• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vật lí 10 Bài 30: Thực hành: Xác định động lượng của vật trước và sau va chạm | Giải Vật lí 10 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vật lí 10 Bài 30: Thực hành: Xác định động lượng của vật trước và sau va chạm | Giải Vật lí 10 Kết nối tri thức"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 30. Thực hành: Xác định động lượng của vật trước và sau va chạm

A/ Câu hỏi đầu bài

Câu hỏi trang 116 SGK Vật Lí 10: Có hai xe chuyển động va chạm vào nhau thì động lượng các xe thay đổi. Em hãy nêu các trường hợp có thể xảy ra và dự đoán sau va chạm hai xe chuyển động như thế nào. Làm thế nào để xác định được động lượng của hai xe trước và sau va chạm bằng dụng cụ thí nghiệm, từ đó kiểm nghiệm định luật bảo toàn động lượng?

Trả lời:

- Khi 2 xe va chạm vào nhau thì có thể xảy ra va chạm mềm hoặc va chạm đàn hồi.

TH1: Sau va chạm 2 vật có thể chuyển động dính vào nhau về phía trước.

TH2: Sau va chạm 2 xe chuyển động với 2 vận tốc khác nhau theo 2 chiều ngược nhau.

- Để xác định được động lượng của 2 xe trước và sau va chạm cần xác định được khối lượng 2 vật, vận tốc 2 vật trước và sau va chạm. Xác định khối lượng 2 vật bằng cân, xác định vận tốc nhờ đo thông qua quãng đường s và khoảng thời gian t vật đi quãng đường đó.

B/ Câu hỏi giữa bài I. Dụng cụ thí nghiệm

II. Thiết kế phương án thí nghiệm

Hoạt động trang 116 SGK Vật Lí 10: Đẩy cho hai xe chuyển động va chạm vào nhau trên đệm khí và thảo luận:

1. Khi hai xe chuyển động trên đệm khí nằm ngang, hệ hai xe chuyển động có phải là hệ kín không? Vì sao?

2. Để xác định động lượng của hai xe trước và sau va chạm cần đo các đại lượng nào?

3. Hãy thử các trường hợp mà em đã dự đoán và suy nghĩ làm thế nào đo được các đại lượng để xác định động lượng của hai xe trước và sau va chạm.

(2)

4. Thiết kế phương án thí nghiệm để xác định động lượng của hai xe trước và sau va chạm tương ứng với các trường hợp va chạm có thể xảy ra?

Trả lời:

1. Khi hai xe chuyển động trên đệm khí nằm ngang, hệ hai xe chuyển động được coi là hệ kín vì 2 xe coi như không chịu lực ma sát, trọng lực tác dụng lên hệ cân bằng với lực nâng của đệm khí. Như vậy hệ triệt tiêu hết ngoại lực.

2. Để xác định động lượng của hai xe trước và sau va chạm cần đo khối lượng và tốc độ của 2 xe trước và sau va chạm.

3. Cách đo các đại lượng:

- Đo khối lượng: cho 2 xe lên cân điện tử để cân.

- Đo vận tốc: Thực hiện đo thông qua quãng đường s vật đi được trong khoảng thời gian t. Đo quãng đường bằng cách gắn thước lên đệm khí, đo thời gian bằng cổng quang điện. Khi đó tính được vận tốc: s

v .

= t

Từ đó xác định được động lượng của mỗi xe trước và sau va chạm.

4. Phương án thí nghiệm:

Bước 1: Đo khối lượng các xe bằng cân điện tử.

Bước 2: Đặt chế độ đo thời gian trước và sau va chạm.

Bước 3: Cho 2 xe chuyển động tới va chạm vào nhau, khi 2 xe đi qua các cổng quang điện đồng hồ hiện số ở ô thứ nhất, sau khi 2 vật va chạm với nhau sẽ xảy ra hiện tượng va chạm đàn hồi hoặc va chạm mềm. Các vật chuyển động qua cổng quang điện lần thứ hai thì đồng hồ đo thời gian và hiện số ở ô thứ 2.

(3)

Bước 4: Sử dụng thời gian trước va chạm, sau va chạm của từng vật kết hợp với độ dài tấm cản quang (coi là quãng đường s) để tính tốc độ trước và sau va chạm.

III. Tiến hành thí nghiệm IV. Kết quả thí nghiệm

Hoạt động trang 118 SGK Vật Lí 10: Nhận xét và đánh giá kết quả thí nghiệm 1. Từ Bảng 30.1 và Bảng 30.2, hãy so sánh các kết quả xác định động lượng của hai xe trước và sau va chạm trong hai thí nghiệm.

2. Em có thể đề xuất một phương án thí nghiệm khác để xác định động lượng của hai xe trước và sau va chạm.

Trả lời:

1. Tham khảo bảng kết quả thí nghiệm sau:

Bảng 30.1. Thí nghiệm va chạm mềm Độ dài tấm cản quang: 0,1 m

Trước va chạm Sau va chạm

Lần m1 m2 t1 v1 p1 p2 p t '1 v '1 = v '2 p '

(4)

1 2kg 4kg 0,124 0,806 1,612 0 1,612 0,373 0,268 1,608 2 2kg 4kg 0,128 0,781 1,562 0 1,562 0,384 0,260 1,560 3 2kg 4kg 0,119 0,840 1,680 0 1,680 0,358 0,279 1,674 Bảng 30.2. Thí nghiệm va chạm đàn hồi

Trước va chạm Sau va chạm

Lần m1 m2 p1 p2 t '1 t '2 v '1 v '2 p '1 p '2 1 2kg 4kg 1,612 1,257 0,156 0,662 0,643 0,151 1,286 0,604 2 2kg 4kg 1,562 1,261 0,160 0,625 0,626 0,160 1,252 0,640 3 2kg 4kg 1,680 1,263 0,151 0,709 0,665 0,141 1,330 0,564 Nhận xét: Động lượng của 2 xe trước va chạm bằng động lượng của hai xe sau va chạm.

2. Đề xuất phương án thí nghiệm khác: Có thể dùng điện thoại thông minh để quay video quá trình va chạm của 2 xe, sau đó sử dụng phần mềm phân tích video để xác định động lượng của hai xe trước và sau va chạm.

Em có thể trang 118 SGK Vật Lí 10: Sử dụng điện thoại thông minh và phần mềm phân tích video để xác định được vận tốc và động lượng trước và sau va chạm của hai viên bi có khối lượng xác định.

Trả lời: HS tự thực hiện thí nghiệm tại nhà.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Để đo thời gian di chuyển, ta dùng đồng hồ bấm giây khi vật đi được 1 quãng đường đã xác định, hoặc đọc giá trị trên đồng hồ hiện số khi làm thí nghiệm sử dụng

- Tiến hành thí nghiệm để xác định hợp lực F (sử dụng số quả cân để gián tiếp xác định độ lớn của các lực, ví dụ 2 quả cân thì coi như lực có độ lớn 2N)... Tổng hợp hai

- Treo hai quả lắc A và B cạnh nhau, nếu con lắc A có vận tốc lớn hoặc khối lượng lớn thì sẽ truyền chuyển động cho B nhiều hơn nên B sẽ lên được độ cao h lớn hơn.

Do mỗi người có khối lượng khác nhau nên động lượng của họ sẽ khác nhau dẫn đến tốc độ lùi của mỗi người cũng

2. So sánh độ dịch chuyển góc trong cùng khoảng thời gian của các điểm khác nhau trên kim. Tốc độ của các điểm khác nhau trên kim là như nhau. Càng về phía đầu kim tốc

Dựa vào định luật bảo toàn động lượng, hãy thiết lập công thức tính tốc độ của hai xe trên giá đỡ nằm ngang, trong trường hợp một xe có tốc độ đã biết tới va chạm với

Trong quá trình va chạm với mặt sàn, một phần động năng của quả bóng đã chuyển thành nhiệt năng, năng lượng âm thanh, năng lượng do biến dạng khi va chạm, nên cơ

A. Xác định xung lượng của lực do mặt đất tác dụng lên viên bi khi chạm đất.. Chọn chiều chuyển động rơi của viên bi là chiều dương. Xác định tổng động lượng của hệ