• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nh N hớ ớ a an nh h N N hư h ư T Th hi i ết ế t

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nh N hớ ớ a an nh h N N hư h ư T Th hi i ết ế t "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

16 Xã hội học số 2 (70), 2000

Nhân một năm ngày mất của Giáo sư Như Thiết (8. 6. 1999 - 8. 6. 2000)

Nh N hớ a an nh h N N h ư T Th hi i ết ế t

T

hế là đã tròn một năm anh Thiết đi vào cõi vĩnh hằng. Đối với chúng tôi, những người thuộc thế hệ thứ ba về công tác ở Ban Xã hội học thuộc ủy ban Khoa học Xã hội thời bấy giờ, nhắc tới anh Thiết là nhớ tới một con người gần gũi, chan hòa, với một tình cảm đầy trân trọng. Tôi còn nhớ một chiều Hà Nội chớm thu năm 1983, khi về nhận việc ở cơ

quan mới được vài tuần. Lúc đang ngồi uống nước ở một quán cóc cạnh cơ quan với các anh Hoàng Đốp, Mai Kim Châu thì anh sà vào.

Anh cười cởi mở với đôi mắt sáng đầy thiện cảm. Giáo sư Như Thiết bây giờ tôi mới gặp nhưng tác phẩm của anh thì tôi đã được đọc từ hơn bốn năm về trước khi còn là sinh viên khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Hồi đó cuốn “Quán triệt tính Đảng trong Mỹ học và Nghệ thuật” của anh, xuất bản từ năm 1973, tôi đã đọc kỹ đến hai, ba lần nhân phải viết một khóa luận về văn học Việt Nam hiện

đại, học phần này do thầy Hoàng Như Mai dạy. Đã sẵn lòng ngưỡng mộ, cùng với tâm lý của một “lính mới” trước một người hơn mình trên hai chục tuổi, quả thật lúc đó tôi rất lúng túng trong cách xưng hô. Không ngờ Giáo sư Như Thiết gỡ rối cho tôi thật nhẹ nhàng. Anh cười bảo: “Cậu học văn Tổng hợp à, mình cũng học khóa một ở đó. Như vậy, trước thì mình đồng môn, giờ thì đồng ngành. Cậu cứ gọi mình là anh cho tiện”.

Thời kỳ đầu học nghề ở Tạp chí Xã hội học, những người thầy đầu tiên của tôi là Giáo sư Vũ Khiêu, Giáo sư Như Thiết. Là một trưởng phòng nghiên cứu, đồng thời anh Thiết được bác Khiêu giao nhiệm vụ đọc và biên tập những bài quan trọng (bài chốt) của tạp chí, vì vậy tôi may mắn được gần gũi với anh. Giáo sư Như Thiết đã bổ khuyết cho tôi rất nhiều về kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội, đặc biệt là chính anh đã truyền cho chúng tôi niềm say mê đối với ngành Xã hội học, lúc đó còn rất non trẻ ở nước ta. Giáo sư Như Thiết có kiến thức rất sâu về Mỹ học, Văn hóa và Lối sống. Anh là người khiêm tốn, ít khi nói về những công việc đã làm. Do lòng kính trọng và sự khâm phục tài năng của anh, tôi và bè bạn

đều thích tìm hiểu về con người và tác phẩm của Giáo sư Như Thiết. Trước khi về công tác tại Ban Xã hội học (nay là Viện Xã hội học thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia), anh đã từng làm việc với cương vị Trưởng phòng nghiên cứu của Viện Triết học. Học hàm Phó Giáo sư do Nhà nước phong tặng cho anh trên cơ sở những cống hiến cho nghiên cứu

Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

(2)

Trương Nhân Huyền 17

khoa học ở địa hạt nghiên cứu Triết học, đặc biệt trong chuyên ngành Mỹ học. Sau này, các nghiên cứu về lý luận và lịch sử Xã hội học, gia đình, văn hóa và lối sống anh cũng có nhiều

