• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Luyến Tiết theo PPCT: 30. Lớp 9: 7/12/2019

Ngày soạn: 22/11/2019

Bài 30

BÀI TẬP VẬN DỤNG QUY TẮC NẮM BÀN TAY PHẢI VÀ QUY TẮC BÀN TAY TRÁI

A. MỤC TIÊU.

1.Kiến thức.

Sau bài học, người học đạt được:

- Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.

- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết hai trong ba yếu tố trên.

- Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ, cách suy luận lôgic và biết vận dụng kiến thức vào thực tế.

2. Kỹ năng:

Sau bài học, người học đạt được:

- Phân tích liên hệ các kiến thức để giải bài tập.

3. Thái độ:

Sau bài học, người học có thái độ:

- Nghiêm túc

4. Phát triển năng lực

NL chung: Phát triển năng lực tự học, sáng tạo, vận dụng kiến thức…

NL chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng kiến thức vật lí: K1, K2, K3, K4.

- Năng lực về phương pháp: P2, P3, P5, P7, P8, P9.

- Năng lực trao đổi thông tin: X1, X3, X5, X6, X7, X8.

- Năng lực cá thể: C1, C2, C6

B. CÂU HỎI QUAN TRỌNG.

* Những câu hỏi nhấn mạnh đến sự hiểu biết, đem lại sự thay đổi của quá trình học tập:

* Những câu hỏi mà bài học có thể trả lời

C. ĐÁNH GIÁ

* Để biết mưc độ hiểu bài của học sinh

- Trong bài học: Có thể dựa vào thái độ học tập của học sinh trong giờ học

(2)

- Sau bài học: Có thể căn cứ vào vở ghi của học sinh

D. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo án, sách giáo khoa, vở bài tập.

E. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* HOẠT ĐỘNG 1 GIẢI BÀI 1

- Mục tiêu:Vận dụng được quy tắc nắm tay phải xác định đường sức từ của ống dây khi biết chiều dòng điện và ngược lại.

- Thời gian: 15 phút

- Phương pháp: thảo luận, vấn đáp - Hình thức tổ chức: theo nhóm

- Kỹ thuật dạy học: chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Phương tiện, tư liệu: Giáo án, sách giáo khoa, vở bài tập - Phát biểu quy tắc nắm tay phải

- Vận dụng quy tắc nắm tay phải để là gì?

- Gọi HS đọc đề bài, nghiên cứu nêu các bước giải. Nếu HS gặp khó khăn có thể tham khảo gợi ý cách giải trong SGK.

A B

K

- Thu bài của một số HS, hướng dẫn HS thảo luận kết quả.

Bài 1:

a. + Dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều đường sức từ trong lòng ống dây.

+ Xác định tên từ cực của ống dây.

- Xét tương tác giữa ống dây và nam châm→hiện tượng.

b. + Khi đổi chiều dòng điện, dùng quy tắc nắm tay phải xác định lại chiều đường sức từ ở hai đầu ống dây.

+ Xác định được tên từ cực của ống dây.

+ Mô tả tương tác giữa ống dây và nam châm.

- Cá nhân HS làm phần a, b, theo các bước nêu trên, xác định từ cực của ống dây cho phần a, b. Nêu được hiện tượng xảy ra giữa ống dây và nam châm.

c. HS bố trí TN kiểm tra lại theo nhóm, quan sát hiện tượng xảy ra, rút ra kết luận.

- HS ghi nhớ các kiến thức được đề cập đến: + Quy tắc nắm tay phải.

N S

(3)

- Yêu cầu các nhóm làm TN kiểm tra.

- Gọi HS nêu các kiến thức đề cập đến để giải bài tập 1.

+ Xác định từ cực của ống dây khi biết chiều đường sức từ.

+ Tương tác giữa nam châm và ống dây có dòng điện chạy qua (tương tác giữa hai nam châm).

………

………

* HOẠT ĐỘNG 2 GIẢI BÀI 2

- Mục tiêu:Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết hai trong ba yếu tố trên.

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: thảo luận, vấn đáp - Hình thức tổ chức: cả lớp, cá nhân

- Kỹ thuật dạy học: đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ

- Phương tiện, tư liệu: Giáo án, sách giáo khoa, vở bài tập - Yêu cầu HS đọc đề bài tập 2. GV nhắc lại quy

ước các kí hiệu

Cho biết điều gì, luyện

cách đặt bàn tay trái theo quy tắc phù hợp với mỗi hình vẽ để tìm lời giải cho bài tập 2.

