• Không có kết quả nào được tìm thấy

(1)CHUYÊN ĐỀ : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT A

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "(1)CHUYÊN ĐỀ : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT A"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHUYÊN ĐỀ : THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

A. MỤC TIÊU ÔN TẬP 1. Về kiến thức

Giúp học sinh hệ thống lại 1 số kiến thức cơ bản sau

- Thế nào là thực hiện pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật.

- Thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

- Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

2. Về kỹ năng

Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời 1 số câu hỏi và giải quyết các tình huống trong thực tiễn

B. NỘI DUNG ÔN TẬP 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật và các giai đoạn thực hiện pháp luật.

a. Khái niệm thực hiện pháp luật - Hoạt động có mục đích

- Làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống - Trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

b. Các hình thức thực hiện pháp luật ( 4 hình thức ) - Sử dụng pháp luật:

+ Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà PL cho phép làm

+ Cá nhân, tổ chức có quyền thực hiện hoặc không thực hiện - Thi hành pháp luật:

+ Các cá nhân tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm

(2)

+ Cá nhân, tổ chức bắt buộc phải thực hiện - Tuân thủ pháp luật:

Các cá nhân, tổ chức ( kiềm chế ) không làm những điều mà pháp luật cấm.

- Áp dụng pháp luật

+ Các cơ quan, công chức Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

+ Chủ thể thực hiện hình thức này khác với 3 hình thức còn lại (sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật)

+ Người vi phạm pháp luật hoặc các bên tranh chấp phải thực hiện các quyền và

nghĩa vụ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật( HS Đọc thêm SGK)

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý a.Vi phạm pháp luật

* 3 dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật:

Thứ nhất, là hành vi trái pháp luật:

+ Hành vi vi phạm pháp luật thể hiện bằng hành động ( Làm những việc pháp luật cấm) hoặc không hành động ( không làm những việc pháp luật quy định phải làm )

+ Xâm phạm, gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của người đã đạt độ tuổi nhất định (16 tuổi) theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình.

Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

(3)

Lỗi thể hiện thái độ biết hành vi của mình là sai, là trái PL có thể gây hậu quả không tốt vẫn cố ý hoặc vô tình để cho sự việc xảy ra.

*Khái niệm vi phạm pháp luật:

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luậ bảo vệ.

b. Trách nhiệm pháp lý

* Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.

* Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm:

+ Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.

+ Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật ( Xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật, tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật).

c) Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

* Vi phạm hình sự

- Là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.

- Có 4 loại tội phạm: + Tội đặc biệt nghiêm trọng + Tội rất nghiêm trọng + Tội nghiêm trọng + Tội ít nghiêm trọng

- Người vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự, phải chấp hành hình phạt theo quyết định của Tòa án.

- Hình phạt: Hình phạt chính và hình phạt bổ sung

- Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ đang mang thai, phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người dưới 18 tuổi và người già trên 75 tuổi

(4)

+ Nếu công dân từ đủ 14 đến dưới 16 t chịu trách nhiệm về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng

+ Nếu cd từ đủ 16 t trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm. ( Đ 58)

+ Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội (14 đến dưới 18 tuổi) được áp dụng theo nguyên tắc lấy giáo dục là chủ yếu nhằm giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích

* Vi phạm hành chính

- Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm xâm phạm các quy tắc quản lý Nhà nước.

- Chủ thể vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật

+ Người từ đủ 14 đến dưới 16 t bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm hành

chính do cố ý

+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu mọi trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm

của mình.

* Vi phạm dân sự

- KN: Là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản( quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng … ) và quan hệ nhân thân ( liên quan đến các quyền nhân thân không thể chuyển giao cho người khác như quyền đối với họ tên, quyền đc khai sinh, quyền bí mật đời tư, quyền xác định lại giới tính…) - Người có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự.

+ Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải đc người đại diện theo pháp luật đồng ý

(5)

+ Người đủ 18 t trở lên đc tham gia mọi giao dịch dân sự và phải chịu trách

nhiệm về mọi hành vi của mình.

