• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án tiếng việt lớp 1 sách cùng học để phát triển năng lực – Tuần 33 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án tiếng việt lớp 1 sách cùng học để phát triển năng lực – Tuần 33 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TIẾNG VIỆT

BÀI 33A: NHỮNG ĐIỀU GIẢN DỊ (3 tiết) I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài “Chiếc rễ đa tròn”. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Hiểu ý nghĩa của chi tiết quan trọng và bài học rút ra từ câu truyện.

- Viết đúng từ ngữ mở đầu bằng ch/tr. Nghe viết một đoạn văn.

- Kể những điều em biết về Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh ảnh về Bác Hồ với thiếu nhi, bộ thẻ từ để học ở HĐ3, bảng phụ - HS: Vở, SGK, Vở bài tập Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Khởi động: Hát - GV cho HS nghe nhạc B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

+ Trong bài hát nói đến ai?

+ Bác Hồ có đặc điểm gì?

+ Bác Hồ là người như thế nào?

- Gv liên hệ giới thiệu bài:

2. Hoạt động:

a. Hoạt động 1: Nghe – nói

+ Mục tiêu: HS kể những điều em biết về Bác Hồ

+ Cách tiến hành:

+ GV yêu cầu HS xem ảnh Bác Hồ treo ở lớp, tranh ảnh Bác Hồ với thiếu nhi.

+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2: HS nói những điều em biết về Bác Hồ.

- GV yêu cầu đại diện 1 vài nhóm nói trước lớp.

- Nhận xét – Tuyên dương.

b. Hoạt động 2: Luyện đọc

+ Mục tiêu: Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Chiếc rễ đa tròn. Tốc độ đọc

- HS nghe và hát theo nhạc bài hát:

Em mơ gặp Bác Hồ.

- Bài hát nói đến Bác Hồ và các bạn thiếu nhi.

- Râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ.

- Bác Hồ rất hiền, rất yêu thương các bạn thiếu nhi…..

- HS lắng nghe và nhắc lại tựa bài.

- HS quan sát tranh và thảo luận theo nhóm đôi

- HS trình bày trước lớp: VD: Bác Hồ là vị Chủ tịch của nước ta. Bác rất yêu thiếu nhi.

(2)

khoảng 60 tiếng trong 1 phút; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; hiểu được nôi dung bài đọc

+ Cách tiến hành:

a. Nghe đọc:

- GV theo dõi, sửa sai (nếu có).

b. Đọc trơn:

- GV yêu cầu HS nối tiếp đọc câu trong nhóm kết kợp sửa lỗi phát âm (Luyện đọc tiếng, từ khó)

+ GV hướng dẫn đọc ngắt hơi ở câu dài (Nhiều năm sau,...có cành lá hình tròn.)

+ Bài này có mấy đoạn?

- GV theo dõi, gợi ý để HS hiểu nghĩa từ

“thiếu nhi,...”

- GV theo dõi, kiểm tra, sửa sai các nhóm - GV tổ chức thi đọc một đoạn giữa các nhóm.

- Nhận xét, góp ý.

c. Đọc hiểu:

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1 và TLCH:

+ Khi đi dạo trong vườn Bác Hồ đã thấy gì?

+ Bác Hồ đã yêu cầu chú bảo vệ làm gì?

- GV yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2:

+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2. Bác Hồ cho trồng chiếc rễ đa tròn để làm gì?

- GV yêu cầu HS trình bày trước lớp.

- Nhận xét. Tuyên dương.

- GV hỏi: Việc Bác Hồ cho trồng chiếc rễ đa tròn cho trẻ em chơi cho thấy Bác có yêu quý trẻ em không?

- GV yêu cầu HS thảo luận nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho trẻ em.

? Em cần làm gì để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ?

- Nhận xét – Tuyên dương.

c. Hoạt động 3: Viết

+ Mục tiêu: HS nghe – viết được 1 đoạn

- HS đọc mẫu – lớp đọc thầm theo xác định số câu – nhận xét.