- GV gọi 3 HS lên bảng biểu diễn kết quả trên hình vẽ đồng thời giải thích các bước thực hiện tương ứng với các phần a, b, c của bài 2. Yêu cầu HS khác chú ý theo dõi, nêu nhận xét.

F F

Hình a. Hình b. Hình c - GV nêu nhận xét chung, nhắc nhở những sai sót

- Cá nhân HS nghiên cứu đề bài 2, vẽ lại hình vào vở bài tập, vận dụng quy tắc bàn tay trái để giải bài tập, biểu diễn kết quả trên hình vẽ.

- 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c. Cá nhân khác thảo luận để đi đến đáp án đúng.

- HS chữa bài nếu sai.

- Qua bài 2 HS ghi nhận được: Vận dụng quy tắc bàn tay trái xác định được chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều S

N

N

S

(4)

của HS thường mắc. đường sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết 2 trong 3 yếu tố trên.

………

………

* HOẠT ĐỘNG 3 GIẢI BÀI 3

- Mục tiêu:Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường sức từ (hoặc chiều dòng điện) khi biết hai trong ba yếu tố trên.

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: thảo luận, vấn đáp - Hình thức tổ chức: theo nhóm

- Kỹ thuật dạy học: chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Phương tiện, tư liệu: Giáo án, sách giáo khoa, vở bài tập - Yêu cầu cá nhón HS giải bài 3.

- Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.

- GV hướng dẫn HS giải bài tập 3 chung cả lớp để đi đến đáp án đúng.

- GV đưa ra mô hình khung dây đặt trong từ trường của nam châm giúp HS hình dung mặt phẳng khung dây trong hình 30.3 ở vị trớ nào tương ứng với khung dây mô hình. Lưu ý HS khi biểu diễn lực trong hình không gian, khi biểu diễn nên ghi từ phương, chiều của lực điện từ tác dụng lên các cạnh ở phía dưới hình vẽ.

O/ B C

A D

O

- Cả nhóm HS nghiên cứu giải bài tập 3.

- Thảo luận chung cả lớp bài tập 3.

Sửa chữa những sai sót khi biểu diễn lực nếu có vào vở.

………

……….

* HOẠT ĐỘNG 4

N S

(5)

RÚT RA CÁC BƯỚC GIẢI BÀI TẬP

- Mục tiêu: Biết cách thực hiện các bước giải bài tập định tính phần điện từ, cách suy luận lôgic và biết vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Thời gian: 7 phút

- Phương pháp: Thảo luận - Phương tiện, tư liệu: Giáo án

- Hướng dẫn HS trao đổi, nhận xét để đưa ra các bước chung khi giải bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái.

- HS trao đổi, thảo luận chung cả lớp để đưa các bước giải bài tập vận dụng 2 quy tắc. Ghi nhớ tại lớp.

* HOẠT ĐỘNG 5 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Mục tiêu: Hướng đẫn học sinh chuẩn bị bài sau và cách học bài ở nhà - Thời gian: 02 phút

- Phương pháp: Dặn dò

- Phương tiện, tư liệu: Sách giáo khoa - Học lại bài, làm bài tập trong vở bài tập - Làm bài tập 30 (SBT)

- Nghiên cứu trước bài 31

F. TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Sách giáo khoa vật lý 9, vở bài tập vật lý 9

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Vận dụng được quy tắc bàn tay trái xác định chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ hoặc chiều đường

- Vận dụng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua khi biết chiều dòng điện?. 2/ Kĩ năng: - Làm từ phổ của từ trường

Biết chiều dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng đặt trong từ trường và không song song với đường sức từ, chiều lực điện từ tác dụng lên dây dẫn. Xác định chiều

- Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với ĐST thì chịu tác dụng của lực điện từ.. Quy tắc bàn

- Phát biểu được quy tắc bàn tay trái về chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều.. - Nêu được nguyên tắc cấu tạo

Đoạn dây dẫn thẳng AB có dòng điện cường độ I chạy qua được đặt nằm ngang, vuông góc với các đường sức từ giữa hai cực của nam châm như hình vẽ.. Lực điện từ tác dụng

Câu 26 (0,3đ): Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt lại một điểm trong từ trường và cắt các đường sức từ

Câu 10 : Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt lại một điểm trong từ trường và cắt các đường sức từ thì cần