• Không có kết quả nào được tìm thấy

Năm 1798, khi trùng tu chùa Giác Lâm, nơi đây là bến Hố Đất được chọn làm nơi chứa gỗ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Năm 1798, khi trùng tu chùa Giác Lâm, nơi đây là bến Hố Đất được chọn làm nơi chứa gỗ"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN PHÚ

NỘI DUNG HỌC TẬP TẠI NHÀ

Trong thời gian học sinh được nghỉ do dịch Covid – 19 MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP6

NGOẠI KHÓA : DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG ( QUẬN 11 )

CHÙA GIÁC VIÊN

Lịch sử hình thành

Chùa Giác Viên (tổ đình Giác Viên) còn có tên là chùa Hố Đất (vì trước đây ở bên rạch Hố Đất) là một ngôi cổ tự; hiện tọa lạc tại số 161/35/20 đường Lạc Long Quân, phường 3, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Chùa được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 43 – VH/QĐ ngày 7 tháng 1 năm 1993.

Chùa ban đầu là một am nhỏ mang tên là Quan Âm các. Năm 1798, khi trùng tu chùa Giác Lâm, nơi đây là bến Hố Đất được chọn làm nơi chứa gỗ. Gỗ xây dựng chùa được chở từ rừng về bằng đường sông, theo rạch Hố Đất (tức rạch Tân Hòa) vào rạch Ông Bường, rồi đỗ ở bến mà sau này là vị trí của chùa Giác Viên ngày nay.

Sau khi cưa xẻ, những cây ván được đưa về chùa Giác Lâm (cách đó khoảng 2 km) bằng xe trâu. Công trình đại trùng tu đó kéo dài khoảng 6 năm mới xong (1798–1804). Trong khoảng thời gian đó, một ông hương đăng già (lo việc nhang đèn trong chùa, không rõ họ tên) được cử đến trông coi việc cưa xẻ và giữ gìn cây gỗ. Đến đây ông dựng một cốc nhỏ (bên trong có thờ Bồ Tát Quán Thế Âm) vừa làm nơi tu, vừa để lo cho công việc. Đến khi chùa Giác Lâm được trùng tu xong, Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang cho sửa am thành chùa, đặt tên là Viện Quan Âm.

Năm Canh Tuất (1850), Hòa thượng trụ trì chùa Giác Lâm lúc bấy giờ là Tiên Giác-Hải Tịnh (đời thứ 37, trụ trì: 1827 - 1869) cho trùng tu viện thành chùa, đổi tên lại là Giác Viên.

(2)

Nghệ thuật kiến trúc:

Kiến trúc chùa Giác Viên gồm hai nếp nhà tứ trụ ghép liền nhau. Nếp nhà trước làm chánh điện, thờ chư tổ; nếp nhà sau làm giảng đường, phòng khách. Hai bên hông có hai dãy Đông lang và Tây lang nối vào nhà chính.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa có 153 pho tượng và 57 bao lam, hầu hết được tạo tác và chạm khắc vào hai lần đại trùng tu ngôi chùa. Hầu hết các cổ vật này được chạm khắc vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Các pho tượng Tổ thờ ở nhà Tổ được xem là tượng chân dung sớm ở Nam Bộ.

Chánh điện thờ đến 120 pho tượng, đáng chú ý có các tượng và bộ tượng: A Di Đà, Bồ Tát Di Lặc, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Thập Điện Diêm Vương (10 tượng), Thập Bát La Hán (18 tượng).

Các bao lam ở chùa đều có giá trị nghệ thuật cao như ba bao lam chạm lộng cả hai mặt ở nhà Tổ. Nhiều đề tài dân gian được thể hiện trên bao lam như: Tô Vũ chăn dê, Ngư tiều canh độc… đặc biệt là bao lam Bá Điểu và bao lam Thập bát La Hán thượng kỳ thú. Ở bao lam Bá Điểu, với chiều dài 3m, chiều rộng 2,2m, người xem như thấy cả thế giới loài chim đang sinh hoạt ở quanh mình, từ chim công, phụng, trĩ đến chim sẻ, chim bói cá, chào mào, họa mi, le le… Chùa còn có bộ Sám bài bằng gỗ chạm nổi Ngũ Hiền (tượng Phật và bốn vị Bồ tát Quan Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền) đặc sắc; tấm bình phong đặt ở bàn thờ Tổ, Đề Thính được khắc chìm, nét chạm điêu luyện, săc sảo; tượng Giám Trai bằng gốm, cao 105cm, đặt tại Đông lang do Nam Hưng Xương tạo vào năm 1880. Đây là công trình quý, tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc gỗ của Gia Định – Sài Gòn thế kỷ XIX.

Ngoài số cổ vật ấy, chùa còn lưu giữ một chiếc giá võng của Triều đình nhà Nguyễn tặng hòa thượng Tiên Giác-Hải Tịnh và một gốc mai cổ thụ. Theo Gia Định xưa, gốc mai này “nguyên lấy giống cây mai của ông Mạc Cửu đem từ Trung Quốc sang Việt Nam”.

HẾT

Lạc Long Quân, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. 7 tháng 1 1993. chùa Giác Lâm km) trâu. (1798– 1804). Quán Thế Âm) Thiền sư Tổ Tông-Viên Quang Canh Tuất (1850), Tiên Giác-Hải Tịnh 1827 1869)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 8: Nếu một quần thể tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ biến đổi theo hướng tần số alen.. thay đổi theo hướng

Thời gian người thứ nhất làm một mình xong công việc nhiều hơn thời gian để người thứ hai làm một mình xong công việc là 4 giờ. Gọi giao điểm của AC, AD với xy theo

Việc làm không được trả công 1 (VKTC) là tất cả những hoạt động cung cấp dịch vụ cho một hộ gia đình nhưng không được trả công hay tiền lương, bao gồm việc chăm

sóng có các phần tử môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóngD. sóng có các phần tử môi trường dao động theo phương song song

Hỏi có thể cho mô hình tứ diện trên đi qua vòng tròn đó (bỏ qua bề dày của vòng tròn) thì bán kính R nhỏ nhất gần với số nào trong các số sau.. Có bao nhiêu giá trị

Do đó, hành vi động lực (hay hành vi được thúc đẩy, được khuyến khích) trong tổ chức là kết quả tổng hợp của sự kết hợp tác động của nhiều yếu tố như văn hóa của tổ

• Sau đây là những công việc hàng ngày và các thủ thuật được các ĐD/NHS thực hiện tại khoa NICU bệnh viện nhi đồng John Hunter.... Công việc hàng

Bên cạnh những chính sách mở cửa thông thoáng, viết thư kêu gọi tàu thuyền các nước vào buôn bán, thậm chí cấp đất để họ làm thương điếm buôn bán lâu dài thì đối với