- HS đọc nối tiếp câu, sửa sai

- HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của GV

- HS xác định số đoạn văn trong bài – nhận xét.

- HS đọc nối tiếp 2 đoạn văn, giải nghĩa từ: thiếu nhi,...

- HS luyện đọc đoạn trong nhóm 4.

- Đại diện các nhóm thi đọc đoạn 2 trước lớp – nhận xét, tuyên dương

- HS đọc bài.

- Bác Hồ thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài nằm ngay dưới gốc cây đa.

- Bác yêu cầu chú bảo vệ trồng chiếc rễ bằng cách vùi hai đầu rễ xuống đất.

- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.

- Nhóm: Trao đổi để tìm câu trả lời.

VD: Bác Hồ cho trồng chiếc rễ đa tròn để sau này nó thành cây đa có vòng lá hình tròn cho thiếu nhi chơi.

- HS trả lời.

- HS thảo luận, trình bày trước lớp.

- HS trả lời.

(3)

trong bài Chiếc rễ đa tròn. Viết đúng từ ngữ mở đầu bằng ch/tr

+ Cách tiến hành:

*Nghe – viết đoạn văn.

- GV treo nội dung cần viết chính tả

+ Nhiều năm sau, chiếc rễ đa trở thành cây đa trông như thế nào?

+ Các em thiếu nhi vào tham Bác thích chơi trò gì?

- GV yêu cầu HS nêu tiếng, từ khó dễ viết sai.

- GV nhận xét, gạch chân những chữ HS tìm được

- GV theo dõi, sửa sai (nếu có)

- GV lưu ý nhắc nhở HS cách ngồi viết - GV đọc bài cho HS nghe viết theo.

- GV đọc lại bài.

- GV treo bài viết

- GV nhận xét một số vở nhắc nhở HS viết sai về luyện viết thêm

*Tìm từ ngữ viết đúng.

- GV hướng dẫn cách chơi trò Hái lá: HS đọc các thẻ từ hình lá và mỗi em chọn một thẻ từ viết đúng, tiếp đó em sau lên chọn tiếp thẻ từ khác.

- GV yêu cầu HS chơi theo nhóm. Lớp chia thành 4 nhóm. Nhóm thắng là đội có số thẻ viết đúng nhiều hơn.

- Nhận xét – Tuyên dương.

- GV yêu cầu HS viết vào vở 3 từ ngữ viết đúng.

- GV quan sát – Nhận xét.

d. Hoạt động 4: Nghe – nói

+ Mục tiêu: HS tìm và hát và vận động theo bài hát nói về Bác Hồ.

+ Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu

- Nhận xét, tuyên dương (nếu HS không tìm đục bài hát GV có thể gợi ý cho HS các bài

- HS đọc bài.

- HS trả lời – nhận xét

- HS nêu tiếng, từ khó, phân tích lỗi dễ viết sai.

- HS luyện viết bảng con các chữ dễ viết sai (có thể viết lại lần 2 nếu HS viết sai nhiều) – nhận xét

- HS lắng nghe

- HS nghe viết bài theo GV đọc - HS tự soát lỗi của mình

- HS đổi chéo vở cùng sửa lỗi - HS lắng nghe

- HS lắng nghe.

- HS thực hành chơi trong nhóm, đính kết quả trên bảng lớp

- Đại diện 1 nhóm nhanh nhất trình bày – nhận xét, sửa sai (nếu có) - HS viết 3 từ đúng chính tả.

- HS tự tìm bài hát nói về Bác Hồ - Đại diện các nhóm hát và vận động theo nhạc – nhận xét, tuyên dương

(4)

sau (Như có Bác trong ngày vui đại thắng, Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh,...

hoặc có thể cho HS cả lớp thống nhất hát cùng 1 bài hát nếu không còn thời gian)

C. Củng cố - Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò HS về nhà đọc lại bài và trả lời lại các câu hỏi trong bài, làm bài tập và luyện tập trong VBT, xem trước bài tiết sau.