* Vi phạm kỷ luật

- KN: Là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ Nhà nước…. do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ.

- Người có hành vi vi phạm kỷ luật sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật

Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật phải chịu trách nhiệm kỷ luật với các hình thức như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc..

2. CÂU HỎI LUYỆN TẬP

Câu 1 : Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là:

A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 2 : Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là :

A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 3 : Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là:

A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 4: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:

A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.

(6)

Câu 5: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:

A. các quy tắc quản lý nhà nước.

B. các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.

D. các quy tắc kỉ luật lao động

Câu 6 : Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

C. Từ 18 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 7: Vi phạm hình sự là:

A. hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.

B. hành vi nguy hiểm cho xã hội.

C. hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.

D. hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội

Câu 8. Vi phạm hành chính là hành vi xâm phạm các:

A. quy tắc quản lý nhà nước . B. quy tắc kỉ luật lao động.

C. quy tắc quản lý xã hội. D. nguyên tắc quản lý hành chính.

Câu 9: Thực hiện pháp luật là:

A. đưa pháp luật vào đời sống của từng công dân.

B. làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống.

C. làm cho các qui định của pháp luật trở thành các hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức

D. áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 10: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có…….., làm cho những………của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi………của các cá nhân, tổ chức:

A. ý thức/quy phạm/hợp pháp B. ý thức/ quy định/ chuẩn mực

C. mục đích/ quy định/ chuẩn mực D. mục đích/ quy định/ hợp pháp

(7)

Câu 11: Những hành vi xâm phạm đến các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước… do pháp luật lao động quy định, pháp luật hành chính bảo vệ được gọi là vi phạm

A. hành chính B. pháp luật hành chính C. kỉ luật D. pháp luật lao động

Câu 12: Cá nhân tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật

A. quy định làm B. quy định phải làm

C. cho phép làm D. không cấm

Câu 13: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực ………… thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ:

A. trách nhiệm B. hiểu biết

C. trách nhiệm pháp lí D. nghĩa vụ pháp lí

Câu 14: Cá nhân, tổ chức tuân thủ pháp luật tức là không làm những điều mà pháp luật:

A. cho phép làm. B. cấm.

C. không cấm. D. không đồng ý.

Câu 15: Trách nhiệm pháp lý là …...mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình:

A. nghĩa vụ B. trách nhiệm

C. việc làm D. thái độ

Câu 16: Đối tượng nào sau đây không bị xử phạt hành chính?

A. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi B. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi C. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi D. Người từ dưới 16 tuổi

(8)

Câu 17: Căn cứ vào đâu để xác định tội phạm:

A. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội B. Thái độ và tinh thần của hành vi vi phạm

C. Trạng thái và thái độ của chủ thể D. Nhận thức và sức khỏe của đối tượng

Câu 18: Người nào sau đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí?

A. Say rượu B. Bị ép buộc C. Bị bệnh tâm thần D. Bị dụ dỗ Câu 19: Người bị coi là tội phạm nếu

A. Vi phạm hành chính B. Vi phạm hình sự C. Vi phạm kỷ luật D. Vi phạm dân sự

Câu 20: Trong các quyền dân sự của công dân, quyền nào là quan trọng nhất?

A. Tài sản B. Nhân thân C. Sở hữu D. Định đoạt Câu 21: Để tham gia tố tụng dân sự người chưa thành niên phải:

A. có năng lực trách nhiệm hình sự B. có người đỡ đầu C. có người đại diện pháp luật D. có bố mẹ đại diện

Câu 22: Điểm khác nhau cơ bản giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự là?