đóng góp, với nhiều bút danh khác nhau: Như Thiết, Tuấn Sơn, Trọng Vũ, Tố Mỹ,... Ngoài những cuốn đã xuất bản gây được tiếng vang trong giới học thuật như: “Quán triệt tính Đảng trong Mỹ học và Nghệ thuật”; “Đưa cái đẹp vào cuộc sống”, Giáo sư Như Thiết còn cho in các nhóm bài nghiên cứu theo chủ đề: “Tình bạn và tuổi trẻ, “Con đường phát triển tất yếu của tuổi trẻ Việt Nam”. Những nghiên cứu từ cách tiếp cận xã hội học trong thời gian làm việc ở Viện Xã

hội học như “Bạo lực trong gia đình ngày nay”, “Đấu tranh chống cái phản văn hóa”,... cũng phản

ánh đậm nét phong cách nghiên cứu của anh là kiên trì với lập trường bảo vệ các giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Bên cạnh công việc nghiên cứu khoa học, Giáo sư Như Thiết còn dành nhiều thời gian cho công tác giảng dạy và hướng dẫn cho sinh viên các trường Đại học thuộc khối Khoa học xã hội và Nhân văn và khối An ninh quốc phòng.

Với nguồn tri thức phong phú và một năng khiếu hùng biện đầy thuyết phục, anh

được nhiều cơ quan, đoàn thể và trường học mời đi giảng bài, nói chuyện. Những lần đó tôi và Quách Tám thường hay được anh cho đi theo. Khi thì ở trường Nguyễn ái Quốc (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh bây giờ), khi thì ở Bộ Văn hóa hay ở trường Đại học Tổng hợp, có lúc lại lên đến trường Sĩ quan Lục quân ở Sơn Tây,... Sau buổi giảng bài với những

đồng tiền thù lao ít ỏi của thời bao cấp, anh đãi chúng tôi một bữa phở, món ăn cao cấp của người Hà Nội những tháng năm gian khổ.

Với bản tính sôi nổi, trẻ trung và hòa đồng, tôi còn nhớ hồi đó, tuy thuộc lớp những người cao tuổi của cơ quan, anh vẫn thỉnh thoảng tham gia sinh hoạt Đoàn thanh niên với chúng tôi. Ngoài ngón đàn ghi ta điêu luyện, anh còn làm thơ rất hay. Khi hứng lên, anh ôm

đàn tự hát lên bài thơ của mình do anh phổ nhạc. Tôi thường hay đến nhà anh vì hồi đó tôi là dân “nằm bàn”, ăn ở tại phòng làm việc nên từ Trần Xuân Soạn đến nhà anh ở Nguyễn Du rất gần, đi bộ chỉ mất chừng 15 phút. Hôm nào gặp bữa thì chị Sáu (vợ anh) thường dọn riêng cho hai anh em cùng ăn. Bình thường thì anh hay kéo tôi ra quán cóc cạnh nhà ngồi uống nước chè, hút thuốc lào và đàm luận. Những năm gần đây anh chuyển lên ở Nghĩa Đô, cách cơ quan khá xa nên thi thoảng chúng tôi mới được gặp anh ở Trần Xuân Soạn. Lần nói chuyện được lâu nhất với anh cách đây cũng gần ba năm, khi đó anh đã yếu đi nhiều. Anh một mình đạp xe từ Nghĩa Đô xuống tận nhà tôi ở khu Thanh Xuân. Hôm đó hai anh em có

được cả một buổi ngồi nói chuyện bên chén rượu thuốc tôi mới ngâm chưa kịp ngấm.

Thế là anh đã đi xa tròn một năm rồi! Tre già măng mọc, những cán bộ trẻ chúng tôi thời đó, những người có công anh dìu dắt, giờ đây nhiều người đã thực sự trở thành những nhà khoa học có năng lực. Tôi ngồi viết những dòng này nhân một năm ngày vĩnh biệt anh.

Xin được thắp một nén nhang tưởng nhớ Giáo sư Như Thiết - người thầy, người anh, người bạn lớn của chúng tôi.

Ngày 8 tháng 6 năm 2000 Trương Nhân Huyền

Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn

Tài liệu tham khảo