- HS lắng nghe, ghi nhớ

(5)

TIẾNG VIỆT

BÀI 33B: TRẺ EM LÀ VỐN QUÝ (3 tiết) I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài Ai được nhường đường? Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Nhận biết chi tiết quan trọng, giải thích ý nghĩa của chi tiết trong câu chuyện.

- Viết đúng những từ mở đầu bằng ch, tr. Nghe − viết một đoạn văn.

- Kể một việc em đã được nhường. Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi. Kể một đoạn câu chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Một số tranh về người lớn nhường trẻ em, bộ thẻ từ để học ở HĐ3, tranh phóng to ở HĐ4 để phục vụ tiết kể chuyện.

- HS: Vở, SGK, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Khởi động: Hát

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu bài mới 2. Hoạt động:

a. Hoạt động 1: Nghe - Nói

+ Mục tiêu: HS nghe và nói được những lần được người khác nhường và cách trả lời khi được người khác nhường.

+ Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu – theo dõi, giúp đỡ:

+ Em hãy kể lại cho bạn nghe một lần mà em được người khác nhường?

+ Em đã trả lời như thế nào?

- Nhận xét, tuyên dương b. Hoạt động 2: Đọc

+ Mục tiêu: Đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài Ai được nhường đường?

Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút;

biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; hiểu được nôi dung bài đọc.

+ Cách tiến hành:

a. Nghe đọc:

- BVN cho lớp hát

- HS trao đổi nhóm đôi theo yêu cầu GV và gợi ý trong sách:

- HS trình bày trước lớp nhận xét

(6)

- GV theo dõi, sửa sai (nếu có).

b. Đọc trơn:

- GV theo dõi, hướng dẫn luyện đọc từ ngữ sai (Ví dụ: tổng thống, nhường đường...)

+ GV hướng dẫn đọc ngắt hơi ở câu dài (Hôm đó đoàn xe của tổng thống ... được cô giáo dẫn qua đường.)

+ Bài này có mấy đoạn?

- GV theo dõi, gợi ý để HS hiểu nghĩa từ

“tổng thống”

- GV theo dõi, kiểm tra, sửa sai các nhóm

- GV tổ chức thi đọc một đoạn giữa các nhóm.

- Nhận xét, góp ý.

c. Đọc hiểu:

* Nói tiếp câu - GV nêu yêu cầu - GV theo dõi, giúp đỡ - Nhận xét, tuyên dương

* Trả lời câu hỏi - GV nêu yêu cầu

+ Vì sao ngài tổng thống lại nhường HS qua đường trước?

- Nhận xét, tuyên dương c. Hoạt động 3: Viết

+ Mục tiêu: Nghe − viết một đoạn văn.

Viết đúng những từ mở đầu bằng ch, tr.

+ Cách tiến hành:

* Nghe – viết đoạn văn

- GV treo nội dung cần viết chính tả + Trong bài đọc, ai sang thăm nước bạn?

+ Đoàn xe của tổng thống đang đi thì gặp chuyện gì?

- GV nhận xét, gạch chân những chữ HS tìm được

- HS đọc mẫu – lớp đọc thầm theo xác định số câu – nhận xét.

- HS đọc nối tiếp câu, sửa sai

- HS luyện đọc theo sự hướng dẫn của GV

- HS xác định số đoạn văn trong bài – nhận xét.

- HS đọc nối tiếp 2 đoạn văn, giải nghĩa từ: tổng thống

- HS luyện đọc đoạn trong nhóm 4.

- Đại diện các nhóm thi đọc đoạn 1 trước lớp – nhận xét, tuyên dương

- HS đọc đoạn 1, đọc yêu cầu b trong SGK

- HS nói tiếp để hoàn thành câu trong nhóm đôi

- HS trình bày trước lớp (Nhóm học sinh khi qua đường đã gặp....) – nhận xét

- HS đọc yêu cầu c trong SGK

- HS đọc thầm cả bài, suy nghĩ, viết đáp án đúng vào bảng con – nhận xét - HS đọc lại đáp án đúng

- HS đọc đoạn chính tả - lớp đọc thầm

- HS trả lời – nhận xét

- HS nêu tiếng, từ khó, phân tích lỗi dễ viết sai

(7)

- GV theo dõi, sửa sai

- GV lưu ý nhắc nhở HS cách ngồi viết - GV đọc bài cho HS nghe viết theo.