A. Hành vi vi phạm B. Biện pháp xử lí C. Mức độ vi phạm D. Chủ thể vi phạm

Câu 23: So với các biện pháp xử lí, cưỡng chế khác trong luật Dân sự, luật Hành chính thì hình phạt của luật hình sự là:

A. Biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước B. Biện pháp cứng rắn nhất của nhà nước

C. Biện pháp cưỡng chế cứng rắn nhất của nhà nước D. Biện pháp nghiêm khắc nhất của nhà nước

(9)

Câu 24: Không áp dụng hình phạt tử hình, tù chung thân đối với A. người dưới 16 tuổi

B. người chưa thành niên

C. người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi D. người từ đủ 12 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi

Câu 25: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có độ tuổi theo quy định của pháp luật là:

A. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi B. Từ 18 tuổi trở lên.

C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên Câu 26: Người thực hiện tội phạm phải:

A. có năng lực trách nhiệm hình sự B. điều khiển được hành vi của mình C. có nhận thức và suy nghĩ D. không mắc bệnh tâm thần

Câu 27: Năng lực của chủ thể bao gồm:

A. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

B. Năng lực pháp luật và năng lực công dân C. Năng lực hành vi và năng lực nhận thức D. Năng lực pháp luật và năng lực nhận thức

Câu 28: Người chưa thành niên, theo qui định pháp luật Việt Nam là người chưa đủ:

A. 18 tuổi B. 16 tuổi C. 15 tuổi D. 17 tuổi Câu 29: Hình thức áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật:

A. do mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện B. do cơ quan, công chức thực hiện

C. do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện D. do cơ quan, cá nhân có quyền thực hiện

Câu 30: Người có hành vi trộm cắp phải chịu trách nhiệm pháp lý hay trách nhiệm đạo đức?

(10)

A. Cả trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức

B. Chỉ chịu trách nhiệm đạo đức nếu trộm cắp tài sản có giá trị nhỏ C. Không phải chịu trách nhiệm nào cả

D. Trách nhiệm pháp lý

Câu 31: Ông A là người có thu nhập cao, hằng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã:

A. sử dụng pháp luật B. tuân thủ pháp luật C. thi hành pháp luật D. áp dụng pháp luật

Câu 32: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy trên đường. Trong trường hợp này chị C đã:

A. không sử dụng pháp luật B. không tuân thủ pháp luật C. không thi hành pháp luật D. không áp dụng pháp luật Câu 33: Công dân A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy.

Trong trường hợp này, công dân A đã:

A. sử dụng pháp luật B. tuân thủ pháp luật C. không tuân thủ pháp luật D. áp dụng pháp luật

Câu 34: Ông K lừa chị H bằng cách mượn của chị 10 lượng vàng nhưng đến ngày hẹn ông K đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện ông K ra tòa. Việc chị H kiện ông K là hành vi

A. sử dụng pháp luật B. tuân thủ pháp luật C. thi hành pháp luật D. áp dụng pháp luật

Câu 35: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đã:

A. sử dụng pháp luật B. tuân thủ pháp luật C. thi hành pháp luật D. áp dụng pháp luật

(11)

Câu 36: Nguyễn Văn C bị bắt vì tội vu khống và tội làm nhục người khác. Trong trường hợp này, Nguyễn Văn C sẽ phải chịu

A. trách nhiệm kỉ luật B. trách nhiệm dân sự C. trách nhiệm hình sự D. trách nhiệm hành chính

Câu 37: Anh M đi bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội. Trong trường hợp này anh M đã

A. sử dụng pháp luật B. tuân thủ pháp luật C. thi hành pháp luật D. áp dụng pháp luật

Câu 38: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:

A. Vi phạm pháp luật hành chính. B. Vi phạm pháp luật hình sự.

C. Bị xử phạt vi phạm hành chính. D. Vi phạm kỷ luật

Câu 39: Bên mua không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên bán hàng, khi đó bên mua đã có hành vi vi phạm : A. kỷ luật B. dân sự C. hình sự D. hành chính

Câu 40: Hành vi điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, chở người trái quy định, không đội mũ bảo hiểm là hành vi:

A. vi phạm dân sự B. vi phạm hình sự C. vi phạm hành chính D. vi phạm kỉ luật

Câu 41: Hành vi buôn bán ma túy là hành vi vi phạm pháp luật và phải chịu:

