• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Vật Lí 9 Bài 21: Nam chân vĩnh cửu | Giải bài tập Vật lí 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Vật Lí 9 Bài 21: Nam chân vĩnh cửu | Giải bài tập Vật lí 9"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 21: Nam chân vĩnh cửu

Bài C1 (trang 58 SGK Vật Lý 9): Nhớ lại kiến thức về từ tính của nam châm ở lớp 5 và lớp 7, hãy đề xuất và thực hiện một thí nghiệm để phát hiện xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không.

Lời giải:

Đưa thanh kim loại lại gần đống vụn sắt, đinh sắt. Nếu thanh kim loại hút chúng thì đó là nam châm.

Bài C2 (trang 58 SGK Vật Lý 9): Đặt kim nam châm trên giá thẳng đứng như mô tả trên hình 21.1.

- Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào?

- Xoay cho kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Khi đã đứng cân bằng trở lại, kim nam châm còn chỉ hướng như lúc đầu nữa không? Làm lại thí nghiệm hai lần và cho nhận xét.

(2)

Lời giải:

- Khi đã đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng Nam - Bắc.

- Xoay cho kim nam châm lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay thì khi đã đứng cân bằng, kim nam châm vẫn chỉ hướng như lúc đầu. Kim nam châm luôn chỉ theo một hướng nhất định.

Bài C3 (trang 59 SGK Vật Lý 9): Đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau (hình 21.3). Quan sát hiện tượng, cho nhận xét.

Lời giải:

Cực Bắc của kim nam châm bị hút về phía cực Nam của thanh nam châm.

Bài C4 (trang 59 SGK Vật Lý 9): Đổi đầu của một trong hai nam châm rồi đưa lại gần nhau. Có hiện tượng gì xảy ra với các nam châm?

Lời giải:

Các cực cùng tên của hai nam châm sẽ đẩy nhau.

Bài C5 (trang 59 SGK Vật Lý 9): Theo em, có thể giải thích thế nào hiện tượng hình nhân đặt trên xe của Tổ Xung Chi luôn chỉ hướng nam?

Lời giải:

Do Tổ Xung Chi đã lắp đặt trên xe một thanh nam châm, thanh nam châm để tự do khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Nam – Bắc.

(3)

Bài C6 (trang 59 SGK Vật Lý 9): Người ta dùng la bàn (hình 21.4 SGK) để xác định hướng Bắc, Nam. Tìm hiểu cấu tạo của la bàn. Hãy cho biết bộ phận nào của la bàn có tác dụng chỉ hướng. Giải thích. Biết rằng mặt số của la bàn có thể quay độc lập với kim nam châm.

Lời giải:

Kim nam châm của la bàn là bộ phận chỉ hướng. Tại mọi vị trí trên Trái Đất (trừ ở hai cực) kim nam châm luôn chỉ hướng Nam - Bắc.

Bài C7 (trang 60 SGK Vật Lý 9): Hãy xác định tên từ cực của các nam châm thường dùng trong phòng thí nghiệm (nam châm thẳng, nam châm chữ U, kim nam châm).

Lời giải:

Mỗi từ cực của các nam châm đều được tô màu hoặc ghi chữ:

(4)

- Từ cực thường được sơn màu đỏ hoặc có chữ N là cực Bắc - Từ cực thường được sơn màu xanh hoặc có chữ S là cực Nam

Bài C8 (trang 60 SGK Vật Lý 9): Xác định tên các từ cực của thanh nam châm trên hình 21.5 SGK.

(5)

Lời giải:

Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.

Quan sát hình 21.5 ta thấy, cực N (cực bắc) của thanh nam châm bên trái đang hút cực của thanh nam châm bên phải => cực của thanh nam châm bên phải là cực S (cực nam).

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đặt kim nam châm tại các vị trí khác nhau xung quanh một nam châm thẳng như trên hình, kim nam châm nằm theo các hướng khác nhau vì khi đặt hai nam châm gần nhau,

- Cách vận hành: khi quặng hỗn hợp được băng chuyền tải đến nơi phân tách ở cuối băng chuyền thì do trục nam châm tác dụng lực hút lên quặng sắt làm cho quặng sắt không

Khi nhấn và giữ công tắc thì mạch kín làm lõi sắt thanh nam châm hút thanh sắt lại và búa gõ vào chuông nên tạo ra tiếng chuông, đồng thời khi bị hút làm hở mạch chỗ

Hai tia ló trên giao nhau tại S’, ta thu được ảnh thật S’ của S qua thấu kính. Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ C5.. Dịch chuyển thấu kính hội tụ

Khi đặt hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên (hình a), đẩy nhau nếu các cực cùng tên (hình b).. - Nam

b) Kim của la bàn sẽ nằm như thế nào đối với các vòng dây khi có dòng điện chạy qua hai cuộn dây đó? Vị trí ban đầu của kim nam châm khi chưa có dòng điện đi qua đã được

a) Vì A’B’ cùng chiều với vật và nằm cùng phía với vật đối với trục chính nên nó là ảnh ảo. b) Vì ảnh A’B’ là ảnh ảo lớn hơn vật nên thấu kính đã cho là thấu kính hội tụ.

+ Vì tia ló (1) cắt thấu kính tại I và có đường kéo dài đi qua tiêu điểm F nên tia tới của nó phải đi song song với trục chính của thấu kính.. a) Dựng ảnh A'B' của AB