• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:...

Ngày dạy: ...

Tiết 32,33

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN NGỮ VĂN 7 I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

- Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.

- Kiến thức thể loại, phương thức biểu đạt, nắm được nội dung của văn bản đã học.

- Nắm được khái niệm, nhận biết từ loại, loại từ trong các đoạn văn, các văn bản.

2. Kĩ năng: Nhận biết, phân tích đặc điểm của văn bản biểu cảm, các biện pháp tu từ trong câu, đoạn văn.

- Tạo lập văn bản biểu cảm.

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.

4. Năng lực cần phát triển

- Tự học - Tư duy sáng tạo. – Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ II. PHƯƠNG TIỆN, HỌC LIỆU

1. Giáo viên:- Nghiên cứu nội dung bài. Soạn giáo án

2. Học sinh:- Ôn tập khái niệm, cách làm văn biểu cảm. Chuẩn bị nội dung bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC -Kĩ thuật động não, thảo luận:

- Kĩ thuật trình bày một phút:

- Kĩ thụât viết tích cực: Hs viết các đoạn văn . IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

PHẦN I: KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1) PHẦN VĂN BẢN: Các văn bản: Cổng trường mở ra, Cuộc chia tay của những con búp bê, Những câu hát về tình cảm gia đình, Qua Đèo Ngang.

- Tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác,

- Thể loại, phương thức biểu đạt, nắm được nội dung của văn bản(đoạn văn).

- Các hình cảnh chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa.

- Cảm nhận về chi tiết, nhân vật trong văn bản.

2) PHẦN TIẾNG VIỆT: Từ ghép, từ láy, Từ Hán Việt, Đại từ.

- Nắm được khái niệm, nhận biết từ loại, loại từ trong các đoạn văn, các văn bản.

- Hiểu ý nghĩa của chúng, đặt câu.

3) PHẦN TẬP LÀM VĂN: Văn biểu cảm - Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm PHẦN II: BÀI TẬP THAM KHẢO

a. Đọc hiểu

ĐỀ SỐ 1

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy

(2)

can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Tác giả? Nội dung đoạn trích?

Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 3. Tìm từ ghép có trong đoạn trích và phân loại chúng?

Câu 4. Theo em “thế giới kì diệu” đó là gì?

Câu ̀̀̀5. Tìm từ Hán Việt có trong đoạn trích?

Câu 6. Ý nghĩa của câu văn “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”

ĐỀ SỐ 2 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều, tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ...

a. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?

c. Từ “tôi” trong đoạn trích trên chỉ ai?

d. Chỉ ra từ láy, từ ghép, được sử dụng trong đoạn văn trên?

e. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

ĐỀ SỐ 3 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới

Anh đi anh nhớ quê nhà,

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

Câu 1: Bài ca dao trên viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chủ đề của bài ca dao là gì?

Câu 3. Bài ca dao trên gợi cho người đọc tình cảm gì?

ĐỀ SỐ 4 QUA ĐÈO NGANG Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

(3)

Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.

(Sách Ngữ văn 7, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2016) Em hãy đọc kỹ bài thơ trên và trả lời các câu sau:

1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu hiểu biết của em về đặc điểm thể thơ đó.

2. Tìm các từ láy trong bài thơ?

3. Tìm biện pháp tu từ có trong bài thơ và nêu tác dụng?

4. Qua cảnh Đèo Ngang, tác giả muốn bộc lộ tâm trạng gì?

II. Tạo Lập Văn Bản

* Viết đoạn văn

1. Cảm nghĩ của em về ngày đầu tiên đi học 2. Cảm nghĩ về gia đình

* Tập làm văn 1. Loài cây em yêu

2. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

DÀN Ý 1. Loài cây em yêu

a. Mở bài:

 Liên tưởng hình ảnh gợi nhớ đến loài cây em yêu quý

 Ví dụ: Mùa lại về trong tiếng ve sầu nức nở gọi những cuộc chia tay, mỗi lần nghe tiếng ve kêu, tôi lại nhớ đến màu hoa phượng đỏ, loài cây đã gắn cả tuổi thơ tôi.

b. Thân bài

- Biểu cảm về hình dáng, đặc điểm của loài cây - Biểu cảm từ cái nhìn bao quát đến chi tiết

- Chọn những đặc điểm điển hình để nêu cảm nghĩ. Để tránh nhầm lẫn với văn miêu tả, khi biểu cảm về hình dáng đặc điểm của cây, cần dùng nhiều phương pháp gợi tả, nhân hóa, ẩn dụ và đưa tình cảm của mình vào.