A. trách nhiệm dân sự B. vi phạm hình sự C. trách nhiệm hình sự D. vi phạm hành chính

Câu 42: Anh B điều khiển xe mô tô lưu thông trên đường mà không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, anh B đã vi phạm:

A. kỉ luật B. dân sự C. hành chính D. hình sự

Câu 43 : Cố ý lái xe gây tai nạn nghiêm trọng cho người khác là hành vi vi phạm

(12)

A. kỷ luật B. dân sự C. hình sự D. hành chính

Câu 44: Nam công dân từ 18 đến 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Thi hành pháp luật B. Sử dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật

Câu 45: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật?

A. Cướp giật dây chuyền, túi xách người đi đường B. Chặt cành, tỉa cây mà không đặt biển báo C. Vay tiền dây dưa không trả

D. Xây nhà trái phép

Câu 46: Người nào sau đây cần phải có người đại diện thay mặt trong tố tụng để bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết vụ án dân sự:

A. Người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi B. Người từ dưới 16 tuổi

C. Người từ đủ 16 tuổi nhưng dưới 18 tuổi D. Người từ dưới 18 tuổi

Câu 47: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lí:

A. hành chính B. hình sự C. lao động D. dân sự Câu 48 : Học sinh sử dụng tài liệu khi kiểm tra giữa kỳ là hành vi vi phạm : A. dân sự B. hình sự C. kỷ luật D. hành chính

Câu 49: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự?

A. Vượt đèn đỏ B. Đi ngược chiều

C. Chở người quá quy định D. Lạng lách gây tai nạn chết người

(13)

Câu 50 : Bên mua không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên bán hàng, khi đó bên mua đã có hành vi vi phạm :

A. kỷ luật B. dân sự

C. hình sự D. hành chính

51: Chị Thành thường xuyên nghỉ làm việc không lý do. Chị Thành đã A. Vi phạm kỷ luật B. Vi phạm pháp luật

C. Vi phạm nội quy D. Áp dụng pháp luật

52: Công ty Hải An không nộp thuế đầy đủ khi kinh doanh. Công ty Hải An đã A. Vi phạm kỷ luật B. Vi phạm pháp luật

C. Vi phạm nội quy D. Áp dụng pháp luật

53: Bà Huyền không buôn bán động vật quý hiếm. Bà Huyền đã A. Áp dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Sử dụng pháp luật

54: Người sử dụng lao động đã buộc người lao động thôi việc trái pháp luật.

Người sử dụng lao động đã A. Vi phạm hình sự B. Vi phạm hành chính

C. Vi phạm kỷ luật D. Vi phạm dân sự

Câu 55: Bà Huyền buôn bán động vật quý hiếm. Bà Huyền đã không A. Áp dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Sử dụng pháp luật 56: Anh Phong thường xuyên đánh vợ là anh đã không

A. Thực hiện nội quy B. Thực hiện pháp luật C.Vi phạm pháp luật D. Vi phạm đạo đức

57: Tử hình là hình phạt chính áp dụng đối với tội đặc biệt nghiêm trọng. Không thi hành án tử hình đối vớitrường hợp nào sau đây nếu họ vi phạm pháp luật hình sự

A. Trẻ vị thành niên B. Người già

(14)

C. Người trước đó có công với cách mạng D. Người đã thành niên

58: Phạt tiền là hình phạt chính trong trách nhiệm A. hình sự B. hành chính

C. kỷ luật D. dân sự

59: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới:

A. Quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế B. Quan hệ lao động và quan hệ xã hội

C. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân D. Quan hệ kinh tế và quan hệ lao động

60. Cố ý đánh người khác gây thương tích nặng là hành vi vi phạm

A. hình sự B. dân sự C. hành chính D. kỷ luật

61: Học sinh đủ 16 tuổi được phép lái xe máy có dung tích bằng bao nhiêu A. Từ 50- 70cm3 B. Dưới 50cm3

