• Không có kết quả nào được tìm thấy

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG "

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

TS. Lê Quốc Tuấn Khoa Môi trường và Tài nguyên Đại học Nông Lâm TP. HCM

Chương 1. KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1.1. Khái niệm về môi trường

1.1.1. Định nghĩa: Môi trường là tổng hợp tất cả điều kiện xung quanh một điểm trong không gian và thời gian. Môi trường là tổng hợp tất cả các ngoại lực, ảnh hưởng, điều kiện tác động lên đời sống, tính chất, hành vi và sự sinh trưởng, phát triển và trưởng thành của các cơ thể sống 1.1.2. Khoa học Môi trường

Định nghĩa

Khoa học môi trường là một ngành khoa học đa ngành bởi vì nó được tạo thành bởi nhiều ngành học như Hóa học, Vật lý, Y học, Khoa học sự sống, nông nghiệp, sức khỏe cộng đồng, kỹ thuật môi trường…Nó là ngành khoa học của các hiện tượng vật lý trong môi trường. Nó nghiên cứu nguồn gốc, các phản ứng, vận chuyển, ảnh hưởng và số phận của các loài sinh vật trong không khí, nước, đất và ảnh hưởng từ các hoạt động của con người lên các cấu thành của môi trường.

Tầm quan trọng của khoa học môi trường

Khoa học môi trường cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và làm giảm các tác nhân gây ô nhiễm môi trường

Ngành khoa học môi trường rất có ý nghĩa vì các lý do sau:

(1) Các vấn đề môi trường vấn đề chung của nhân loại như sự ấm lên của trái đất, thủng tầng ozone, mưa acid, ô nhiễm môi trường biển, đa dạng sinh học. Những vấn đề trên không phải là vấn nạn của một quốc gia mà là của toàn cầu, do đó phải có sự nỗ lực và hợp tác quốc tế.

(2) Các vấn đề được giải quyết trong sự yếu kém của phát triển. Để làm trong sạch vùng này thì làm ô nhiễm vùng khác (di dời ô nhiễm)

(3) Sự gia tăng mức độ ô nhiễm.

(4) Cần có các giải pháp thay thế

(5) Cần bảo vệ con người khỏi tuyệt chủng (6) Cần có kế hoạch khôn ngoan cho phát triển

(7) Đòi hỏi phải có sự quản lý môi trường một cách hợp lý theo các yêu cầu sau:

o Đánh giá tác động của hoạt động con người đến môi trường o Hệ thống hóa các giá trị của môi trường

(2)

o Lập kế hoạch và thiết kế cho phát triển bền vững o Giáo dục môi trường

Nhận thức của cộng đồng

Cộng đồng phải nhận thức được kết quả tất yếu của suy thoái môi trường. Chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường. Các quốc gia cần phải làm quen với những thách thức này để có những hành động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường. Một vài thách thức có thể được liệt kê dưới đây:

9 Phát triển dân số 9 Nghèo đói

9 Phát triển nông nghiệp 9 Nước ngầm

9 Phát triển và lâm nghiệp 9 Suy thoái đất

9 Giảm đa dạng gene

9 Hậu quả của gia tăng dân số 9 Ô nhiễm nước và không khí 1.2. Phân loại môi trường

Môi trường bao gồm 4 thành phần

(1) Khí quyển: khí quyển là lớp khí bảo vệ bao quanh trái đất bao gồm nitrogen, oxygen, ngoài ra còn có argon, CO2, và một số loại khí khác.

- Nó duy trì sự sống trên trái đất

- Nó bảo vệ trái đất khỏi những tác động từ ngoài không gian - Nó hấp thu các tia từ vũ trụ và phần lớn bức xạ ánh sáng mặt trời

- Nó chỉ cho phép các tia có bước sóng từ 300 – 2500 nm và 0.14 – 40 m (sóng radio) đi vào trái đất trong khi lọc hầu hết các sóng tử ngoại có hại (< 300 nm)

(2) Thủy quyển: thủy quyển bao gồm tất cả các loại nguồn nước như: nước đại dương, sông hồ, nước đóng băng, nước ngầm

- 97% là nước ở các đại dương

- 2% là nguồn nước bị đóng băng ở các cực

- 1% là nước ngọt ở các sông hồ, nước ngầm phục vụ cho nhu cầu con người và các nhu cầu khác

(3) Địa quyển: là lớp đất ở võ của trái đất bao gồm các khoáng chất, chất hữu cơ, vô cơ…

(4) Sinh quyển: Bao gồm tất cả các sinh vật sống và tương tác với môi trường khí, nước và đất Các yếu tố môi trường

Môi trường được hình thành bởi các hệ thống tương tác của các yếu tố vật lý, sinh học và văn hóa bằng nhiều cách khác nhau. Các yếu tố này bao gồm

(3)

(1) Yếu tố vật lý: như không gian, địa mạo, khối nước, đất, đá, khoáng sản. Chúng có những tính chất thay đổi, là nơi cư trú của con người và có những giới hạn nhất định.

(2) Yếu tố sinh học: như thực vật, động vật, vi sinh vật và con người (3) Yếu tố văn hóa: như kinh tế, xã hội, chính trị

1.3. Quan hệ giữa môi trường và phát triển

Môi trường và phát triển là 2 yếu tố luôn song hành với nhau, đặc biệt là môi trường và phát triển bền vững. Đóng góp của quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho phát triển là một yếu tố quan trọng hàng đầu hiện nay. Mối tương quan giữa môi trường và phát triển thể hiện qua việc:

(1) Xác định vai trò của môi trường trong phát triển bền vững (2) Mô tả những rủi ro của hoạt động phát triển đến môi trường

(3) Hiểu biết các cơ hội và rủi ro trong mối tương quan với các quá trình và thỏa thuận quốc tế đến môi trường và phát triển bền vững

(4) Nâng cao tầm quan trọng của kiến thức trong việc tạo ra chính sách hỗ trợ môi trường và phát triển bền vững

(5) Áp dụng các phân tích và tổng hợp kiến thức hỗ trợ phát triển.

1.4. Các chức năng của môi trường (1) Bảo vệ

(2) Điều hòa các quá trình sống (3) Cung cấp thức ăn, nước uống (4) Xử lý chất thải

(5) Giải trí và du lịch

1.5. Khủng hoảng môi trường (1) Bùng nổ dân số

(2) Biến đổi khí hậu

(3) Suy thoái đất và vấn đề lương thực (4) Cạn kiệt nguồn lợi thủy sản

(5) Phá rừng

(6) Nhiên liệu hóa thạch

(7) Ô nhiễm nước và không khí (8) Nguồn năng lượng

(9) Sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường 1.6. Khoa học, công nghệ và quản lý môi trường

(1) Khoa học: nghiên cứu các vấn đề về môi trường

(2) Công nghệ: ứng dụng các nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường

(3) Quản lý: đề xuất và áp dụng các chính sách nhằm bảo về môi trường và phát triển bền vững

(4)

1.7. Bài tập và câu hỏi ôn tập chương 1 (1) Định nghĩa môi trường

(2) Mối tương quan giữa con người và môi trường (3) Tầm quan trọng của ngành Khoa học môi trường

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phát triển tổng hợp kinh tế biển là khai thác những tài nguyên biển để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ

*TKNL: - Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sống thân thiện với môi trường; duy trì, bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên

[r]

Từ những điều kiện bất lợi về vị trí địa lý là các xã ven phá Tam Giang, độ cao thấp, ngang với mực nước phá và khí hậu khắc nghiệt đã tạo điều kiện cho hiện tượng

Việc làm của chúng em tuy không lớn nhưng đứa nào đứa nấy đều cảm thấy vui, vì mình đã làm được một việc tốt, góp phần bảo vệ môi trường..

Do hạn chế về nguồn lực thời gian, kinh phí, nên việc đánh giá mức độ nhiễm mặn trong đất và phân vùng mức độ nhiễm mặn hoàn toàn dựa vào số liệu sơ cấp thu thập được

+ Những hành động và sự việc vi phạm Luật Bảo vệ môi trường và cách khắc phục1. Hành động làm suy thoái môi

a) Khí thải từ lò vôi chủ yếu là khí carbon dioxide, ngoài ra còn có một số khí độc hại khác. Các khí này thải ra ngoài môi trường sẽ làm ô nhiễm môi trường không