• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật lớp 4 trang 145 | Giải Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật lớp 4 trang 145 | Giải Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 chi tiết"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập làm văn: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật A. Kiến thức cơ bản:

1. Bài văn miêu tả đồ vật có ba phần là: mở bài, thân bài và kết bài.

2. Có thể mở bài theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp và kết bài theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng.

3. Trong phần thân bài, trước hết,nên tả bao quát tòan bộ đồ vật,rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.

B. Soạn bài:

I. Nhận xét

Câu 1 (trang 143 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):

Trả lời:

Đọc bài văn Cái cối tân và trả lời câu hỏi:

a. Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre.

b. Các phần mở bài, kết bài trong bài Cái cối tân. Mỗi phần ấy nói điều gì?

- Mở bài (Cái cối xinh xinh xuất hiện như một giấc mộng, ngồi chễm chệ giữa gian nhà trống). Giới thiệu đồ vật được miêu tả: cái cối.

- Kết bài (Cái cối cũng như những đồ dùng đã sống cùng tôi... theo dõi từng bước anh đi...). Kết thúc bài văn: Tình cảm gần gũi thân thiết giữa bạn nhỏ với các đồ trong nhà trong đó có cái cối tân.

c. Phần mở bài giống phần mở bài trực tiếp, phần kết bài giống phần kết bài mở rộng trong văn kể chuyện đã học.

d. Trình tự của phần thân bài tả cái cối:

- Cái vành ⟶ cái áo ⟶ hai cái tai ⟶ lỗ tai ⟶ hàm răng cối ⟶ dăm ⟶ đầu cần ⟶ cái chốt ⟶ dây thừng buộc cần.

- Xay lúa với u. Tiếng cối ù ù vui cả xóm.

- Tả hình dáng bắt đầu từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ chính đến phụ. Sau đó tả công dụng.

Câu 2 (trang 144 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):

Trả lời:

(2)

Theo em, khi tả một đồ vật ta nên tả bao quát trước sau đó mới đi vào những bộ phận có đặc điểm nổi bật kết hợp thể hiện tình cảm đối với đồ vật đó.

II. Luyện tập

Câu hỏi (trang 145 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1):

Trả lời:

a) Viết câu văn tả bao quát cái trống:

Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chê trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.

b) Tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: mình trống, ngang lưng trống, hai đầu.

c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống:

- Hình dáng: Tròn như cái chum, mình trống được ghép bằng những mảnh gỗ dầu, ngang lưng quấn hai vành đai to như rắn cạp nong, nom rất hùng dũng; Hai đầu trống bịt kín da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

Âm thanh: Tiếng Ồm Ồm giục giã “Tùng! Tùng! Tùng báo hiệu giờ vào lớp, nhịp khắc “Cắc, tùng! Cắc, tùng!” cho học sinh tập thể dục, “xả hơi” một hồi dài là học sinh dược nghỉ.

d) * Viết thêm phần mở bài:

- Trực tiếp: Ở trường em có một vật mà ai cũng yêu quý, đó là chiếc trống trường.

- Gián tiếp: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.

* Viết thêm phần kết bài:

- Mở rộng: Tôi biết, ngoài tôi ra còn có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa với tôi, hay những thế hệ học trò trước tôi thậm chí là sau tôi đều không thể quên được chiếc trống trường, không thể quên được hình dáng thân thương và những âm thanh quen thuộc của nó nữa.

- Không mở rộng: Thế là hết một ngày học, chúng tôi tạm biệt mái trường, tạm biệt anh trống, chúng tôi ra về.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngăn của chiếc bàn được ba em chia thành hai hộc, một hộc lớn đủ để đựng rộng rãi một chiếc cặp sách, một hộc nhỏ dùng để đựng giấy kiểm tra, bút, thước kẻ.. Đặc biệt

M: Giới thiệu bao quát về cây ngô (từ khi cây còn non đến lúc trở thành cây ngô với lá rộng dài, nõn nà).. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một

Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trong như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu

- Tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm. - Tác giả bộc lộ tình cảm của mình với hoa sầu đâu. b) Tả quả cà chua!.

Câu 1 trang 75 VBT Tiếng Việt 4 tập 2: Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn miêu tả cây hồng nhung. Ghi vào chỗ trống sự khác nhau giữa hai cách mở

(Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em.) Có thể dùng, vì kết bài đã nói lên được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây.. c) Em yêu thích, gắn bó với

Sau khi kết thúc việc miêu tả, em có thể bình luận thêm về lợi ích của cây, tình cảm hoặc ấn tượng đặc biệt của người viết đối với cây (kết

□ “Meo, meo” Đấy chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy. □ Chà, nó có bộ lông mới đẹp làm sao! Màu lông hung hung có sắc vằn đo đỏ, rất đúng với cái tên mà tôi đã