C. 90cm3 D. trên 90cm3 62: Khi thuê nhà của ông T, ông A đã tự sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến của ông T. Hành vi này của ông A đã vi phạm

A. hình sự B. dân sự C. hành chính D. kỷ luật

63: Bồi thường thiệt hại là hình phạt chính của trách nhiệm A. hình sự B. hành chính

C. kỷ luật D. dân sự

64. Bạn M 16 tuổi mượn xe máy của mẹ mang đi học và bị cảnh sát giao thông bắt. Bạn M đã vi phạm A. Hình sự B. Hành chính A. Dân sự D. Kỷ luật

65. Bạn T đi xe đạp điện chở bạn H đang sử dụng ô dù để che nắng. Ta nói Bạn T đã

A. không vi phạm pháp luật B. Vi phạm hành chính C. vi phạm hình sự D. vi phạm dân sự

(15)

66. Bạn H đã không sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; Ta nói, bạn H

A. không vi phạm pháp luật B. Vi phạm hành chính C. vi phạm hình sự D. vi phạm dân sự

67. Bạn H đã sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; Ta nói, bạn H A. không vi phạm pháp luật B. Vi phạm hành chính

C. vi phạm hình sự D. vi phạm dân sự

68. Anh T đã không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông nên anh đã bị cảnh sát giao thông phạt 400.000 đồng. Lúc này cảnh sát giao thông đã

A. Áp dụng pháp luật B. Thi hành pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Sử dụng pháp luật

69. Anh T đã không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông nên anh đã bị cảnh sát giao thông phạt 400.000 đồng. Lúc này anh T đã

A. không vi phạm pháp luật B. Vi phạm hành chính C. vi phạm hình sự D. vi phạm dân sự 70. Có mấy giai đoạn thực hiện pháp luật?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 71. Có mấy hình thức thực hiện pháp luật

A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 72. Có mấy hình thức vi phạm pháp luật?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 2 73. Người vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

A. Trách nhiệm hình sự B. Trách nhiệm hành chính C. Trách nhiệm dân sự D. Trách nhiệm kỷ luật 74. Người vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

A. Trách nhiệm hình sự B. Trách nhiệm hành chính C. Trách nhiệm dân sự D. Trách nhiệm kỷ luật

(16)

75. Người vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

A. Trách nhiệm hình sự B. Trách nhiệm hành chính C. Trách nhiệm dân sự D. Trách nhiệm kỷ luật 76. Người vi phạm kỷ luật phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

A. Trách nhiệm hình sự B. Trách nhiệm hành chính C. Trách nhiệm dân sự D. Trách nhiệm kỷ luật 77. Tử hình là hình phạt được áp dụng đối với người vi phạm hình sự phạm vào tội

A. Ít nghiêm trọng B. nghiêm trọng

C. Rất nghiêm trọng D. Đặc biệt nghiêm trọng

78. Anh Hải không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau. Anh Hải đã vi phạm

A. Hình sự B. Hành chính B. Dân sự D. Kỷ luật

79. Anh Thanh ( 30 tuổi) ngồi phía sau vòng tay qua chị Hải ( 25 tuổi ) ngồi trước để điều khiển xe mô tô. Anh Thanh đã

A. không vi phạm pháp luật B. Vi phạm hành chính C. vi phạm hình sự D. vi phạm dân sự

80. Hành vi phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ là hành vi A. không vi phạm pháp luật B. Vi phạm hành chính

C. vi phạm hình sự D. vi phạm dân sự

81. Anh Phong đã đèo vợ và hai con nhỏ ( đều dưới 6 tuổi) trên cùng một xe máy. Anh Phong đã.

A. không vi phạm pháp luật B. Vi phạm hành chính C. vi phạm hình sự D. vi phạm dân sự

82. Tuổi tối thiểu của người điều khiển xe máy có dung tích trên 50cm3 là A. 16 tuổi B. 18 tuổi C. 21 tuổi D. 24 tuổi

(17)

