• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Xã hội học, số 1 - 1990

1 Động thái sinh suất và tử suất ở đồng bằng sông Cửu Long

TRẦN XUÂN KIÊM*

Kết hợp các số liệu thống kê quốc gia thời kỳ 1976- 1 988 và các cuộc điều tra 1. 000 hộ có các dạng hoạt động sản xuất nông nghiệp đa loại ở những vùng sinh thái khác nhau, cùng cuộc điều tra 200 hộ kinh tế mới tại Minh Hài trong năm 1985, chúng ta có thể sơ bộ đưa ra các nhận định sau đây về biến động của sinh suất và tử suất vùng đồng bằng sông Cửu Long, tác động của chúng đối với xu hướng tăng tự nhiên dân số và những hiệu quả kinh tế xã hội do mức gia tăng dân số mang lại cho vùng này.

1 – Về tỷ lệ tăng tự nhiên dân số, kết quả điều tra thực tế cho thấy một con số cao hơn số thống kê khoảng từ 0,2 - 0,3% (2, 5- 2,6% so với 2,31% vào năm 1984). Số điều tra thực tế này cũng xấp xỉ với con số thu được từ điều tra năm 1982 của Viện Xã hội học ở đồng bằng sông Hồng. Đến năm 1988, đã thể hiện rô nét xu thế giảm tàng tự nhiên trên toàn vùng (còn khoảng chưa đến 2, 2%) và đặc biệt ở một số tỉnh đã gần đến mức 2%, như Đồng Tháp (2,09%) Long An (2,08%), Bến Tre (2,05%), mặc dù vẫn còn một số tỉnh giữ mức tăng cao như Minh Hải và Kiên Giang (xấp xỉ 2, 4%).

2. Giai đoạn sau mười năm sau giải phóng xu hướng giảm tăng tự nhiên trên toàn vùng khá rõ nét nhưng không vững chắc. Trong thời gian từ 1980-1984, tình hình tử suất lại gia tăng trong số 7 trên 9 tỉnh, cùng với sự gia tăng sinh suất. Đây là thời điểm khó khăn về đời sống và y tế nên những nhân tố này có thể là một trong những nguyên nhân giải thích việc gia tăng tử suất Và do đó, sinh suất chưa giảm theo một xu thế ổn định.

Giai đoạn 1985-1988 cho thấy một xu hướng giảm ổn định hơn cả trong sinh suất và tử suất.

Tử suất vào hàng cao nhất các tỉnh trong vòng 14 năm qua là 8,4% (An Giang, 1983) và 8,0% (Tiền Giang, 1983) đã được hạ xuống còn 7,23% và 5,89% vào năm 1988 .

3. Sinh suất vẫn còn ở mức độ cao và sẽ còn giảm rất chậm trong một khoảng thời gian nữa vì các lý do : a) Cấu trúc dân số ở đồng bằng sông Cửu Long là cấu trúc dân số trẻ, có đến trên 45% là trẻ em dưới 15 tuổi. Trong vòng vài năm tới, lực lượng này sẽ lần lượt tham gia quá trình tái sản xuất dân số.

b) Đại đa số nông dân muốn sinh nhiều con (74% số hộ muốn có 4 con, 86% số hộ muốn có từ 3 con trở lên ).

c) Cấu trúc tổ chức gia đình đành quyền quyết định cao nhất về sinh con đê cái cho người chồng, chứ không phải cho người vợ, do đó các biện pháp vận động kế hoạch hóa gia đình khó triển khai như dự tính.

d) Sự phân công lao động tự nhiên theo giới tính hiện nay và vai trò của lao động trẻ em trong nông thôn cũng là nhân tố thúc đẩy thực hiện ý muốn có nhiều con.

e) Tốc độ giâm sinh suất trong thời gian 12 năm qua, từ 1976-1988, tuy rô nét nhưng rất chậm. Có 5 tử giảm từ 2 đến 3% (Cửu Long, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Minh Hải), ba tỉnh đạt mức giảm 6 đến 7% (Tiền Giang, Long An, Bến Tre), chỉ riêng Đồng Tháp giảm được

4. Thời kỳ 1976-1988, nhịp độ tăng bình quân dân số (cả tự nhiên lẫn cơ học) của toàn vùng là 2,7% một năm. Trên cái nền dân số vượt quá 14, 5 triệu người của năm 1989, tốc độ gia tăng dân số nói trên sẽ gây những tác động xấu về mặt kinh tế xã hội :

a) Làm giảm khả năng tiết kiệm và đầu tư (60% nông hộ có nợ, hơn 1,3 số này vay nợ là để đầu tư)

b) Làm tăng thêm cách biệt trong thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp (gần 19% trẻ em trong tuổi đi học đã bỏ học hoặc không đi học, số này về sau sẽ ít khả năng tham gia vào các dạng lao động có thu nhập cao).

c) Làm giảm hơn 1/4 diện tích đất lúa bình quân đầu người (từ 2. 100 m2 xuống xấp xỉ 1.500 m2), trong dài hạn sẽ có nguy cơ làm giảm sút lúa hàng hóa từ đồng bằng, và làm cho vấn đề tranh chấp ruộng đất thêm gay gắt.

d) Nhà nước và tập thể bắt buộc phải đầu tư theo chiều rộng (ăn, mặc, ở) hay vì đầu tư theo chiều sâu để phát triển con người (giáo dục phổ thông và dạy nghề, văn hóa, thể dục thể thao).

* Cán bộ nghiên cứu, Viên Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn

(2)

Xã hội học, số 1 - 1990

2

5. Cho dù có hạ được nhịp độ tăng dân số trong thời gian tới, cấu trúc dân số trẻ hiện tại vẫn là tăng nhanh lực lượng lao động vượt quá khả năng hấp thụ của nền kinh tế (mỗi năm tăng thêm khoảng 270. 000 người lao động mới cần có việc làm). Số này cộng với số chưa có công ăn việc làm hiện tại sẽ tạo thành một vấn đề xã hội lớn, đòi hỏi phải có một chương trình phát triển nông thôn sâu rộng để từng bước giải quyết vấn đề.

Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tµi n¨ng trong thêi kú kinh tÕ tri thøc, toµn cÇu hãa.. Nxb V¨n hãa

Care for the aged (Nguyen Van Tuan); Social position, roles and intersts of the aged in prensent rural society (Dang Vu Hoa Thach); Social problems of some ageing groups in the

The settlement of this problem must focus on interrelation between State socio-economic policies and the different behaviours of divers enterest group in social mechanism, as well

Hiện nay cả nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ liền lên chủ nghĩa xã hội, những nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ đang đặt ra trong tình hình đất nước

Đại hội VI của Đảng chúng tôi vừa rất tràn trọng những đóng góp của khoa học xã hội đối với đất nưởc, vừa chỉ ra rằng khoa học xã hội còn quá chậm trễ so với

Theo dự báo của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Việt Nam sẽ chính thức bước vào thời kỳ già hóa vào năm 2017 và đây cũng là thách thức lớn đối với chương trình Bảo

Starting from 15 October 2012, the Editorial Board of journal Sociological Review has new address at 1 Lieu Giai street (9th floor), Ba Dinh, Ha Noi. The old address at 27 Tran

Nghiên cứu đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình nhằm đa dạng hóa nguồn thu, giảm phụ thuộc vào sản xuất trồng trọt và chăn