• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 10 Bài 24: Thực hành: Lên men êtilic và lactic | Giải bài tập Sinh học 10

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 10 Bài 24: Thực hành: Lên men êtilic và lactic | Giải bài tập Sinh học 10"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 24: Thực hành: Lên men êtilic và lactic

I. Lên men êtilic 1. Mục tiêu

Đạt được thí nghiệm và quan sát được hiện tượng lên men.

2. Chuẩn bị

- 3 ống nghiệm (đường kính từ 1 – 1,5 cm, dài 15 cm).

- Bánh men mới chế tạo được giã nhỏ và rây lấy bột mịn (2 – 3g) hoặc nấm men thuần khuyết.

- 20 ml dung dịch đường kính (saccarôzơ) 10%.

- 20 ml nước lã đun sôi để nguội.

3. Cách tiến hành

- Cho vào đáy mỗi ống nghiệm 2 và 3: 1g bột bánh men hoặc nấm men thuần khiết.

- Đổ nhẹ 10 ml dung dịch đường theo thành ống nghiệm 1 và 2.

- Đổ nhẹ 10 ml nước lã đun sôi để nguội theo thành ống nghiệm 3 (hình 24).

- Sau đó để các ống nghiệm trên ở nhiệt độ 30 – 32OC, quan sát hiện tượng xảy ra trong các ống nghiệm.

(2)

4. Thu hoạch

- Hoàn thành sơ đồ: Hợp chất X là Êtanol (rượu êtilic)

- Kết quả thí nghiệm:

+ Ống nghiệm 1: dung dịch saccarôzơ 10%.

+ Ống nghiệm 2: dung dịch saccarôzơ 10% + bột nấm men.

+ Ống nghiệm 3: nước lã đun sôi để nguội + bột nấm men.

Nhận xét Ống nghiệm 1 Ống nghiệm 2 Ống nghiệm 3 Có bọt khí CO2

nổi lên - + -

Có mùi rượu - + -

Có mùi đường + + -

Có mùi nấm men - + +

- Kết luận : Nấm men là vi sinh vật hiếu khí + Khi có ôxi hòa tan thì nấm men hô hấp hiếu khí.

+ Khi hết ôxi hòa tan thì nấm men tiến hành hô hấp kị khí → lên men rượu.

(3)

II. Lên men lactic 1. Mục tiêu

Biết làm sữa chua, muối chua rau quả.

2. Chuẩn bị

Một hộp sữa chua Vinamilk, một hộp sữa đặc có đường, thìa, cốc đong, cốc đựng và ấm đun nước, cải sen, bắp cải, dao con, dung dịch NaCl, bình hoặc vại để muối dưa.

3. Cách tiến hành a) Làm sữa chua

Đun sôi nước, pha sữa ngọt vừa uống, để nguội 40OC (áp tay còn ấm nóng), cho một thìa sữa chua Vinamilk vào, rồi trộn đều, đổ ra cốc, để vào nơi có nhiệt độ 40OC (có thể để vào các hộp xốp), đậy kín, sau 3 – 5 giờ sẽ thành sữa chua, muốn bảo quản để vào tủ lạnh. Vi khuẩn lactic biến dịch sữa trên thành dịch chứa nhiều axit lactic.

Cazêin (prôtêin của sữa) trong điều kiện độ pH thấp sẽ kết tủa.

Kết quả: Sản phẩm thu được là sữa chua ở trạng thái sệt, vị chua, màu trắng ngà.

Giải thích kết quả: Vi khuẩn lactic đã biến đường trong sữa chua thành axit lactic, đồng thời quá trình lên men có sự tỏa nhiệt và năng lượng, axit lactic làm prôtêin trong sữa biến tính => sữa đông tụ lại, vị ngọt giảm, vị chua tăng đồng thời quá trình

(4)

lên men sinh ra các sản phẩm phụ diaxety, axit hữu cơ khác và este làm sữa chua có hương vị thơm ngon.

Câu hỏi giữa bài

Câu hỏi ▼ trang 97 SGK Sinh học 10:

- Viết hợp chất được hình thành thay chữ X trong sơ đồ làm sữa chua:

- Vì sao sữa đang từ trang thái lỏng trở thành sệt?

- Vì sao sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng?

Lời giải:

- Hoàn thành sơ đồ: Chữ X là axit lactic

Glucôzơ Axit lactic + Năng lượng (ít)

- Vi khuẩn lactic biến đổi đường thành axit lactic, axit lactic làm độ pH trong sữa giảm khiến cho prôtêin trong sữa biến tính => sữa đông tụ lại thành dạng sệt.

