• Không có kết quả nào được tìm thấy

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC + NGHE NHẠC Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước – Nghe nhạc bài Lên Đàng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC + NGHE NHẠC Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước – Nghe nhạc bài Lên Đàng "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY GV: THÁI CHẤN HÀO MÔN ÂM NHẠC 6

Tuần 4 - CHỦ ĐỀ 1 TIẾT 4

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC + NGHE NHẠC Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước – Nghe nhạc bài Lên Đàng

I. Tìm hiểu về Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước:

1. Liệt kê một số tác phẩm của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước?

- Ông sáng tác nhiều ca khúc, tiêu biểu là các thể loại:

+ Hành khúc: Bạch Đằng Giang, Lên đàng, Tiếng gọi thanh niên, Giải phóng miền Nam, Tiến về Sài Gòn,…

+ Chính ca: Hồn tử sĩ, Ca ngợi Hồ Chủ tịch,…

+ Ca khúc thiếu nhi: Múa vui, Reo vang bình minh, Thiếu nhi thế giới liên hoan

2. Ông được đánh giá như thế nào trong nền âm nhạc Việt Nam?

- Ông thuộc thế hệ “cánh chim đầu đàn”, lớp nhạc sĩ đầu tiên của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam, sáng tác nhiều ca khúc có giá trị nghệ thuật cao.

3. Đặc điểm âm nhạc của ông?

- Âm nhạc của ông tràn đầy khí thế cách mạng, thường gắn với những sự kiện lịch sử trọng đại, rất thành công ở thể loại hành khúc…

4. Đóng góp của ông cho hoạt động xã hội và sự nghiệp giáo dục âm nhạc?

- Ông là một trong những thành viên thành lập Viện nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam. Nhiều bài hát thiếu nhi được sử dụng trong chương trình môn Âm nhạc Tiểu học như Reo vang bình minh, Múa vui…

II. Nghe nhạc bài Lên Đàng:

1. Xem Video trên LMS

(2)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY GV: THÁI CHẤN HÀO MÔN ÂM NHẠC 6

2. Vì sao bài hát Lên đàng có sức lan toả rộng rãi trong những ngày Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống xâm lược của nước ta?

- Vì bài hát có giai điệu mạnh mẽ khí thế, như lời kêu gọi, khích lệ, cổ vũ nhân dân đứng lên trong Cách mạng Tháng Tám và những cuộc đấu tranh giữ nước sau này.

- Hết -

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan