• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng: 9AB

Tiết 20 Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN

TRONG HÔN NHÂN (Tiết 1) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp H/S hiểu khái niệm hôn nhân và các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam.

- Nắm được các điều kiện để được kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, ý nghĩa của việc nắm vững và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ trong hôn nhân, tác hại của việc kết hôn sớm.

2. Kĩ năng

- Biết phân biệt hôn nhân hợp pháp và hôn nhân bất hợp pháp. Biết ứng xử những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân, không vi phạm qui định pháp luật về hôn nhân.

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa hôn nhân - Kĩ năng tư duy phế phán.

- Kĩ năng tự nhận thức giá trị 3. Thái độ

- Tôn trọng qui định của pháp luật về hôn nhân, ủng hộ việc làm đúng, phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghiac vụ của công dân trong hôn nhân.

4. Phát triển sáng tạo

Hình thành cho học sinh một số năng lực sau:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.

* Tích hợp:

TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG.

- Giáo dục đạo đức:

+ Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân.

+ Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân.

+ Tán thành những việc làm tôn trong pháp luật và phản đối những hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân.

- Giáo dục kĩ năng sống: tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ, thu thập và xử lí thông tin.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên : Nghiên cứu SGK, SGV, tranh ảnh, soạn kĩ giáo án. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, bảng phụ.

- Học sinh : Học thuộc bài cũ. Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

III. Phương pháp – kĩ thuật

- Kết hợp đàm thoại, thảo luận. (nhóm, lớp) - Tìm hiểu thực tế, xử lý tình huống, phân tích.

IV. Tiến trình dạy học- giáo dục

(2)

1. Ổn định lớp(1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

Câu hỏi: Em hãy cho biết nhiệm vụ của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước?

Đáp án:

+ Ra sức học tập, rèn luyện phảm chất năng lực...

+ Xác định lý tưởng sống đúng đắn.

+ Vạch ra kế hoạch học tập và rèn luyện…

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5’)

- Mục tiêu: Giúp định hướng kiến thức bài mới cho hs - PP thuyết trình.

Để hiểu được hôn nhân là gì và các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam như thế nào, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân như thế nào…chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiết học hôm nay.

Hoạt động 2 (10’)

- Mục tiêu: Thảo luận tìm hiểu nội dung phần đặt vấn đề để thấy được kiến thức cần tìm hiểu trong tiết học.

- PP vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích. Kt động não, nhóm.

- H/S đọc phần đặt vấn đề trong SGK.

*/ Thảo luận bàn (2’)

? Em có suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân của T

? Cuộc hôn nhân đó đã gây ra hậu quả gì

-> Không hạnh phúc, cuộc sống của T ngày càng vất vả, gầy yếu…

? Em có suy nghĩ gì về tình yêu giữa M và H?

Hậu quả?

- Vất vả, gầy yếu, cha mẹ hắt hủi…

? Qua thông tin trên em hãy cho biết đó có phải là hôn nhân hợp pháp không? Cuộc sống của họ sẽ như thế nào

? Em quan niệm như thế nào là tình yêu

- Tình yêu phải xuất pháp từ sự đồng cẩm sâu

I. Đặt vấn đề

1- Chuyện của T:

- Giữa T và K không có tình yêu.

- Do sự sắp đặt của gia đình.

- Hôn nhân không hợp pháp: T chưa đủ tuổi.

2- Nỗi khổ của M:

- Tình yêu giữa H và M không được gia đình chấp nhận

-> Tình yêu không lành mạnh -> Tình cảm không bền vững, thiếu trách nhiệm.

=> Tình yêu không bình đẳng, không tự nguyện, không được sự thừa nhận của nhà nước -> Gia đình không hạnh phúc.

-> Thương yêu, bình đặng tin tưởng nhau.

(3)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC sắc giữa 2 người là sự chân thành, tôn trọng

nhau.

? Tuổi đủ kết hôn là bao nhiêu - Nam 20 tuổi

- Nữ 18 tuổi

Theo điều 9, luật hôn nhân 2012.

? Trách nhiệm của vợ chồng trong gia đình như thế nào

- Yêu thương, quan tâm, chia sẻ Hoạt động 3: 20’

- Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học. Nắm được khái niệm hôn nhân, thấy được những nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân hiện nay.

- PP vấn đáp, nêu vấn đề, gợi tìm. Kt động não, nhóm.

? Qua tìm hiểu, em hiểu thế nào là hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.

? Em hiểu thế nào là bình đẳng, tự nguyện - Không có sự rang buộc, ép buộc, tự do bày tỏ ý khiến nguyện vọng….

? Tình yêu không lành mạnh là thứ tình cảm như thế nào

-> Tình cảm không bền vững, vụ lợi. (Tham giàu sang, địa vị…) thiếu trách nhiệm.

? Để có hôn nhân bền vững thì cần có tình yêu như thế nào

-> Phải có tình yêu chân chính, xuất phát từ sự đồng cảm sâu sắc hiểu, thông cảm, tôn trọng, tin tưởng nhau có trách nhiệm, vị tha, nhân ái…

? Hôn nhân không dựa trên cơ sở tình yêu chân chính có nghĩa là thế nào

- Là vì tiền vì danh vọng, bị ép buộc… sẽ dẫn đến gia đình bất hạnh như T.

*/ Thảo luận nhóm bàn (2’)

? Em hiểu thế nào là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng bình đẳng

? Trình bày những nguyên tắc cơ bản về hôn nhân ở VN

II. Nội dung bài học

1. Khái niệm?

Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận nhằm chung sống lâu dài xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.

* Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.

2. Những qui định của pháp luật về hôn nhân:

a- Những nguyên tắc cơ bản về hôn nhân ở Việt Nam:

(4)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC GV: Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi

dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Vì thế hãy bắt đầu xây dựng gia đình bởi một tình yêu chân chính và nắm rõ những nguyên tắc cơ bản về hôn nhân cũng như phải có trách nhiệm trong mọi hành vi trách nhiệm của bản thân.

- Hai bên tự tìm hiểu, tự đến với nhau với tình cảm chân thật… không chung vợ chung chồng; vợ chồng có quyền lợi như nhau…

+ Hôn nhân tiến bộ, tự nguyện, một vợ một chồng, bình đẳng.

+ Hôn nhân giữa công dân Việt Nam với các dân tộc…

+ Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

4.

Củng cố (3’)

? Thế nào là hôn nhân

? Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam

? Quyền và nghiac vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân 5. Hướng dẫn về nhà (1’)

- Học nội dung bài học trong SGK.

- Bài tập: Tìm hiểu nơi em cư trú có trường hợp vi phạm về hôn nhân không? Vi phạm điều gì? Hậu quả của nó như thế nào?

- Xem trước các quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.

- Sưu tầm các ngồn tài liệu liên quan đến bài học.

- Đọc trước phần tài liệu tham khảo trong SGK.

- Suy nghĩ về vấn đề tảo hôn? Tác hại của tảo hôn.

- Suy nghĩ về quan niệm yêu sớm.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

==================================

Ngày soạn:

Ngày giảng: 9AB

Tiết 21 Bài 12: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN

TRONG HÔN NHÂN (Tiết 2) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS cần hiểu hôn nhân là gì? Các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân một vợ, một chồng. Các điều kiện để được kết hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng, ýư nghĩa của hôn nhân đúng pháp luật.

2. Kĩ năng

(5)

- Phân biệt hôn nhân đúng pháp luật và hôn nhân trái pháp luật.

- Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân.

- Tuyên truyền mọi người thực hiện luật hôn nhân và gia đình.

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa hôn nhân - Kĩ năng tư duy phế phán.

- Kĩ năng tự nhận thức giá trị 3. Thái độ

- Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân.

- Ủng hộ việc làm đúng và phản đối những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.

4. Phát triển sáng tạo

Hình thành cho học sinh một số năng lực sau:

- Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác.

* Tích hợp:

TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRÁCH NHIỆM, KHOAN DUNG.

- Giáo dục đạo đức:

+ Biết cách ứng xử trong những trường hợp liên quan đến quyền và nghĩa vụ về hôn nhân của bản thân.

+ Tôn trọng quy định của pháp luật về hôn nhân.

+ Tán thành những việc làm tôn trong pháp luật và phản đối những hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân.

- Giáo dục kĩ năng sống: tư duy phê phán, trình bày suy nghĩ, thu thập và xử lí thông tin.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án. Bảng phụ, phiếu học tập.

Một số bài tập trắc nghiệm.

- Học sinh: Học thuộc bài cũ. Làm các bài tập trong sách giáo khoa.

III. Phương pháp và kĩ thuật

- PP : nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận.

- KT : Động não, cá nhân, nhóm.

IV. Tiến trình dạy học- giáo dục 1. Ổn định lớp(1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu hỏi:

? Em có quan niệm như thế nào về tình yêu? tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ chồng trong đời sống gia đình?

HS: trả lời theo nội dung bài học.

GV: Nhận xét, cho điểm.

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: Giới thiệu bài (5’)

- Mục tiêu: Giúp hs gợi nhớ lại kiến thức đã học và định hình được kiến thức

(6)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC trọng tâm của tiết mới

- PP thuyết trình.

GV : nhắc lại kiến thức tiết 1.

Giới thiệu sơ qua về luật hôn nhân gia đình với những nét chính về tuổi kết hôn, chế độ 1 vợ 1 chồng, không hôn nhân trực hệ.

HS : nghe và ghi chép lại.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học. (20’)

- Mục tiêu: Giúp học sinh thấy được Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân -PP vấn đáp, nêu vấn đề, gợi tìm. Kt động não, nhóm.

GV: Tổ chức cho HS thảo luận.

HS: thảo luận các câu hỏi sau:

GV: nhắc lại thế nào là tình yêu chân chính.

HS: phát biểu theo nội dung bài học:

- Là sự quyến luyến của hai người khác giới - Sự đồng cảm giữa hai người.

- Quan tâm sâu sắc chân thành.

- Vị tha nhân ái, chung thủy….

GV: yêu cầu HS đọc nội dung phần 2.

HS: ………..

GV: Đọc một số điều khoản trong sổ tay hiến pháp 1992.

GV: đưa ra tình huống gia đình ép gả hôn nhân khi con cái không đồng ý.

HS: thảo luận.

? Vậy quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân như thế nào

HS: trả lời…

GV: Quy định này là tối thiểu. Do yêu cầu của kế họch hóa gia đình, nhà nước ta khuyến khích nam 26, nữ 24 mới kết hôn

? Nhà nước cấm kết hôn trong các trường hợp nào

HS: trả lời…

GV: Kết hợp giải thích: cùng dòng máu, trực hệ, quan hệ 3 đời…

GV: Yêu cầu HS đọc khoản 12,13 điều 8 trong SGK.

? Vậy trách nhiệm của thanh niên HS chúng ta trong hôn nhân như thế nào

HS:………

b- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân:

* Được kết hôn:

- Nam từ 20 tuổi trở lên.

- Nữ 18 tuổi trở lên, do tự nguyện được đăng kí tại cơ quan nhà nước.

* Cấm kết hôn:

- Người đang có vợ hoặc chồng, người bị bệnh tâm thần… người cùng dòng máu trực hệ…

- Chung vợ, chung chồng…

không được nhà nước thừa nhận.

- Để mọi công dân hiểu, thực hiện, tránh vi phạm…

-> Đảm bảo quyền của công dân trong hôn nhân.

3. Trách nhiệm của chúng ta:

- Có thái độ thận trọng nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân.

- Không vi phạm qui định của pháp luật về hôn nhân.

(7)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập

(15’)

- Mục tiêu : Giúp hs vận dụng kiến thức để làm các dạng bài tập khác nhau, đặc biệt giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức.

- PP vấn đáp, nêu vấn đề, gợi tìm. Kt động não, nhóm.

GV: Yêu cầu HS cả lớp làm bài tập 1 SGK HS: làm việc cá nhân.

Cả lớp trao đổi, bổ sung ý kiến,

GV: Thống nhất ý kiến đúng , đánh giá cho điểm GV: yêu cầu HS làm bài tập 2,3

- Nêu định nghĩa về tảo hôn là gì

- Tìm hiểu và giải thích nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó

- Kể một số trường hợp mà em biết

GV: Tập tục tảo hôn trước đây có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả châu Âu, nay còn tồn tại ở một số vùng thuộc châu Phi, châu Á, châu Đại Dương và Nam Mỹ.

Ở Việt Nam: Nạn tảo hôn không chỉ xảy ra trong cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc mà nó tồn tại, ăn sâu vào đời sống của cả người dân vùng Tây Nguyên, Tây Nam bộ. Nguyên nhân là do đời sống kinh tế khó khăn, trình độ dân trí và nhận thức pháp luật hạn chế, hủ tục lạc hậu trói buộc…

à Vấn nạn tảo hôn ở đồng bào dân tộc thiểu số đang là một thực trạng nhức nhối không chỉ ở riêng địa phương nào mà là phổ biến trong cả nước. Điều này không những vi phạm pháp luật mà còn để lại những hệ luỵ khó lường đối với cuộc sống của các cặp vợ chồng trẻ. Chính vì vậy, đây là một tập tục lạc hậu cần phải loại bỏ trong đời sống xã hội hiện nay.

GV: Phát phiếu học tập.

HS: trao đổi thảo luận

III. Bài tập Bài tập 1: SGK

- Đáp án đúng: c,d,đ,g,i.k Vì điều đó đều được thể hiện trong luật hôn nhân của nước ta.

Bài tập 2,3: SGK

- Tảo hôn: là trường hợp kết hôn trong đó cô dâu và chú rể hoặc một trong hai người là trẻ em hoặc là người chưa đến tuổi kết hôn (thông thường là chưa đến tuổi dậy thì).

- Nó thường đi kèm với một hủ tục khác là hôn nhân được sắp đặt. Trong nhiều trường hợp, chỉ một trong hai bên là trẻ em, thường là phụ nữ, vì lý do trinh tiết hoặc vì lý do người phụ nữ ở một cộng đồng xã hội nhất định không được coi có khả năng kiếm tiền và vì khả năng sinh sản của phụ nữ mau kết thúc hơn so với nam giới.

Trước tình hình nữ quyền và quyền trẻ em ngày càng được coi trọng, tập tục tảo hôn đang dần dần biến mất ở nhiều khu vực trên thế giới.

Bài tập 4: SGK

- Ý kiến của gia đình như vậy là đúng và hợp lí.

- Vì: Lan và Tuấn đều còn trẻ, chưa đủ chín chắn hơn nữa lại chưa có việc làm. Trong khi đó kinh tế lại là một trong những nền tảng để giũ vững một mối quan hệ bền chặt trong hôn

(8)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC nhân.

Bài tập 3: SGK

Kết hôn sớm là việc không được khuyến khích ở nước ta.

Bởi nó kéo theo những hậu quả nghiệm trọng không chỉ đối với người tảo hôn mà còn đối với gia đình và cộng động xã hội.

Cu thể:

-Lấy chồng (vợ) sớm sức khỏe không đảm bảo, phải sống xa gia đình, kinh nghiệm bản thân chưa có, chưa đủ khả năng lo cho cuộc sống của mình và con cái, vợ chồng trẻ con nên dễ tranh cãi và tan vỡ hạnh phúc.

-Trở thành gánh nặng cho gia đình

-Là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân, ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.

4. Củng cố (2’)

GV: đưa ra các tình huống:

Tình huống 1: Hòa bị gia đình ép gả chồng khi mới 16 tuổi.

TH2: Lan và Tuấn yêu nhau, kết hôn khi cả hai vừa tốt nghiệp THPT, không đỗ đại học và ko có việc làm

HS: các nhóm thể hiện tiểu phẩm.

HS: nhận xét bổ sung.

GV: Đánh giá kết luận động viên HS…

5. Hướng dẫn về nhà (1’)

- Về nhà học bài , làm bài tập 5,6,7.

- Chuẩn bị kiến thức cho tiết quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

- Sưu tầm và tìm hiểu các nguồn tài liệu có liên quan đến nội dung bài học.

- Tìm hiểu một số hình thức kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

- Nghiên cứu trước phần đặt vấn đề và nội dung bài học trong sgk.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

==================================

(9)
châu Âu châu Phi, châu Á châu Đại Dương Nam Mỹ. kết hôn trẻ em tuổi kết hôn dậy thì) hủ tục hôn nhân được sắp đặt phụ nữ, vì trinh tiết quyền trẻ em

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

?Sau khi em đã được trang bị những kiến thức cơ bản về luật hôn nhân và biết quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhânc. Vậy theo em công dân, học sinh cần

- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu các HS trong nhóm thực hành tập hợp và bổ sung thêm nội dung để hoàn thành cuốn sổ lưu niệm:.. Tập hợp các nội dung đã có từ bài học trước

Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng.. Trên hình 2.3, đoạn thẳng SM biểu diễn một tia sáng đi

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo hay chất trong các câu sau:1. Trong quả chanh có nước, axit xitric (vị chua) và

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích - Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học - Nêu được các quy định an toàn khi học trong

- Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới.. B1: GV yêu cầu các nhóm HS So

Có trách nhiệm bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên, yêu chuộng hòa bình - Trách nhiệm: + Tìm hiểu cơ sở khoa học của quá trình sinh