• Không có kết quả nào được tìm thấy

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 11, 12 Tập làm văn - Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật | Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 chi tiết

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 11, 12 Tập làm văn - Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật | Giải VBT Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 chi tiết"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập làm văn - Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật

Câu 1 trang 11, 12 VBT Tiếng Việt 4 tập 2:

a) Chép lại đoạn kết bài trong bài Cái nón (Tiếng Việt 4, tập hai, trang 11 -12).

b) Theo em, đó là kết bài theo cách nào?

Cái nón

Phiên chợ huyện hôm trước, má mua cho tôi một cái nón. Tôi rất thích. Miệng nón rộng gần ba gang tay, tròn vành vạnh. Từ vành lên đến chóp, tôi đếm được mười lăm vòng tre, cách nhau rất đều. Càng lên đến chóp, vòng càng nhỏ đi. Lá nón được khâu vào các vòng tre bằng sợi móc. Hôm mua, má còn nhờ người bán nón quét cho một lượt dầu nên mặt nón trông rất bóng.

Má buộc vào nón một chiếc quai lụa hồng. Hai bên quai tết hai chiếc nơ nho nhỏ. Tôi đội nón lên đầu, quai rất vừa cằm.

Má bảo: “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền.” Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.

Theo Văn Trình Phương pháp giải:

Có hai kiểu kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật:

- Kết bài không mở rộng: Chỉ kết lại ngắn gọn về đồ vật.

- Kết bài mở rộng: Mở rộng nhiều vấn đề xung quanh đồ vật được miêu tả.

Đáp án:

a) Chép lại đoạn kết bài trong bài Cái nón (sách Tiếng Việt 4, tập hai, trang 11-12).

(2)

Má bảo “Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền.” Vì vậy, mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ bị méo vành.

b) Theo em, đó là kết bài theo cách:

Đó là cách kết bài theo kiểu mở rộng.

Câu 2 trang 12 VBT Tiếng Việt 4 tập 2: Cho các đề sau:

a) Tả cái thước kẻ của em.

b) Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em.

c) Tả cái trống trường em.

Em hãy viết một kết bài mở rộng cho bài văn làm theo một trong các đề trên:

Phương pháp giải:

- Kết bài mở rộng: Mở rộng nhiều vấn đề xung quanh đồ vật được miêu tả.

Đáp án:

Đề a: Tả cái thước kẻ của em

Từ bao giờ cây thước đã trở thành người bạn đồng hành của em trên con đường học tập, kiếm tìm tri thức này. Em sẽ cố gắng gìn giữ cây thước này thật cẩn thận, để nó có thể theo em lâu thật lâu.

Đề b: Tả cái bàn học ở lớp hoặc ở nhà của em

Năm nay tôi đang học lớp 4 má tôi bảo tôi đã cao lên rất nhiều so với hồi đầu năm lớp 3. Má tôi bảo có lẽ phải đóng cho tôi một cái bàn mới, cao hơn cái bàn cũ. Nghe má tôi nói thế sao trong lòng tôi bỗng nhiên buồn bã khi nghĩ đến một ngày nào đó, xa rời người bạn này. Ôi, tôi yêu quý chiếc bàn biết bao.

Đề c: Tả cái trống trường em

Những ngày hè không đến trường, tôi thấy trong lòng mình nôn nao, nhớ nhung và buồn bã. Hình ảnh trường lớp, bạn bè, như một thước phim quay chậm, khẽ lướt qua trí nhớ tôi. Nhưng có lẽ hình ảnh cái trống trường với những tiếng vang dũng mãnh, mạnh mẽ, giục giã lòng người sẽ mãi đọng lại trong tâm trí tôi. Nó nhắc cho tôi bước chân của thời gian, bước chân hối hả vào những ngày đầu thu tháng chín.

(3)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngăn của chiếc bàn được ba em chia thành hai hộc, một hộc lớn đủ để đựng rộng rãi một chiếc cặp sách, một hộc nhỏ dùng để đựng giấy kiểm tra, bút, thước kẻ.. Đặc biệt

M: Giới thiệu bao quát về cây ngô (từ khi cây còn non đến lúc trở thành cây ngô với lá rộng dài, nõn nà).. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu dần thành một

Ghi lại cách tả của tác giả trong mỗi đoạn. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trong như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu

- Tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm. - Tác giả bộc lộ tình cảm của mình với hoa sầu đâu. b) Tả quả cà chua!.

Câu 1 trang 75 VBT Tiếng Việt 4 tập 2: Dưới đây là hai đoạn văn có thể dùng để mở đầu bài văn miêu tả cây hồng nhung. Ghi vào chỗ trống sự khác nhau giữa hai cách mở

(Đề bài: Tả cây phượng ở sân trường em.) Có thể dùng, vì kết bài đã nói lên được lợi ích của cây và tình cảm của người tả đối với cây.. c) Em yêu thích, gắn bó với

Sau khi kết thúc việc miêu tả, em có thể bình luận thêm về lợi ích của cây, tình cảm hoặc ấn tượng đặc biệt của người viết đối với cây (kết

mái trường của em, mai này dù có đi đâu xa chăng nữa, em sẽ vẫn luôn nhớ về nơi này, nơi có thầy cô bè bạn và có cây bàng sừng sững tỏa bóng mát ôm ấp chúng em một thời