ra khi nào?

+ Bộ phận nào của cây thực hiện quá trình hô hấp?

+ Khi hô hấp, lá cây hấp thụ khí gì và thải ra khí gì?

+ Ngoài chức năng quang hợp và hô hấp lá cây còn có chức năng gì?

+ Vậy lá cây có chức năng gì?

Kết luận: Lá cây có 3 chức năng là quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước.

+ Khi đứng dưới tán của cây ta thấy mát mẻ vì sao?

+ Lá cây thoát ra khí gì là khí cần thiết cho sự sống của con người?

Kết luận: Hai quá trình hô hấp và quang hợp diễn ra ở lá cây. Người ta nói lá cây có khả năng kì diệu vì lá cây quang hợp đã tạo ra các chất nuôi sống cây đồng thời từ lá cây thoát ra hơi nước giúp điều hoà không khí , cung cấp oxy giúp người và động vật hô hấp

- Học sinh quan sát hình 1, thảo luận theo bàn.

- Quá trình quang hợp diễn ra dưới ánh sáng mặt trời.

- Lá cây là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp.

- Khi quang hợp, lá cây hấp thụ khí các –bô-nic, thải ra khí oxy.

- Quá trình hô hấp diễn ra suốt ngày đêm.

- Lá cây là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình hô hấp.

- Khi hô hấp , lá cây hấp thụ khí oxy, thải ra khí cac-bô-nic và hơi nước.

- Lá cây còn làm nhiệm vụ thoát hơi nước.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh lắng nghe.

- Vì lá cây thoát hơi nước làm không khí mát mẻ.

- Khí oxy.

- Lắng nghe.

(15)

Hoạt động thực hành: Tìm hiểu về Ích lợi của lá cây

*Mục tiêu: Kể được những ích lợi của lá cây.

*Cách tiến hành:

- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 - 7 sách giáo khoa và thảo luận theo cặp cho biết trong hình lá cây được dùng để làm gì?

+ Nêu ích lợi của lá cây mà em biết?

Kết luận: Lá cây có nhiều ích lợi cho cuộc sống. BV cây cối cũng là BVệ duy trì sự sống của con người và các sinh vật khác trên trái đất.

- Học sinh quan sát hình và thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày.

+ Hình 2: Lá cây để gói bánh.

+ Hình 3: Lá cây để lợp nhà.

+ Hình 4: Lá cây làm thức ăn cho động vật.

+ Hình 5: Lá cây làm nón.

+ Hình 6: Lá cây làm rau ăn.

+ Hình 7: Lá cây làm thuốc.

- Học sinh nêu.

3. HĐ vận dụng (3 phút)

- Kể tên loại lá cây có trong nhà, nêu ích lợi của loại lá cây đó.

*) Củng cố dặn dò (2 phút)

- Tìm hiểu thêm một số ích lợi khác của lá cây.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

======================================================

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT) HỘI VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Hiểu nội dung bài: cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đo vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hay. Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý cho trước.

- HS yêu thích môn học. Có trách nhiệm, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: BGĐT

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

(16)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (3 phút)

1. - Học sinh hát.

- Gọi học sinh lên bảng đọc bài

“Tiếng đàn”. Yêu cầu trả lời câu hỏi, nêu nội dung bài.

- Kết nối bài học. Giới thiệu bài

- Học sinh hát.

- Học sinh thực hiện.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở sách giáo khoa.

2. HĐ hình thành kiế thức (20') a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu bài một lượt, chú ý: giọng đọc toàn bài

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

+ Ngay nhịp trống đầu,/ Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ.//

Anh vờn bên trái/ đánh bên phải,/

dứ trên, /đánh dưới, thoắt biến,/

thoắt hóa khôn lường.// Trái lại,/

ông Cản Ngũ có vẻ lớ ngớ,/ chậm chạp.// Hai tay ông lúc nào cũng dang rộng,/ để sát xuống mặt đất,/

xoay xoay chống đỡ.../ /Keo vật xem chừng chán ngắt.//

(...)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ khôn lường, tứ xứ.

d. Đọc đồng thanh

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

- Học sinh lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp câu

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu => Cá nhân => Cả lớp (Quắm đen, nước chảy, nức nở, lăn xả, khôn lường, chán ngắt, giục giã,...).