83. Vào hồi 23 giờ ngày 24/10/2016 người ta thấy một cảnh sát giao thông đang phạt tiền anh Nguyễn văn Thái vì hành vi điều khiển xe mô tô trong khu đông dân cư đã bấm còi inh ỏi. Trong trường hợp này, anh Thái đã:

A. không vi phạm pháp luật B. Vi phạm hành chính C. vi phạm hình sự D. vi phạm dân sự

84. Vào hồi 23 giờ ngày 24/10/2016 người ta thấy một cảnh sát giao thông đang phạt tiền anh Nguyễn văn Thái vì hành vi điều khiển xe mô tô trong khu đông dân cư đã bấm còi inh ỏi. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã:

A. vi phạm pháp luật B. Áp dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. vi phạm dân sự

85. Vào hồi 23 giờ ngày 24/10/2016 người ta thấy một cảnh sát giao thông đang phạt tiền anh Nguyễn văn Thái vì hành vi điều khiển xe mô tô trong khu đông dân cư đã bấm còi inh ỏi. Trong trường hợp này, anh Thái phải chịu trách nhiệm :

A. kỷ luật B. hành chính C. hình sự D. dân sự

86. Vào hồi 23 giờ ngày 24/10/2016 người ta thấy một cảnh sát giao thông đang phạt tiền anh Nguyễn văn Thái vì hành vi điều khiển xe mô tô trong khu đông dân cư đã bấm còi inh ỏi. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã:

A. thực hiện pháp luật B. vi phạm pháp luật C. vi phạm hình sự D. vi phạm dân sự

87. Trên đường phố , Hà nhìn thấy các chú cảnh sát giao thông đang phạt 8 thanh niên về hành vi tụ tập để cổ vũ cho một nhóm khác đang đua xe mô tô . Hà nghĩ, các chú cảnh sát đã sai rồi vì các thanh niên kia có đua xe đâu mà họ lại bị phạt . Trong trường hợp này:

A. Suy nghĩ của Hà đúng vì chỉ những người đua xe mới phải chịu trách nhiệm B. Suy nghĩ của Hà sai vì hành vi tụ tập đông người để cổ vũ đua xe sẽ bị phạt từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng

C. Suy nghĩ của Hà vừa đúng vừa sai

D. Suy nghĩ của Hà sai vì đơn giản cảnh sát giao thông có quyền phạt tất cả mọi công dân.

(18)

88. Trên đường phố, Hà nhìn thấy các chú cảnh sát giao thông đang phạt một cô bán hàng do đã bán hàng ở lề đường. Hà thấy các chú đã phạt tiền cô ấy rồi lại còn tịch thu hết số hàng của cô nữa. Hà nghĩ, các chú cảnh sát đã sai rồi vì các chú chỉ được phạt tiền thôi còn không được tịch thu hàng của cô ấy nữa. Trong trường hợp này:

A. Suy nghĩ của Hà đúng B. Suy nghĩ của Hà vừa đúng, vừa sai.

C. Suy nghĩ của Hà sai vì là cảnh sát giao thông thì các chú có quyền phạt như thế nào là tùy các chú

D. Suy nghĩ của Hà sai vì ngoài hình phạt chính là phạt tiền, cô bán hàng còn phải chịu hình phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ gánh hàng đó

89. Nam công dân từ 18 đến 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nếu thực hiện quy định trên sẽ thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Thi hành pháp luật B. Sử dụng pháp luật

C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật

90. Người điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật nào ?

A. Vi phạm luật hành chính B. Vi phạm luật dân

sự

C. Vi phạm kỉ luật D. Vi phạm luật hình

sự

91. Gia đình A lấn đất gia đình B, hành vi trên thuộc loại vi phạm pháp luật nào?

A. Vi phạm hành chính B. Vi phạm dân sự

C. Vi phạm hình sự D. Vi phạm kỉ luật

92. Người nào sau đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí?

A. Say rượu B. Bị ép buộc

C. Bị bệnh tâm thần D. Bị dụ dỗ

93. Theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện nay, tuổi kết hôn của nam, nữ là bao nhiêu

A. Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên B. Nam đủ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên

(19)

C. Nam từ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi trở lên D. Nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi trở lên

94. Anh Thanh ( 30 tuổi) ngồi phía sau vòng tay qua chị Hải ( 25 tuổi ) ngồi trước để điều khiển xe mô tô. Trong trường hợp này, Anh Thanh

A. không vi phạm pháp luật B. phải chịu trách nhiệm hành chính C. vi phạm hình sự D. vi phạm dân sự

Câu 95. A và B đua xe ,lạng lách đánh võng trên đường và bị CSGT xử lý. Theo em A và B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

A. Cảnh cáo, phạt tiền, giam xe.

B. Cảnh cáo, phạt tiền.

C. Cảnh cáo, giam xe.

D. Phạt tiền, giam xe.

Câu 96.K đánh H gây thương tích 15%.Theo em K phải chịu hình phạt nào?

A. Răn đe, giáo dục B. Phạt tù

C. Cảnh cáo và bồi thương thuốc men cho H.

D. Tạm giữ để giáo dục.

Câu 97.Các hình thức thực hiện pháp luật có những điểm nào giống nhau?

A. Công Công dân thực hiện đúng đắn các quyền theo quy định pháp luật.

B. Công dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

C. Công dân không làm những điều pháp luật cấm.

D. Công dân thực hiện đúng đắn các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

Câu 98. Tên K rủ H, T đi cắt trộm cáp điện, khi bị phát hiện, theo em công an sẽ xửlý như thế nào?

A. Phạt tù mình K vì là kẻ chủ mưu.

B. Cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi dây cáp.

C. Phạt tù cả 3 trong đó k tội nặng hơn.

D. Phạt tiền, giáo dục, răn đe.

Câu 99. Hãy xác định câu sai trong các nguyên tắc xử phạt hành chính về giao thông đương bộ:

A. Mọi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ phải được phát hiện kịp thời và phải đình chỉ ngay.

B. Một vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt nhiều lần.

C. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

(20)

D. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.

Câu 100. Ông A xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông A sẽ phải chịu hình thức xử lí nào của UBND phường?

A .Cảnh cáo, phạt tiền.

B .Phạt tù.

C. Cảnh cáo, buộc tháo dỡ phần xây dựng trái phép.

D. Thuyết phục, giáo dục.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Quan ®iÓm cña c¸c nhµ kinh tÕ vÒ doanh nghiÖp.. Lîi nhuËn

Mặt phẳng (P) không chứa đường cao SH Bước 1.. Cho hình chóp S ABC. Cho hình chóp S ABCD. có đáy ABCD là hình vuông tâm O cạnh a. Cho hình chóp S ABCD. có đáy là

Còn câu b có nghĩa chỉ kết quả xấu nên từ tại sẽ hợp nghĩa với câu

Tiếp tục tăng cường công tác triển khai về việc thực hiện Luật an toàn giao thông trong học sinh, sinh viên theo kế hoạch số 113/KH-BGDĐT ngày 9 tháng 3 năm 2015

a) Tìm giao điểm E và F của mặt phẳng (ICD) lần lượt với các đường SA, SB. Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình thang đáy lớn AB. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD

Đáp án B sai vì ba mặt phẳng phân biệt đôi một cắt nhau theo ba giao tuyến thì ba giao tuyến đó hoặc đồng quy hoặc đôi một song song hoặc trùng nhau (lý

Tìm giao điểm của MN với (SBD). Cho hình chóp S.ABCD có AB và CD không song song. Gọi M là một điểm thuộc miền trong của tam giác SCD. Cho hình chóp S.ABCD. Gọi M, N

- Tự tiện bắt và giam, giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, là hành vi trái pháp luật.. * Có 3 trường hợp pháp