- Ví dụ:

 Biểu cảm về lá dừa: nếu có thể tôi muốn được ôm bàn tay uyển chuyển ấy để ngủ ngon lành trong giấc ban trưa.

 Biểu cảm về hoa phượng: Có phải những ước mơ điểm 10 của lũ học trò đã hóa thân vào màu hoa phượng để hoa phượng cứ đỏ rực, tinh khôi…

(4)

- Biểu cảm những đặc điểm của từng loại cây: gốc, vỏ, thân, cành, lá, hoa, quả…

- Biểu cảm về công dụng, vai trò của cây với cuộc sống và với bản thân em

 Công dụng về thân, gốc, lá, hoa, quả…đối với đời sống người nông dân

 Biểu cảm về vai trò của loài cây ấy với gia đình, trường học của em.

 Giá trị tinh thần mà loài cây ấy mang lại: Hình ảnh trong thơ ca, âm nhạc, hội họa;

Tình cảm thủy chung, gắn bó, son sắt…của loài cây với con người.

- Vai trò của loài cây với bản thân em

 Người bạn tuổi thơ, gắn bó từng kỉ niệm

 Dạy em bài học làm người, cùng em lớn lên..

c. Kết bài:

 Loài cây ấy có còn vị trí như ngày xưa nữa không.

 Khẳng định lại tình cảm của em dành cho loài cây dù thời gian đã qua nhưng kí ức tươi đẹp và những kỉ niệm mà cây mang lại vẫn trong lòng của em.

 Mở rộng vấn đề, mơ ước của em và hi vọng gắn với loài cây ấy.

2. Nụ cười của mẹ a. Mở bài:

- Giới thiệu nụ cười của mẹ…

- Cảm nghĩ của em về nụ cười ấy…

Tham khảo: Vẫn biết thế gian có muôn vàn vẻ đẹp nhưng có lẽ đối với tôi, nụ cười của mẹ đẹp nhất trần đời. Bạn sẽ cười khi tôi nói thế, thật sự là không biết tự bao giờ tôi đã yêu nụ cười của mẹ. Mặc dù, mẹ không đẹp như bao người khác nhưng tôi lớn khôn, biết yêu thương, trưởng thành như ngày hôm nay, nụ cười ấy luôn dõi theo từng bước chân, hơi thở…

b. Thân bài: viết thành 4 đoạn (kể + tả + biểu cảm) Biểu cảm về những đặc điểm về nụ cười của mẹ:

- Nụ cười rất có duyên (tả nụ cười: tươi như hoa, lúm đồng tiền, hàm răng trắng ngời, tô điểm thêm vẻ đẹp cho khuôn mặt xinh xắn, hiền hậu của mẹ…)

- Bà kể ngày xưa, mẹ không đẹp nhất nhưng nụ cười của mẹ lại làm xao xuyến bao chàng trai, trong đó có bố…

Biểu cảm về vai trò của nụ cười ấy đối với gia đình, làng xóm…

- Giúp gia đình vượt qua khó khăn…nụ cười lạc quan - Gắn kết thành viên trong gia đình…nụ cười yêu thương - Tạo bầu không khí ấm áp vui tươi…nụ cười tươi vui - Bữa ăn dường như ngon hơn…nụ cười trìu mến…

- Ông bà cảm thấy vui, hài lòng…nụ cười hiếu thảo

- Tạo mối quan hệ tốt đẹp về tình làng nghĩa xóm…nụ cười xã giao…

- Sự gần gũi giữa em và nụ cười của mẹ:

- Nụ cười nhìn theo em vào lớp trong những ngày đầu…nụ cười quan tâm - Khi em buồn, nụ cười của mẹ an ủi- nụ cười chia sẽ…

- Là nguồn động viên để em vượt qua những khó khăn…

- Cùng vui với những thành tích em đạt được.. nụ cười đồng điệu

- Làm sao quên được, lần đầu tiên đứng trên bục lãnh thưởng, nhìn mẹ cười – nụ cười tự hào..