- Học sinh chia đoạn (5 đoạn như sách giáo khoa).

- Lớp trưởng điều hành lớp đọc từng đoạn - HS nhận xét bạn đọc đoạn.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- 1 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 5 nhóm đọc nối tiếp 5 đoạn văn trước lớp.

- Học sinh đọc đồng thanh toàn bài.

3. HĐ thực hành (15 phút):

(17)

+ Tìm những chi tiết miêu tả sự sôi động của hội vật?

+ Cách đánh của Quắm Đen và ông Cản Ngũ có gì khác nhau?

+ Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thay đổi keo vật như thế nào?

+ Theo em vì sao ông Cản Ngũ chiến thắng?

- Yêu cầu học sinh phát biểu theo ý cá nhân:

+ Bài đọc nói về việc gì?

+ Chúng ta học được điều gì qua bài đọc?

=> Giáo viên chốt nội dung:

Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

+ Trống dồn dập, người xem đông như nước chảy, náo nức, chen lấn nhau, quây kín quanh sới vật trèo cả lên cây để xem ...

+ Quắm Đen: lăn xả vào, dồn dập ráo riết..

Ông Cán Ngũ: lớ ngớ, chậm chạp chủ yếu chống đỡ.

+ Ông Cản Ngũ bước hụt nhanh như cắt Quắm đen lao vào ôm một bên chân ông bốc lên mọi người reo hò ầm ĩ nghĩ rằng ông Cản Ngũ thua chắc.

+ Vì ông điềm đạm giàu kinh nghiệm.

- Suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân.

- Học sinh lắng nghe.

4. HĐ vận dụng- Đọc diễn cảm (15 phút) - Hướng dẫn học sinh cách đọc

nâng cao: Đọc đúng đoạn văn: Đọc với giọng nhẹ nhàng, thoải mái:

+ Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình/ nhìn Quắm Đen mồ hôi, / mồ kê nhễ nhại dưới chân. // Lúc lâu, / ông mới thò tay xuống/ nắm lấy khố Quắm Đen,/ nhấc bổng anh ta lên, / coi nhẹ nhàng như giơ con ếch có buộc sợi rơm ngang bụng vậy.//

-> Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét chung - Chuyển hoạt động.

- 1 học sinh đọc mẫu đoạn 5.

- Xác định các giọng đọc.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm.

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét.

*) HĐ kể chuyện (15 phút)

a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

- Cho hs quan sát tranh minh họa.

- Gọi một hs đọc các câu hỏi gợi ý.

- Giáo viên yêu cầu dựa theo tranh

- Học sinh quan sát tranh.

- Học sinh đọc gợi ý.

(18)

minh họa kết hợp gợi ý với nội dung 5 đoạn trong truyện kể lại toàn bộ câu chuyện.

b. Hướng dẫn hs kể chuyện:

- Gọi học sinh kể đoạn 1.

- Giáo viên nhận xét, nhắc học sinh có thể kể theo một trong ba cách.

+ Cách 1: Kể đơn giản, ngắn gọn theo sát tranh minh họa.

+ Cách 2: Kể có đầu có cuối như không kĩ như văn bản.

+ Cách 3: Kể khá sáng tạo.

* Tổ chức cho học sinh kể:

- Học sinh tập kể.

- Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận xét.

- Giáo viên nhận xét lời kể mẫu ->

nhắc lại cách kể.

c. Học sinh kể chuyện trong nhóm

d. Thi kể chuyện trước lớp:

*Giáo viên đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Câu chuyện nói về việc gì?

+ Câu chuyện cho ta thấy điều gì?

- Học sinh quan sát tranh minh hoạ kết hợp nội dung bài kể lại câu chuyện

- Học sinh kể chuyện cá nhân.

- 1 học sinh kể mẫu theo tranh 1.

- Cả lớp nghe.

- Học sinh kết hợp tranh minh họa tập kể.

- Học sinh kể chuyện cá nhân (Tự lựa chon cách kể).

- Học sinh kể chuyện theo nội dung từng đoạn trước lớp.

