• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 03/01/2022 Ngày giảng: 08/01/2022

Tiết 17

ÔN TẬP HỌC KÌ I

Thời gian thực hiện: 1 tiết I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu, các hoạt động cơ bản trong xử lý thông tin, đơn vị đo dung lượng thông tin.

- Biết được các thành phần chủ yếu của mạng máy tính và một vài thiết bị mạng cơ bản, Internet nà lợi ích của Internet.

- Thực hiện được việc tìm kiếm khai thác thông tin trên Internet

- Thực hiện được một số thao tác cơ bản; đăng ký tài khoản thư điện tử, đăng nhập, soạn, gửi, đăng xuất thư điện tử.

- Bảo vệ được thông tin, tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn.

2. Năng lực

2.1. Năng lực tin học:

- Thông qua các hoạt động học tập, HS được hình thành và phát triển tư duy lôgic, khả năng phán đoán, phân tích và giải quyết vấn để. Các hoạt động thảo luận nhóm và trình bày bài giúp các em phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp và thuyết trình.

- Nội dung trong bài học gắn kết kiến thức trong sách vở với thực tế, được tích hợp kiến thức của nhiều môn học nhằm kết nối trị thức với cuộc sống.

2.2. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.

3. Phẩm chất

- Các hoạt động khuyến khích các em cởi mở, thận trọng, có ý thức trách nhiệm với bản thân và tập thể. Bài học cũng giúp hướng dẫn và nâng cao kĩ năng sống cũng như sự tự tin cho các em.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên Giấy A4, Bài tập, Power point.

2. Học sinh Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm. Học bài cũ.

Đọc trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề (khởi động) (4’) 1.1. Ổn định lớp (1’)

1.2. Khởi động (3’)

a. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài mới

b. Nội dung: Giới thiệu nội dung bài học

(2)

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa ra hình ảnh về một số chủ đề đã học trong học kì I.

? Dựa vào hình ảnh, hãy kể tên các nội dung chủ đề đã học?

- GV yêu cầu HS trong cùng một bàn thảo luận trong thời gian 2 phút và trả lời câu hỏi trên, HS quan sát và tiếp nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, trao đổi nhóm cặp bàn, và trả lời câu hỏi trên.

- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

Báo cáo, thảo luận

- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

- GV nhận xét trình bày của HS, chốt lại kiến thức.

- HS định hình nhiệm vụ học tập.

Hoàn thành nhiệm vụ.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Nội dung 1. Ôn tập nội dung chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng (6’)

a. Mục tiêu: Củng cố các nội dung trong chủ đề 1: Khái quát về thông tin và xử lý thông tin.

b. Nội dung: Nội dung kiến thức chủ đề 1.

c. Sản phẩm: Câu trả lời. Hoàn thành nhiệm vụ.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm bài tập ra phiếu học tập. Nhiệm vụ của mỗi HS là trong thời gian 2 phút hoàn thành yêu cầu sau:

1. Nêu khái niệm thông tin

2. Nêu các hoạt động cơ bản trong xử lý thông tin.

- HS nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

- HS nhận phiếu trả lời, ghi tên lên phiếu.

Ghi ý kiến lên phiếu trong thời gian 2 ph - GV yêu cầu HS đối phiếu cho nhau, HS

Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng 1. Nêu khái niệm thông tin

- Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh về chính bản thân mình.

2. Nêu các hoạt động cơ bản trong xử lý thông tin.

(1) Thu thập, (2) Lưu trữ, (3) Biến đổi và (4) Truyền tải thông tin.

(3)

đổi phiếu cho nhau Báo cáo, thảo luận

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.

- HS nhận xét bài làm của bạn Kết luận và nhận định

- GV nhận xét trình bày của HS, chốt lại kiến thức.

- HS ghi nội dung vào trong vở.

Nội dung 2. Ôn tập nội dung chủ đề 2: Mạng máy tính và Internet (10’)

a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm mạng máy tính, kể tên được các thành phần chủ yếu của mạng máy tính và tên một vài thiết bị mạng cơ bản.

b. Nội dung: Nội dung kiến thức chủ đề 2 c. Sản phẩm: Câu trả lời. Hoàn thành nhiệm vụ.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm bài tập ra phiếu học tập. Nhiệm vụ của mỗi HS là trong thời gian 2 phút hoàn thành yêu cầu sau:

1. Mạng máy tính là gì?

2. Những thiết bị nào được kết nối vào mạng? Các thiết bị đó được nối với nhau ntn?

3. Internet là gì?

- HS nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

- HS nhận phiếu trả lời, ghi tên lên phiếu.

Ghi ý kiến lên phiếu trong thời gian 2 ph - GV yêu cầu HS đối phiếu cho nhau, HS đổi phiếu cho nhau

Báo cáo, thảo luận

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.

- HS nhận xét bài làm của bạn Kết luận và nhận định

- GV nhận xét trình bày của HS, chốt lại kiến thức.

- HS ghi nội dung vào trong vở.

Chủ đề 2: Mạng máy tính và Internet

1. Mạng máy tính

- Hai hay nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối để truyền thông tin cho nhau tạo thành một mạng máy tính.

2. Kể tên các thiết bị kết nối vào mạng - Thiết bị đầu cuối – như điểm bắt đầu hoặc kết thúc của mạng lưới - gồm các thiết bị trong hình: Máy tính để bàn, máy chủ, điện thoại thông minh … - Thiết bị kết nối – Dùng kết nối các thiết bị đầu cuối với nhau và điều tiết các hoạt động chia sẻ giống như các giao lộ và người cảnh sát giao thông tại một số giao lộ đông đúc. Thiết bị có nhiều loại gồm: Đường truyền (có dây hoặc không dây), bộ chuyển mạch (Switch), bộ định tuyến (Router)…

- Phần mềm mạng – Thành phần phi vật chất, không nhìn thấy được nhưng giống như hệ thống duy trì luật lệ giao thông để mạng lưới giao thông vận

(4)

hành suôn sẻ. Phần mềm này gồm: ứng dụng truyền thông trên các thiết bị đầu cuối và phần mềm điều khiển quá trình truyền dữ liệu trên các thiết bị kết nối.