- Trong suốt quãng thời gian qua, nụ cười ấy luôn song hành cùng em…

(5)

Biểu cảm trực tiếp:

- Thích nhất mỗi lúc hai bố con nghịch đùa bên nhau, mẹ mỉm cười, nụ cười hạnh phúc gia đình…

- Chính vì thế tôi rất sợ những lúc mẹ không cười, thiếu nụ cười ấy tôi cảm thấy…

- Khi nhớ về mẹ, tôi nhớ trước hết là nụ cười…

- Nếu một ngày nào đó, tôi không dám nghĩ…đó có lẽ là ngày buồn nhất trong cuộc đời mình…

c. Kết bài

- Nhận xét về nụ cười ấy…

- Bộc lộ cảm xúc của em…

- Nêu lời hứa, ước mong…

Tham khảo: Tôi yêu nụ cười mẹ vô cùng và đôi lúc còn mang theo trong cả giấc mơ.

Thầm cảm ơn cuộc đời đã ban tặng cho tôi một người mẹ tuyệt vời với nụ cười đôn hậu xinh tươi. Điều ấy càng tạo động lực giúp tôi cố gắng học giỏi, chăm ngoan hiếu thảo để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi.

3. Cảm nghĩ về mái trường em đang học.

a. Mở bài:

Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về mái trường thân yêu ( tên gọi của trường, thời gian gắn bó…)

b. Thân bài:

- Khái quát cảm nghĩ về ngôi trường:

+ Cảnh vật, không gian quanh trường.

+ Cơ sở vật chất của nhà trường ( phòng học, thiết bị…).

+ Khuôn viên trong trường.

- Cảm nghĩ về thầy cô dưới mái trường:

+ Thầy cô như là người cha, người mẹ ân cần chăm sóc cho những đứa trò nhỏ.

+ Thầy cô mang lại kiến thức, hiểu biết.

+ Thầy cô dạy dỗ cả những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống.

+ Thầy cô, người không chỉ đem đến bài học mà còn đem đến cả niềm vui, giúp các em trưởng thành.

- Cảm nghĩ về các bạn:

+ Những người bạn tốt, đoàn kết, biết giúp đỡ nhau.

+ Trong giờ học thì chúng em say sưa học tập, trao đổi còn giờ ra chơi lại nô đùa rất vui vẻ.

+ Những người bạn, sẵn sàng lắng nghe những tâm sự sẻ chia, sằn lòng dang cánh tay để khích lệ, động viên khi em gặp khó khăn.

+ Những người bạn ấy, đã và đang làm nên thời áo trắng học trò đáng nhớ cho mỗi người từ những kỉ niệm, những hành động dù là nhỏ bé nhất.

c. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ và ước nguyện của bản thân về mái trường.

---

(6)

Ngày ra đề:...

Ngày kiểm tra:... Tiết 34,35 KIỂM TRA GIỮA KÌ I

I. Mục tiêu cần đạt 1/Kiến thức:

- Kiểm tra kiến thức văn tự sự, miêu tả và các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

- Cách lập ý và lập dàn bài cho một đề văn biểu cảm.

- Kiến thức thể loại, phương thức biểu đạt, nắm được nội dung của văn bản đã học.

- Nắm được khái niệm, nhận biết từ loại, loại từ trong các đoạn văn, các văn bản.

2/Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận biết, tư duy vận dụng

3/Thái độ: vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành tốt bài làm của mình.

4/Định hướng phát triển năng lực:

*/Năng lực cần hình thành : Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện.

Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình làm bài kiểm tra. Biết viết đúng đoạn văn nghị luận, có sử dụng lời dẫn trực tiếp.