- Học sinh đánh giá.

- Nhóm trưởng điều khiển.

- Luyện kể cá nhân.

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- Học sinh trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- Học sinh tự do phát biểu ý kiến: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa 2 đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

*) Củng cố dặn dò (2 phút)

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nêu suy nghĩ của mình về hội thi vật trong truyện.

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

====================================================================

Ngày thực hiện: Thứ 6 ngày 25 tháng 2 năm 2022

(19)

TOÁN

ÔN TÂP VỀ ĐẠI LƯỢNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam). Biết giải các bài toán có liên quan đến những đại lượng đã học

- Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo đại lượng

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học Toán.

Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bài giảng điện tử.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi Truyền điện + TBHT điều hành

+ Nội dung về: Nêu các đơn vị đo đại lượng đã học và mối quan hệ của chúng (...)

- Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài

- HS tham gia chơi +Ví dụ: m, cm, dm,...

1dm = 10cm 1m = 100cm (...)

- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương bạn nắm vững kiến thức cũ

- Lắng nghe -> Ghi bài vào vở 2. HĐ thực hành (30 phút):

Bài 1: Cá nhân – Cả lớp

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập + Khoanh vào trước câu trả lời đúng - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

*Lưu ý trợ giúp để đối tượng M1+ M2 hiểu được mối quan hệ giữa m và cm:

- GV củng cố về mối quan hệ đo độ dài giữa m và cm:

Bài 2: HĐ cá nhân – Cặp đôi - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS thực hiện theo YC của bài

-> GV gợi ý cho HS M1 nhận biết về đơn vị đo khối lượng (gam -> g)

- 2 HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm vào vở ghi -> chia sẻ trước và nêu lí do khoanh vào ý B.

- Thống nhất cách làm và đáp án đúng

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân -> chia sẻ cặp đôi ->thống nhất kết quả

*Dự kiến đáp án:

+ Quả cam cân nặng 300 gam (200g + 100g = 300g) + Quả đu đủ cân nặng 700 gam

500g + 200g = 700g

+ Quả đu dủ nặng hơn quả cam 400g

(20)

- GV củng cố về đơn vị đo khối lượng (gam - g)

Bài 3: HĐ cá nhân- cả lớp

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GVcho HS quan sát hình vẽ (mô hình đồng hồ),...

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân - GV chốt lại ý đúng

3. HĐ vận dụng (5 phút) Bài 4: Nhóm 2 – Lớp

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu nhóm trưởng điều hành - GV trợ giúp HS M1: Làm cách nào để em tìm được số tiền còn lại?

+B1. Tính số tiền có: 2 tờ 2000

+B2. Tính số tiền còn lại: Lấy số tiền có trừ đi số tiền mua bút chì.

- GV chốt kết quả đúng

=> Củng cố giải toán

700g – 300 g = 400g

- 2 HS nêu yêu cầu bài tập - HS thực hiện theo YC

- HS lên chia sẻ trước lớp kết quả a) HS lên bảng gắn thêm kim phút vào đồng hồ, các em khác nhận xét.

b) Lan đi từ nhà tới trường hết 15 phút

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS thảo luận-> làm vào phiếu - Đại diện các nhóm chia sẻ

Bài giải Số tiền Bình có là:

2000 x 2 = 4000 (đồng) Số tiền Bình còn lại là:

4000 – 2700 = 1300 (đồng) Đáp số: 1300 đồng

- Chữa lại các phần bài tập làm sai - VN tiếp tục thực hiện ôn tập về đại lượng

*) Củng cố dặn dò (1 phút)

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

...

...

...

...

TẬP ĐỌC TIẾNG ĐÀN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung: Tiếng đàn của thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em. Nó hòa hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh

- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hay. Biết ngắt nghỉ và nhấn giọng đúng chỗ.

(21)

- HS yêu thích môn học. Có trách nhiệm, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG

- Giáo viên: BGĐT

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ khởi động (3 phút)

- Giáo viên cho học sinh nghe bài hát: “Cây đàn ghi ta”.

- TBHT điều hành: Gọi 3 bạn lên bảng thi đọc bài “Đối đáp với vua”. Yêu cầu nêu nội dung bài.