3. Internet

- Mạng liên kết các mạng máy tính trên khắp thế giới.

Nội dung 3: Ôn tập nội dung chủ đề 3: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin (15’)

a. Mục tiêu: Trình bày sơ lược được khái niệm WWW, website…., khai thác được một số thông tin trên một số trang Web thông dụng.

- Biết tìm kiếm thông tin trên Internet, tạo hòm tư điện tử b. Nội dung: Nội dung kiến thức chủ đề 3

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ.

d. Tổ chức hoạt động

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm bài tập ra phiếu học tập. Nhiệm vụ của mỗi HS là trong thời gian 2 phút hoàn thành yêu cầu sau:

1. Kể tên một số trình duyệt Web mà em biết.

2. Để truy cập vào trang Web ta cần làm ntn?

3. Máy tìm kiếm là gì? Sử dụng máy tìm kiếm sẽ nhận được kết quả gì?

4. Dịch vụ thư điện tử là gì? Các thành phần của địa chỉ thư điện tử?

- HS nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

- HS nhận phiếu trả lời, ghi tên lên phiếu. Ghi ý kiến lên phiếu trong thời gian 2 ph

- GV yêu cầu HS đối phiếu cho nhau, HS đổi phiếu cho nhau

Báo cáo, thảo luận

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn.

- HS nhận xét bài làm của bạn

chủ đề 3: Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

1. Kể tên một số trình duyệt Web mà em biết.

- Google, Coccoc, Chrome…

2. Để truy cập vào trang Web ta cần làm ntn?

- Để truy cập một trang Web, ta nhập địa chỉ của trang đó vào thanh địa chỉ của trình duyệt.

3. Máy tìm kiếm là gì? Sử dụng máy tìm kiếm sẽ nhận được kết quả gì?

4. Dịch vụ thư điện tử là gì? Các thành phần của địa chỉ thư điện tử?

- Tên đăng nhập - Ký tự bắt buộc

- Địa chỉ máy chủ thư điện tử

(5)

Kết luận và nhận định

- GV nhận xét trình bày của HS, chốt lại kiến thức.

- HS ghi nội dung vào trong vở.

3. Hoạt động 3: Luyện tập (5’)

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức về nội dung học kì I.

b. Nội dung: Máy tính và mạng máy tính c. Sản phẩm: Hoàn thành được bài tập.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS làm bài tập sau:

BT1. Ghép thông tin từ cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp

A B

1. Thông tin a) Các số, văn bản, hình ảnh, âm thanh…

2. Dữ liệu b) Những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và chính bản thân mình 3. Vật mang tin c) Vật chứa dữ liệu

- HS nhận nhiệm vụ.

Thực hiện nhiệm vụ

- HS tự suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Báo cáo, thảo luận

- 1-2 HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

- GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS, tuyên dương các bạn có kết quả tốt nhất. HS nghe và ghi nhớ.

Hoàn thành được bài tập.

4. Hoạt động 4: Vận dụng (5’)

a. Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.

b. Nội dung: Máy tính và mạng máy tính

c. Sản phẩm: Hoàn thành nhiệm vụ. Bản ghi trên giấy A4.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS Nội dung

cần đạt Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành yêu cầu sau: Vẽ sơ đồ nội dung kiến thức đã học học kì I. Ghi trên giấy A4.

- Giờ sau nộp lại cho GV.

Bản ghi trên giấy A4.

(6)

Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.

Kết luận và nhận định

- GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS, tuyên dương các bạn có kết quả tốt nhất. HS nghe và ghi nhớ.

IV. RÚT KINH NGHIỆM

………

………

………

---&---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Câu hỏi: Trong phần mềm Mouse Skills, để chuyển sang mức tiếp theo mà không cần thực hiện đủ 10 thao tác thì cần nhấn phím:.. Nhấn

Tai nghe có gắn micro là loại thiết bị vừa vào (micro) vừa ra (tai nghe). Luyện tập 2 trang 9 Tin học lớp 7:Máy tính của em đang làm việc với một tệp trên thẻ nhớ. Em

Khi mạch điện bị ngắn mạch hoặc quá tải, dòng điện trong mạch điện tăng lên vượt quá định mức, aptomat tác động tự động cắt mạch điện, bảo vệ mạch điện, thiết bị và đồ

Mục tiêu: Nắm được những thành phần chính của một mạng máy tính (máy tính và các thiết bị kết nối) và tên của một vài thiết bị mạng cơ bản như máy tính, bộ chuyển

Những thiết bị đang được nối vào mạng là: máy tính để bàn, máy quét, máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy in, bộ định tuyến không dây, máy chủ, bộ mạch chuyển.

Cấu trúc dãy nam châm kép Halbach được khảo sát theo các thông số kích thước của máy phát điện trong thiết bị chuyển đổi năng lượng sóng nhằm tăng cường mật

Bài báo phân tích một trường h p đánh giá hiệu quả c a các thi t bị D-FACTS trong việc cải thiện chất lư ng điện năng (CLĐN) lưới phân phối khi có lò hồ qu ng điện

Hiện nay, các thiết bị điều khiển vận hành xa, các thiết bị cảnh báo sự cố ngày càng được áp dụng rộng rãi trong hệ thống phân phối điện nhằm nâng cao độ tin cậy