II. Hình thức kiểm tra

1. Hình thức: Tự luận 2. Thời gian: 90’

III. Thiế t lập ma trận Mức

độ

Tên chủ đề

Nhận biết Thông hiểu

Vận dụng Cộng

Cấp độ thấp Cấp độ cao

Các phương thức biểu đạt

Xác định được phương thức biểu đạt - Số câu : 1 -Sốđiểm: 0.5 Tỉ lệ : 5%

- Số câu: 1 -Số điểm: 0.5 Tỉ lệ : 5%

Biện pháp tu từ

Câu trần thuật

Xác định biện pháp tu từ

- Nội dung đoạn thơ

- Tác dụng của biện pháp tu từ - Viết câu trần thuật

- Số câu : 1/2 -Số câu : 1 -Số câu : 1.5 -Số câu : 2

(7)

-Sốđiểm: 0.5 Tỉ lệ : 5%

Số điểm:

0.5

Tỉ lệ : 5%

Số điểm: 1.5 Tỉ lệ : 15%

Số điểm: 2.5 Tỉ lệ : 25%

Tập làm văn:

Tạo lập văn bản biểu cảm

Viết đoạn văn biểu cảm quê hương

Viết bài văn biểu cảm:

Cảm nghĩ về mái trường em đang học Số câu : 1

Số điểm: 2.0 Tỉ lệ : 20%

Số câu : 1 Số điểm:

5.0

Tỉ lệ : 50%

Số câu : 2 Số điểm: 7.0 Tỉ lệ : 70%

Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ %

- Số câu : 1.5 -Số điểm: 1.0 Tỉ lệ : 10%

Số câu : 1 Số điểm:

0.5

Tỉ lệ : 5%

Số câu : 1.5 Số điểm: 3.5 Tỉ lệ : 35%

Số câu : 1 Số điểm:

5.0

Tỉ lệ : 50%

Số câu : 6 Số điểm: 10 Tỉ lệ : 100%

IV. Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề:

PHẦN I. (3.0 điểm) ĐỌC HIỂU:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“…Quê hương là vòng tay ấm Con nằm ngủ giữa mưa đêm Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

….

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người.”

(Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân) Câu 1(0.5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?

Câu 2(0.5 điểm): Xác định nội dung của đoạn thơ?

Câu 3(1.0 điểm): Tìm và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ có trong thơ khổ thơ đầu?

Câu 4(1.0 điểm): Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì?

( Trình bày 2 câu).

PHẦN II. (7.0 điểm) LÀM VĂN:

(8)

Câu 1: (2.0 điểm) Từ nội dung của bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng (5-7 câu) bày tỏ tình yêu dành cho quê hương. Trong đoạn văn có sử dung một từ ghép và một từ láy, chỉ rõ từ ghép và từ láy trong bài.

Câu 2: (5.0 điểm) Cảm nghĩ về mái trường em đang học.

V. Đáp án- biểu điểm:

Phần Câu Nội dung – đáp án Điểm

Phần I (3điểm )

1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5đ 2 - Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn

bó tha thiết, sâu nặng với quê hương của tác giả.

0,5đ 3 - Biện pháp tu từ:

So sánh: Quê hương là vòng tay ấm; là đêm trăng tỏ.

- Tác dụng: Nhấn mạnh tình yêu tha thiết, sự gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả. Đồng thời đã làm nổi bật hình ảnh quê hương thật bình dị, mộc mạc nhưng cũng thật ấm áp, gần gũi, thân thương, máu thịt, thắm thiết.

0,5đ

0,5đ

4 - HS trình bày thành một đoạn văn (2 câu)

- HS xác định thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân:

+ Vai trò của quê hương.

+ Giáo dục tình yêu quê hương.

1,0đ

Phần II (7điểm )

1

*Yêu cầu về hình thức: Học sinh biết viết đoạn văn bày tỏ tình yêu dành cho quê hương, đủ dung lượng (5-7 câu), có sử dụng từ ghép và từ láy, chỉ ra được từ ghép và từ láy trong đoạn văn.

*Yêu cầu về nội dung:

+ Mở đoạn: Dẫn dắt để nêu được cảm nhận chung về quê hương.

+ Thân đoạn: Lần lượt cảm nhận các vẻ đẹp của quê hương: cảnh vật (cánh đồng lúa, dòng sông, dãy núi...); những giá trị văn hóa; con người quê em … + Kết đoạn: Bày tỏ tình cảm của bản thân với quê hương, ý thức bảo vệ và xây dựng quê hương.

*Sáng tạo:

- Hs biết sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau và vận dụng tốt các phương thức biểu đạt.

0,5đ

1,0đ

0,25đ

(9)

*Chính tả, ngữ pháp

- Diễn đạt trôi chảy, câu đủ thành phần, không mắc lỗi chính tả.

- Bài viết sạch đẹp.

0,25đ

2

*Đảm bảo cấu trúc của bài văn biểu cảm:

Học sinh biết cách làm bài văn biểu cảm, bài làm thể hiện trật tự logic giữa các phần Mở bài,Thân bài, Kết bài. Thực hiện khá tốt việc liên kết câu, đoạn trong bài viết, sử dụng hợp lí các thao tác lập luận.

*Xác định được nội dung biểu cảm:

Cảm nghĩ về mái trường em đang học.

* Triển khai nội dung biểu cảm:

HS trình bày được các nội dung sau:

1. Mở bài: Giới thiệu và nêu cảm nhận chung về mái trường thân yêu ( tên gọi của trường, thời gian gắn bó…)

2. Thân bài:

- Khái quát cảm nghĩ về ngôi trường:

+ Cảnh vật, không gian quanh trường.

+ Cơ sở vật chất của nhà trường ( phòng học, thiết bị…).

+ Khuôn viên trong trường.

- Cảm nghĩ về thầy cô dưới mái trường:

+ Thầy cô như là người cha, người mẹ ân cần chăm sóc cho những đứa trò nhỏ.

+ Thầy cô mang lại kiến thức, hiểu biết.

+ Thầy cô dạy dỗ cả những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống.

+ Thầy cô, người không chỉ đem đến bài học mà còn đem đến cả niềm vui, giúp các em trưởng thành.

- Cảm nghĩ về các bạn:

+ Những người bạn tốt, đoàn kết, biết giúp đỡ nhau.

+ Trong giờ học thì chúng em say sưa học tập, trao đổi còn giờ ra chơi lại nô đùa rất vui vẻ.

+ Những người bạn, sẵn sàng lắng nghe những tâm sự sẻ chia, sằn lòng dang cánh tay để khích lệ, động viên khi em gặp khó khăn.

+ Những người bạn ấy, đã và đang làm nên thời áo trắng học trò đáng nhớ cho mỗi người từ những kỉ niệm, những hành động dù là nhỏ bé nhất.

3. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ và ước nguyện của bản thân về mái trường.

*Sáng tạo:

0,25đ

0,25đ

0,5đ

1,0đ

1,0đ

1,0đ

0,5đ 0,25đ

(10)

Học sinh biết bày tỏ tình cảm, cảm xúc về mái trường gây ấn tượng, hấp dẫn với người đọc, người nghe.

Linh hoạt uyển chuyển trong cách sử dụng kết hợp các yếu tố biểu cảm, miêu tả trong bài văn.

*Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo những qui tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu. Bài làm trình bày sạch đẹp.

0,25đ

Tổng điểm toàn bài 10

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Đã từ lâu, hình ảnh nước nga đã trở lên quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam chúng ta cùng quan sát bản đồ nước nga.. -Nga là một nước có diện tích

Nội dung: Câu chuyện nói lên sự cần thiết của tiếng cười với cuộc sống chúng ta. Tìm hiểu bài

Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười.. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người

[r]

Hãy kể một số bài hát thiếu nhi phổ thơ Hãy kể một số bài hát thiếu nhi phổ thơ (Có thể hát vài đoạn của các bài hát đó) (Có thể hát vài đoạn của các bài hát

Bác luôn nở nụ cười tươi để chào đón mọi

Một năm trôi qua, thời hạn học tập đã hết, nhà vua thân hành dẫn các quan ra tận cửa ải đón vị đại thần du học trở về.. Ai cũng hồi hộp mong nhìn thấy nụ cười

Ngày xửa ngày xưa, có một vương quốc buồn chán kinh khủng chỉ vì cư dân ở đó không ai biết cười.. Nói chính xác là chỉ có rất ít trẻ con cười được, còn người lớn thì