• Không có kết quả nào được tìm thấy

Dòng điện xoay chiều 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Dòng điện xoay chiều 1"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC VẬT LÍ 9 (tuần 19)

BÀI 33,34 : DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU – MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

- Nêu được dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.

- Nêu được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay

- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.

- Nêu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng.

B. HƯỚNG DẪN HỌC LÍ THUYẾT

I. Dòng điện xoay chiều

1. Chiều của dòng điện cảm ứng.

Thí nghiệm

- Bố trí thí nghiệm như hình 33.1. Hãy thực hiện thí nghiệm và chỉ rõ đèn nào sáng trong hai trường hợp:

+ Đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.

+ Kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây.

- Hs có thể xem lại TN.1 ở bài 31,32.

Sau khi thực hiện (quan sát) thí nghiệm, học sinh ghi lại kết quả theo bảng 1:

Bảng 1.

Trường hợp Đèn LED nào sáng?

+ Đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.

+ Kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây.

 Từ kết quả ở bảng 1, ta có kết luận như trong SGK/90 ( HS đọc SGK nha, thầy lười đánh máy rồi.)

2. Dòng điện xoay chiều.

Trong thí nghiệm ở hình 33.1, nếu ta lần lượt đưa nam châm lại gần và ra xa cuộn dây liên tục thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín sẽ luân phiên đổi chiều. Dòng điện có chiều luân phiên thay đổi được gọi là dòng điện xoay chiệu.

(2)

3. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều

Bố trí thí nghiệm như hình 33.2 và hình 33.3.

Tiến hành thí nghiệm và hoàn thành bảng ghi kết quả sau:

Bảng 2.

Trường hợp Có xuất hiện dòng điện xoay chiều không?

+ Quay nam châm trước cuộn dây dẫn kín + Quay cuộn dây dẫn kín trong từ trường.

 Từ kết quả bảng 2, ta có nhận xét sau:

Có hai cách tạo ra dòng điện xoay chiều:

- Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín

- Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.

II. Máy phát điện xoay chiều

1. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều

Quan sát

Dựa vào 2 cách tạo ra dòng điện xoay chiều, người ta chế tạo ra hai loại máy phát điện xoay chiều: máy phát điện xoay chiều loại cuộn dây quay (hình 34.1) và máy phát điện xoay chiều loại nam châm quay (hình 34.2).

Em hãy dựa vào hình ảnh và chỉ ra những bộ phận chính của mỗi loại máy phát điện và nêu lên chỗ giống nhau, khác nhau giữa chúng qua bảng 3.

(3)

Bảng 3.

Loại máy phát điện Các bộ phận + Máy phát điện có NC quay

+ Máy phát điện có cuộn dây quay

Kết luận

Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính: nam châm và cuộn dây dẫn.

Trong đó, bộ phận quay được gọi là rotor, bộ phận đứng yên được gọi là stator 2. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều (HS tự đọc SGK/94) C. NỘI DUNG GHI BÀI.

I. Dòng điện xoay chiều

1. Chiều của dòng điện cảm ứng.

Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm.

2. Dòng điện xoay chiều.

Dòng điện có chiều luân phiên thay đổi được gọi là dòng điện xoay chiệu.

3. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều Có hai cách tạo ra dòng điện xoay chiều:

+ Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín

+ Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.

II. Máy phát điện xoay chiều

1. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều

Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính: nam châm và cuộn dây dẫn.

Trong đó, bộ phận quay được gọi là rotor, bộ phận đứng yên được gọi là stator 2. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều (SGK/94) D. CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 3: Dòng điện xoay chiều là gì? Hãy phân biệt dòng điện xoay chiều và dòng điện không đổi (dòng điện một chiều).

Câu 4: Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều.

Câu 5: Nêu cấu tạo của máy phát điện xoay chiều.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây:A. Luôn

dây chỉ được quấn một lớp thì ống dây hình trụ có tất cả 500 vòng dây, dây dẫn dùng làm ống dây có chiều dài 62,8 m làm bằng kim loại có đường kính tiết diện là 4 mm

a) Đưa nam châm lại gần khung dây. b) Kéo nam châm ra xa khung dây. a) Khi đưa nam châm lại gần khung dây, từ thông qua khung dây tăng, dòng điện cảm ứng xuất hiện

Nhét giấy bạc (trong bao thuốc lá) vào cầu chì. Thay bằng một dây chì khác cùng loại với dây chì bị đứt. Bỏ, không dùng cầu chì nữa. Câu 5: Giới hạn nguy hiểm của hiệu

- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính. - Vật đặt rất xa thấu

Câu 25: Một học sinh nói rằng: “Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong một cuộn dây dẫn kín là chuyển động tương đối giữa nam châm và cuộn dây”C. Lời phát

Câu 1: Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây.. Không

Lõi sắt bị nhiễm từ trở thành một nam châm có từ trường biến thiên; số đường sức từ của từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn thứ cấp biến thiên, do đó trong cuộn