- GV đọc lại bài.

- GV treo bài viết

- GV nhận xét một số vở nhắc nhở HS viết sai về luyện viết thêm

* Tìm nhanh từ, tiếng đúng (bài 1: tr/ch) - Trò chơi: Dán tên cho hình

- GV treo tranh hướng dẫn cách chơi:

GV nói tên vật thì HS viết tên đó ra rồi dán dưới hình. Làm như thế cho 5 hình.

- Nhận xét, tuyên dương - GV kiểm tra, đánh giá d. Hoạt động 4: Nghe - nói

+ Mục tiêu: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi. Kể được một đoạn câu chuyện.

“Chiếc rễ đa tròn” Kể một việc em đã được nhường.

+ Cách tiến hành:

- GV kể chuyện theo tranh lần 1

+ Bác Hồ đã làm gì với chiếc rễ đa nhỏ?

+ Sau này, chiếc rễ đa bác cho trồng có gì thú vị?

- GV kể chuyện lần 2

- GV nêu yêu cầu – theo dõi, giúp đỡ

- GV nhận xét – Tuyên dương C. Củng cố - Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò HS về nhà đọc lại bài và trả lời lại các câu hỏi trong bài, làm bài tập và luyện tập trong VBT.

- Đọc trước bài: Những con vật quanh em.

- HS luyện viết bảng con các chữ dễ viết sai (có thể viết lại lần 2 nếu HS viết sai nhiều) – nhận xét

- HS lắng nghe

- HS nghe viết bài theo GV đọc - HS tự soát lỗi của mình

- HS đổi chéo vở cùng sửa lỗi - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS thực hành chơi trong nhóm, đính kết quả trên bảng lớp

- Đại diện 1 nhóm nhanh nhất trình bày – nhận xét, sửa sai (nếu có) - HS chép 4 từ đã làm vào vở

- HS lắng nghe trả lời câu hỏi

- HS lắng nghe

- HS kể cho nhau nghe theo nhóm đôi

- 2 - 3 HS chọn 1 đoạn để kể trước lớp

- Nhận xét, tuyên dương - HS lắng nghe, ghi nhớ

(8)

TIẾNG VIỆT

BÀI 33C: NHỮNG CON VẬT QUANH EM (3 tiết) I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài Mời vào. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Nhận biết chi tiết quan trọng trong bài:

đặc điểm của con vật, lợi ích của gió.

- Tô chữ hoa X, Y. Viết câu nói về con vật.

- Kể về con vật nuôi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh về những con vật gần gũi với em, mẫu chữ hoa X, Y, bảng phụ.

- HS: Vở, SGK, bảng con

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Khởi động: Hát

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu bài mới 2. Hoạt động:

a. Hoạt động 1: Nghe - nói

+ Mục tiêu: Quan sát tranh và nói được về những con vật nuôi trong nhà.

+ Cách tiến hành:

- GV nêu yêu cầu:

+ Kể tên con vật em nuôi trong nhà?

+ Lí do khiến em thích nuôi con vật đó?

- Nhận xét, khen ngợi b. Hoạt động 2: Đọc

+ Mục tiêu: Đọc đúng và đọc trơn câu, đoạn trong bài Mời vào; tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; hiểu được nội dung bài đọc; học thuộc lòng được 1 khổ thơ

+ Cách tiến hành:

a. Nghe đọc:

- BVN bắt nhịp cho lớp hát một bài.

- HS kể cho nhau nghe về con vật nuôi trong nhà trong nhóm đôi.

- 2 – 3 trình bày trước lớp (VD: Em yêu chú chó xù nhà em vì chú có bộ lông rất đẹp.)

(9)

- GV theo dõi, sửa sai (nếu có).

b. Đọc trơn:

- GV theo dõi, hướng dẫn luyện đọc từ ngữ sai (Ví dụ: nai, thỏ, buồm, thuyền...)

+ GV hướng dẫn HS đọc ngắt hơi ở cuối mỗi câu thơ trong bài.

+ Bài thơ này có mấy khổ thơ?

- GV theo dõi, treo tranh, gợi ý để HS hiểu nghĩa từ “gạc”

- GV theo dõi, kiểm tra, sửa sai các nhóm

- GV tổ chức thi đọc một đoạn giữa các nhóm.

- Nhận xét, góp ý.

c. Đọc hiểu:

* Đóng vai

- GV nêu yêu cầu - GV theo dõi, giúp đỡ

- Nhận xét, đánh giá

* Nói về lợi ích của gió:

- GV cho HS đọc khổ thơ 2.

+ Trong bài gió có ích lợi gì?

- GV treo tranh, giảng thêm một số lợi ích của gió

* Đọc thuộc 1 khổ thơ:

- GV nêu yêu cầu.

- GV chia nhóm - GV theo dõi, giúp đỡ

- GV nhận xét, bình chọn, nhắc nhở

- HS đọc mẫu – lớp đọc thầm theo xác định số dòng thơ – nhận xét.

- HS đọc nối tiếp câu, sửa sai

- HS xác định số khổ thơ – nhận xét.

- HS đọc nối tiếp 4 khổ thơ, giải nghĩa từ: gạc

- HS luyện đọc khổ thơ trong nhóm.

- Đại diện các nhóm thi đọc khổ thơ 4 trước lớp – nhận xét, tuyên dương

- HS đọc nhiệm vụ b trong sách - 1 HS đọc lại khổ thơ 1 trước lớp - HS đóng vai thỏ và nai nói về đặc điểm của mỗi con vật được nêu trong bài trong nhóm đôi

- 2 – 3 cặp trình bày trước lớp – nhận xét, tuyên dương

- HS đọc khổ thơ 2

- HS trả lời – nhận xét, bổ sung (Gió làm mát, gió đẩy thuyền buồm, gió rung lá cây...)

- HS đọc thầm lại bài, tự chọn khổ thơ mình yêu thích

- Những HS cùng thích 1 khổ thơ về chung một nhóm

- HS tự học thuộc từng từ, cụm từ cả dòng, cả khổ thơ cá nhân, chia sẻ trong nhóm đôi

- HS trình bày trước lớp khổ thơ mình đã thuộc – nhận xét, tuyên

(10)

những HS nào chưa thuộc ngay tại lớp về nhà tiếp tục học thuộc.

c. Hoạt động 3: Viết

+ Mục tiêu: Tô được chữ hoa X, Y; từ ứng dụng: Xuân Lộc, Ý Yên. Viết được câu nói về con vật.

+ Cách tiến hành:

* Tô chữ X, Y:

- GV treo chữ mẫu X. Hướng dẫn mẫu.

+ Chữ X cao mấy li?

+ Chữ X có độ rộng là mấy ô?

- GV viết mẫu hướng dẫn HS điểm đặt bút, cách viết, điểm dừng bút

- GV theo dõi, nhận xét, sửa sai (nếu có) - Chữ Y, Xuân Lộc, Ý Yên quy trình hướng dẫn tương tự chữ X

- GV nêu yêu cầu viết lưu ý HS cách ngồi và viết bài

- GV theo dõi, nhận xét một số vở

* Viết câu nói về nai hoặc thỏ trong bài Mời vào:

- GV hướng dẫn viết câu. Gợi ý: Em hãy nói về một điểm nổi bật của nai hoặc thỏ trong bài.

- GV theo dõi, giúp đỡ

- GV nhận xét.

d. Hoạt động 4: Nghe – nói:

+ Mục tiêu: Kể về con vật nuôi.

+ Cách tiến hành:

- GV chia nhóm, gợi ý – theo dõi, giúp đỡ:

+ Trong tranh có con vật gì?

+ Nó đang làm gì?