- Giáo viên nhận xét chung - Giáo viên kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài.

- Học sinh nghe.

- Học sinh thực hiện.

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ hình thành kiến thức (15 phút) a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, giàu cảm xúc

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, hướng dẫn ngắt giọng câu dài:

+ Khi ắc-sê vừa khẽ chạm vào những sợi dây đàn/ thì như có phép lạ,/ những âm thanh trong trẻo vút bay lên giữa yên lặng của gian phòng.//

+ Vầng trán cô bé hơi tái đi/

nhưng gò má ửng hồng ,/ đôi mắt sẫm màu hơn,/ làn mi rậm cong dài khẽ rung động.// (…)

- Học sinh lắng nghe.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp từng câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do học sinh phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) =>

cá nhân (M1) => cả lớp (Vi-ô-lông, ắc- sê, lên dây, trắng trẻo, nâng, phép lạ, yên lặng,...)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc từng đoạn trong nhóm.

(22)

- Giáo viên yêu cầu học sinh đặt câu với từ chân dài.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- Lớp đọc đồng thanh toàn bài đọc.

3. HĐ thực hành (8 phút)

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài.

*Giáo viên hỗ trợ Trưởng ban Học tập điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Thủy làm gì để chuẩn bị vào phòng thi?

+ Những từ nào miêu tả âm thanh của cây đàn?

+ Cử chỉ, nét mặt của Thủy khi kéo đàn thể hiện điều gì?

+ Tìm những chi tiết miêu tả khung cảnh thanh bình nơi căn phòng như hòa với tiếng đàn?

* Giáo viên chốt lại: Tiếng đàn của Thủy trong trẻo, hồn nhiên như tuổi thơ của em, phù hợp với khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống xung quanh.

- 1 học sinh đọc 4 câu hỏi cuối bài.

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

+ Thủy nhận đàn, lên dây và kéo thử vài nốt nhạc.

+ trong trẻo, bay vút lên giữa yên lặng của gian phòng

+ Thủy rất cố gắng tập trung vào việc thể hiện bản nhạc - vầng trán tái đi...

+ Vài cánh hoa Ngọc Lan êm ái rụng xuống mặt đất mát rượi, lũ trẻ… ven hồ.

- Học sinh lắng nghe.

4. HĐ vận dụng (7 phút)

- Giáo viên mời một số học sinh đọc lại đoạn 1

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc.

- Học sinh thi đua đọc đoạn 1.

- Giáo viên mời 2 em thi đua đọc.

- Giáo viên nhận xét bạn nào đọc đúng, đọc hay.

- Học sinh đọc lại đoạn 1.

- Học sinh thi đua đọc đoạn 1.

- 2 học sinh đọc.

- Học sinh nhận xét.

- Lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc đúng, hay.

*) Củng cố dặn dò (1 phút) - Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài đọc.

- Tìm hiểu thêm về những người đánh đàn có tiếng đàn trong trẻo, hồn nhiên, hòa hợp với cuộc sống xung quanh và khung cảnh thiên nhiên.

- Nhận xét giờ học

ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

(23)

...

...

...

======================================================

SINH HOẠT TẬP THỂ 1. Lớp hát tập thể

2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:

- 4 Tổ Trưởng nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.

- GV nhận xét chung:

+ Nề nếp:

...

...

...

...

...

+ Học tập:

...

...

...

...

...

3. Phương hướng tuần sau:

- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đồng Xuân Lan.. - Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về đất nước ta?. - Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên đất nước ta đang trên đà

Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào.. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui

Hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo: Giọt mồ hôi sa / Những trưa tháng sáu / Nước.. như ai nấu / Chết cả cá cờ / Cua ngoi lên

Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới Nhiệm vụ: Đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.. Các điều kiện: + Phát triển tinh thần yêu nước

[r]

Mçi em ® îc viÕt mét tõ trong hä néi, hay hä ngo¹i theo hiÖu lÖnh cña c« råi chuyÒn nhanh cho

-Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tủy sống.. Một số dây thần kinh khác lại dẫn

QUÝ THẦY CÔ VỀ