- Sữa chua là loại thực phẩm rất bổ dưỡng vì:

+ Độ pH trong sữa chua thấp nên thường không có vi khuẩn có hại.

+ Vi khuẩn có lợi trong sữa chua sản sinh ra nhiều vitamin, prôtêin dễ tiêu hóa và các nhân tố sinh trưởng trong quá trình hoạt động.

Vi khuẩn lactic

(5)

b) Muối chua rau quả

Rửa sạch dưa chuột, rau cải (cải sen, bắp cải…). Cắt rau thành các đoạn dài khoảng 3 cm. Dưa chuột để cả quả hoặc cắt dọc (có thể phơi ở chỗ râm mát cho héo).

Cho rau quả vào vại, đổ ngập nước muối NaCl (5 – 6%), nén chặt, đậy kín, rồi để ở nơi ấm 28 – 30OC.

Kết quả : Rau chuyển thành màu vàng, vị chua, thơm nhẹ.

Giải thích kết quả : Vi khuẩn lactic và các loại vi khuẩn khác có trên bề mặt rau quả cùng phát triển nhờ chất dinh dưỡng từ rau quả khuếch tán ra môi trường do quá trình co nguyên sinh, sau đó pH giảm, ức chế vi khuẩn khác, vi khuẩn lactic chiếm ưu thế, hoạt động lên men xảy ra làm cho dưa quả chua ngon, có vị chua, thơm nhẹ.

(6)

Câu hỏi ▼ trang 98 SGK Sinh học 10:

- Có người cho là không có “tay” muối dưa nên dưa dễ bị khú, ý kiến của em thế nào?

- Vì sao trẻ nhỏ hay ăn kẹo rất dễ bị sâu răng?

Lời giải:

- Khi bắt đầu muối dưa, các chất (nhất là đường) chưa khuếch tán ra môi trường. Vi khuẩn gây mùi khú và vi khuẩn lactic (tự nhiên có trên bề mặt rau củ) cùng phát triển. Nếu không cung cấp đủ cơ chất (đường) cho vi khuẩn lactic thì vi khuẩn gây thối sẽ phát triển mạnh hơn và ngay lập tức các nguyên liệu sẽ bị hỏng.

+Nếu như vi khuẩn lactic phát triển mạnh hơn thì sẽ tạo được dưa muối. Nhưng nếu để hũ dưa đó trong một thời gian dài, các sản phẩm do vi khuẩn lactic tiết ra ngày càng nhiều, cơ chất ngày càng ít, môi trường gây độc cho vi khuẩn lactic nhưng có lợi cho vi khuẩn gây thối. Như vậy sau một thời gian dài dưa muối sẽ bị hỏng.

➔ “Tay” muối dưa có nghĩa là kinh nghiệm muối dưa thơm và ngon.

- Trong kẹo có chứa đường. Khi trẻ ăn kẹo sau đó lại không làm sạch răng miệng thì các mảng đường sẽ bám ở răng. Trong miệng có tích tụ rất nhiều loại vi sinh vật, chúng sẽ phân giải đường để lấy dinh dưỡng, đồng thời hình thành các sản phẩm phụ

(7)

làm phá hủy men răng tạo điều kiện cho các vi sinh vật khác thâm nhập vào chân răng , dẫn tới sâu răng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 10: Cho 360 gam glucozơ lên men rượu, khí thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa trắng. Biết hiệu suất của quá trình

Sự thích nghi tự nhiên của nhiều vi khuẩn lactic đối với môi trường ruột và những chất kháng khuẩn do chúng tạo ra như acid hữu cơ và bacteriocin đã cho vi

Trả lời câu hỏi 4 mục “Luyện tập và vận dụng” trang 84 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Dựa vào thành phần cấu tạo và cơ chế điều hòa quá trình chuyển

TỔNG HỢP CÁC CHẤT VÀ TÍCH LŨY NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO Trả lời câu hỏi 1 mục “Dừng lại và suy ngẫm” trang 92 SGK Sinh học 10 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Tổng

b) Giải thích vì sao ở bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào lại cần phải đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa rễ hành cùng

Trong bài báo này chúng tôi trình bày các kết quả nghiên cứu trong việc phân lập các chủng vi khuẩn ở Việt Nam có khả năng phân huỷ PLA cũng như một số polymer

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng các chủng nấm men được phân lập từ các nguồn trái cây cung cấp để lên men cho chính nguồn trái cây đó có hiệu quả đặc trưng cho

Theo Nishida và Tokiwa [6], Tokiwa và tập thể [11] số lượng các chủng xạ khuẩn trong tự nhiên vừa có khả năng phân huỷ PLA vừa có khả năng phân huỷ PHB là