- Nhận xét, góp ý.

dương

- HS quan sát chữ mẫu - HS trả lời

- HS quan sát lắng nghe

- HS thực hành viết bảng con – nhận xét (viết lại lần 2 nếu cần)

- HS cũng thực hành tương tự như chữ X

- HS mở vở tập viết, đọc nội dung cần viết

- HS luyện viết chữ X, Y, Xuân Lộc, Ý Yên vào vở Tập viết

- HS thực hành nói trong nhóm đôi - HS trình bày trước lớp – nhận xét, tuyên dương

- HS chọn một con nai hoặc thỏ. Viết lại câu em nói về đặc điểm con vật đã chọn

- HS đổi bài cho bạn để học tập bài của bạn – nhận xét

- HS nói thành câu hỏi đáp nhau trong nhóm đôi về con vật trong tranh.

- 3 – 4 HS trình bày trước lớp – nhận

(11)

C. Củng cố - Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò HS về nhà đọc lại bài và trả lời lại các câu hỏi trong bài, làm bài tập và luyện tập trong VBT.

- Đọc trước bài: Quanh em có gì thú vị

xét, tuyên dương - HS lắng nghe.

(12)

TIẾNG VIỆT

BÀI 33D: QUANH EM CÓ GÌ THÚ VỊ ? (3 tiết) I. MỤC TIÊU:

- Đọc mở rộng bài văn về loài vật. Nêu được chi tiết em thích trong bài. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Viết đúng những từ có vần ít dùng: uênh, oang, uêch, oac, oao, oam, oap, yêt, yêng. Nghe – viết đoạn thơ.

- Nói những điều em biết về thời tiết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Hình ảnh về hiện tượng mưa, gió, bão,..., bảng phụ, một số bài về loài vật để học ở HĐ3

- HS: Vở, SGK, quyển sách có bài viết về loài vật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS A. Khởi động: Hát

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

- GV giới thiệu bài mới 2. Hoạt động:

a. Hoạt động 1: Nghe - nói

+ Mục tiêu: Quan sát tranh và nói được các hiện tượng gió, mưa, nắng, bão

+ Cách tiến hành:

- GV treo tranh.

- Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

Em thấy gì trong tranh? Em hãy nói về những điều xảy ra khi có nắng, mưa, bão... mà em thấy?

- Nhận xét, khen ngợi b. Hoạt động 2: Viết

+ Mục tiêu: Viết được 1 – 2 câu về thời tiết; Nghe – viết được 2 khổ thơ đầu trong bài “Mời vào”; Viết đúng những từ có vần ít dùng: uênh, oang, uêch, oac, oao, oam, oap, yêt, yêng.

+ Cách tiến hành:

* Viết câu:

- GV giải thích từ “thời tiết” (là hiện

- BVN bắt nhịp cho lớp hát một bài.

- HS quan sát tranh.

- HS: Trời mưa, trời nắng, trời có gió, trời có mưa lớn kèm gió và sấm chớp (bão).

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe.

(13)

tượng mưa, nắng, gió, bão, nóng, lạnh, khô, ẩm trong một ngày hoặc một số ngày).

- GV gợi ý, theo dõi, giúp đỡ:

+ Quan sát bầu trời và nói xem thời tiết hôm nay có gì?

+ Em cần làm khi đi ra ngoài lúc này?

- GV theo dõi, kiểm tra - nhận xét, sửa lỗi.

* Nghe - viết 2 khổ thơ:

- GV treo nội dung cần viết chính tả + Khi Thỏ đến gõ cửa ngôi nhà, chủ nhà yêu cầu gì?

+ Khi Nai đến gõ cửa ngôi nhà, chủ nhà yêu cầu gì?

- GV nhận xét, gạch chân những chữ HS tìm được

- GV theo dõi, sửa sai

- GV lưu ý nhắc nhở HS cách ngồi viết - GV đọc bài cho HS nghe viết theo.

- GV đọc lại bài.

- GV treo bài viết

- GV nhận xét một số vở nhắc nhở HS viết sai về luyện viết thêm

* Đọc và chép từ ngữ:

- GV theo dõi, sửa sai, đọc mẫu (nếu cần)

- GV đọc tách vần ở từng tiếng

- GV cho HS chép lại các từ đã đọc vào vở.

c. Hoạt động 3: Đọc mở rộng

+ Mục tiêu: Đọc mở rộng bài văn về loài

- HS thảo luận nhóm đôi hỏi đáp với nhau về thời tiết của ngày hôm nay.

- 3 – 4 cặp HS trình bày trước lớp – nhận xét (VD: Hôm nay trời có nắng;

Em phải đội mũ....)

- Cá nhân viết vào vở, đổi bài cho bạn để học hỏi

- 1 – 2 HS đọc trước lớp – lớp lắng nghe.

- HS trả lời

- HS tìm các chữ dễ viết sai, phân tích

- HS luyện viết bảng con các chữ phải viết hoa và các chữ dễ viết sai (viết lại lần 2 nếu nhiều HS viết sai) – nhận xét

- HS lắng nghe

- HS nghe viết bài theo GV đọc - HS tự soát lỗi của mình

- HS đổi chéo vở cùng sửa lỗi

- HS đọc các từ ngữ trong nhóm đôi:

huênh hoang, khuếch khoác, ngoao ngoao, oàm oạp, niêm yết, con yểng.

- HS đọc trước lớp

- HS nghe GV tách vần ở từng tiếng, đọc vần đã tách và đọc theo: uênh, oang, uêch, oac, oao, oam, oap, yêt, yêng

- Cả lớp chép từ vào vở

(14)

vật. Tốc độ đọc khoảng 60 tiếng trong 1 phút; biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Nêu được chi tiết em thích trong bài

+ Cách tiến hành:

- GV nêu nhiệm vụ: lấy quyển sách có bài viết về loài vật mà HS đã chuẩn bị trước ở nhà (nếu không có HS có thể tìm ở trong tủ thư viện của lớp hoặc bài trong SGK)

- GV hướng dẫn nhiệm vụ: đọc bài, chọn điều em thích trong bài để nói với bạn hoặc người thân.

- GV theo dõi, hỗ trợ nếu cần C. Củng cố - Dặn dò:

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò HS về nhà đọc lại bài và trả lời lại các câu hỏi trong bài, làm bài tập và luyện tập trong VBT.

- Đọc trước bài: Con xin lỗi

- HS làm theo yêu cầu GV

- HS đọc bài và chia sẻ những điều thú vị trong bài đọc.

- Vài cặp HS đọc và trình bày trước lớp – nhận xét, tuyên dương

- HS lắng nghe.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1... Hoạt động

- GV giới thiệu cách nói và cách viết phép tính trừ tương ứng với mỗi tình huống bớt đi (hình vuông, vịt, táo): “Có 7 .... - GV đánh giá từng HS qua sản phẩm học tập

- Năng lực tư duy và lập luận toán học (HS biết quan sát hình ảnh để thực hiện các yêu cầu và trả lời được các câu hỏi).. - Năng lực giao tiếp toán học (HS nghe hiểu

GV treo tranh yêu cầu HS quan sát Cả lớp nghe GV yêu cầu: Từng cặp quan sát tranh nói nói về các nhân vật và hành động của các nhân vật trong tranh. Những hình

- GV nói về mục đích cuộc thi và hướng dẫn cách thi: thi để luyện viết đúng từ có âm đầu viết bằng d / r. Cách thi: theo nhóm, trong mỗi nhóm, từng HS nhận thẻ / phiếu

Hs lần lượt chuyển các tấm thẻ đến tay bạn nào bạn ấy sẽ đọc từ có trong tấm thẻ mình cầm.. Nếu HS không đọc được từ chứa vần trên thẻ thì

- Thực hiện viết từng vần vào bảng con theo yêu cầu của GV. - Thực hiện viết vở

* Tổ chức hoạt động khởi động 1.. Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời được câu hỏi đọc hiểu đoạn Chờ mưa... - Viết